Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

Cách ướp thịt nướng ngon

 Thịt nướng là món ăn thông dụng của Việt Nam, vừa ăn chơi vừa ăn thiệt như món bún thịt nướng. Ướp sao để miếng thịt thơm, mềm vừa ngon ngọt lại đậm đà. Mời các bạn xem nhé! 

Nguyên liệu

1kg thịt dăm hay thịt nạ cvai

40ml nước mắm

60g đường 

1M sữa đặc có đường

1M bột nêm 

1/2 bột ngọt

2M mạch nha

1m nước cốt canh

50g tỏi + 50g đầu hành + 30 sả bào

30g sả khúc đập dập

1M màu điều

Cách làm

Thịt rửa sạch, xắt lát miếng vừa ăn.

 Nấu nước mắm + đường+ sữa + bột nêm + bột ngọt cho tan hết. Tắt bếp cho 1M mạch nha vào khấy cho tan đều.

Xay tỏi + đầu hành + sả bào + 2M nước cho nhuyễn, vắt lấy nước.

Chờ nước mắm nguội cho nước cốt sả tỏi vào cùng với nước cốt chanh.

Cho tất cả vào thịt và màu điều dầu, trộn đều thêm mấy khúc sả đập dập cho thơm thịt.

 Ướp ít nhất là 3 tiếng và tốt nhất là qua đêm. 

Khi nướng, pha mạch nha với 100ml nước cho loãng. 

Sau khi nướng sơ qua 1 lần cả 2 mặt, dùng cọ phết nước mạch nha này lên cả 2 mặt rồi nướng lại một lần nữa cho óng vàng là được.



Theo Món Người Hoa



Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

Hai loại gia vị khiến bác sĩ 99 tuổi có sức khỏe như người 40

Nhờ thói quen ăn ba lát gừng ngâm giấm mỗi ngày, bác sĩ Lu Zhizheng có sức khỏe dẻo dai như một người trung niên dù đã 99 tuổi.

Dù ở độ tuổi 99, bác sĩ y học cổ truyền Lu Zhizheng sở hữu cơ thể khỏe mạnh, với trí nhớ minh mẫn hơn những người từ 60 đến 70 tuổi. Khi được hỏi về bí quyết để có thể trạng qua năm tháng, bác sĩ Lu chia sẻ hai loại gia vị quen thuộc, giá rẻ, xuất hiện nhiều trong những bữa ăn gia đình, đó là gừng và giấm.

Bác sĩ Lu cho biết trong suốt 20 đến 30 năm qua, mỗi sáng, ông đều ăn ba lát gừng ngâm giấm. Theo ông, phương pháp này giúp giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở những người có công việc bận rộn và chế độ ăn uống không điều độ. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm ấm dạ dày và giải cảm.

Chứng minh về độ hiệu quả của món gừng ngâm giấm, ông đã công khai kết quả khám sức khỏe định kỳ. Các chỉ số cho thấy ông có độ đàn hồi mạch máu tốt, tương đương với những người trung niên, "cơ thể 90 nhưng trái tim ở tuổi 40".

Để chế biến món gừng ngâm giấm, bác sĩ Lu sử dụng gừng non rửa sạch, để ráo nước, thái lát, rắc một ít muối và ướp 12 tiếng. Tiếp theo, ông cho các lát gừng đã ướp vào lọ, thêm giấm và đậy kín. Ông khuyên mọi người lựa chọn giấm có màu sáng, đơn giản nhất là giấm gạo pha với nước. Sau đó, ông dùng màng bọc thực phẩm đậy kín nắp lọ, bảo quản 4 hoặc 5 ngày trước khi ăn.

Bác sĩ Lu lưu ý món gừng ngâm giấm thích hợp với người sợ lạnh, thống kinh, dương hư nhưng không thích hợp với người âm hư, hỏa vượng. Theo ông, gừng và giấm là bài thuốc tốt. Gừng chứa chất ketone và gingerol, có thể chống đông máu, cải thiện lưu thông khí huyết, tăng cường miễn dịch và giảm cholesterol. Trong khi đó, giấm ăn có thể mở rộng mạch máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và tim mạch.

