Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Bánh Mì Xíu Mại

Lâu lâu làm Bánh mì xíu mại cho gia đình điểm tâm cũng rất tuyệt!.


Nguyên liệu:
800g thịt nạc xay, ½ chén hành tây băm, ½ chén củ năng băm,  1 tép tỏi băm, 1.2 chén bột cà chua, 1 muỗng cà phê bột năng, 2 muỗng dầu mè , 2 muỗng nước tương,  muối, tiêu , bột nêm, đường.
 
Cách làm :
Làm sốt: phi tỏi thơm cho bột cà chua vào xào. Nên gia vị
Trộn nhân: trộn thịt + củ hành+ củ năng , bột năng + muối = tiêu+ đường cho đều rồi vật nhẹ khối thịt vào thành thố cho thịt dẽ, dẻo rồi vắt thành viên. Xếp vào chén nhỏ,  rồi cho vào xửng hấp chừng 25’ , mở nắp rưới nước sốt lên trên mặt xíu mại , hấp thêm 10’ nữa cho thấm là được.
Lấy ra trang trí mấy lá ngò lên trên cho đẹp. Dùng nóng với bánh mì.

* Nếu làm nhằm lúc không mua được củ năng thì băm củ sắn ăn cũng ngon không kém.
Chúc các bạn thành công!

Theo lưu Ly

Học cách để gặp may mắn

Trên thế giới có 3 loại người: người may mắn, người xui xẻo và bình thường. Ai cũng muốn là người may mắn, nhưng không phải ai cũng được như thế. Nhưng nếu biết cách, bạn sẽ là người may mắn.

GS Richard Wiseman, ĐH Hertfordshire (Anh) đã làm một cuộc nghiên cứu cực kì công phu trên 400 người từ 18-84 tuổi trong suốt hơn 10 năm, để tìm hiểu về quy luật may mắn của con người.

Qua nghiên cứu này, ông đã rút ra được khá nhiều điều lý thú và hữu ích cho tất cả mọi người muốn mình trở nên may mắn hơn.
Cỏ 4 lá - một biểu tượng của sự may mắn (ảnh: Internet)
Cỏ 4 lá - một biểu tượng của sự may mắn (ảnh: Internet)
Cuộc sống là một trò chơi tìm kiếm

Trong một cuộc thí nghiệm, GS Wiseman đưa cho người may mắn và xui xẻo 2 tờ báo và hỏi họ: “Hãy tìm cho tôi có bao nhiêu tấm hình trong tờ báo này?” Người xui xẻo mất 2 phút, trong khi người may mắn chỉ mất có vài giây. Tại sao lại như vậy?

Vì ở ngay trang 2 của tờ báo có một dòng chú thích: “Đừng tìm nữa, tờ báo này có 43 tấm hình”. Cuộc thí nghiệm được làm lại nhiều lần và người xui xẻo chẳng bao giờ nhìn ra dòng chữ ấy.

Bài học rút ra là: người xui xẻo đã bỏ lỡ cơ hội vì họ quá bận rộn, quá tập trung vào những gì đang làm. Trong khi đó, người may mắn luôn biết nhận ra những gì khác biệt hơn là những gì họ tìm kiếm.

May mắn thường gõ cửa những người luôn sáng tạo và luôn biết cách làm mới mình, làm mới môi trường xung quanh mình.

Nếu ví sự may mắn là trái táo và môi trường quanh bạn là một vườn táo. Hàng ngày, bạn chỉ cứ hái mãi ở một vườn, càng ngày bạn sẽ càng khó tìm thấy, vì táo ít đi từng ngày.

Nhưng nếu bạn sang một vườn táo mới, xác suất hái được táo của bạn sẽ tăng lên đột ngột. Đó chính là sự may mắn!

Biết là mình may mắn

Sở dĩ GS Wiseman chia ra làm hai loại người: may mắn và không may mắn vì… chính họ đã tự nhận mình là như vậy. Cùng một sự việc, người may mắn và xui xẻo có thể nhìn dưới 2 khía cạnh khác hẳn nhau.

Cũng như một đội tuyển tham dự Olympic vậy, năm nay họ thi đấu chỉ đoạt huy chương đồng, sang năm, họ tập luyện chăm chỉ hơn và rồi đạt huy chương bạc. Nhưng bạn hãy thử đoán xem, lúc nào họ vui hơn?

Khi đoạt huy chương bạc, họ cảm thấy xui xẻo vì chỉ còn một chút nữa thôi là họ có thể làm được điều tốt nhất. Còn khi chỉ đoạt huy chương đồng, họ lại thấy may mắn, vì nếu họ không cố gắng dù chỉ là một chút nữa thôi thì họ đã không có gì cả.

Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng suy nghĩ “phản thực” (counter-factual). Những người may mắn là người biết biến sự xui xẻo thành cảm giác may mắn.

Trong một thí nghiệm khác, GS Wiseman đặt ra trường hợp rằng: một ngày bạn vào nhà băng, thế rồi bất chợt bọn cướp xuất hiện, chúng bắn bừa một viên đạn thế nào lại trúng vào vai bạn. Quan điểm của người xui xẻo là: “Ôi trời, sao tôi xui xẻo đến thế. Đến nhà băng ngày nào không đến, lại đến đúng ngày có cướp viếng, đã thế lại bị tai bay đạn lạc”.

Trong khi đó, quan điểm của người may mắn là: “Ôi may quá! Đạn chỉ trúng vào vai mà không vào đầu mình”!

Chính quan điểm ấy giúp họ có một cuộc sống tràn đầy tự tin và hy vọng. Họ luôn lạc quan ngay cả khi khó khăn nhất.

Luyện để trở thành người may mắn

Mục đích của nghiên cứu này là rút ra những kinh nghiệm và thói quen có thể giúp chúng ta tìm thấy nhiều sự may mắn hơn.

GS Wiseman tổ chức một cuộc trao đổi giữa hai nhóm người. Những người may mắn sẽ nói về cách họ suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống, cách họ tìm kiếm may mắn, phá vỡ các thói quen và giải quyết những xui xẻo.

Những người xui xẻo được giao nhiệm vụ là hãy thay đổi một số thói quen, lối sống. Sau đó chỉ một tháng, những kết quả báo lại thật bất ngờ: 80% số người xui xẻo đã cảm thấy sống tốt hơn, vui vẻ hơn và may mắn hơn.

