Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

"Cả cuộc đời quá dài"

Bạn tôi kể, lúc mẹ cô ấy ly hôn có nói với cô ấy một câu: ''Một đời quá dài.''
Kết quả hình ảnh cho yêu

Cô ấy nói: Ba mẹ ly hôn, bởi vì ba gảy tàn thuốc lá vào chậu lan mẹ trồng.
Mẹ tôi là kiểu phụ nữ có xuống lầu đổ rác cũng phải ăn mặc chỉnh tề, lúc tôi 12 tuổi, mẹ và ba ly hôn, cũng bởi vì ba ném tàn thuốc vào chậu lan mẹ trồng, nhiều lần mẹ nói cũng vô ích.
Bạn bè khuyên nhủ, mẹ chỉ nói một câu:'' Anh ấy rất tốt, chỉ là không hợp đi cùng nhau nữa.''
Bà ngoại tức giận mắng mẹ: '' Mày cứ đọc nhiều sách vào rồi vẽ thêm chuyện.''

Trong mắt bà ngoại: con rể anh tuấn cao lớn, có thể kiếm tiền, hiếu thuận lo cho gia đình, ngược lại là con gái bản thân tùy hứng, không chịu nghĩ đến cảm nhận của con cái và cha mẹ.
Mẹ cũng rất khó giải thích cho bà rằng ba không thích tắm rửa, quần áo bít tất ném loạn, ăn cơm như hổ đói, không nhớ được sinh nhật của mẹ,không nhớ những ngày kỉ niệm, sao có thể xem như khuyết điểm đây, đàn ông đều như thế này sao ?
Tôi nhớ rất kỹ lúc mẹ mang theo tôi rời nhà, từng chảy nước mắt nói với tôi: 'Hy vọng con có thể hiểu cho mẹ, cả một đời quá dài.'
Lúc tôi 16 tuổi, ba dượng xuất hiện, vóc dáng ba không cao, tướng mạo bình thường, nhưng cả người sạch sẽ khoan khoái nhẹ nhàng, cười lên rất ôn hòa, tôi đối với ba dượng không có cảm giác bài xích.
Ba sẽ vì mẹ mà thay đổi những chậu hoa xinh đẹp, sẽ mua khăn trải bàn màu xanh nhạt hợp với bát đũa mới, sẽ vì mẹ mua một đôi giày da trắng sữa hợp với chiếc đầm đỏ của mẹ,sẽ thay mấy cái móc khóa đáng yêu cho tôi.
Ba dượng sẽ nắm tay mẹ đến bờ sông tản bộ, ngắm trời chiều và mặt trời mọc, đến những công viên đầm lầy để chụp hoa và chim, kể cho mẹ nghe tên của những loại cây cỏ và câu chuyện ẩn trong nó, mang về nhà những nhánh cây rơi, sau đó cắm trong bình cổ, bày trên bàn sách của tôi.
Mẹ thích tìm tòi sách dạy nấu ăn, mỗi lần mẹ long trọng làm món mới, ba dượng sẽ kéo tôi lại ngồi ngay ngắn, sẽ bắt chước những giám khảo và bắt đầu nhận xét về màu sắc và mùi thơm trong ánh mắt mong chờ của mẹ, đùa khiến mẹ cười khanh khách không ngừng.
Có một lần mẹ bệnh phải nằm viện, tôi đến chăm liền thấy trên đầu giường đặt một bó bách hợp, hoa quả cắt thành miếng nhỏ đặt trong bát sứ màu xanh nhạt.
Ba dượng ngồi bên giường, đọc sách cho mẹ nghe. Bên cạnh giường bệnh có mấy dì nghiêng đầu hâm mộ xem cảnh này, bỗng nhiên mũi tôi chua chua, rốt cuộc cũng hiểu rõ câu nói kia: ''Cả một đời quá dài.'', cả một đời quá dài - nên không muốn tạm bợ.
Nếu người và người ở cùng nhau, chỉ vì cuộc sống, mà trong cuộc sống không có kỳ nghỉ, không có vui vẻ, không có cảm động, không có lãng mạn, vậy đó cũng coi như đối tác cuộc sống thôi.
Tình nguyện yêu không lối về, cũng không muốn vui vẻ hời hợt trở thành tình cảm nhạt nhòa.

