Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Tại sao nhà khoa học Mỹ khuyên nên trồng trầu bà trong nhà

Tại sao nhà khoa học Mỹ khuyên mỗi gia đình nên có ít nhất 1 chậu cây trầu bà trong nhà?

Tôi thường chọn cây trầu bà”, Bill Wolverton, một nhà khoa học nghiên cứu thực vật của NASA từng tham gia nghiên cứu vào năm 1989 cho biết.
Cây cảnh không thể thiếu được đối với cuộc sống của con người. Thông qua quá trình quang hợp, chúng chuyển đổi lượng khí carbon dioxide mà chúng ta thở ra thành oxy tươi sạch và cũng có thể loại bỏ độc tố khỏi không khí mà chúng ta hít vào
Một thí nghiệm nổi tiếng của NASA được thực hiện vào năm 1989 cho thấy các cây cảnh trong nhà có thể làm sạch không khí là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi gây ung thư như formaldehyde và benzen.
Các nghiên cứu sau đó cũng đã phát hiện ra rằng các vi sinh vật đất trong cây chậu cũng đóng vai trò trong việc làm sạch không khí trong nhà.
Dựa trên nghiên cứu này, một số nhà khoa học nói rằng các cây cảnh được trồng trong nhà là những “máy lọc” không khí tự nhiên hiệu quả. Và cây càng to và nhiều lá thì hiệu quả mang lại càng cao.
“Lượng diện tích bề mặt lá ảnh hưởng đến tốc độ lọc không khí“, Bill Wolverton, một nhà khoa học nghiên cứu thực vật của NASA từng tham gia nghiên cứu vào năm 1989 cho biết.
Ông Wolverton nói rằng việc thử nghiệm khá tốn kém, rất khó để đoán xem bao nhiêu cây mới đủ để làm sạch không khí trong một căn phòng. Nhưng nhà khoa học này khuyên nên có tối thiểu 2 cây lớn cho một căn phòng có diện tích là 100 m2.
Cây dương xỉ Boston là một trong những cây trồng có hiệu quả nhất để loại bỏ các chất gây ô nhiễm không khí, nhưng thường rất khó phát triển trong nhà. Thay vào đó, tôi thường chọn cây trầu bà (golden pothos) bởi vì cây này rất phổ biến và dễ trồng“.
Những loại cây cảnh giúp thanh lọc không khí trong nhà
Bất kỳ ngôi nhà nào cũng chứa một số chất hóa học ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Những chất độc này có thể có mặt trong sơn tường, đồ nhựa, thảm, dung dịch tẩy rửa và rất nhiều các nguyên liệu xây dựng khác.
Một số hóa chất ô nhiễm trong nhà bao gồm:
Formaldehyde: Tìm thấy trong đồ nội thất như giường, sofa, đệm; thảm, keo dính, sơn… Nó có thể gây dị ứng, kích ứng niêm mạc, hen suyễn và các bệnh da liễu khác.
Benzene: Có mặt trong đồ nhựa, sợi tổng hợp, chất đánh bóng, cao su, thuốc trừ sâu, các sản phẩm làm sạch… Chất này tích lũy trong các mô mỡ có thể gây bệnh bạch cầu, kích thích thần kinh, khó thở, co giật.
Trichloroethylene: Tìm thấy trong mực in, sơn, chất tẩy rửa… Đây là một chất gây ung thư mạnh, có thể gây kích ứng da và mắt, tổn thương gan và thận, kích thích thần kinh.
Xylen: Được tìm thấy trong cao su, sản phẩm thuộc da, ngành công nghiệp sơn, khỏi thuốc và khói xe cộ. Tiếp xúc với xylen trong thời gian gắn có thể khiến miệng và họng khó chịu, chóng mặt, đau đầu, lú lẫn, các vấn đề về tìm, đe dọa tới gan, thận và có thể hôn mê.
Amoniac: Được tìm thấy ở chất tẩy rửa, nước cọ sàn, phân bón, các linh kiện máy tính. Tiếp xúc với chất này trong thời gian ngắn có thể khiến mắt dị ứng, ho và đau họng.
Rất may mắn là có một số loại cây trồng trong nhà có thể đóng vai trò như những bộ lọc không khí tự nhiên, loại bỏ các độc tố và đưa khí ôxy vào. Nasa đã công bố 17 loại cây cảnh giúp thanh lọc không khí cực tốt.
Và dưới đây là 5 loài cây vừa dễ trồng lại phổ biến ở Việt Nam bạn nên đặt ở trong nhà.

