Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Mười món trang miệng

Mời các bạn xem có ngon hông nè! Xem món nào thích hợp rồi thử nghiệm nha các bạn. Mình thì thấy món nào cũng ... ngon hết à!  Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

7 thói quen thường thấy đang dần 'phá hủy' thận

Thận là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong hệ bài tiết của cơ thể, những thói quen nhỏ trong cuộc sống cũng có thể gây hại cho thận, nhiều người không biết. 

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nước và chất điện giải, giúp bài tiết các chất thải, độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được việc bảo vệ thận đúng cách, có nhiều thói quen mọi người hay làm gây hại cho thận. 
Dưới đây là 7 thói quen không tốt gây hại cho thận:

1. Không thích uống nước
7 thói quen thường thấy đang dần 'phá hủy' thận
Rất nhiều người không thích uống nước, có một số người sợ phải vào nhà vệ sinh thường xuyên. Nếu lượng nước trong cơ thể không đủ, sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận, sự cân bằng của nước và chất điện giải trong cơ thể không tốt, sẽ không có lợi trong quá trình vận chuyển và đào thải chất thải trong thận, cơ thể sẽ tích tụ nhiều chất độc, lâu dài sẽ gây hại cho thận và sức khỏe thể chất. 

2. Ăn quá nhiều muối
Muối chủ yếu cần thận để chuyển hóa. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, gánh nặng cho thận sẽ tăng lên. Hơn nữa ăn quá mặn rất dễ dẫn đến tăng huyết áp và máu thận không thể duy trì lưu lượng ở mức bình thường, từ đó có thể dẫn đến bệnh thận.
Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên kiểm soát lượng muối ăn vào cơ thể, mỗi ngày mỗi người trưởng thành ăn muối không vượt quá 6g.

3. Thực phẩm quá nhiều dầu hoặc quá ngọt
Thực phẩm quá nhiều dầu mỡ hoặc quá ngọt rất dễ gây béo phì, lượng nước và natri được giữ lại trong cơ thể của người béo phì quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, từ đó dẫn đến các bệnh về thận.

4. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein
7 thói quen thường thấy đang dần 'phá hủy' thận
Hiện nay, mức sống của con người được nâng cao, do đó thịt cá là những món ăn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, những thực phẩm này chứa nhiều protein, trong quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ sản sinh urê và các chất thải khác, cần phải lọc thông qua thận và bài tiết qua nước tiểu. Lượng protein quá mức sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu bên trong và bên ngoài cầu thận, làm tăng gánh nặng cho thận và lâu dài sẽ gây tổn thương thận.

5. Thích uống các loại đồ uống, cà phê hoặc ăn mì ăn liền
Một số người thích uống cà phê hoặc đồ uống có ga như coca, và thậm chí ăn mì ăn liền để tiết kiệm thời gian. Những thực phẩm này chứa lượng calo cao và tương đối nhiều muối, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thận.

6. Thích ăn hải sản và uống bia
7 thói quen thường thấy đang dần 'phá hủy' thận
Đặc biệt vào mùa hè, ăn hải sản dễ tạo thành các chất chuyển hóa quá mức trong cơ thể như axit uric và nitơ urê, đòi hỏi thận phải bài tiết. Uống một lượng lớn bia có thể dễ dàng dẫn đến các bệnh chuyển hóa như tăng axit uric máu, tăng lipid máu và tăng tổn thương thận.

7. Thường xuyên nhịn tiểu
Nhịn tiểu khiến các loại vi khuẩn sản sinh và ở trong bàng quang một thời gian dài, vi khuẩn thông qua niệu đạo đi vào thận, vì vậy rất dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bể thận, những bệnh nhiễm trùng này thường xảy ra dễ hình thành nhiễm trùng mãn tính, không dễ điều trị. 
Các bác sĩ khuyến cáo nếu bạn có 7 thói quen trên trong cuộc sống hàng ngày, nó sẽ gây ra các mức độ tổn thương khác nhau cho thận của bạn. Ngay từ bây giờ bạn nên có những thay đổi trong thói quen của mình để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Theo VNN

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Dấu hiệu '2 hơn, 2 đau' của dạ dày

Khi ung thư dạ dày xuất hiện, cơ thể bạn sẽ phát ra những tín hiệu nhất định, điển hình là các triệu chứng "2 hơn, 2 đau" dưới đây.