(Nguồn: Thích ăn kẹo mứt)

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

Sốt mận Hà Nội

Tranh thủ mận cuối mùa làm món xốt mận đa năng ăn với gì cũng ngon nào các mẹ ơi!




Xốt mận với vị chua chua ngọt ngọt sẽ giúp bạn có một loại thức uống ngon miệng hay những món ăn với mùi vị vô cùng đặc biệt!

Nguyên liệu
500g mận
250g đường
Lọ khô sạch

Cách làm
Mận rửa sạch, tách bỏ hạt rồi thái nhỏ. Cho mận vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Tranh thủ mận cuối mùa làm món xốt mận để dành ăn dần - Ảnh 1.

Đổ mận đã xay nhuyễn vào chảo chống dính, thêm đường vào đun sôi.
Tranh thủ mận cuối mùa làm món xốt mận để dành ăn dần - Ảnh 2.

Sau khi đun sôi thì hạ nhỏ lửa rồi đảo mận thường xuyên bằng phới dẹt. Đun cho đến khi xốt mận sánh lại là được.
Tranh thủ mận cuối mùa làm món xốt mận để dành ăn dần - Ảnh 3.
Thành phẩm
Mận đang vào cuối mùa, bạn hãy tranh thủ làm ngay món xốt mận để dành ăn dần quanh năm luôn nhé! Xốt mận có vị chua chua ngọt ngọt rất ngon. Bạn có thể pha sốt mật thành các loại thức uống hoặc cũng có thể dùng xốt mận để chế biến các món ăn như sườn chiên xốt mận, cánh gà nướng xốt mận... đều ngon vô cùng đấy!

Tranh thủ mận cuối mùa làm món xốt mận đa năng ăn với gì cũng ngon nào các mẹ ơi! - Ảnh 5.
Chúc bạn làm được một hũ xốt mận thật ngon nhé!

Theo Soha

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Ăn kiểu gì bị hại não???

Đáng sợ kiểu ăn khiến não bị co lại mà nhiều người mắc phải


 Các nhà khoa học Úc đã tìm ra mối liên hệ giữa một kiểu ăn phổ biến ngày nay với sự suy giảm nhận thức, trí nhớ, thậm chí não bị co lại.
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Neuroendocrinology cho thấy kiểu ăn không lành mạnh với những 
thứ giàu calo nhưng thiếu dinh dưỡng có thể thúc đẩy cả sự suy giảm chức năng não nghiêm trọng, ví dụ như mất trí nhớ và não bị co lại.
Đáng sợ kiểu ăn khiến não bị co lại mà nhiều người mắc phải - Ảnh 1.
Khoai tây chiên, hambuger và các thức ăn nhanh gây hại không thể đảo ngược cho chức năng não bộ của bạn, dù bạn còn trẻ - ảnh minh họa từ internet
Các tác giả đến từ Đại học Quốc gia Úc đã theo dõi sức khỏe não bộ và sự lão hóa của hơn 7.000 người 
và xem xét dữ liệu từ khoảng 200 nghiên cứu có liên quan khác.
Họ nhận thấy dường như sự suy giảm chức năng não bộ thường đi kèm với căn bệnh tiểu đường type 2,
 thứ đã được chứng minh là liên quan mật thiết đến thiếu vận động và ăn uống không lành mạnh. 
Nói cách khác, những người béo phì, tiểu đường cũng đồng thời gặp rắc rối với bộ não của họ.
Phân tích sâu hơn, các tác giả ghi nhận sự thoái hóa thần kinh, sự mất chức năng của một số tế bào 
thần kinh dẫn đến sự co lại của bộ não ở nhóm người này, xuất hiện rất sớm so với quy trình lão hóa tự nhiên.
Theo tác giả chính – giáo sư Nicolas Cherbuin – nguyên nhân chính của tình trạng tổng hợp này chính là 
kiểu ăn của các bệnh nhân này: ăn quá nhiều và lựa chọn các thực phẩm giàu calo nhưng kém dinh
 dưỡng. Chúng ta đang ăn nhiều hơn tới 650 calo/ngày so với các thế hệ trước sống cách đây nửa
 thế kỷ, theo thống kê sơ bộ. 650 calo này tương đương với một phần thức ăn nhanh tiêu chuẩn gồm 1 hambuger, 1 phần khoai tây chiên và 1 ly nước ngọt.
Nguy cơ càng cao khi kiểu ăn uống này xảy ra song song với sự thiếu vận động.
Theo NLD