1.Cây trầu bà
Loại cây này còn được gọi là hoàng tâm điệp, vạn niên thanh leo. Là một loại cây leo rất dễ trồng. Đây được coi là một trong những loài cây có tác dụng lọc không khí hiệu quả bậc nhất trong thế giới thực vật.
Chăm sóc: Nhu cầu nước cao nên có thể làm cây thủy sinh. Bạn có thể cắt tỉa nếu cây mọc quá xum xuê.
Gây độc: Nên đặt cây tránh xa tầm với của chó và mèo
Loại bỏ: formaldehyde, xylene, toluene, benzene, carbon monoxide…

2.Cây lan ý
NASA và tổ chức các nhà thầu liên quan đến cảnh quan tại Mỹ đã khám phá ra rằng loài lan ý có khả năng hấp thụ benzene, formaldehyde, trichloroethylene và một số chất khác. Để tối ưu hóa khả năng làm sạch không khí, nên bảo vệ cây khỏi bụi bám.
Chăm sóc: Loài lan ý có thể phát triển trong môi trường có ít ánh sáng nhưng đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên. Thiếu ánh sáng sẽ khiến hoa chậm phát triển.
Gây độc: Loại cây này gây độc hại với chó, mèo và trẻ em. Tốt nhất nên để chậu cây này cách xa tầm tay với tất cả mọi người vì nó có thể gây bỏng, sưng hay kích ứng da.
Loại bỏ: Formaldehyde, benzene, trichloroethylene, xylene, ammoniac…

3.Họ huyết dụ
Họ huyết dụ bao gồm rất nhiều loài cây có hình dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần thích hợp làm cây trang trí nội thất, nhu cầu nước trung bình.
Chăm sóc: Giữ cho đất ẩm như không sũng nước vì nhiều nước cây sẽ bị chết.
Gây độc: Mèo hoặc chó có thể bị nôn mửa, tiết nước bọt nhiều hơn, hoặc giãn đồng tử nếu ăn lá thuộc họ huyết dụ.
Loại bỏ: Formaldehyde, xylene, toluene, benzene, trichloroethylene.

4.Hoa cúc
Hoa cúc đứng vị trí đầu bảng trong danh sách những loài cây thanh lọc không khí tốt nhất. Loài hoa này nở theo mùa và duy trì được khoảng 6 tuần nếu được chăm sóc tốt. Khi hoa tàn, bạn có thể sử dụng để ủ phân bón và trồng chậu khác.
Chăm sóc: Cần giữ cho đất luôn ẩm hàng ngày.
Gây độc: Cho cả chó và mèo
Loại bỏ: Formaldehyde, xylene, benzene, ammoniac.

5.Cây thường xuân
Đây là loại cây leo thường xanh phát triển mạnh trong không gian nhỏ và những căn phòng có ít ánh nắng. Bạn có thể trồng cây trong những cái chậu nhỏ và treo ở cửa sổ. Loài cây này cũng được khuyên trồng để loại bỏ những tác nhân gây dị ứng như nấm mốc và phân động vật.
Chăm sóc: Cần tưới nhiều nước trong quá trình phát triển của cây và giữ cho đất ẩm nhưng không bị úng nước trong những tháng mùa đông.
Gây độc: Nếu ăn phải lá thường xuân, con người, chó hay mèo đều gặp một số vấn đề về tiêu hóa. Nhựa cây có thể gây viêm da tiếp xúc nghiêm trọng ở người, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm.
Loại bỏ: Benzene, carbon monoxide, formaldehyde, trichloroethylene…

Theo Cộng đồng hoa kỳ (Time/ Healthline)