Piper, một người thuộc nhóm xui xẻo nói: “Tôi đã tự lập ra một số sở thích và thói quen bất chấp những hạn chế của mình. Ví dụ như vào các sáng thứ 7, tôi rất muốn đi câu, vì vướng chuyện học lại thôi.

Nhưng lúc đó, tôi vẫn cứ đi câu bất chấp vẫn còn một đống bài ở nhà. Trong khi câu cá, chúng tôi đã trao đổi cùng nhau về bài luận, tôi đã nhận ra khá nhiều điều lý thú và tôi đã có một bài luận điểm A”.

Alesadra nói: “Tuần trước, tôi thấy có một cái váy rất đẹp, nhưng không mua. Hôm sau tôi quay lại để mua thì người ta đã bán mất. Nếu là trước đây, tôi sẽ thất vọng, buồn rầu mà đi về. Nhưng sau khi đi một vòng, tôi lại tìm được một cái khác đẹp hơn và còn rẻ hơn thế. Thật là may mắn”!

Có lẽ, may mắn hay xui xẻo cũng chỉ là một khái niệm trìu tượng và do quan điểm của mỗi chúng ta. Vậy là bài học rút ra ở đây thật sự chẳng có gì cao siêu cả.

Nếu bạn muốn là người may mắn, hãy tự xếp hạng mình là người “số đỏ”. Hãy luôn suy nghĩ tích cực, rằng những may mắn đến với bạn là do bạn xứng đáng được hưởng, còn những xui xẻo chẳng qua là những thử thách giúp chúng ta cứng cỏi hơn mà thôi.

Hãy nhớ rằng: “Khi một cánh cửa sập lại với bạn, chắc chắn sẽ có 5, 7 cánh cửa khác trải thảm đỏ đón bạn”!

st

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Mực ống lăn nước sốt vừng

Hải sản luôn là món ăn giàu chất dinh dưỡng và thường được các bà nội trợ lựa chọn cho bữa ăn gia đình. Hãy lựa một con mực ống thật to và còn tươi roi rói, bỏ thêm chút công sức để chế biến món nước sốt chỉ từ vài nguyên liệu đơn giản, bạn và gia đình đã có ngay món mực ống lăn nước sốt vừng cực ngon và hấp dẫn bên nhau.
ảnh minh họa



Nguyên liệu
  • 1 con mực ống chừng 500g trở lên.
  • 300g bông cải xanh (súp lơ xanh)
  • 3 muỗng canh nước dùng gà hoặc lợn (có thể mua loại đóng hộp)
  • 20g vừng trắng
  • 2 củ hành tím
  • 2 thìa bột đao (bột năng)
  • Chanh, dầu mè, gia vị…
Cách làm


- Mực ống làm sạch, bỏ màng bên ngoài, rửa sạch với chút rượu trắng và gừng cho bớt tanh, để ráo nước.
- Bông cải xanh tách nhỏ, ngâm qua nước muối chừng 10 phút, vớt ra để ráo.
- Vừng trắng rang chín. Hành tím thái nhỏ.
- Cho ít nước vào nồi, đợi sôi cho mực vào luộc qua. Khi gần chín vớt ra ngay, nhúng qua nước sôi để nguội, sau đó ngâm trong bát nước chanh đá thêm 5 phút nữa. Đây là bí quyết giúp thịt mực trắng, giòn, dai.
- Luộc chín bông cải xanh.
- Cho ít dầu vào chảo, phi thơm hành củ khô, cho cả con mực ống vào lăn thật nhanh để mực không chín quá. Sau đó gắp ngay ra đĩa bầu dục.
- Phi nốt chỗ hành tím còn lại, thêm ít dầu mè, vừng rang chín, trút 3 muỗng nước dùng, nêm luôn gia vị, cuối cùng cho ít bột đao để nước sốt được sánh.
- Mực nên thái khoanh, xếp cùng bông cải xanh, khi ăn rưới nước sốt vừng nóng lên trên.
Chúc các bạn ngon miệng.

Theo PNO

Bài thuốc chữa đầy bụng từ cây sả

Sả dễ trồng với hương thơm đặc biệt và đầy sức quyến rũ làm tăng hương vị cho các món ăn và góp phần hỗ trợ tiêu hóa được dễ dàng, dùng để chữa nhiều bệnh.

 

Gia vị dùng để ướp khi nấu nướng
Cây sả hay còn gọi là cỏ sả, tranh thơm, hương mao, có tên khoa học Cymbopogon Citratus Stapf, mọc thành từng bụi. Cây phân nhánh nhiều, lá dài và hẹp, thân rễ có màu trắng hoặc tía. Sả được trồng nhiều ở cùng nông thôn, được dùng như một loại gia vị để tẩm ướp phổ biến khi nấu nướng với công dụng tạo hương thơm cho món ăn, khử mùi tanh của thịt, cá, hải sản… Ngoài ra sả còn được sử dụng để chiếc xuất tinh dầu và dùng để chữa bệnh. Tại Việt Nam sả được đầu tư trồng và phát triển quy mô lớn ở các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Đăk Lăk…

Giải cảm, giải rượu nhanh chóng
Trong Đông Y, sả được xem là dược liệu quý dùng làm thuốc để chữa bệnh: tiêu đờm, chống viêm, thông tiểu, chân phù nề… Sả có vị cay, thơm, the, tính ấm  được ứng dụng trong việc giải cảm, giải rượu nhanh chóng. Bằng cách dùng lá sả đun sôi hoặc kết hợp với lá bạch đàn, tía tô, bạc hà… đun sôi, đậy kín, sau đó mở nắp và xông hơi cho ra mồ hôi. Đặc biệt sả còn có tác dụng giải rượu hiệu quả. Dùng sả giã nát cả củ và lá, lọc lấy nước uống, đầu óc chóng tỉnh táo, bớt mệt mỏi.

Chữa chứng đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy
Đối với những người thường gặp phải triệu chứng đầy bụng, khó tiêu gây cảm giác khó chịu có thể tìm đến sả để giải tỏa. Dùng lá sả phối hợp với vỏ bưởi, hồi hương, mộc thông… đem sắc cách thủy lấy nước uống. Trường hợp bị đau dạ dày, tá tràng dùng sả để chữa trị cũng mang đến tác dụng (rể sả phối hợp với các vị thuốc khác để chữa trị đau dạ dày tá tràng). Trong dân gian trồng sả để trị các triệu chứng: chữa ho, sác khuẩn, tiêu chảy do lạnh bụng…. Bên cạnh đó, nước sắc từ sả còn được sử dụng làm nước súc miệng chữa đau răng.