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến, thường xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình bị ung thư và nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
Ung thư dạ dày là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, càng để lâu tỉ lệ tử vong càng cao. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày thường không rõ ràng. Để khắc phục điều này, bạn hãy để ý các dấu hiệu "2 hơn, 2 đau" trên cơ thể. Nếu có, rất có thể bạn đã mắc các bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí ung thư dạ dày.  
"2 hơn":

1. Ăn nhanh no hơn
Dấu hiệu '2 hơn, 2 đau' cảnh báo ung thư dạ dày đang phát triển
Bệnh nhân ung thư dạ dày do khối u phát triển có thể dẫn đến giảm hàm lượng dạ dày, thậm chí tắc nghẽn môn vị. Vì thế, bệnh nhân ăn một lượng nhỏ thức ăn cũng có thể có cảm giác no, kèm theo cảm giác chán ăn và giảm dần cân nặng.

2. Axit dạ dày bài tiết nhiều hơn
Dấu hiệu '2 hơn, 2 đau' cảnh báo ung thư dạ dày đang phát triển
Trong trường hợp bình thường, bài tiết axit dạ dày sẽ diễn ra thường xuyên và vừa phải. Tuy nhiên, khi hoạt động của dạ dày gặp vấn đề, bài tiết axit dạ dày có thể tăng bất thường, gây trào ngược dạ dày, trào ngược axit, ợ nóng và các triệu chứng khác. Nó cũng có thể kích thích niêm mạc dạ dày gây ra những cơn đau âm ỉ khó chịu.
"2 đau":

1. Đau vùng thượng vị
Dấu hiệu '2 hơn, 2 đau' cảnh báo ung thư dạ dày đang phát triển
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư dạ dày, cơn đau nằm ở bụng giữa và trên. Vì ở gần ngực hơn nên hầu hết mọi người khó phân biệt được cơn đau cụ thể đến từ đâu.
Đau do ung thư dạ dày gây ra có thể là cơn đau bất chợt, theo từng cơn và từng thời điểm khác nhau.

2. Đau khi nuốt
Dấu hiệu '2 hơn, 2 đau' cảnh báo ung thư dạ dày đang phát triển
Với sự xuất hiện của hiện tượng trào ngược dạ dày, axit dạ dày chảy ngược vào thực quản và gây tổn thương niêm mạc thực quản, do đó bệnh nhân sẽ bị đau hoặc cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn hoặc uống nước.
Bất kì bệnh nào cũng nên được phòng ngừa và phát hiện kịp thời, vì vậy, bạn nên để ý đến sức khỏe và chăm sóc cơ thể thường xuyên. Bên cạnh việc duy trì thói quen sống lành mạnh khoa học, một chế độ ăn phù hợp, tốt cho dạ dày sẽ giúp phần nào căn bệnh này.
Dưới đây là những thực phẩm tốt cho dạ dày bạn cần lưu ý:
- Chuối: Đứng đầu bảng trong nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày bởi khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Đồng thời chuối có lượng chất  xơ hoà tan pectin cao, rất có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.
- Nước ép táo: Nước ép táo dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng, trong đó thành phần chất xơ hoà tan pectin thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.

Dấu hiệu '2 hơn, 2 đau' cảnh báo ung thư dạ dày đang phát triển
- Trà thảo dược: Một số loại trà thảo dược (không cafeine) giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Đặc biệt, trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.
- Nghệ và mật ong: Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Theo Vietnamnet

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Cánh gà chiên nước ... tương (kiểu Nhật)

Chúng ta đã quá quen với món Cánh gà chiên nước mắm rồi phải không ạ? Giờ ta qua "nước tương" nhé!



Nguyên liệu

8 cái cánh gà
1/2 cup nước tương
1/4 cup rươu mirin
1/4 cup rượu sa kê
1/4 cúp đường
1m bột tỏi
bột khoai tây, muối , tiêu, mè rang và dâu chiên

Cách làm

Cánh gà lấy phần bên dưới, rửa sạch, thấm cho ráo nước.
Rắc chút muối tiêu lên cả 2 mặt.
Áo qua 1 lớp bột khoai tây khô, rồi chiên 2 lửa.
Cho các loại gia vị " nước tương + rượu + đường + bột tỏi vào nấu sôi.
Bỏ cánh gà vào áo cho đều. 
Khi nước sốt rút xuống còn sanh sánh là được.
Xếp ra dĩa, rắc tí mè lên cho thêm phần hấp dẫn. 
Có vài lon bia lạnh thì chắc là hoàn hảo hơn!  