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

ĐẬU PHỘNG (LẠC) LUỘC CHỮA BỆNH PARKINSON




ĐẬU PHỘNG (LẠC) LUỘC CHỮA BỆNH PARKINSON


Đậu phộng (lạc) luộc có tính năng chữa được bệnh Parkinson. Bệnh liệt run này là dạng bệnh nan y, đến nay vẫn chưa có liệu pháp nào hiệu quả. Những người rất giàu mà bị bệnh này cũng chịu.
Bệnh này là do não bị thoái hóa, không tiết ra đủ hợp chất dopamine giúp ức chế bớt tín hiệu thừa của các vùng thần kinh, thế là các tín hiệu từ thần kinh não cứ tự động truyền xuống tay, không cách nào kềm chế được.
Nhưng lạ thay, tổ tiên người Người Việt Nam đã phát hiện cách chữa bệnh liệt run gây run rẩy ở người già rất đơn giản và hiệu quả, đó là đậu phộng luộc. Ăn liên tục cả tháng là hết run tay ngay.

ST 

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Thạch trái cau



Nguyên liệu

Rau câu agar 1 gói 10g, nếu không có bạn có thể dùng Jely (1 gói)
Đường
Đậu xanh cà vỏ: 100gr
Sữa đặc: 3 muỗng canh
Dừa bào: 1/2 chén
Vanala: 3 muỗng cafe
Bột matcha: 3 muỗng cafe
Bộ khuôn làm trầu cau
Bơm tiêm loại lớn

Cách làm

Phần nhân :
Đậu xanh đồ chín, nghiền ra cho mịn, đem sên với sữa đặc (tùy theo khẩu vị gia đình mà bạn nếm vị ngọt cho thích hợp) cùng dừa bào vụn cho đến khi thấy tróc thành chảo, cho vanila đảo đều lên rồi bạn tắt bếp.
Nắm nhân từng nắm nhỏ, để trong ngăn mát của tủ lạnh.
Phần rau câu :
Gói rau câu bạn lấy đem hoà với nước và đường theo tỉ lệ hướng dẫn ghi trên bao bì cùng 3 muỗng bột mát cha (có thể thay bột này bằng nước cốt lá nếp (lá dứa) )
Cho lên bếp vừa đun vừa khuấy nhẹ đều tay để rau câu ko bị vón cục .
Cách đổ rau câu :
Dùng một khay trứng để đỡ khuôn, cho nửa khuôn dưới vào khay, đổ nước rau câu vào 1/2 khuôn. Khi nào thấy rau câu hơi sánh thì bạn cho ngay viên nhân đậu vào. 
Đóng nửa trên của khuôn lại, bơm tiếp rau câu cho đầy kín khuôn.
Đợi nguội hẳn bạn bóc khuôn là hoàn thành xong 1 trái cau. Cứ làm vậy cho đến hết nhé .
Bạn bơm rau câu lên mặt khuôn lá để nguội hẳn rồi bóc lá (rất đơn giản) làm bao nhiêu lá tuỳ thích nhé .
Xếp lá xuống dưới và đặt các trái cau lên trên, trang trí sao cho đẹp mắt là được .
 
Chúc các bạn thành công nhé!

Theo Nấu Ăn Không Khó

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Bài tập cho cánh tay săn chắc thon gọn

Để có được một đôi tay săn chắc hãy tập bài tập này nhé chị em. Không có tạ, chúng ta dùng 2 chai nước suối 500ml đổ đầ nước dzô tập là ok. Lúc đầu có thể dùng chai 330ml sau tăng lên cho quen. Chúc chị em có đôi tay đẹp! 
 

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Tôm nướng bơ hay đút lò

Chỉ với 6 nguyên liệu bạn đã có món tôm đút lò hay tôm nướng bơ thơm ngon lạ miệng. Mời các bạn xem!