Mang đến mái tóc sạch, đẹp
Để da đầu sạch gàu, tóc mượt, trơn, dậy mùi hương dễ chịu, dùng lá sả và các loại hương nhu, lá bưởi trộn đều, đun với nước, pha ấm rồi gội đầu sẽ giúp bạn gái có mái tóc đẹp. Sả còn được sử dụng để chiếc xuất tinh dầu. Bộ phận được sử dụng là phần lá và rể. Tinh dầu sả có ích trong việc chống nôn, giảm đau và trị đau bụng, tiêu chảy. Người ta còn kết hợp tinh dầu sả với nhiều loại tinh dầu khác để xoa bóp khi bị nhức mỏi.

Theo PN

Gối - người bạn đời hay giặc ?

Thỉnh thoảng có bệnh nhân đến khám bệnh lý do là đang ngũ có cảm giác tê rần vùng gáy và hết một bên tay ( từ vai xuống đến các ngón tay ). Cảm giác tê rất khó chịu có thể kéo dài sau khi thức dậy. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Thường là bệnh nhân ngũ gối quá cao, hoặc tư thế ngũ ngoẹo đầu làm cho một vài dây thần kinh cổ cánh tay bị chèn ép. 





clip_image043


Ngoài người bạn đời đang sống với tôi, tôi còn một bạn đời khác nữa cũng ở chung nhà. Đó là chiếc gối kê đầu. Chiếc gối có thể thay đổi, nhưng chiếc gối từ lúc tôi còn sơ sinh rồi hậu thân của nó đã cùng tôi sống gần 1/3 thời gian trong suốt cuộc đời. 

Trên thị trường có nhiều loại gối. Cái thì to, nhỏ, mềm, cứng khác nhau, chất liệu cái thì bằng tre đan, bằng gỗ, gòn bọc vải, gối hơi, gối nước. Về hình dạng cũng nhiều vẽ. Cái thì hình vuông, chữ nhật, hình nửa vầng trăng,hình trái tim. Đa số chiếc gối có độ dày bằng nhau, có loại lõm nhẹ ở giữa. Bạn chọn chiếc gối nào đây?. Có những chiếc gối đặc biệt hơn. Gối được dồn bằng những dược thảo giúp ngũ ngon giấc. 

Hồi còn trẻ thì ng gối nào cũng được. Đến lúc có tuổi rồi, nhiều khi thức dậy cảm thấy mình mẩy đau nhức, tay tê, mõi cổ. Nhất là ở vùng gáy, rất khó chịu. Rồi tôi thay hết gối này đến gối khác. Bà xã cũng chiều, tháo chỉ ra, lấy bớt gòn, khi lại thêm gòn vào. Nhiều lần như vậy, bây giờ tôi mới chọn được cho mình một cái gối. Có những bệnh nhân cũng “ kén gối ” như tôi than khi thức dậy đau sau gáy, đau vai, mỏi cổ, tê tay …Những bệnh nhân này đã vái tứ phương, uống thuốc Tây, rồi Đông dược, đi châm cứu, vật lý trị liệu kéo cổ bằng tạ, chạy tia laser công suất thấp, day ấn huyệt…


Thưa các bạn đến đây tôi nhớ đến câu chuyện nỏ thần Kim Quy. Triệu Đà lại đem quân tấn công thành Cổ loa. Mất nỏ thần, An dương Vương thua trận, lên ngựa tháo chạy, chở theo con là Mỵ nương. Đến Dạ sơn gần bờ biển. An dương Vương ngữa mặt lên trời cầu khẩn. Thần Kim Quy xuất hiện chỉ tay bảo rằng “ Giặc ở sau lưng nhà ngươi ”. Tương tự như vậy, nguyên nhân làm bạn đau vai, mỏi đau cổ, tê tay… là ở chiếc gối mà bạn đang ngũ. 


Thường thì nguyên nhân là chiếc gối bạn quá cao, cột sống cổ gập góc với cột sống ngực. Nhiều bạn còn thấy chưa đũ dose, thêm vào một cái gối nữa, hoặc bẻ gập chiếc gối lại cho cao thêm. Những tình huống có thể xảy ra là chèn ép thần kinh cổ cánh tay, chèn ép động mạch cảnh, căng các cơ và dây chằng xung quanh. Ngũ gối quá cao, gập cổ lâu ngày còn là một trong những nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm. Nhiều chiếc gối được thiết kế phần tựa đầu lên thì thấp, phần tiếp xúc với cổ thì cao hơn để cơ cạnh cột sống cổ có chỗ tựa. Theo tôi nghĩ mỗi người đều nên có một cái gối thích hợp với mình. 

Buổi sáng sau khi thức giấc, vùng đầu cổ vai, tay phải dễ chịu. Đồng thời các bạn phải dựa trên những nguyên tắc : khi nằm lên gối, cột sống cổ của bạn phải thẳng với cột sống ngực, do đó trước tiên là gối phải thấp. Nhưng có 1 điểm tế nhị là khi các bạn nằm nghiêng do phải tựa vai lên sàn, nên độ cao gối phải cao hơn chiếc gối mà các bạn nằm ngữa. Như vậy khi ngũ lúc thì nằm ngữa, khi thì nằm nghiêng, phải làm sao đây? Các bạn hãy tự tìm một chiếc gối lý tưởng cho mình

Còn chiếc gối của tôi hiện giờ là một cái khăn xếp đôi lại cao khoảng 3cm khi nằm ngữa. Khi nào đổi tư thế nghiêng thì tôi phải nhấc đầu lên và xếp khăn gấp rưởi ( 4 cm ). Và dưới cổ tôi lót thêm một cái khăn mềm xếp lại để cơ cổ có chỗ tựa. Thế là ổn, “ người bạn đời ” thứ hai của tôi đã được “ định hình ”! Buổi sáng sau khi thức dậy, những rắc rối ở vùng cổ giảm đi gần như hết hẵn. 

ST

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Chả giò mãng cầu xiêm

Một món chả giò trái cây giúp cho các bạn muốn ăn kiêng hay ăn chay thêm nhiều lựa chọn. Với cách làm đơn giản mà cũng rất ngon miệng và đẹp mắt..



Nguyên liệu:

300g mãng cầu 
300 g củ sắn
1 trái dừa tươi lớn
150g cà rốt sắt sợi
50g mè trắng rang vàng
1 bịch bánh tráng pía
muối tiêu, đường
dầu chiên

Cách làm.