Bichnga biên soạn từ Tasty

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

Lục Tàu Xá


Món "trà chiều" của tuổi thơ mấy mươi năm về trước. 

Cứ khoảng ba giờ chiều là tiếng chuông leng keng của một chú người Hoa đang còng lưng đạp chiếc xe ba gác, trên có một nồi Lục Tàu Xa rất to. Chẳng biết chú đến từ nơi nào, mà cứ tầm giờ ấy cả nhà tôi ngồi ngóng chú. 
Cũng chẳng biết chú nấu bao nhiêu chén mà cái nồi to như cái nồi nấu bánh chưng, lúc tới nhà tôi chỉ còn khoảng gang tay. Cầm chén LTX trên tay chúng tôi húp nhè nhè từng muỗng một. Món LTX của chú như món cháo bột, mềm mịn, xánh thoang thoảng hương thơm không nhớ của nước hoa bưởi, hay dầu chuối. Đôi khi nghe người lớn bàn tán với nhau có cả hạt sen nghiền trong đó. Chẳng biết chú bắt đấu bán từ bao giờ nhưng khi đến chỗ chúng tôi dù có gần cạn nồi, chè vẫn còn âm ấm nóng. Tuổi lên 10 chỉ biết ăn, và  ký ức về chú với món Lục Tàu xá chỉ còn có thế.

Khi đã thảnh thơi người ta hay nhớ về thời thơ ấu. Và món LTX lại là nỗi nhớ khuây khuất của chị em tôi (những kẻ ham ăn). 
Một lần ra Huế, đọc thực đơn của một nhà hàng có món LTX tôi đã vội gọi lên kẻo quên, nhưng không may hôm đó hết rồi. Lấy số điện thoại nhà hàng vì còn ở thêm một ngày nữa, nên hôm sau đã canh để gọi 3 cuộc điện thoại tới nhà hàng. Khi bết chè đã đem ra bán, dù mưa tầm tã, tôi vẫn bắt "người của tôi" lội mưa đưa cho được LTX về cho tôi.

Cái khoảng thời gian chờ đợi ấy giống như thời gian ngày xưa chờ ... (Hahah...)
Càng khắc khỏai mong chờ bao nhiêu thì khi "gặp mặt" nỗi thất vọng càng lớn bấy nhiêu. LTX nơi đây giống như chè táo sọn và chè hoa cau cộng lại chia đôi. Hột đậu còn nguyên, và bột năng lõng bõng. Buồn!!!
Hôm nay đọc bài này "nỗi nhớ LTX" trong tôi lại trỗi dậy! Dù công thức này không giống của chú lắm, nhưng hy vọng rằng khi nấu món này tôi cũng nguôi ngoai đi phần nào nỗi nhớ ấy!


Nguyên liệu 

Đậu xanh chà vỏ 150gr
Hạt sen đã làm sạch 100gr
Vỏ quýt khô ( trần bì ) 1 ít, rửa bằng nước nóng, xắt sợi nhuyễn
150g Đường
1 chút muối

Cách làm

Cho đậu xanh và hạt sen vào nồi, đổ nước vào ninh cho đậu và hạt sen chín nhừ.
Ninh khoảng 20 phút khi đậu và hạt sen nhừ, cho đường và một chút muối vào khuấy đều.
Khi món chè đã ở dạng sệt, bạn cho vỏ quýt vào khuấy đều.
Múc chè ra bát và thưởng thức.

Tổng hợp


Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Cải xào nấm kim chi

Thêm một món rau xào nữa để đỡ ngán thịt thà nè! Nhưng cũng không kém phần bổ đưỡng đâu nha các bạn!