Việc ăn gừng ngâm giấm còn giảm hàm lượng chất béo trong máu, giúp điều trị mỡ máu cao.

Bác sĩ Lu Zhizheng  trong một buổi hội thảo ở Trung Quốc. Ảnh: Aboluowang

Bác sĩ Lu Zhizheng trong một buổi hội thảo ở Trung Quốc. Ảnh: Aboluowang

Bên cạnh việc sử dụng hai loại gia vị quen thuộc, bác sĩ Lu có thói quen đi dạo hàng ngày. Mỗi sáng, nếu ngoài trời không quá gió, ông sẽ đi bộ khoảng 300 bước. Sau đó, ông thực hiện Bát Đoạn Cẩm (một bài tập khí công) trong khoảng nửa giờ, huy động 4 cực bên ngoài, nuôi dưỡng khí nội tạng và duy trì năng lượng dồi dào.

"Tập thể dục nhiều giúp nhu động ruột trơn tru. Người già thường bị táo bón, việc tập luyện sẽ giảm thiểu tình trạng này", ông nói, thêm rằng ăn ngũ cốc thô hai lần một tuần, chủ yếu dùng bột ngô. Vào mỗi bữa, ông tuân thủ nguyên tắc chỉ ăn no đến khoảng 70%.

Trong cuộc phỏng vấn với Health Times vào năm 2011, bác sĩ Lu tiết lộ ông còn thích uống nhiều loại trà khác nhau tùy theo mùa. Ví dụ, vào mùa xuân, ông sử dụng trà nụ tầm xuân, giúp thúc đẩy mọc tóc và tăng cường năng lượng.

Theo ông, uống trà xanh buổi sáng giúp tăng cường dương khí, dùng trà ô long buổi chiều bổ tỳ, thúc đẩy tiêu hóa, uống trà Phổ Nhĩ (làm từ lá của cây trà Shan tuyết cổ) buổi tối bảo vệ dạ dày và không ảnh hưởng giấc ngủ. Bác sĩ Lu lưu ý trà không được ủ quá đậm. Sau ba lần ủ, nếu trà không còn mùi thơm phải bỏ đi và thay mới.

Theo VN Express

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023

Bánh canh tôm nước cốt dừa

 Một trong những món ăn ngon của miền nam là món Bánh Canh Nước Cốt Dừa, có 2 loại mặn và ngọt. Hôm nay mình giới thiệu với các bạn Món Bánh canh Tôm. Mời các bạn xem.

Nguyên liệu

300g bột gạo lọc 

300g tôm 

250ml nước cốt dừa

đầu hành, ngò, tỏi, muối tiêu đường bột ngọt, nước mắm.

 Cách làm

Tôm lột vỏ, rửa sạch, để ráo. Một nửa để nguyên con, một nửa cắt hột lựu, ướp đầu hành băm 1m đường, 1/4m bột ngọt, 1m bột nêm, 1/2m tiêu.

Nấu 300ml sôi, rưới từ từ vào bột, trộn cho dính vào nhau. Khi nguội bớt, cho ra ngoài nhồi bằng tay cho mịn dẻo. Để bột nghỉ 15 phút. Có thể ngắt từng viên bột se lại như con trùng. Hoặc chia ra làm 3 phần, cán từng phần bột dày chừng 0,3cm, dùng dao cắt sợi. 


Nấu 1,8 lít nước cho thật sôi, cho bột vào nấu cho chín trong, nổi lên.

Phi tỏi thơm cho tôm vào xào xăn vừa chín tới là được, tắt bếp cho 1/2m tiêu đảo đều.

Hớt bớt bọt, và múc bớt nước (khoảng 400-500ml) cho nước sánh. Cho tôm vào nêm thêm 1m đường, 1m bột nêm, 1/2m bột ngọt, 2m nước mắm. Nêm lại cho vừa khẩu vị. Cho tiếp nước cốt dừa vào, nấu sôi lại vài phút rồi tắt bếp.

Khi ăn múc ra tô, rắc hành ngò, tiêu rồi thưởng thức.