Lựa loại mãng cầu chín tới để không ra nước (mà nếu mua được măng cầu thì tuyệt lắm) tách múi , bỏ hột. Củ sắn xắt sợi, vắt nhẹ cho bớt nước. Dừa tươi lấy phần cơm xắt sợi (200g). 
Trộn mãng cầu + dừa +củ sắn +cà rốt + mè thêm chút muối , đường trộn đều.

Bóc từng vỏ bánh tráng pía cho ra khay phẳng, múc 1 muỗng nhân bỏ vào giữa, cuốn lại như những chả giò thông thường. 

Chiên chả giò trên lửa vừa để vỏ bánh vàng đều và giòn. Khi chả vàng vớt ra vỉ cho ráo dầu .
Chả giò này có thể dùng ăn chơi như món khai vị chấm với sốt mayonaire + sốt cà chua rất ngon miệng.

Theo bếp gia đình

Công dụng bất ngờ từ rau cải cúc


Theo Y học cổ truyền, rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí



www.lamsao.com

Cải cúc có công hiệu chữa trị ho lâu ngày, làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt, thường được sử dụng cho các chứng như: ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản…
Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm). 
Một số phương thuốc có thể chọn lựa áp dụng khi cần thiết:
  •  Chữa ho ở trẻ em
    Rau cải cúc 6g (thái nhỏ), cho vào một chút mật ong đem hấp cơm, gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
  • Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do lạnh
    Rau cải cúc 100 – 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 – 4 ngày là 1 liệu trình.
  • Chữa tỳ vị hàn
    Dạ dày ruột trong tình trạng lạnh, đi ngoài lỏng hoặc tiêu chảy, thì dùng 200g cải cúc nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị. Ăn liên tục 3 – 5 ngày.
  • Chữa ho đờm
    Nhức đầu, chóng mặt buồn nôn do tiêu hóa kém, suy nhược, hay lạnh…: Lấy 1/2kg cải cúc, một đầu cá mè to, một ít gừng tươi, một ít rượu, và gia vị. Đầu cá mè rửa sạch, rán cho vàng thơm, cho gừng vào đảo đều rồi tưới rượu lên và lượng nước vừa đủ hầm chín. Cho cải cúc vào nấu đến sôi, nêm nếm gia vị vừa đủ.
  • Bổ tỳ, trị hoa mắt, lợi tiểu
    Lấy 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, đem rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị. 10 ngày là một liệu trình.
  • Canh cải cúc cá diếc
    Thích hợp sử dụng cho người cao tuổi hoặc trẻ em ăn không tiêu, tiểu tiện ít, mệt mỏi. Nhờ tác dụng của món là bổ tỳ khai vị, trừ đàm thấp, hòa trung, kiện vị, lợi tiểu, làm khỏi ho đờm, gan nóng, hoa mắt, chóng mặt: Lấy cá dếc 500g, cải cúc 150g, rượu, dầu vừng, tiêu, muối vừa đủ. Rán vàng hai mặt cá cho ít rượu vào đảo sơ, cho gừng, sau cho chút nước đun sôi hạ lửa nhỏ đun tiếp cho nhừ cá, rồi cho rau cải cúc vào đun to lửa cho sôi nhào là được. Có điều kiện nên ăn một thời gian 10 – 15 ngày là một liệu trình.

     Theo Kienthucgiadinh

LÀM SAO ĐỂ SỐNG QUA CƠN ĐAU TIM KHI BẠN Ở 1 MÌNH

Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập loạn nhịp, yếu.Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải.Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ còn 10 giây nữa họ sẽ ngất.

                                                                     
Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho rất mạnh, rất dài và rất sâu (như khạc đờm từ sâu trong ngực).Đồng thời, trước và xen kẽ mỗi cơn ho người bệnh hít 1 hơi thật sâu.

Người bệnh cần lặp lại hít thở sâu và cơn ho như trên mỗi 2s, chỉ dừng lại cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường và người có thể giúp đỡ đến.

Hít thở sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường và mỗi cơn ho dài, mạnh, sâu giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông.

1 bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người.

Xin vui lòng chia sẻ!

ST

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Chả gà - Fried Tsukune

Chúng ta cùng thử làm món chả thịt gà kiểu Nhật các bạn nhé! Nhìn cũng thấy hấp hẫn lắm. Chả vừa làm món ăn chơi vừa làm món mặn cũng được dăm chén cơm đấy!


Nguyên liệu:

Chả: 
150g nạc gà xay
1/4 m muối
50g hành tây băm nhỏ
1/2 lòng đỏ trứng
1 M củ mài (hoài sơn)
1m gừng mài
1,5 M bột khoai tây

Nước sốt:
1M nước tương đậu nành
1M rượu sake
1M rượu mirin
1M nước
1m đường
2 lòng đỏ trứng gà
tiêu sọ xay
dầu chiên

Cách làm:

Cho nước tương + rượu sake + mirin + đường + nước khuấy cho tan đều.
Cho thịt gà vào một cái thố, sau đó cho muối vào, dùng tay với 5 ngón xòe ra trộn nhẹ nhàng một lát, thịt sẽ dẽ hơn. Kế cho hành tây, 1/2 lòng đỏ trứng, củ mài, gừng và bột khoai tây vào tiếp tục dùng tay đảo nhẹ trộn đều cho đến khi hỗn hợp đã mịn đều.


Bắc chảo (không dính) lên bếp, cho 1 M dầu ăn lắc nhẹ chảo cho lan đều rồi tắt bếp (vẫn để chảo trên bếp). Dùng tay bốc 1 nắm hỗn hợp vừa tay, bóp nhẹ cho từng viên chả sống chạy ra chỗ khe tay ( giữa ngón trỏ và ngón cái thành một viên chả sống tròn). Dùng muỗng gạt nhẹ viên chả cho ra chảo còn đang nóng.


Khi chả đã cho ra hết chảo thì bật lửa lên chiên (lửa vừa). Khi thấy rìa chả vàng thì lật mặt dưới lên và giảm bớt lửa, tiếp tục chiên cho vàng đều 2 mặt. Lúc này cho sốt vào đảo nhẹ tay cho thấm đều và tiếp tục nấu cho đến khi nước sốt sệt lại, áo đều miếng chả.

Cho chả ra dĩa, rắc tiệu sọ xay lên. Món này người Nhật dùng chung với lòng đỏ trứng, còn không thì nhiêu đó cũng đã đủ ngon lắm rồi! Thật đấy!