Nguyên liệu

250g cải chíp
100g nấm hải sản
3 nhánh tỏi
Muối, hạt nêm
Hành lá
1 chút nước dùng hoặc nước lọc

Cách làm
 
Rau cải rửa sạch, bổ đôi. Tỏi bằm nhỏ. Nấm cắt bỏ chân.
Đặt chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào sau đó cho tỏi vào phi thơm. Tiếp theo cho nấm hải sản cùng chút muối và hạt nêm vào xào chín.
Đun sôi 1 nồi nước, cho rau cải vào luộc chín thì vớt ra rổ để ráo nước.
Sau đó xếp rau cải ra đĩa, trút nấm đã xào lên trên cùng, tiếp theo rắc một ít hành lá lên là được.
Thay vì xào cả rau và nấm sẽ khiến món ăn trở nên nhiều dầu mỡ. Với cách làm thông minh này bạn sẽ có món ăn vừa hành hòa lại bớt ngán ngấy. Rau cải ngấm phần nước xốt từ nấm xào nên vẫn vừa vặn và thơm ngon không kém đấy nhé!
ST

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Nhiều kiểu Há cảo - dumpling

Mời các bạn xem cách làm há cảo của một số nước cùng với công thức và cách làm. Nhớ thử nha các bạn!


Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Bài phát biểu chấn động về trà xanh, rượu vang, ngô, khoai và sai lầm khi tập thể dục

Bài phát biểu chấn động về trà xanh, rượu vang, ngô, khoai và sai lầm khi tập thể dục

Giáo sư Tề Bá Lực là Trưởng khoa nội, Bệnh viện y học, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), Tổng biên tập Tạp chí y học nước ngoài, Hội viên Hội y học Hoa Kỳ, thành viên Hội khoa học sức khỏe Trung Quốc. Dưới đây là bài trích dịch từ buổi nói chuyện mới đây của giáo sư Tề Bá Lực trong một cuộc hội thảo.

Nghiêm trọng và bất thường: Đa số đều chết do bệnh tật, rất ít người chết do tuổi già!
Trải qua hơn 6 năm làm việc tại Đại học Stanford, Mỹ, tôi vừa trở về (TQ) và muốn chia sẻ với mọi người rất nhiều những điều mới mẻ.
Theo kết quả điều tra dân số ở Bắc Kinh vừa công bố, chúng ta đã giành vị trí “quán quân” về lĩnh vực sức khỏe, trở thành nhà vô địch về bệnh cao huyết áp, và cũng chiếm vị trí đứng đầu về bệnh mỡ máu cao. Thật đáng tiếc khi nói ra điều này.
Bây giờ, tỷ lệ tử vong cao nhất là nhóm người ở độ tuổi từ 30-50. Tuổi tác chính là mục tiêu đáng giá nhất của đời người, mà mắc bệnh mỡ máu cao thì rất nguy hiểm.
Thế giới đã đưa ra một tiêu chuẩn cho tuổi thọ, người sống thọ là phải có độ tuổi cao gấp 5-7 lần tính từ thời gian trưởng thành hoàn thiện. Nghĩa là phải sống được từ 100-175 tuổi mới đúng.
Vậy tại sao chúng ta không đạt được con số đó? Lý do chính nằm ở chỗ chúng ta đã không coi trọng việc chăm sóc sức khỏe, vấn đề nghiêm trọng này phổ biến ở khắp cả nước. Ngày nay, đại đa số người đều chết do bệnh tật, có rất ít người chết do tuổi già.
Vấn đề rất nghiêm trọng như vậy, rất bất thường và cực đoan, đòi hỏi tất cả chúng ta phải khắc phục càng sớm càng tốt.
 