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Mất một phút để thọ ... 20 năm

Mất 1 phút mỗi ngày để sống thọ đến hơn 20 năm với tuyệt chiêu này
Bạn có thể thử tập các bài tập sau theo Y học cổ truyền chỉ mất 1 phút. Những bài tập ngắn này được cho là giúp bạn thoải mái cả ngày và sống thọ được thêm 20 năm. 
 
1. Bài tập xoa bàn tay
Bài tập này sẽ giúp bạn giảm cơn đau vai và đỡ mỏi mắt.
Chà 2 lòng bàn tay của bạn với nhau thật nhanh khoảng 300 lần để kích thích tất cả 6 kinh mạch trong lòng bàn tay, từ đógiúp tăng cường chức năng của các cơ quan nội tạng và cân bằng hệ Âm Dương.
 

2. Bài tập tự massage đầu bằng các ngón tay
Bằng cách dùng các ngón tay để xoa bóp da đầu của bạn từ trán xuống phía sau đầu, với tốc độ 2-4 lần/ giây, sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu não và đưa chất dinh dưỡng đến chân tóc của bạn. Vì thế tóc của bạn sẽ trông bồng bềnh và bóng mượt hơn.

3. Bài tập xoa bóp mũi
Xoa bóp mũi bằng ngón tay cái có thể giúp tăng cường lưu thông máu, dưỡng ẩm cho phổi và giúp bạn phòng tránh bệnh cảm lạnh.
Chà hai bên mặt của ngón tay cái với nhau cho đến khi chúng ấm và sau đó chà lên chóp mũi 24 lần, sử dụng các ngón tay của bạn để chà hai bên cánh mũi 12 lần và cào nhẹ lên xuống sóng mũi 10 lần.

4. Bài tập đảo mắt
Đảo đôi mắt của bạn theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ 30 lần sẽ giúp tăng cường cơ mắt và cũng là biện pháp hữa hiệu để phòng ngừa các bệnh về mắt như viêm giác mạc mãn tính và bệnh cận thị.

5. Bài tập massage rốn nhẹ nhàng
Dùng hai lòng bàn tay massage nhẹ nhàng rốn của bạn theo chiều kim đồng hồ. Bài ập này có thể tăng cường sự tiêu hóa và bài tiết.

6. Bài tập massage lòng bàn chân
Sử dụng gót chân bên này để xoa bóp lòng bàn chân bên kia khi bạn nằm ngửa mình ra. Động tác này rất có lợi cho gan, mắt, suy nhược thần kinh, bệnh mất ngủ và ù tai.