Bích Nga biên soạn


Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023

Rau củ là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì tốt cho sức khỏe

Rau củ là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì tốt cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt, các loại rau củ màu trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

BS-CKI. Nguyễn Trần Như Thủy (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3) cho biết theo ghi nhận từ Viện Dinh dưỡng Việt Nam, các hoạt chất sinh học trong rau củ màu trắng có đặc tính chống vi rút và vi khuẩn, giảm nguy cơ huyết áp cao, giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa ung thư và bệnh tim mạch, chống viêm nhiễm kéo dài.

Rau củ màu trắng và lợi ích đặc biệt cho sức khỏe - Ảnh 1.

Rau củ màu trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

"Trong Đông y, màu trắng thuộc hành kim. Trong ngũ tạng lục phủ của cơ thể thì tạng phế và phủ đại trường cũng thuộc hành kim, nên việc sử dụng các loại rau củ có màu trắng mang tác dụng bồi bổ thêm chức năng cho hai tạng phủ này", BS Như Thủy thông tin thêm.

Dưới đây là một số loại rau củ màu trắng khá quen thuộc cùng với những lợi ích cho sức khỏe mà bạn có thể chưa biết.

1. Củ hành tây

Theo BS Như Thủy, hành tây có đặc tính kháng khuẩn. Khi ăn hành tây sống cùng một ít muối sẽ mang lại kết quả diệt khuẩn khá tốt. Thêm nữa, do chứa nhiều quercetin - một hợp chất chống viêm - hành tây có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư, ngăn ngừa viêm khớp, tiểu đường, bệnh tim và giúp bạn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

2. Đậu trắng

Đậu trắng được trồng ở khắp nơi, quả non để ăn, hạt quả già có thể dùng làm thuốc. Trước hết, đậu trắng là một loại thực phẩm có thể giúp giảm cân. Nhờ nguồn chất xơ, protein, vitamin dồi dào nhưng chứa ít calo và hầu như không có chất béo, đậu trắng còn giúp ngăn ngừa quá trình hình thành chất béo và kiểm soát calo.

Ngoài ra, chất xơ trong đậu trắng cũng đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ tiêu hóa, ổn định lượng đường trong máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa táo bón. Đậu trắng cũng làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, giảm sự hấp thu đường và tinh bột nên từ đó giúp giảm sự tích tụ chất béo. Ăn đậu trắng tạo cảm giác no lâu nên có thể giúp kiềm chế cơn đói, giúp ăn ít lại, vì thế mà quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả hơn.

Ngoài tác dụng giảm béo, đậu trắng còn có tác dụng trong việc phòng chống kháng insulin, bệnh tiểu đường và bệnh tim, tăng cường năng lượng, giảm bớt các triệu chứng của viêm khớp, và hỗ trợ trong việc phòng chống ung thư ruột kết.

3. Củ cải trắng

BS Như Thủy cho biết củ cải có chứa nhiều kali, natri, canxi, phốt pho, sắt, kẽm, vitamin C, A, và B. Bổ sung thực phẩm này trong món ăn có thể ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch và hạn chế rối loạn hô hấp. Người xưa hay dùng nước củ cải thơm ngọt thay cho việc nêm bột ngọt/mì chính, dễ dàng phối hợp với các món như nấu súp cho vị ngọt thanh, dùng làm gỏi, đồ chua đồ ăn kèm hoặc salad.

4. Bông cải trắng

Không chứa tinh bột, bông cải trắng chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng có lợi, bông cải trắng dù được chế biến luộc, nướng, hấp, đều cung cấp rất nhiều giá trị dinh dưỡng, giúp chống lại các phản ứng viêm do gốc tự do gây nên ở hệ tim mạch, từ đó giúp hệ tim mạch trở nên khỏe mạnh.

5. Tỏi

Từ lâu tỏi luôn được nhân gian lưu truyền là thực phẩm cực tốt cho sức khỏe nhưng do mùi vị cay nồng khiến nhiều người từ bỏ việc ăn tỏi. Tuy nhiên, nếu có thể dùng tỏi sống hoặc ủ, ngâm thường xuyên có thể giúp nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh và tốt cho sức khỏe.