Bichnga soạn theo CwD





Bánh sinh nhật từ đâu mà có nhỉ?

Trong văn hóa phương Tây, bánh sinh nhật là món tráng miệng được dùng trong bữa tiệc sinh nhật. Bánh thường được trang trí với tên của người chủ bữa tiệc sinh nhật có kèm theo lời chúc mừng. Ngoài ra, người ta còn cắm trên bánh một số ngọn nến bằng số tuổi hiện tại của người tổ chức sinh nhật để cầu mong nó mang lại may mắn. Bánh sinh nhật thường là loại bánh xốp mềm và hương vị được ưa thích nhất là sô cô la.


Nguồn gốc của chiếc bánh sinh nhật bắt đầu từ thời cổ đại. Chiếc bánh khi đó rất khác với ngày nay. Người ta cũng cho rằng từ “cake” (chiếc bánh) xuất hiện từ thế kỷ 13 và xuất phát từ từ “kaka” theo tiếng Na Uy cổ.
 
Thời Hy Lạp cổ đại, người ta làm bánh ngọt hoặc bánh mỳ hình tròn để đưa tới đền thờ thần Artemis – thần Mặt Trăng. Từ đó phong tục làm bánh sinh nhật ra đời. Tuy nhiên một số học giả lại tin rằng truyền thống làm bánh sinh nhật bắt nguồn từ nước Đức thời Trung Cổ. Khi đó chiếc bánh mỳ ngọt được làm mô phỏng hình dáng đức chúa hài đồng quấn trong tã để mừng ngày sinh của Chúa. Về sau người ta bắt đầu làm bánh mừng sinh nhật các em bé gọi là Kinderfest. Người Đức cũng làm một loại bánh đặc biệt khác gồm nhiều tầng gọi là Geburtstagorten.

Ban đầu bánh có mật ong và hạt, quả khô hình dáng giống chiếc bánh mỳ. Theo các nhà nghiên cứu ẩm thực, chính những người Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên tạo ra kĩ thuật làm bánh.
Vào khoảng thế kỷ 17, châu Âu đã đạt được thành tựu đặc biệt trong kĩ thuật làm bánh. Họ làm ra loại bánh có dạng tròn và phủ kem. Điều này chủ yếu là nhờ sự phát triển trong công nghệ chế tạo lò nướng, khuôn chế biến thực phẩm và đường tinh luyện. Khuôn bánh được làm làm bằng gỗ hoặc kim loại, đặt trên chảo phẳng để định dạng bánh.

Lớp kem phủ trên bánh ban đầu được làm từ hỗn hợp đun sôi gồm đường, lòng trắng trứng và hương vị. Sau đó kem được đổ lên trên bánh và rồi bánh lại được đặt vào lò nướng. Sau khi lấy ra, lớp kem nguội đi nhanh chóng tạo thành một lớp phủ như lớp băng cứng, bóng loáng. Bánh xốp và lớp kem ngon là món ăn rất được ưa chuộng vào thời Victoria.

Đến giữa thế kỷ 19 thì nó trở thành loại bánh mà chúng ta biết ngày nay. Hương vị, dáng vẻ của bánh được cải tiến nhờ sử dụng bột mỳ trắng tinh luyện và việc dùng bột nướng thay cho bột ủ men.

Sao bánh sinh nhật lại có hình tròn nhỉ?

 
 

Trước đây bánh sinh nhật thường có dạng hình tròn, thậm chí ngày nay bánh sinh nhật chủ yếu cũng là hình tròn. Các học giả cho rằng đây là do tín ngưỡng tôn giáo và do kĩ thuật làm bánh làm nên hình dạng như thế. Những người Hy Lạp gắn hình dáng tròn của bánh với nữ thần Mặt Trăng – Artemis. Họ thậm chí còn thắp nến lên bánh để làm cho nó sáng lung linh như mặt trăng.

Lại có ý kiến cho rằng từ thời cổ đại người ta làm bánh hình tròn để biểu trưng cho vòng quay thời gian qua các năm. Những chiếc bánh hình tròn được ưa thích vì chúng đại diện cho vòng tuần hoàn của tự nhiên mà cụ thể nhất là nó mang hình dáng của mặt trời và mặt trăng.

Lý do về kĩ thuật là bởi những chiếc bánh chúng ta biết tới ngày nay xuất phát từ bánh mỳ. Vào thời cổ đại bánh được làm bằng tay. Theo đó chúng được nặn theo hình dáng những quả bóng tròn và được nướng trong lò hoặc trong những chiếc chảo đáy nông. Đến lúc bánh chín thì chúng có hình dạng tròn như chúng ta vẫn thấy. Ngày nay người ta có thể làm những chiếc bánh với thật nhiều hình dáng và kích thước khác nhau.
 
Sao lại thắp nến trên chiếc bánh sinh nhật đáng yêu nhỉ?


 

Truyền thống này cũng được cho là xuất phát từ thời Hy Lạp cổ. Khi đó người ta thắp nến trên bánh làm cho nó sáng lung linh như mặt trăng để đưa đến đền thờ Artemis. Một số học giả lại tin rằng khói từ ngọn nến sẽ mang những điều ước của họ lên với các vị thần trên trời. Những người khác cho rằng truyền thống này bắt nguồn từ nước Đức. Ở đó người ta có truyền thống cắm một ngọn nến to ở giữa chiếc bánh để biểu tượng cho “ánh sáng cuộc đời”.

Ở nước Anh vào thời Trung Cổ người ta cũng thường cho những vật mang tính biểu tượng như đồng xu, nhẫn, và cái đê (dùng khi khâu vá) vào trong bột làm bánh. Họ tin rằng những ai tìm thấy đồng xu thì sẽ giàu có còn những người không may tìm thấy cái đê thì sẽ không thể kết hôn được. Người tìm thấy chiếc nhẫn tức là được tiên đoán trước sẽ sắp sửa kết hôn. Thậm chí đến ngày nay người ta vẫn còn theo phong tục này và họ để những vật trang trí nhỏ, đồng xu giả, những chiếc kẹo nhỏ trong bánh.
 
Nếu chiếc bánh bị rơi khi đang nướng thì có nghĩa đó là điềm xấu và báo hiệu trước một năm tồi tệ cho người chủ bữa tiệc sinh nhật.
 