Nguyên liệu 
 
15 con tôm to như loại tôm sú
1/2 cup bơ hay 1 thỏi
1 M tỏi băm
2 nhanh hương thảo
1M bột nêm tùy thích
1/4 trái chanh

Cách làm

Rửa sạch tôm, bóc vỏ, bỏ đầu, lấy chỉ để ráo.
Ướp gia vị cho thấm.
Làm chảy bơ, cho tỏi vào.
Bọc giấy nhôm khay 8x8, xếp tôm thành 3 hàng.
Rưới bơ tỏi vào khay tôm. Rưới nước chanh vào giữa 3 hàng tôm , rồi đặt 2 nhánh hương thảo vào giữa 3 hàng tôm đó.
Nướng bằng than sau khi đã hết khói, nướng gián tiếp trên than khoảng 20 phút, tôm sẽ đỏ au, thịt săn lại. Rất ngon!
Tuy nhiên nếu nướng quá lửa , tôm sẽ co lại ăn dai như cao su.

Bichnga sưu tầm và biên dịch


Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Các huyệt đạo trong lòng bàn tay bạn



CHUYÊN GIA ĐÔNG Y MÁCH BẠN TUYỆT CHIÊU CHỮA BỆNH, KÉO DÀI TUỔI THỌ CHỈ BẰNG 36 CÁI VỖ TAY!
👍Duy trì hàng ngày theo hướng dẫn này có thể hỗ trợ khai thông kinh lạc, phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ.

Đông y quan niệm rằng, bàn tay là hình ảnh thu nhỏ của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nhiều loại bệnh tật phát sinh trong nội tạng có thể được loại bỏ và tự biến mất nếu chúng ta tác động đến các huyệt vị trên bàn tay một cách có chủ ý.

Đặc biệt các bệnh liên quan đến nội tạng, tê phù, đau tim, viêm phổi, các bệnh về mắt sẽ được cải thiện rất nhiều chỉ bằng cách vỗ tay 36 cái mỗi ngày theo hướng dẫn sau đây:

Cách thực hiện

Vỗ 36 lần/động tác vào thời gian bất kỳ trong ngày. Tiện nhất là làm vào buổi trước khi ngủ hoặc buổi sáng sau khi thức dậy.

1. Chữa các bệnh trên khuôn mặt như mờ mắt, viêm mũi, đau răng, phòng chống cảm lạnh.
Nắm tay lại và vỗ 2 ngón cái chạm nhau.

2. Ngăn chặn sự thoái hóa xương như nhức đầu, đau cổ, phòng chống yếu xương; thoái hóa xương.
Ngửa bàn tay, vỗ 2 ngón út chạm nhau.

3. Phòng và chữa bệnh liên quan đến tim phổi như bệnh tim, đau ngực, đau thắt vùng phổi và lồng ngực.
Vỗ cổ tay, đường chỉ cổ tay chạm nhau.

4. Chữa các vấn đề về tay chân như tê mỏi, đau nhức, các vấn đề về tuần hoàn, thần kinh ngoại biên. Vỗ đan chéo các ngón tay giao nhau.

5. Điều trị các bệnh về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.
Vỗ đan chéo ngón trỏ và ngón cái.

6. Chữa các triệu chứng mệt mỏi, loại bỏ căng thẳng, giúp minh mẫn, tỉnh táo, vui vẻ trở lại, giảm lo lắng. Vỗ lòng bàn tay bọc nắm đấm tay còn lại, đổi bên.

7. Chữa trị các vấn đề liên quan đến nội tạng như bệnh tiểu đường, điều chỉnh chức năng cơ quan nội tạng.Vỗ cho 2 sống lưng tay chạm nhau.

8. Mát xa tai thúc đẩy tuần hoàn máu, điều chỉnh và cải thiện việc lưu thông máu trên khuôn mặt, giúp ngăn ngừa các cục máu đông. Mát xa tai từ trên xuống dưới.

9. Dùng bàn tay xoa nóng, che mắt để chữa mỏi mắt, phòng chống cận thị, giảm tác hại cho người thường xuyên dùng điện thoại di động, máy tính, nhân viên văn phòng làm việc lâu khiến thị giác mệt mỏi. Xoa nóng bàn tay, che ốp lên mắt.
 