Theo phunugiadinh

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Cách chăm sóc lục phủ ngũ tạng

Danh y 87 tuổi tiết lộ cách tự chăm sóc ngũ tạng để sống khỏe mạnh trường thọ dễ dàng hơn 


Danh y 87 tuổi tiết lộ cách tự chăm sóc ngũ tạng để sống khỏe mạnh trường thọ dễ dàng hơn

Quốc y đại sư nổi tiếng Trung Quốc Lý Tề Nhân tiết lộ bí quyết cá nhân để chăm sóc tốt ngũ tạng. Nếu muốn khỏe mạnh lâu bền, bạn nên tham khảo một cách chi tiết và áp dụng cụ thể.
Sức khỏe và tuổi thọ là điều kỳ vọng lớn nhất của tất cả mọi người, và cũng là lời chúc phúc cửa miệng mà bạn luôn nói với người khác, nhưng trên thế gian này, người thật sự làm tốt việc chăm sóc sức khỏe lại không nhiều, nguyên nhân là do đâu?
Theo quốc y đại sư nổi tiếng Trung Quốc, Giáo sư tiến sĩ Lý Tề Nhân, ngũ tạng có vững chắc ổn định thì cơ thể mới khỏe mạnh. Nhưng đối với người hiện đại, bất kỳ ai cũng có ít nhiều những thói quen xấu, khiến cho ngũ tạng mất đi sự cân bằng, từ đó sinh ra rất nhiều căn bệnh khác, sức khỏe xấu đi từ đây mà ra.
Đại sư Lý Tề Nhân đã hơn 87 tuổi, nhưng ông vẫn duy trì được sức khỏe tốt, nhanh nhẹn hoạt bát, mỗi tuần vẫn tiếp tục đi đến phòng khám để khám bệnh cho các bệnh nhân, đồng thời ông thường xuyên đi du lịch.
Khi có người hỏi bí quyết nào giúp ông khỏe mạnh đến tuổi này, ông tiết lộ rằng chủ yếu là do duy trì chăm sóc ngũ tạng thật tốt. Sau đây là lời khuyên của ông.

1. Muốn dưỡng tim thì phải dưỡng thần
Tâm thần bình lặng
Giáo sư Lý Tề Nhân cho rằng, chăm sóc sức khỏe đầu tiên là phải chăm sóc tim, tức là chú ý giữ một thái độ vui vẻ thoải mái. Khi đối mặt với bất kỳ việc gì, cũng nên giữ cho tâm trạng và cảm xúc cân bằng, đừng để cho bản thân vui vẻ phấn khích quá mức hay buồn rầu đau khổ quá mức.
Duy trì giấc ngủ tốt
Khi con người già đi, chất lượng giấc ngủ sẽ giảm xuống, nhưng riêng đối với Đại sư Lý Tề Nhân lại có giấc ngủ rất tốt. Ông chia sẻ rằng muốn ngủ dễ hơn, mọi người nên chịu khó bấm huyệt Lao cung và huyệt Dũng tuyền. Đây là 2 huyệt vị có thể giúp cho tim và thận kết nối với nhau, có tác dụng dưỡng tim an thần.
Ngủ trưa đều đặn
Ông duy trì việc ngủ trưa đều đặn, bởi vì từ 11h đến 13h chính là thời gian mà tim hoạt động mạnh mẽ năng động nhất, thời điểm này nên nghỉ ngơi để dưỡng tâm khí.
Bổ sung thực phẩm
Giống như nhiều người, giáo sư Nhân chia sẻ rằng ông rát thích việc uống trà thảo dược hoặc thực phẩm đông y. Món đồ uống ông yêu thích là tây dương sâm, hạt sen, bách hợp, long nhãn… đây là những đồ uống có thể chăm sóc tim rất tốt.


 Danh y 87 tuổi tiết lộ cách tự chăm sóc ngũ tạng để sống khỏe mạnh trường thọ dễ dàng hơn - Ảnh 1.