Ngày nay, chủ nhân của bữa tiệc sinh nhật sẽ thầm ước một điều trước khi thổi tắt nến với niềm tin rằng thổi tắt hết nến trong một hơi có nghĩa là điều ước sẽ thành hiện thực và họ sẽ có một năm may mắn. Một vài nơi người ta còn quệt lên tên của người ở trên bánh trước khi cắt bánh để cầu mong may mắn.


Người Việt Nam từ xa xưa không có truyền thống kỷ niệm ngày sinh mà chỉ nhớ ngày giỗ theo lịch âm Qua một thời kỳ dài chiến tranh và cuộc sống du nhập cái mới, đại đa số người Việt cũng đã kỷ niệm ngày sinh theo nhiều cách mà phổ biến nhất cũng là bánh sinh nhật.

Bánh sinh nhật theo dòng trào lưu du nhập văn hóa phương tây vào Việt Nam ở  thế kỷ 19 với thương hiệu nổi tiếng nhất làViral từ năm 1950 và nơi phát triển chính là thành phố Sài Gòn

Cho đến bây giờ, ở đầu thế kỷ 21 người Việt Nam cũng đã quen với bánh sinh nhật và nó đã được coi là một loại bánh bình thường và không đến nỗi quá đặc biệt. Bánh sinh nhật giờ đây không còn quá đắt đỏ cũng như được dùng không chỉ trong dịp sinh nhật. Ta có thể dễ dàng tìm thấy cửa hàng bán bánh sinh nhật hay bánh gatô ở bất kỳ nơi nào trên tất cả các địa bàn dân sinh trên Việt Nam và việc tự làm bánh không còn  là một điều xa lạ với người Việt.
ST

Lá xương sông chữa ho và viêm họng

Xương sông tính ấm, đắng, cay, có tác dụng trừ hôi tanh, chống dị ứng đối với các thức ăn lạnh như lươn, ốc, cá, giúp tiêu hoá, tiêu đờm thấp, chữa ho cảm và viêm họng.


Xương sông được trồng chủ yếu làm gia vị, nấu xương sông với thịt, cá hoặc nướng chả. Về thành phần hoá học, trong 100g xương sông có 91,7g nước, 2,2g protit, 1,5g gluxit, 3,2g xenluloza, nhiều muối khoáng (112mg canxi, 17mg photpho trong 100g) và vitamin.

Ngoài tác dụng làm thức ăn và gia vị, xương sông còn là một vị thuốc được dùng chữa bệnh từ lâu đời. Bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu là lá xương sông, có thể dùng tươi hay phơi khô.
Thường người ta chọn những lá bánh tẻ, hái về, dùng tươi hoặc phơi trong chỗ mát, hoặc sấy nhẹ đến khô. Công dụng chính của xương sông là chữa cảm sốt, ho, nôn mửa, đầy bụng. Liều dùng mỗi ngày 8 – 16g dưới dạng thuốc sắc, hoặc giã lấy nước uống.

Lá xương sông chữa ho và viêm họng 

Chả xương sông – một món ăn ngon vừa giúp trị bệnh cho trẻ vừa kích thích trẻ ăn ngon miệng
Hoặc người ta phối hợp xương sông với các thuốc khác như húng chanh, lá hẹ để chữa ho; Tía tô, hương nhu để chữa cảm sốt.
  • Chữa ho: Lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, hấp đường ngậm. Bài thuốc này dùng chữa chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản có kết quả tốt.
  • Chữa ho do cảm phong hàn: Ho nhiều có đờm loãng, kèm theo nhức đầu, ngạt mũi, ngứa cổ, tiếng nói nặng… dùng bài thuốc sau: Lá xương sông 12g, lá tía tô 12g, lá hẹ 12g, kinh giới 8g, gừng tươi 8g. Cách dùng: Cho các vị vào ấm, sắc với 400ml nước còn 100ml, lọc trong. Người lớn chia làm hai lần uống trong ngày. Trẻ em tuỳ theo tuổi chia làm 3 – 4 lần uống.
  • Chữa ho gà ở thời kỳ đầu: Lá xương sông, lá hẹ, lá tía tô, vỏ quít, cam thảo dây mỗi thứ 10g, gừng tươi 2g.

Cách dùng:

Cho các vị vào ấm, sắc với 300ml nước còn lấy 150ml, lọc trong, chia làm ba lần uống trong ngày, uống xa các bữa cơm và trước khi đi ngủ. Uống thuốc lúc còn ấm, không nên uống nguội quá hoặc nóng quá.
Ngoài ra, xương sông còn được nhân dân ta dùng để chữa dị ứng, nổi mẩn khắp người (lấy lá xương sông, lá khế, liều lượng bằng nhau, chua me đất bằng phần nửa, giã nát hoà với nước uống, dùng bã xoa ngoài), hoặc đắp chữa vết thương, vết đứt chân tay, chảy máu (lấy một nắm lá xương sông giã nát, đắp lên chỗ đau, vết thương cầm máu nhanh, chóng khỏi).

Theo GCK

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Rau củ xào chay



Ăn chay cũng rất cần phải đầy đủ rau cỏ phải không các bạn? Món rau củ xào này vừa đẹp mắt lại vừa ngon miệng đấy! Nào mời các bạn cùng ra tay!





Nguyên liệu:
100g bông cải xanh
50g bắp non
50g thịt mực chay ( hay tàu hũ xắt lát chiên / mì căn xé sợi chiên giòn)
½ củ cà rốt
20g nấm đông cô
10g nấm mèo ngâm nở
1 cây hành boaro, ngò rí
Muối, tiêu, đường
Dầu hào chay, dầu ăn
Bột ngọt, nước tương

Cách làm
- Cà rốt tỉa hoa, cắt lát. Nấm đông cô, bông cải, nấm mèo cắt miếng vừa ăn. Hành boaro cắt nhỏ
- Chần bông cải, cà rốt, bắp non, mực chay với nước sôi có pha ít muối, vớt ra để ráo. Sau đó chần nấm đông cô và nấm mèo.
- Phi thơm boaro với dầu, cho mực vào xào, tiếp tục cho rau củ vào, nêm 1/2M nước tương, 1/2M dầu hào, 1m đường, 1/4m bột ngọt , 1/2m tiêu, 2M nước, xào lửa lớn cho thấm đều gia vị.  Nếu dùng tàu hũ hay mì căn thì cho vào sau cùng. Tắt bếp.
Cho món ăn ra đĩa, rắc ngò rí, ăn kèm nước tương với mấy lát ớt.