“Không phải là tôi sống thọ đâu, mà là mọi người chết quá sớm”!
Tuổi thọ của phụ nữ Trung Quốc trung bình thấp hơn phụ nữ Nhật tới tận 20 năm, đây là một sự khác biệt hoàn toàn, khoảng cách quá lớn và là điều không thể chấp nhận được!
Một kinh nghiệm tiên tiến của Nhật Bản trong việc chăm sóc sức khỏe đó chính là dựa vào cộng đồng. Họ tổ chức các buổi nói chuyện về sức khỏe hàng tháng như một lớp học, nếu ai không học thì sẽ phải học bù, tất cả đều phải học.
Tôi đã làm việc trong bệnh viện suốt hơn 40 năm qua, đại đa số bệnh nhân bị tử vong đều chết trong đau đớn. Hôm nay tôi nói điều này, với sự ủy quyền của Hội khoa học sức khỏe, Bộ y tế Trung Quốc, hy vọng mỗi người đều phải thật sự chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe.
Liên Hiệp Quốc đưa ra một khẩu hiệu: “Đừng chết vì thiếu hiểu biết”. Một thực tế khác là nhóm trí thức như chúng tôi, có tuổi thọ trung bình chỉ 58,5 tuổi. Một người học sau tiến sĩ như tôi, từ bé đến lớn mất 29 năm đèn sách.
Vậy thì sẽ làm được gì nếu tuổi thọ trung bình chỉ như thế? Thậm chí, rất nhiều nhà khoa học không sống được qua cái tuổi thọ trung bình nêu trên!
Khi tôi ở Stanford (Mỹ), tôi đã tranh thủ đến nhà của tướng Trương Học Lương, tham quan phòng trưng bày sinh nhật 100 tuổi của ông ấy, tôi đã học được rất nhiều điều bất ngờ. Ngay từ khi bước vào cửa, nhìn thấy ông ấy rạng ngời, mắt không hoa, tai không điếc. Nhiều người hỏi rằng, thiếu soái ơi, sao ông sống thọ đến như vậy?
Ông vui đùa trả lời rất rõ ràng rằng, không phải là tôi sống thọ đâu, mà là mọi người chết quá sớm.
Tôi cũng đã từng gặp rất nhiều người, ví dụ như bà Tống Mỹ Linh, cũng sống rất thọ, đến hơn 100 tuổi. Tôi đặt câu hỏi, tại sao họ có thể sống như vậy mà chúng ta lại không? Tôi đã rất ngạc nhiên, nhiều người trong chúng ta lại còn nghĩ rằng, cuộc sống này chỉ là cõi tạm, suy nghĩ này thật đúng là nguy hiểm chết người.
Bà Tống Mỹ Linh sống thọ đến hơn 100 tuổi
Vậy mọi người đã biết chăm sóc sức khỏe thế nào chưa? Trong một cuộc hội nghị quốc tế về sức khỏe tại tiểu bang Victoria (Mỹ) có một tuyên bố với ba nội dung quan trọng: Thứ nhất là chế độ ăn uống cân bằng, thứ hai là vận động thể dục thích hợp, thứ ba là trạng thái tâm lý ổn định.

Về cách uống đúng
Trong hội nghị chăm sóc sức khỏe Quốc tế đã chia ra 6 nhóm thức uống quan trọng như sau: Trà xanh; Rượu vang đỏ; Đậu nành; Sữa chua (bạn cần chú ý là sữa chua, không phải sữa); Canh xương; Canh nấm.
Tại sao lại đề cập đến món canh nấm? Bởi vì nấm có thể cải thiện chức năng miễn dịch.
Thế còn canh xương? Trong canh này chứa chất keo mềm, có thể giúp ích cho việc kéo dài tuổi thọ, vì vậy các nước hiện nay còn có cả phố kinh doanh món canh xương, trong khi chúng ta chưa để ý đến vấn đề này, rất hiếm quán ăn như vậy.
Tại sao đề cập đến sữa chua? Bởi vì sữa chua là để duy trì sự cân bằng của vi khuẩn. Tức là tạo môi trường để vi khuẩn có lợi phát triển, vi khuẩn có hại bị triệt tiêu, ăn sữa chua có thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh. Chúng ta không phủ nhận tác dụng của sữa, nhưng so với sữa chua thì khác biệt rất lớn, chênh lệch tác dụng quá xa.
Bí quyết giúp bà Tống Mỹ Linh mắc ung thư từ tuổi 40 nhưng thọ đến 106 tuổi chỉ đơn giản là loại quả quen thuộc của mọi nhà?