2. Muốn gan khỏe phải làm thông gan
Theo lý thuyết Đông y, gan chủ yếu giúp chuyển hóa, làm các dịch trong cơ thể thông suốt, thông khí hoạt huyết trong nội tạng. Nếu muốn chăm sóc gan tốt thì cần phải tạo thói quen tốt từ cách ăn uống, ngủ nghỉ, đến duy trì tâm trạng tốt.
Ổn định tình cảm
Chúng ta thường thấy, những người vui vẻ trông trẻ hơn, vì vậy muốn sống thọ, trước hết phải duy trì sự ổn định tình cảm, tâm trạng luôn phải được bình tĩnh, tâm bình, khí hòa.
Bạn có thể dựa vào sở thích của bản thân để chọn cách học vẽ, đi du lịch, làm những việc bản thân thấy đam mê yêu thích… đây là những thứ có thể giúp cho gan được điều hòa cân bằng.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Giấc ngủ là điều vô cùng cần thiết cho sức khoẻ con người, cần phải làm việc nghỉ ngơi đều đặn, vừa là để duy trì chất lượng giấc ngủ ngon, đồng thời là cách nuôi dưỡng gan hợp lý.
Không quá lao lực
Mặc dù đại sư Nhân rất bận rộn, nhưng ông lại biết cách điều tiết cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Mỗi ngày đều dành thời gian để vận động, thể dục. Như vậy không chỉ có thể giảm bớt mệt mỏi, mà còn đẩy nhanh sự tuần hoàn trong cơ thể, bảo tồn và củng cố sức khỏe của gan.


 Danh y 87 tuổi tiết lộ cách tự chăm sóc ngũ tạng để sống khỏe mạnh trường thọ dễ dàng hơn - Ảnh 2.

3. Dưỡng phổi khỏe là điều tiết hơi thở
Phổi duy trì chức năng hô hấp, hít thở, điều quan trọng nhất để chăm sóc phổi chính là vận động.
Hít thở buổi sáng
Giáo sư Lý Tề Nhân dậy sớm vào buổi sáng, sau đó tập bài tập hít thở. Cách làm này có thể giúp thải ra khí độc trong cơ thể, làm cho phổi được tươi mới hơn đồng thời tăng cường chức năng phổi.
Cách hít thở rất đơn giản, hít vào hết sức, rồi thở ra hết cỡ, thực hiện lặp lại 18 lần/ngày.
Thực phẩm bổ khí
Bổ sung thực phẩm cũng là một cách chăm sóc phổi quan trọng. Bạn nên tăng cường ăn ngô, khoai, lê, đậu và các chế phẩm từ đậu. Đây là những thực phẩm có tác dụng nhuận phổi hiệu quả.


 Danh y 87 tuổi tiết lộ cách tự chăm sóc ngũ tạng để sống khỏe mạnh trường thọ dễ dàng hơn - Ảnh 3.

4. Chăm sóc dạ dày, lá lách cần sự cân bằng
Lá lách và dạ dày được xem là "gốc" của tương lai, muốn làm cho dạ dày và lá lách khỏe mạnh, việc làm then chốt nhất chính là sự kết hợp giữa ăn uống và mát xa, hai việc này không thể tách rời.
Ăn uống
Đừng ăn quá nhiều, chỉ nên ăn no "lưng lửng" bụng là dừng lại. Đây là cách ăn "trừ không gian cho dạ dày làm việc". Đồng thời không nên ăn quá lạnh, quá nóng hoặc quá cay.
Xoa bóp, thể dục
Tập thể dục thường xuyên và massage xoa bóp dạ dày là việc nên làm, vì nó có thể làm tăng chức năng hoạt động của lá lách và dạ dày.
Danh y Nhân mỗi ngày đều thực hiện việc xoa bụng 36 lần. Đây là cách giúp cho đường ruột hoạt động hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ chăm sóc dạ dày và lá lách. Việc này có thể làm trước khi đi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy.


 Danh y 87 tuổi tiết lộ cách tự chăm sóc ngũ tạng để sống khỏe mạnh trường thọ dễ dàng hơn - Ảnh 4.