Theo Monngonmoingay

SPA TẠI NHÀ

Xông hơi cũng là một trong những liệu pháp chữa nhiều bệnh và làm đẹp da. Tuy nhiên việc đi spa đôi khi mất nhiều thời gian và không thuận tiện. Vậy mời các bạn xem cách chỉ dẫn xông hơi "tại gia" rất tiện lợi này nhé!




clip_image027 
 
Tôi có một anh bạn là tín đồ ngoan đạo của đạo “ Xông hơi ”. Anh có một làn da hồng hào. Nghề nghiệp của anh là giáo viên ở tỉnh Long an. Mỗi lần xuống thành phố chơi anh lại tán dương phương pháp này. Anh nói: bạn chẳng cần đi xông hơi ở đâu cho xa. Ở nhà là đ, bạn mua vải nylon may một cái mùng, bên ngoài nấu một ấm nước trên bếp điện nối vòi với một ống nước rồi bắc một cái ghế đẩu ngồi vào đó mà xông. 

 Số một đó, một tuần bạn chỉ cần xông một đến hai lần. Bạn sẽ thấy mồ hôi ra, bao nhiêu độc chất sẽ thải qua da. Bạn sẽ thấy vô cùng khỏe, nguồn sinh lực trong cơ thể của bạn dồi dào, bạn có cảm giác đói, ăn ngon, ng ngon…Nghề của bạn, tôi thấy chỉ ngồi để khám bệnh 8 giờ mỗi ngày, mà không vận động chân tay, không có cơ hội đổ mồ hôi, không có dịp cho chất độc thải ra ngoài thì càng cần phải xông hơi nhiều hơn nữa.

Đúng như bạn tôi đã nói ở trên, sách vở tài liệu đã đề cập đến lợi ích của việc tắm hơi rồi. Da là một cơ quan có diện tích lớn nhất trong cơ thể. Một trong những nhiệm vụ của da là thải chất cặn bã dưới hình thức mồ hôi. Tuy nhiên cuộc sống ở thành phố nhất là những người làm việc bàn giấy như tôi chẳng hạn rất ít có cơ hội để đổ mồ hôi và nhất là ngi trong phòng máy lạnh. Nói khác hơn là sự thải độc tố trong cơ thể chưa được đầy đ lắm. Do đó những người ít vận động tay chân thường có cảm giác mi mệt, uể oải, kém hăng hái, ăn mất ngon. 

Các bạn có thể nấu nước sôi trùm mềm lại xông như khi bị cảm xông. Như thế cũng tốt nhưng có điều là không được thoải mái. Bạn có thể may một cái “ mùng xông hơi ” như bạn tôi đã hướng dn. Hoặc nếu có điều kiện, bạn đến các cửa hàng y cụ ở đầu đường Trần hưng Đạo quận nhất để mua một bộ đ xông, gồm có một cái “ mùng xông hơi ” và một cái ấm điện có hẹn giờ. 


Nếu có đ “ đồ nghề ” rồi, thì các bạn chọn một buổi nào rảnh trong tuần, một nơi yên lặng để xông hơi. Bạn căng “ mùng xông hơi ” lên, nấu nước, mở nhạc nhẹ nhàng. Trong khi chờ nước sôi bốc hơi, các bạn thư thả tắm sạch với nước ở nhiệt độ thường, lau khô. Lúc này hơi nước đã nhiều, các bạn vào mùng xông hơi khoảng hai mươi phút. Bước ra bạn dùng khăn lau thật khô. Cuối cùng nằm thư giãn nghe nhạc. Các bạn sẽ thấy từng l chân lông giãn ra, toàn thân buông lỏng, đầu óc khinh khoái. 

Còn làn da hồng hào thì sao. Anh bạn tôi nói: Dễ, cứ dùng trái trái dưa chuột, băm nhuyn, vắt lấy nước bôi lên da sau khi xông hơi, rồi da sẽ đẹp dần ra.

ST

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Làm bánh Pizza như thế nào?

Với công thức làm bột bánh Pizza này, các bạn hãy quên đi việc lãng phí tiền mua bánh Pizza. Công thức này là chìa khóa để làm nhiều loại Pizza ở nhà, mà những bánh này sẽ thơm ngon hơn nhiều so với những loại Pizza mà bạn đã từng thưởng thức. 


1.Nguyên liệu:

180 gr bột mì thường loại trắng ( plain white flour), 1 muỗng cà phê men bánh mì, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng soup  dầu olive, 120ml nước ấm, một ít bột bắp ( polenta) để rắc. 5 muỗng soup sốt cà chua, 7 lát thịt nguội / xúc xích, 1/2 chén củ cải hay hành tây, vài lát pho mai.
2. cách làm:

Rây bột vào thố


Tạo một lỗ trống ngay giữa, rồi cho muối, đường, men, dầu và nước vào


Khuấy cho các nguyên liệu quyện đều vào nhau


Dùng tay trộn bột cho đều


Lấy khối bột ra ngoài tiếp tục nhồi thêm 2 phút nữa


Để bột nở trong 2 giờ


Bột đã nở gấp đôi sau 2 tiếng


Lấy khối bột ra ngoài và rắc bột chung quanh


Cán khối bột ra nhiều hướng theo vòng tròn khuôn bánh


Rắc bột lên khuôn bánh


Cho bột pizza vào khuôn nướng rồi miết ra cho đều trong khuôn




  Quết sốt cà chua lên mặt bánh, sau đó xếp xúc xích chung quanh, xen kẽ củ cải xắt sợi, rồi rắc pho mai lên. Nướng ở 225 độ C hay lò ga ở số 7, khoảng 25 phút. Bây giờ tất cả đã sẵn sàng vào lò.

 Nếu các bạn chưa muốn nướng ngay thì dùng bọc nhựa bao lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Vỏ bánh Pizza này có thể để được 24 giờ.

Rất nhiều kiểu bánh pizza đang chờ bàn tay khéo léo của các bạn! 




Bích Nga biên soạn theo The videojug

Công dụng làm đẹp của tỏi

Giúp trẻ hóa tế bào, chống lão hóa, trị mụn, dưỡng da trắng mịn, giúp tóc nhanh mọc và móng chắc khỏe là những tác dụng làm đẹp kỳ diệu từ củ tỏi.

Ngoài những tác dụng đề kháng, tiêu độc, chống ung thư, chống viêm nhiễm, tăng cường sinh lực giúp cơ thể cường tráng... tỏi còn được biết đến như một vị thuốc kỳ diệu cho nhan sắc. Tỏi có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, tăng lượng hồng cầu trong máu, giúp sản sinh thêm lượng máu tươi mới trong cơ thể, làm trẻ hóa tế bào, chống lão hóa, duy trì sức khỏe và sự trẻ trung.