Tại sao nên uống trà xanh?
Trà xanh có chứa phenol, mà phenol là chất có thể phòng ngừa ung thư. Trong tất cả các loại đồ uống thì trà xanh đứng vị trí số 1.
Nhật Bản luôn là nước làm công việc điều tra dân số đặc biệt tốt. Họ nói rằng kết quả điều tra dân số cho thấy những người trên 40 tuổi, không có ai trong cơ thể không chứa tế bào ung thư. Thế nhưng tại sao, có người mắc ung thư có người không? Điều này liên quan đến việc uống trà hay không.
Nếu bạn uống 4 cốc trà xanh mỗi ngày, các tế bào ung thư sẽ không phân chia, và thậm chí việc phân chia tế bào đó còn diễn ra chậm hơn 9 năm so với bình thường. Vì vậy, các sinh viên Nhật Bản đi học được khuyến nghị mỗi ngày nên uống một tách trà xanh.
Điều thứ 2 cần lưu ý là trà xanh có chứa flo. Từ thời cổ đại, con người đã biết và áp dụng điều này.
Người Nhật ngày nay đã xác định rất rõ, trà không chỉ làm chắc răng, mà còn có thể ngăn ngừa sâu răng và loại bỏ mảng bám trên răng. Bởi chỉ sau ăn 3 phút là mảng bám có thể tích tụ thành cao răng.
Bây giờ nhiều người trong chúng ta có hàm răng rất xấu, bởi không những không súc miệng bằng nước trà, thậm chí còn không súc miệng bằng nước lọc. Tôi nói thật, trong bệnh viện thì nha khoa là bộ phận bận rộn nhất, còn trong chính khoa Nha khoa thì bộ phận làm răng giả, trám răng luôn bận rộn nhất.
Hãy thử nghĩ xem, nếu răng bạn chắc khỏe, thì đương nhiên là sẽ sống trường thọ rồi. Vậy mà rất nhiều người không hiểu điều này. Thực ra bạn cũng không cần mất sức nhiều, chỉ ngậm một ngụm trà để cho mảng bám tan ra thôi, lại làm cho răng thêm chắc khỏe.
Thứ ba, bản thân trà xanh chứa chất cam ninh, chất này có thể cải thiện sự dẻo dai của các mạch máu, khiến cho mạch máu không dễ dàng bị phá vỡ.
Rất nhiều người ở khắp nơi đã phải đến Bắc Kinh để điều trị tai biến mạch máu não. Cứ trong 4 người chết tại bệnh viện thì có 1 người xuất huyết não, điều đó rất nguy hiểm. Bệnh xuất huyết não không thể chữa được, mà nó sợ sự tức giận. Chỉ cần bạn bực tức, đập bàn hay trừng mắt, là mạch máu não có thể bị vỡ.
Tôi vì thế mà giờ đây cũng đã chăm chỉ uống trà xanh, vì tôi sợ con mình cũng nóng giận. Các bạn ạ, ở độ tuổi của các bạn, cũng có thể uống trà được rồi, uống trà sớm, thì sau này có tức giận mà đập bàn trừng mắt, thì cũng không quá lo lắng (đứt mạch máu não).
Uống trà sớm thì sau này có tức giận mà đập bàn trừng mắt cũng không lo đứt mạch máu não

 Vì sao nói cần uống rượu vang đỏ?

Người Châu Âu dù là già trẻ trai gái mỗi ngày đều uống một chút rượu vang đỏ, vì sao lại làm thế? Đó là trên vỏ quả nho có một chất gọi là “resveratrol.” Đó là một loại chất có thể chống lão hóa. Đây cũng là một chất chống oxy hóa, người hay uống rượu này có thể giảm mắc bệnh tim mạch.
Thứ hai là nó có thể giúp ngăn ngừa chứng ngừng tim đột ngột. Chúng ta đều biết rằng, tim có thể ngừng đập bất kỳ lúc nào, có thể là do bệnh tim, cũng có thể là do bệnh huyết áp, vấn đề liên quan đến thực phẩm ăn uống.
Một vài ngày trước, tôi đã đến một trường Đại học sự phạm để dự hội nghị. Nghe kể rằng một tiến sĩ 35 tuổi, buổi sáng vẫn còn làm việc vui vẻ hoạt bát, buổi trưa đã ra đi do mỡ máu quá cao.
Tôi lại dẫn kết quả điều tra dân số của Bắc Kinh cho các bạn thấy, trong 2 người (viên chức) thì có 1 người bị mỡ máu cao, vậy là tỉ lệ 50%. Nguy cơ của người mắc mỡ máu cao chính là đột ngột bị ngưng tim.
Có một chàng trai trẻ 20 tuổi, khi hút máu ra kiểm tra thì thấy toàn mỡ bóng nhẫy, rất nguy hiểm. Chúng tôi hỏi anh ấy ăn thế nào, anh ấy bảo ăn rất tốt. Chúng tôi nói rằng, không phải rất tốt, mà rất không hợp lý.
Rượu vang đỏ còn có một tác dụng khác là làm giảm huyết áp và giảm cholesterol trong máu.
Rượu nho mỗi ngày không nên uống quá 300ml, rượu trắng không vượt quá 5-10ml, bia không quá 300ml. Nếu bạn vượt quá số lượng này là sai, không nhiều hơn số lượng này là tốt.
Một số phụ nữ hỏi rằng họ không biết uống rượu thì phải làm sao. Tôi trả lời, không uống được rượu thì có biết ăn nho không, nếu ăn nho có thể không bỏ vỏ không? Nho ở đây là nho đỏ nhé. Nho trắng không có chất này.