5. Dưỡng thận là để củng cố tinh lực
Thận tàng trữ và sinh tinh, là cái gốc của con người. Muốn chăm sóc thận, việc đầu tiên phải làm là chăm sóc tốt tinh khí.
Nghỉ ngơi đủ, kiểm soát ham muốn
Như chúng ta đều biết, thận tinh là chìa khóa cho sự tăng trưởng và phát triển, sức khoẻ và tuổi thọ, một khi để bản thân rơi vào tình trạng thiếu thận tinh thì vận mệnh của sức khỏe cũng đã gần đến hồi kết.
Vì vậy, hãy chắc chắn là bạn phải làm được việc thanh lọc tâm trí, kiểm soát ham muốn, không nên sinh hoạt tình dục quá mức hay thiếu kiểm soát, làm cho tinh thận bị tổn hại, hao hụt.
Nuốt nước bọt bổ thận
Theo danh y Lý Tề Nhân, việc dùng lưỡi chà xát lên răng rồi nuốt nước bọt là giải pháp rất hữu ích để chăm sóc sức khỏe. Đây là động tác mang lại tác dụng thính tai, tinh mắt, có thể kéo dài tuổi thọ.
Phương pháp cụ thể như sau: Khép kín miệng, nhẹ nhàng nhai cho răng trên và dưới gõ chạm vào nhau, sau đó dùng lưỡi chà xát lên răng từ trái sang phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới để kích thích tuyến nước bọt trong miệng hoạt động, cuối cùng dùng lưỡi chống lên vòm miệng trên rồi lại cuộn xuống dưới.
Sau khi nước bọt tiết ra nhiều, bạn có thể chia thành 3 lần nuốt cho đến khi ráo miệng.


 Danh y 87 tuổi tiết lộ cách tự chăm sóc ngũ tạng để sống khỏe mạnh trường thọ dễ dàng hơn - Ảnh 5.

Theo Health/Sohu

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Gà hấp chả tôm

Cô bạn bên Bỉ gửi món Gà hấp kiểu Hoa này thấy hấp dẫn quá nên mình mang về đây chia sẻ. Món này chúng ta cũng có thể chia ra làm 2 món: Gà hấp cải và món chả tôm cũng ngon lắm đây! Mời các bạn cùng xem! 


Nguyên liệu

Phần gà
1 phần đùi gà
10g nấm đông cô loại lớn
1/2M rượu nấu ăn
1/2M bột bắp
1M dầu hào 
1/2M đường
chút muối, tiêu

Phần chả tôm
2 trứng gà
200g tôm băm nhuyễn
200g thịt nạc băm nhuyễn
10g gừng băm nhỏ
10g cà rốt xắt hạt lựu nhỏ
10g hành lá xắt nhỏ
10g cọng ngò xắt nhỏ
10g ớt chuông đỏ băm nhỏ
1/2M rượu gạo
chút muối, chút tiêu trắng

Cách làm 

Lóc xương, sụn gà bỏ ra. Dùng góc dao khứa cho rộng miếng gà ra, và băm nhẹ vào những chỗ dầy của miếng đùi. Sau đó cắt thành những miếng vừa ăn.
Nấm bỏ chân, ngâm nở, vắt nước, cắt ra làm 3-4 phần.
Cho gà vào thố + rượu + dầu hào + đường + muối + tiêu
Dùng tay trộn đều, ướp trong 2 tiếng.

Đánh tan 2 trái trứng, dùng chảo không dính tráng mỏng, chín vừa tới.


Trộn tất cả các nguyên liệu chả tôm cho đều, trét hỗn hợp tôm lên miếng trứng tráng. 

Chừa cách mí chừng 0,5cm để ghép mí cho đẹp. Cho cuộn chả tôm vào xửng hấp 10 phút, mang ra cắt lát mỏng chừng 0,5cm.

Xếp những lát chả này vào tô to, cho hết gà + nấm vào tô, mang đi hấp 20 phút là được.

Mang ra lấy dĩa úp ngược lại để lấy món Gà Hấp ra ngoài.

Dùng cải rổ luộc trang trí cho đẹp.