"Tỏi trắng có vị cay, tính ấm nên có tác dụng giải độc, sát trùng. Tỏi có công dụng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể và làm giảm các nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn xâm nhập. Nói về khả năng chữa trị các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, nhờ vào các hợp chất chống oxy hóa nên tỏi đặc biệt mang lại hiệu quả cao. Nó còn giúp vết thương mau lành, hạn chế sự viêm nhiễm", BS Như Thủy cho biết.

Ngoài ra, do mỗi một sắc màu trong rau củ sẽ đại diện cho một loại vitamin, chất chống oxy hóa hoặc một loại khoáng chất khác nhau, tạo ra giá trị dinh dưỡng riêng, nên cách tốt nhất là ăn uống đủ chất, phù hợp, điều độ và không nên lạm dụng, chỉ ăn riêng loại nào trong thời gian dài.

Đặc biệt, cũng cần tham khảo ý kiến chuyên gia nếu muốn dùng các loại thực phẩm trên đây trong lúc bản thân có một số bệnh mãn tính đang điều trị. 

Theo Báo Thanh Niên

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2023

Giải trí cuối Tuần : Giọt Mưa Thu - Đặng Thế Phong

 Những giọt mưa rơi như cố cuốn đi đau thương éo le bất hạnh chốn dương trần của kiếp người.

Mời các bạn cùng thưởng thức nhạc phẩm Giọt Mưa Thu của nhạc sĩ Đặng Thế Phong.


 

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2023

Cốt bánh bông lan nồi cơm điện

 Có rất nhiều cách làm bánh bông lan, hôm nay mình đem về cách làm "cốt" bánh bông lan đơn giản khi không có lò nướng. Với cốt bánh này, các bánh sẽ làm bánh sinh nhật hay các lọai khác rất dễ và ngon miệng.


Nguyên liệu

120g bột mì số 8 hay đa dụng

160g đường 

6 trái trứng loại 63-65g

60ml sữa tươi không đường

60ml dầu

1/3m muối 

1m nước cốt chanh

Cách làm

Bật cho nồi cơm điện nóng. Rây qua bột cho mịn.

Tách lòng trắng, không để dính tròng đỏ, đánh trước cùng với muối. Cho vani vào lòng đỏ trứng để qua một bên.

Dùng máy đánh ở mức số 3/5 khoảng 20 giây. Khi nổi bọt to, cho nước cốt chanh vào, đánh tiếp khoảng 7 giây. 

Khi thấy bọt nhỏ hơn, cho đường vào làm 3-4 lần tiếp tục đánh cho đến hết đường, và mịn thành chóp không đổ.

Ngưng đánh, cho hết lòng đỏ vào thố lòng trắng, cho máy vào đánh cho đều, khoảng 7 giây. Cho bột vào trộn bằng phới đảo từ đáy lên, rồi dùng máy đáng 5-7 giây.

Khuấy sữa tươi + dầu ăn với một ít hỗn hợp trứng cho đều, rồi cho hết hỗn hợp dầu sữa vào thố trứng, trộn bằng phới đảo tròn từ dưới lên, nhanh tay cho hỗn hợp không bị xẹp.

Lót giấy hoặc phết dầu chung quanh lòng nồi, rắc một ít bột khô. Cho hết hỗn hợp bột vào, giọng nhẹ cho thoát bớt bọt khí. Trên miệng nồi lót khăn sữa cho bánh không bị hấp hơi.

- Nấu lần 1, khoảng 3 phút sẽ tự động chuyển qua warm, để 15 phút bấm nấu lại.

- Nấu lần hai, nhấn nút khoảng 3 phút chuyển warm, để 20 phút, bấm nấu lại. Nếu làm 3 trứng chỉ cần đến lần này là bánh chín.

- Nấu lần ba ( dành cho 6 trứng), nhấn nút khoảng 3 phút chuyển warm, để 20 phút, là bánh chín. 

Theo Món Ngon Mẹ Nấu

Chúc các bạn thành công





Thứ Tư, 12 tháng 7, 2023

Bạn đã biết gì về mận "Hà Nội"

 Loại quả mệnh danh là ''viên ngọc đỏ của núi rừng Tây Bắc'', nhiều dinh dưỡng, ai cũng thích ăn

  Đây là loại quả quen thuộc với người Việt, rất tốt cho sức khỏe, hiện đang vào mùa và được bày bán ở các chợ.