Về cách ăn đúng
Cơ thể con người cần có một môi trường kiềm thấp, vì vậy nên ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc.
1. Ngũ cốc “báu vật” chính là ngô
Về tác dụng của ngô, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ từng tiến hành khảo sát và thấy rằng những người Mỹ gốc da đỏ rất ít ai bị bệnh cao huyết áp, không ai bị xơ cứng động mạch, nguyên nhân là do họ ăn món lương thực chính là ngô.
Ngô chứa nhiều lecithin, acid linoleic, bột ngũ cốc… các chất này có thể không làm cho bệnh cao huyết áp và xơ cứng động mạch.
Sau cuộc khảo sát này, tôi ngay lập tức sửa chữa sai lầm của mình bằng cách mỗi ngày đều ăn cháo ngô, dù là đang sống 6 năm liên tục tại Mỹ.
Khi tôi 70 tuổi, rất năng động, tràn đầy năng lượng, giọng nói vang, sung mãn từ đầu đến chân, da dẻ hầu như chưa có nếp nhăn. Lý do là gì? Đó là tôi đã ăn cháo ngô, tin hay không thì tùy bạn.
2. Kiều mạch
Tại sao nhắc đến kiều mạch? Bây giờ mọi người đang mắc bệnh “tam cao”, có nghĩa là, cao huyết áp, cholesterol cao, lượng đường trong máu cao. Kiều mạch là một thực phẩm có tác dụng “ba giảm” để chống lại bệnh tam cao trên.
Kiều mạch chứa 18% cellulose, làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa. Thống kê cho thấy, những người làm việc trong văn phòng khi mắc bệnh, có tới 20% bị ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết.
3. Các loại khoai
Khoai lang, khoai mỡ, khoai tây là những loại củ đã được trình bày trong các hội nghị về tác dụng tuyệt vời của nó. Nguyên nhân là do đây chính là thực phẩm “3 hấp thụ” gồm hấp thụ nước, hấp thụ chất béo- đường và hấp thụ độc tố.
Khi hấp thụ nước, chúng sẽ làm nhuận tràng thông ruột, giảm mắc bệnh ung thư các cơ quan tiêu hóa như trực tràng, kết tràng.
Hấp thu chất béo và đường thì sẽ làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
Hấp thu độc tố thì sẽ làm giảm các bệnh viêm nhiễm đường ruột, cũng là nguyên nhân gây u nhọt.
Tôi từng ở Mỹ và thấy rằng người dân ở đó họ cũng thích ăn khoai, ăn nhiều món ăn được chế biến từ khoai. Tôi rất hy vọng mọi người sẽ ăn nhiều khoai, coi khoai là một trong những món nên có trong bữa ăn hàng ngày.