Bichnga biên dịch theo Taste

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Học người Nhật cách chăm sóc xương khớp ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường gặp các vấn đề về xương khớp nhưng nếu có bí quyết chăm sóc thì tình trạng này có thể sẽ được giảm đáng kể.

Tình trạng thoái hóa xương khớp ở người cao tuổi
Bệnh thoái hóa khớp rất thường gặp ở người cao tuổi. Đây là hiện tượng lão hóa tại sụn khớp giống như các bộ phận khác của cơ thể và gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Tổn thương thoái hóa khớp thường gặp ở cột sống (nhất là ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ); ở chi dưới như khớp gối, khớp háng; ở chi trên như khớp vai.
Triệu chứng sớm nhất của bệnh là đau khi vận động, mới đầu chỉ đau khi khớp hoạt động, nghỉ sẽ hết đau; sau đó có thể đau âm ỉ liên tục và đau trội hẳn lên khi vận động. Nếu thoái hóa khớp háng, người bệnh đau ở vùng bẹn, vùng trước trong đùi, có thể đau cả vùng mông lan xuống mặt sau đùi. Nếu thoái hóa khớp gối, người bệnh đau nhiều khi đi lại, đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là lúc lên xuống thang gác hoặc đang ngồi xổm đứng lên, có khi đau quá bị khụy xuống đột ngột. Nếu thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh bị đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau trội lên về chiều sau một ngày làm việc phải đứng nhiều hay lao động nặng, lúc nằm nghỉ đau sẽ giảm. Dù đau ở vị trí khớp nào cũng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của người cao tuổi.

Học người Nhật cách chăm sóc sức khỏe xương khớp ở người cao tuổi - Ảnh 1.
Cấu tạo mô sụn với rất nhiều sợi Chondroitin Sulfate giúp giữ nước và độ đàn hồi cho sụn khớp khỏe mạnh
Học người Nhật cách chăm sóc sức khỏe xương khớp cho người già
Tại đất nước có tuổi thọ trung bình cao nhất Thế giới – Nhật Bản thì không hiếm gặp hình ảnh các cụ già lớn tuổi ưa thích các hoạt động vận động ngoài trời như tập thể dục, đi bộ, leo núi. Với chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh và tinh thần kiên cường chống chọi lại lão hóa là bí quyết để khỏe mạnh và sống lâu. Không hề ngạc nhiên khi Nhật Bản cũng là nước có tỷ lệ người cao tuổi bị thoái hóa khớp thấp hơn nhiều nước châu Á khác.
Phòng và điều trị sớm chính là cách người Nhật đối mặt với thoái hóa sụn khớp cũng nhiều bệnh lý liên quan đến lão hóa khác. Thường ngày họ ưa thích các thực phẩm cung cấp Chondroitin Sulfate hàm lượng cao như lươn, sụn động vật, bào ngư, da cá ngừ… đây là thành phần quan trọng chiếm từ 10 đến 40% khối lượng sụn khô ở người. Khi gặp các triệu chứng viêm đau khớp ở mức độ nhẹ, ngoài điều chỉnh chế độ dĩnh dưỡng, người Nhật rất chú trọng đến việc tập luyện. Trong trường hợp này các bài tập vận động nhẹ nhàng như dưỡng sinh, yoga và đặc biệt là bơi lội luôn được ưu tiên lựa chọn thay vì vận động mạnh, cường độ cao.
Học người Nhật cách chăm sóc sức khỏe xương khớp ở người cao tuổi - Ảnh 2.
Người cao tuổi tại Nhật có sức khỏe và sự dẻo dai đáng nể phục

Các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe do các công ty Nhật Bản sản xuất luôn được người dân trong nước tin dùng và có uy tín cao trên Thế giới. Đối với dòng hỗ trợ sụn khớp, người tiêu dùng xứ sở anh đào cũng rất ưa thích các sản phẩm chứa hoạt chất Chondroitin Sulfate – giúp giảm viêm đau khớp, hỗ trợ tái tạo mô sụn và dịch khớp.