Mận là một loại trái cây có hạt. Mận thuộc cùng họ với đào và mơ. Mận có vỏ màu đỏ, tím, xanh lá cây, vàng hoặc cam và có thịt quả màu đỏ hồng, vàng hoặc cam.

Quả mận có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng sau đó được nhân giống và trồng ở Nhật Bản, một vài khu vực ở Châu Âu và Châu Mỹ. Tại Việt Nam, mận là đặc sản của khu vực Tây Bắc, nó được mệnh danh là ''viên ngọc đỏ của núi rừng Tây Bắc''.

Empty

Không chỉ là một loại trái cây được ưa chuộng trong dịp hè, mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe mà ít người biết đến.

Giá trị dinh dưỡng của mận

Về giá trị dinh dưỡng, mận ít chất béo và mỗi một quả mận trung bình chứa 30 calo. Mận cũng là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể chẳng hạn như: Carbohydrates: 8 gam; Chất xơ: 1 gam; Đường: 7 gam.

Trong mận cũng chưa một số loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như: Vitamin A: 5% DV (Giá trị dinh dưỡng hàng ngày); Vitamin C: 7% DV; Vitamin K: 4% DV; Vitamin B3: 2% DV; Vitamin B5: 2% DV; Vitamin B2: 1% DV; Vitamin B1: 2% DV; Vitamin E: 1% DV; Kali: 2% DV; Đồng: 4% DV; Mangan: 1% DV; Sắt: 1% DV; Magie: 1% DV; Phốt pho: 2% DV; Kẽm: 1% DV.

Với hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú, mận đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Lợi ích sức khỏe của mận

Tăng khả năng miễn dịch

Mận là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Vitamin A có vai trò quan trọng đối với thị lực; hệ thống miễn dịch; sức khỏe tim, phổi và thận.

Mận cũng rất giàu vitamin C, là một chất chống oxy hóa cũng giúp cơ thể sản xuất collagen. Ngoài ra, vitamin C làm tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể trong chế độ ăn uống và giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Mận cũng chứa nhiều chất xơ có thể giúp thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, mận chứa một lượng lớn sorbitol, có đặc tính nhuận tràng, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Mận cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ độc tố.

Giữ cho trái tim khỏe mạnh

Mận là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Kali giúp cân bằng lượng natri trong máu và chất chống oxy hóa giúp giảm tác động của các gốc tự do trong cơ thể. Chúng cùng nhau giúp giảm cholesterol và phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp (huyết áp cao), giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Nghiên cứu từ năm 2017 cho thấy chế độ ăn giàu kali giúp giảm xơ cứng động mạch ở những con chuột có chế độ ăn nhiều cholesterol.

Empty

Một nghiên cứu từ năm 2017 đã xem xét tác dụng của nước ép mận đối với những người có lượng cholesterol cao. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người uống nước ép mận hàng ngày có lượng cholesterol LDL (có hại) thấp hơn và có lượng cholesterol HDL (có lợi) cao hơn.

Giàu chất chống oxy hóa

Mận cũng chứa một lượng chất chống oxy hóa nhất định giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do. Các gốc tự do gây ra stress oxy hóa trong cơ thể, có thể dẫn đến tổn thương tế bào. Quá trình stress oxy hóa có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.

Mận rất giàu polyphenol, là hợp chất thực vật có lợi với đặc tính chống oxy hóa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng polyphenol có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường loại 2.

Cách thêm mận vào chế độ ăn uống

Có nhiều cách để thêm mận vào chế độ ăn uống. Mọi người có thể ăn trực tiếp hoặc thêm vào các món ăn khác nhau. Chẳng hạn như:

- Sử dụng mận để làm nước ép hoặc sinh tố.

- Kết hợp mận với bột yến mạch ăn vào bữa sáng.

- Thêm mận vào các món bánh.

- Làm thành mứt mận để ăn với bánh mì.