 Theo Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

4 huyệt nắm giữ sắc đẹp của phụ nữ

4 huyệt nắm giữ sắc đẹp của phụ nữ

Nhờ day ấn và chăm sóc 4 huyệt này mỗi ngày, nhiều chị em phụ nữ có thể lưu giữ vẻ trẻ đẹp ngay cả khi bước sang tuổi tứ tuần.

Khuôn mặt của chúng ta sở hữu một số huyệt có liên quan và ảnh hưởng đến làn da và cả khuôn mặt. Nếu chúng ta biết cách day ấn và chăm sóc các huyệt này thì đồng nghĩa với việc bạn đang nắm giữ được chìa khóa sắc đẹp của mình.
Bên cạnh việc chăm sóc da hay sử dụng mỹ phẩm phù hợp, hãy học cách day ấn một số huyệt trên khuôn mặt để giữ da mặt luôn căng mịn và hồng hào.

1. Huyệt quyền liêu
Vị trí của huyệt này nằm ở giữa góc lồi lên của xương gò má. Kéo thẳng từ đuôi mắt xuống phía dưới, giao với đường thẳng chạy ngang qua chóp mũi.
Ấn và day tròn vùng huyệt này sẽ giúp sắc mặt bạn luôn hồng hào, tươi trẻ.

2. Huyệt địa thương
Huyệt này chính là điểm giao nhau giữa rãnh mũi, mép và đường ngang qua hai mép (từ khóe mép ngang ra 0,4 tấc).
Thực hiện ấn và day tròn điểm này sẽ giúp xóa đi những nếp nhăn xung quanh miệng, giúp da mặt không còn nếp nhăn.

3. Huyệt tứ bạch
Huyệt tứ bạch là huyệt từ mắt thẳng xuống, trong chỗ lõm dưới khung xương má. Từ giữa mắt xuống phía dưới một li.
Vùng này sẽ giúp da mặt sáng hơn nếu bạn ấn và day nhẹ.

4. Huyệt ế phong
Huyệt ế phong là huyệt nằm ở chỗ lõm sau dái tai. Ấn và day, giúp làn da mặt phẳng, căng mịn và có độ ẩm nhất định.

Theo SK&ĐS

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

Cách làm tỏi đen

Công dụng của tỏi đen chắc nhiều người đã biết rồi. Tuy nhiên một trải nghiệm của cá nhân mình đó là Làm Tốt lại đường tiêu hóa. Các bạn cứ thử xem. Chừng 100k là có tỏi đen ăn rồi.
*Chú ý đừng ngắt nguồn điện trong thời gian ủ tỏi sẽ làm cho tỏi bị chai như... than và đắng.
 

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

Công dụng của đường trắng, đường đỏ, đường phèn

Công dụng của đường trắng, đường đỏ, đường phèn không giống nhau: Ghi nhớ để không dùng sai
Chúng ta vẫn thường hay nghĩ rằng đường nào cũng như nhau. Tuy nhiên, các loại đường bạn vẫn ăn hàng ngày có quy trình sản xuất khác nhau, do đó chúng sẽ có những tác dụng riêng biệt.
Thông thường, đường là thực phẩm để pha đồ uống cũng là thứ gia vị quen thuộc trong căn bếp. Có 3 loại đường thường dùng là đường đỏ, đường trắng và đường phèn.
Mỗi loại đường có tác dụng khác nhau. Nếu như dùng sai cách, chẳng những không có hiệu quả mà có khi còn phản tác dụng. Để không nhầm lẫn trong sử dụng chúng, hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Đường trắng
Đường trắng là một loại gia vị được sử dụng nhiều nhất khi nấu, tuy nhiên vì đường trắng là đường tinh luyện lại qua quá trình tẩy màu nên lượng dinh dưỡng của nó còn rất ít, chủ yếu chỉ có công dụng làm gia vị.
Mặt khác, đường trắng chứa hàm lượng đường khá lớn nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Đường trắng có thể dùng điều trị bệnh cấp tính. Một số người đột nhiên đau bụng, khó chịu, uống ngay nước đường trắng khi nóng sẽ có tác dụng giảm đau.
Một số người nếu chậm ăn cơm sẽ cảm thấy chóng mặt, đó là phản ứng của hạ đường huyết, hãy uống ngay một cốc nước đường trắng là có thể giải quyết được vấn đề.
Thông thường, chúng ta có thói quen khi nấu ăn dùng đường trắng làm gia vị vì đường trắng dễ hòa tan. Song đường trắng là một loại thực phẩm có tính a xít, sau khi ăn xong sẽ làm máu dư nồng độ a xít. Mà cơ thể chúng ta khi tính kiềm yếu thì mới duy trì được trạng thái khỏe mạnh. Nếu như trong máu nồng độ a xít tồn tại lâu dài, thì các độc tố trong cơ thể sẽ tích tụ lại.
Vậy nên khi dùng đường trắng, hãy cố gắng kiểm soát lượng dùng, như vậy sẽ an toàn và hiệu quả hơn.