Theo Amfamily

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2019

Mùa dứa, tôi luôn dùng dứa làm xốt chấm đa năng, chấm gì cũng ngon tuyệt!

 
Nguyên liệu
 
225g dứa, thái miếng nhỏ
2-3 trái ớt hoặc hơn tùy thích
 4 nhánh tỏi
180ml nước hoặc nước ép dứa thì càng ngon
30ml giấm trắng
1 trái chanh, vắt lấy nước
120g đường
7g muối
15g bột bắp
30ml nước

Cách làm

Cho dứa, ớt, tỏi vào máy xay cùng 180ml nước, xay nhuyễn.
Mùa dứa, tôi luôn dùng dứa làm xốt chấm đa năng, chấm gì cũng ngon tuyệt! - Ảnh 1.

Xay xong bạn đổ hỗn hợp vừa xay được vào nồi cùng giấm, nước chanh, đường, muối, đun sôi rồi giảm lửa nhỏ đun tiếp khoảng 10 phút.
Mùa dứa, tôi luôn dùng dứa làm xốt chấm đa năng, chấm gì cũng ngon tuyệt! - Ảnh 2.

Hòa tan bột năng vào 30ml nước rồi thêm vào nồi xốt, khuấy đều thêm khoảng 1 phút hoặc đến khi xốt đặc lại như bạn mong muốn thì để nguội, cho vào chai sạch, cất trong tủ lạnh để được khoảng 3-6 tháng.
Mùa dứa, tôi luôn dùng dứa làm xốt chấm đa năng, chấm gì cũng ngon tuyệt! - Ảnh 3.
Thành phẩm
Tuy gọi là xốt chấm nhưng tôi không chỉ dùng món xốt dứa này để chấm mà còn dùng trong việc chế biến đồ ăn cũng rất tiện lợi. Thịt heo, thịt gà chiên rồi đảo qua với một lớp xốt chấm đa năng này thì ngon hơn mấy phần, khi ăn cũng khỏi phải chấm nữa. Khách đến nhà dùng bữa thường hỏi tôi mua xốt chấm ở đâu, tôi thường chỉ công thức, ai về làm cũng thành công và khen ngon nức nở.
Mùa dứa, tôi luôn dùng dứa làm xốt chấm đa năng, chấm gì cũng ngon tuyệt! - Ảnh 4.
Bạn hãy thử làm xốt chấm đa năng này trải nghiệm độ ngon đỉnh cao của nó nhé!

Theo Afamily

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Món chay mùa chay: Nấm đông cô tươi kho

Mùa mưa dùng món nấm kho này với rau luộc rất tuyệt vời các bạn ạ!


Nguyên liệu

200g nấm đông cô tươi, loại nấm nứt nẻ trên đầu thì thơm hơn.
2M nước tương
2M nước mắm chay
1/2M bột nêm
1M đường
1M sả băm
1m ớt băm
dầu chiên

Cách làm

Cắt bớt chân nấm, ngâm nước pha loãng chừng 10 phút, vắt nhẹ để ráo.
Cho dầu ăn vào chảo chiên nấm cho thơm, vớt ra để ráo.
Cho ít dầu ăn vào nồi đất, cho 1/2 sả vào cho thơm với ít ớt băm. 
Cho nước tương + nước mắm + đường + bột nêm + 2 M nước khuấy lên cho tan và chờ sôi.
Cho nấm vào kho, thường xuyên đảo nhẹ cho gia vị thấm đều.
Khi thấy nước cạn sền sệt, cho phần sả còn lại và thêm chút ớt là được.
Cơm nóng, rau luộc chấm nước kho thật ngon miệng!


 Theo Diệu Pháp Âm

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

Thời gian cần thiết cho việc luộc trứng theo ý muốn

Tùy theo ý muốn của người muốn sử dụng món trứng ta sẽ có thời gian cần thiết cho loại món trứng đó.