Một số lưu ý khi ăn mận

Khi ăn mận cần loại bỏ hạt mận. Hạt mận khá nhỏ nên nếu vô tình nuốt phải có thể mắc kẹt trong thực quản, gây nghẹn hoặc nghẹt đường thở.

Ngoài ra, hạt mận cũng chứa amygdalin, một chất hóa học mà cơ thể có thể chuyển hóa thành độc tố xyanua. Do đó, mọi người không nên xay nguyên quả mận có hạt hoặc ăn hạt mận để phòng tránh nguy cơ ngộ độc.

Theo Phunutoday

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2023

Bánh cà tím

 Một món ăn chơi nữa bằng cà tím, chấm sốt yaourt tỏi ớt, mời các bạn thưởng lãm.


 Nguyên liệu

4 trái cà tím

3M bột mì

2 trứng

1m baking soda

1 hũ yaourt

2 tép tỏi

Bột ớt, muối, lá mùi tây, dầu chiên

Cách làm

 Gọt vỏ 4 trái cà tím, nhưng để nguyên trái. Dùng dao khứa từ trên cuống xuống thành 4 lát dày khoảng 1cm. Sau đó xoay trái cà lại khứa tiếp 4 lát nữa để chẻ trái cà ra thành nhiều sợi, nhưng vẫn còn dính với cuống.



Ngâm 4 trái cà vào thau nước muối khoảng 15 phút cho ra bớt nước chát. Nhớ dùng vật nặng đè mấy trái cà xuống dưới mặt nước cho cà không bị thâm.

Sau đó, vớt ra để ráo. Nấu một nồi nước cho cà vào luộc. Sau khi nước sôi khoảng 3 phút, trở cà lại cho chín đều. Thử phía cuống nếu mềm là được. Vớt ra để ráo.

Pha một dĩa 2 trứng gà khuấy tan, cho tiếp 3M bột mì khuấy đều. Cho thêm baking soda và muối vào khuấy cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Núng từng trái cà vào bột cho áo đều, cho vào chảo dầu nóng vừa chiên vàng cả 2 mặt. Vớt ra dĩa.


Lấy 1 hũ yaourt cho ra chén, khuấy nhẹ với tỏi băm nhuyễn. Cho 1-2 m lá mùi tây xắt nhỏ vào trộn đều. Khi ăn rắc thêm bột ớt, nếu thích.


 
Chúc các bạn có một ngày cuối tuần vui vẻ cùng gia đình và người thân.
 
Bichnga soạn theo  tastes from the village

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2023

Giảm huyết áp tự nhiên bằng thực phẩm giàu kali

Sử dụng thực phẩm có chứa kali cao là một biện pháp để hạ được huyết áp an toàn, hiệu quả cũng như cải thiện được sức khỏe nói chung.

Thực phẩm giàu kali giúp giảm huyết áp - Ảnh minh họa

Thiếu hụt kali tạo nguy cơ dẫn đến cao huyết áp và đột quỵ

Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết tăng huyết áp thường dẫn tới đột quỵ, gây các biến chứng trong tim mạch và gây suy yếu thận.

Có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nhấn mạnh tới các yếu tố về dinh dưỡng giữ vai trò quyết định trong sự phát triển tăng huyết áp trên cơ thể người, trong đó nhấn mạnh tới vai trò của kali.

Trong nhóm cộng đồng dân cư sử dụng lượng kali cao trong khẩu phần, đã nhận thấy số người tăng huyết áp thường có tỉ lệ thấp hơn nhóm cộng đồng có lượng kali thấp trong khẩu phần. Khẩu phần ăn có lượng kali cao đã có tác động phòng chống tăng huyết áp có hiệu quả trên người.

Đặc biệt gần đây, nhiều kết quả theo dõi trên lâm sàng nhận thấy cho bổ sung kali đã có tác động làm giảm cả áp lực tâm thu và tâm trương máu. Lượng kali trong khẩu phần ăn có thể ảnh hưởng tới tỉ lệ mắc bệnh và tử vong, không phụ thuộc vào tác động của áp suất máu.