Chống lão hóa
Tỏi có tác dụng tăng cường bài tiết hormone, tăng sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới giúp da đẹp hơn.

Cách dùng: Cho tỏi vào nước nấu đến khi đặc quánh rồi thêm chút mật ong. Mỗi ngày uống một thìa nhỏ dung dịch này, dùng trong thời gian dài có tác dụng chống lão hóa, hạn chế hình thành nếp nhăn.
Tỏi có nhiều công dụng làm đẹp mà ít người biết. Ảnh: wp.

Giúp da trắng mịn
Chất alicine trong tỏi có tác dụng khử trùng, bảo vệ tế bào da, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp da trắng mịn.
Cách dùng: Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời 2-3 tháng. Dùng hỗn hợp này đắp mặt nạ giúp da luôn sạch và trắng mịn.

Trị mụn
Nhiều người không thích tỏi vì mùi khó chịu nhưng đó chính là một thành phần có tác dụng trị mụn hiệu quả. Sở dĩ tỏi có khả năng trị mụn là nhờ chất sulphur hoạt tính có tính chất kháng sinh tự nhiên.
Để trị mụn, bạn có thể lựa chọn một trong những công thức thực hiện sau:
- Đơn giản nhất để chăm sóc da, làm giảm mụn là cắt đôi nhánh tỏi rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn. Chú ý không nên để tỏi sống trên da quá lâu vì thành phần hoạt chất sulphur có thể làm bỏng da. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả chăm sóc da của tỏi tươi, bạn có thể băm nhuyễn tỏi, thêm một chút nước để có hỗn hợp sền sệt để thoa lên vùng da bị mụn, xoa nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút rồi rửa sạch.
- Trộn nước ép của hai nhánh tỏi với dấm rượu táo (liều lượng tương đương). Khuấy thật đều sau đó rửa mặt thật sạch. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này lên vùng da bị mụn trứng cá. Việc kết hợp giữa tỏi và dấm giống như một “liều thuốc kháng sinh” chống viêm nhiễm, chống sự xâm nhập của vi khuẩn gây nên mụn trứng cá trên da. Đặc biệt dấm rượu táo còn có tác dụng cân bằng độ pH cho da.
- Để "trị" những nốt mụn đầu đen, dùng: hai nhánh tỏi đập dập hoặc xay nhuyễn, một thìa bột yến mạch, một giọt tinh dầu trà xanh, 2-3 giọt nước cốt chanh, một thìa mật ong. Trộn đều thành phần này với nhau và đắp lên vùng da bị mụn đầu đen trong khoảng 2 phút rồi rửa sạch. Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong ba ngày.
- Ăn tỏi sống cũng có tác dụng trị mụn (nhưng có thể gây khó chịu cho dạ dày). Mỗi ngày, ăn 2-3 nhánh tỏi sống liên tục trong khoảng 3 tháng sẽ giúp làm thanh lọc máu. Quá trình thanh lọc này sẽ cải thiện mức độ oxy được vận chuyển đến da, kết quả là giúp làn da phòng và trị mụn tốt hơn.
Một mẹo nhỏ để giảm bớt mùi khó chịu khi ăn tỏi: đầu tiên, loại bỏ phần lõi xanh ở giữa nhánh tỏi - đó chính là trung tâm tạo ra mùi khó chịu của tỏi. Tiếp theo, ngâm nhánh tỏi vào sữa trong khoảng 30 phút, tỏi sẽ được loại bỏ mùi hiệu quả

Bảo vệ bộ móng
Những rắc rối thường gặp nhất với bộ móng là móng giòn, dễ gãy khiến bạn khó "làm điệu". Muốn nuôi dưỡng bộ móng chắc khỏe hơn hãy dùng tỏi tươi cắt qua lớp bề mặt, sau đó chà xát lên móng tay nhiều lần, móng sẽ khỏe và ít gãy hơn.

Mặt nạ dưỡng tóc từ tỏi
Rụng tóc, tóc thưa, mỏng và yếu sẽ làm mất đi vẻ quyến rũ của phái đẹp. Muốn chăm chút, bảo dưỡng mái tóc, bạn có thể “chế” ra công thức bảo dưỡng mái tóc từ tỏi như sau: Chuẩn bị một thìa tinh dầu vitamin A hoặc E, một thìa mật ong, một thìa tinh dầu thầu dầu, 1-2 nhánh tỏi, một lòng đỏ trứng gà và hai thìa tinh dầu ôliu. Trộn đều các thành phần này với nhau và thoa từ chân đến ngọn tóc, sau đó dùng khăn lớn cuốn quanh tóc. Để 30 phút đến 1 giờ rồi gội sạch. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức sống của mái tóc.
Theo Webphunu

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Cà rem dưa tây

Hôm bữa đi Cần Giờ, mua 15k một cây kem. Ăn dzô phát nóng ruột chứ không thể mát ruột được nữa. Về nhà mình đi lùng cách làm kem về mần nè các bạn.

Cà rem cây vị dưa tây

Nguyên liệu

  • 1 trái dưa tây
  • 1/2 lon sữa bò
  • 3 cups  sữa half & half
  • 1/3 cup đường mịn (confectioners sugar)
  • 1/4 cup sữa thơm loại hazelnut creamer.
  • Nếu ai thích màu sắc đẹp mắt thì thêm vài giọt màu xanh.

Cách làm

Bỏ tất cả vào máy sinh tố xay nhuyễn xong cho vào khuôn làm cà rem. Để trong tủ đá  khoảng 4 đến 5 giờ là có thể ăn được.

Trời nóng nực quá mà ăn kem là ngon lắm. Các bạn có thể thay thế dưa tây bằng dưa hấu, dâu tây hoặc bất cứ loại cây nào tùy thích. 


Chúc các bạn làm thành công!

Theo nguoiaolam

* Có thể thay thế sữa half & half bằng nước cốt dừa.
* Nếu không có khuôn, các bạn đổ ra khay, dày chừng 1,5cm. Để chừng hai tiếng là có kem ăn rồi. Khi ăn cắt miếng hình tam giác hay chữ nhật (6x4), rồi xiên 3 cây tăm vào cầm ăn, cũng ngon ra phết! Giống mấy chú bán cà rem thùng mút trên xe đạp, lắc cái chuông "leng keng ! leng keng!" ngày xưa ấy! lololol