4. Hạt kê
Trong cuốn sách “Bản thảo cương mục” nổi tiếng của Trung Quốc có ghi rằng, kê có tác dụng trừ ẩm, kiện tì, giúp giấc ngủ ngon và tâm trạng vui vẻ. Nhiều tác dụng như vậy sao bạn không ăn. Đặc biệt là những người làm việc văn phòng, chúng tôi khuyên bạn nên ăn để có giấc ngủ tốt.
Các bạn nên tin rằng, chăm sóc sức khỏe bằng thực phẩm quan trọng hơn chữa bệnh bằng thuốc. Câu nói này cũng do danh y Lý Thời Trân nói đấy, vì vậy ông ấy viết sách “Bản thảo cương mục” cũng toàn viết về tác dụng của thực phẩm tốt như một vị thuốc.
Vì sao tôi nói nên dùng thực phẩm thay thế thuốc, vì trong 10 loại thuốc thì 9 loại chứa độc. Tôi chưa từng nghe nói rằng uống thuốc có thể làm cho bạn khỏe hơn. Đến vua uống thuốc cũng không thể thành công, thì bạn cũng không thể làm được.
Điều tôi muốn nói rằng, tôi không nhấn mạnh hay phủ nhận việc uống thuốc, nhưng tôi phản đối việc “loạn uống”, tức là uống linh tinh, tùy tiện. Tôi chủ trương uống thuốc là phải đạt 3 tiêu chí “ngắn, cân bằng, nhanh”. Tức là uống thuốc trong thời gian ngắn thôi, và uống xong phải bình an khỏe mạnh hơn trước.
Cách tập thể dục đúng
Buổi sáng sớm tinh mơ tập thể dục là rất nguy hiểm. Khi thức dậy vào buổi sáng, đồng hồ sinh học của cơ thể đang ở mức thân nhiệt cao, huyết áp cao, áp suất trong thận đang cao hơn buổi tối tới 4 lần. Nếu chơi thể thao ở cường độ cao, rất dễ gặp vấn đề, dễ bị tim ngừng đập.
Chúng tôi không phản đối việc đi bộ buổi sáng, thực hiện các bài thể dục đơn giản, Thái cực quyền, khí công, nhưng nếu buổi sáng mà để người già tập thể dục với cường độ cao thì quả thật lợi bất cập hại, tỉ lệ tử vong vì nguyên nhân này rất cao.
Tuổi thọ không liên quan đến giàu nghèo và địa vị
Có người hỏi tôi, họ nghèo quá không có tiền mà chăm sóc sức khỏe thì phải làm sao? Tôi xin thưa, các tổ chức quốc tế điều tra cho thấy, những nhóm người trường thọ nhất trên toàn thế giới lại sinh sống ở những vùng nghèo khổ.
Bạn nghe xem có kỳ lạ không, những người sung sướng mỗi ngày ở trong phòng tiệc, ăn đủ thịt gà cá lợn, đi đâu cũng xe đưa rước, nhưng bụng lại to, tôi đã điều tra và thấy, họ chỉ sống không quá 65 tuổi.
Chúng ta biết rằng, người có quyền lực nhất là các vị hoàng đế, đa số chết trẻ. Chỉ có vua Càn Long là sống được 89 tuổi.
Ông là một người rất biết chăm sóc sức khỏe, trong nhóm những đời vua của Trung Quốc thì ông là quán quân sống thọ. Chúng tôi đã tìm kiếm tư liệu về ông và biết rằng, thứ nhất ông rất thích thể dục, thứ hai là ăn uống cẩn thận, thứ ba là hay đi du lịch, vì thế ông mới sống thọ.
Vậy người có quyền và tiền, không hẳn là người sống thọ, quan trọng nhất là cách chăm sóc sức khỏe. Vì vậy mà Liên hợp quốc mới nhấn mạnh, đừng chết vì thiếu hiểu biết.
Cụ Johannas Quaas sinh năm 1925 là vận động viên thể dục dụng cụ cao tuổi nhất. Rèn luyện sức khỏe sẽ xua đuổi được tuổi già.
* Theo Health/TT/Soha

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Dưa leo sốt mắm chua ngọt

  Một món rau dễ làm không ngán cho ngày Tết .



Nguyên liệu

5 trái dưa leo
Mắm, đường, tỏi, ớt, chanh

Cách làm

Dưa leo rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong 5 phút, vớt ra để ráo.
Thái dưa leo thành những khúc dài vừa gắp, xếp ra đĩa.
Tỏi lột vỏ, đập dập; ớt đỏ bỏ hạt; sau đó băm nhuyễn cả ớt và tỏi.
Cho hỗn hợp tỏi ớt đã giã ra chén, cho đường vào. Rót nước ấm vào và khuấy đều. Đến khi đường tan hết ta cho nước mắm vào khuấy đều.
Rưới nước mắm tỏi ớt lên dưa leo, để khoảng 15 phút trong tủ lạnh thì mang ra dùng.
Món dưa leo giòn, đậm đà, thơm thơm cay cay vị tỏi, ớt rất đưa cơm.

ST