Khẩu phần có lượng kali cao đã làm giảm tỉ lệ tử vong do đột quỵ và giảm tổn thương thận, trong thử nghiệm tăng huyết áp trên chuột. Theo dõi tại một số cộng đồng dân cư của Nhật nhận thấy khẩu phần ăn có tỉ lệ thấp natri/kali đã làm giảm tỉ lệ tử vong do đột quỵ khoảng 10 năm.

TS Trương Hồng Sơn - viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết trước đây chế độ ăn quá nhiều muối thường được cho là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn mất cân đối về lượng natri và kali mới thực sự là vấn đề.

Các chương trình sức khỏe cộng đồng đang cố gắng hướng tới việc tuyên truyền cho mọi người về việc tăng cường các thực phẩm giàu kali vào bữa ăn hằng ngày để phòng chống tăng huyết áp cũng như bệnh tim mạch và bệnh thận.

Cân bằng kali, natri nạp vào bằng thực phẩm tươi sống

TS Sơn phân tích, kali là một loại chất khoáng cần thiết cho cơ thể, nhưng chúng cũng là chất điện giải và đóng vai trò quan trọng trong điều hòa huyết áp. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu có ý kiến trái ngược nhau nhưng sự thật là việc cân bằng lượng natri - kali trong cơ thể là điều vô cùng cần thiết. 

Chế độ ăn giàu kali có thể là biện pháp có hiệu quả trong tr­ường hợp cần tăng bài niệu và bài xuất natri.

Ng­ược lại với natri, kali gây giãn mạch, do vậy làm giảm huyết áp. L­ượng kali ăn vào cao giúp chống lại tăng huyết áp và kiểm soát tốt huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp. L­ượng kali ăn vào không đủ có thể gây tăng huyết áp. Nếu hạ kali máu do dùng thuốc lợi tiểu cần bù kali.

Trong một nghiên cứu lớn ở những người có huyết áp cao, dùng kali bổ sung có thể giúp giảm huyết áp tâm thu. 

Tuy nhiên, người bệnh tăng huyết áp không nhất thiết phải sử dụng thuốc bổ sung kali mới có được những lợi ích về sức khỏe tim mạch, mà chỉ cần dùng kali từ thực phẩm tự nhiên đều có thể giúp giảm huyết áp tâm thu hiệu quả ở những người bị tăng huyết áp. 

Một chế độ ăn giúp cân bằng được lượng natri - kali nạp vào đó là ăn các thực phẩm tươi sống, giàu kali.

Các loại rau lá xanh, nấm, quả việt quất, quả bơ, cần tây, xà lách, chuối, cà chua, khoai lang, mơ, sữa chua từ động vật ăn cỏ và cá hồi Alaska là những loại thực phẩm bạn có thể ăn để giảm huyết áp tự nhiên do những thực phẩm này có chứa lượng kali cao.

Ngoài ra, nên ăn những loại quả ít ngọt để giảm thiểu được lượng fructose và các loại thực phẩm nhiều chất chống oxy hóa như lựu, trà xanh, rượu vang đỏ, việt quất... nhằm giúp hạ huyết áp, giãn mạch, phòng chống ung thư, tim mạch...


 

 

 

4 loại nước thơm ngon ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim

 

4 loại nước thơm ngon ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim

Nước ép chanh dây, lựu, cam, quýt có chứa hàm lượng kali cao, tốt cho huyết áp - yếu tố liên quan chặt chẽ tới tim.

Tim và các vấn đề về tuần hoàn khác là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới, thường do xơ vữa động mạch. Vấn đề đó xảy ra khi chất béo tích tụ trong các động mạch xung quanh tim, khiến máu khó lưu thông. 

Theo Mirror, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu bạn có lượng cholesterol cao và huyết áp cao. Đó là lý do các cơ quan y tế khuyên mọi người nên giữ huyết áp ở mức thấp.

Huyết áp cao rất phổ biến, khoảng 30% người trưởng thành trên toàn cầu bị tình trạng này. Khi đó, máu bơm quá mạnh vào thành động mạch, nếu không được điều trị có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe

Theo Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), chế độ ăn uống lành mạnh là cách tuyệt vời để kiểm soát huyết áp. 

Tác dụng của nước ép trái cây

Mọi người nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có nhiều kali vì khoáng chất này có tác dụng loại bỏ natri ra khỏi cơ thể, yếu tố làm tăng huyết áp. Kali cũng làm giãn thành mạch máu, giúp giảm huyết áp.

Natri và kali là hai khoáng chất có liên quan với nhau trong việc điều hòa huyết áp và giúp tim khỏe mạnh. Ăn ít thực phẩm mặn và nhiều thực phẩm giàu kali có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Kali có trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trái cây, rau, các loại đậu và sữa ít béo. Trong khi đó, hấp thụ nhiều thực phẩm giàu natri, đặc biệt bánh mì chế biến sẵn, đồ ăn nhẹ đóng gói, đồ hộp và đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nước cam có chứa nhiều khoáng chất, bao gồm kali. Ảnh: Parade

Medical News Today cho biết, có bốn loại nước ép trái cây chứa lượng khoáng chất cao là chanh dây, lựu, cam, quýt. Một cốc nước chanh dây có 687mg kali, nước lựu - 533mg, nước cam - 496mg, nước quýt - 440mg.

Một quả chuối - thường được quảng cáo có nguồn khoáng chất tuyệt vời - có khoảng 358mg kali. 

Nhiều người không biết bị cao huyết áp 

Điều quan trọng là phải kiểm tra huyết áp thường xuyên, ngay cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn ổn. Tổ chức Tim mạch Anh (BHF) cho biết huyết áp cao hiếm khi có các triệu chứng đáng chú ý, nhưng có thể có một số dấu hiệu như hụt hơi, nhức đầu, mờ mắt, chảy máu cam, đau ngực, chóng mặt… 

Trung tâm y tế học thuật Mayo Clinic, có trụ sở tại Mỹ, cảnh báo: “Hầu hết những người bị huyết áp cao không có triệu chứng, ngay cả khi chỉ số huyết áp lên đến mức cao nguy hiểm”. Bỏi vậy, những người trên 40 tuổi nên thường xuyên kiểm tra huyết áp. 

Huyết áp cao từ 140/90mmHg trở lên (hoặc 150/90mmHg trở lên nếu bạn trên 80 tuổi). Mức ổn đình thường từ 90/60mmHg đến 120/80mmHg. 

Các giải pháp giảm huyết áp khác bao gồm hạn chế uống rượu và giảm cân nếu cần, không tiêu thụ đồ uống có nhiều caffeine (trà, cà phê) và bỏ thuốc lá. Hoạt động thể chất là một cách tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tuần hoàn, đồng thời giảm huyết áp và cholesterol.

Theo VNnet

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

Cách làm rau câu trái bơ

 Bơ vào mùa vừa rẻ vừa ngon. Ngoài việc ăn tươi, chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ngon, như chè bơ. Mời các bạn cùng xem.


Nguyên liệu

200g thịt bơ, 20g đường, 50ml cốt dừa, 120ml sữa tươi

2,5 lá geratin hay 3g bột rau câu

1m nước cốt chanh, 2M sữa đặc 

1M bột báng và bột khoai xanh đỏ bẻ nhỏ.

Phần nước cốt:

 100ml sữa tươi + 3M sữa đặc

Cách làm

Ngâm lá geratin trong nước 10 phút cho mềm.

Ngâm bột báng và bột khoai vào nước ấm cho nở.

Nấu nước cốt : Hòa sữa tươi + sữa đặc cho tan. Bắc lên nấu với bột báng+ bột khoai trên lửa nhỏ, cho bột khoai và bột báng chín, là được.

Cho bơ + 1/2 sữa tươi (60ml)+ sữa đặc + đường + nước cốt chanh vào máy xay nhuyễn. 

Nấu 1/2 sữa tươi còn lại (60ml) + 50ml nước cốt dừa + geratin cho nóng già.

Đổ geratin vào hỗn hợp bơ, khuấy cho hòa quyện vào nhau rồi đổ ra khuôn. 

Cho vào ngăn mát 5 tiếng là đông lại.

Lấy ra dĩa sâu lòng, rưới nước cốt bột báng bột khoai lên rồi thưởng thức thôi!

Theo Nấu Ăn Không Khó