2. Đường đỏ
Đây là loại đường có màu nâu vàng được chế biến đơn giản từ nước mía tươi không qua tinh luyện, có tác dụng bổ máu, lưu thông khí huyết. Ngoài ra, đường đỏ tính ôn, giàu dưỡng chất, hàm lượng đường lại thấp (thấp nhất trong 3 loại đường chúng ta thường dùng).
Khi điều trị cảm lạnh hay những người tỳ vị yếu dùng đường đỏ rất có hiệu quả. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh uống nước đường đỏ không chỉ bổ khí huyết mà còn nhanh chóng làm sạch sản dịch. Phụ nữ muốn bồi bổ máu thường xuyên ăn chút đường đỏ sẽ rất tốt. Đường đỏ vừa bổ máu vừa hoạt huyết, khiến cho khí sắc luôn hồng hào.
Nói như thế không có nghĩa đường đỏ chỉ chuyên dùng cho phụ nữ, mà người thể chất kém, người già dùng đường đỏ đều có tác dụng tốt. Do đó, khi chế biến thức ăn, các bà nội trợ nên cố gắng dùng đường đỏ. Như thế có thể mang đến cho mọi thành viên trong gia đình cơ hội dùng đường đỏ, vừa kiểm soát được lượng đường hấp thụ vào cơ thể vừa tận dụng được dưỡng chất từ nó.
Hơn nữa, chúng ta cần lưu ý rằng, đường đỏ giàu chất khoáng, dễ sinh ra phản ứng hóa học. Nếu sử dụng đường đỏ trong nấu ăn, không nên đun trong nhiệt độ quá lâu. Nhất là dùng trong nồi kim loại càng dễ phát sinh phản ứng. Cho nên tốt nhất khi làm món ăn có cho đường đỏ nên cho vào khi đã bắc nồi ra khỏi bếp.
Do đặc tính riêng của đường đỏ nên nó khá thích hợp cho các món ăn nguội, các món trộn, sa lát cho một chút đường đỏ sẽ càng ngon hơn và bớt lạnh bụng. Đường đỏ không dễ hòa tan như đường trắng nên khi trộn sa lát không nên trộn trực tiếp mà nên hòa tan trước cùng các gia vị khác rồi mới trộn vào.
Lưu ý: Đường đỏ tính ôn. Những người nóng trong nên thận trọng khi dùng, dùng nhiều quá dễ sinh ẩm nóng. Trẻ em cũng không nên dùng nhiều. Trong bốn mùa thì mùa xuân nên dùng ít hơn.

3. Đường phèn
Đây là loại đường có công dụng nhuận phổi, thanh nhiệt. Trái ngược với đường đỏ, đường phèn tính nhiệt. Nếu như cảm lạnh dùng đường đỏ thì cảm sốt phải dùng đường phèn. Đường đỏ thích hợp dùng vào mùa hè và mùa đông, nhưng đường phèn lại dùng vào mùa xuân và mùa thu là thích hợp nhất. Mùa xuân, lúc thời tiết bắt đầu ấm lên là lúc mà mọi người dễ bị ho, bốc hỏa, ho khan.
Ho khan mà không có đờm thì có thể dùng đường phèn. Đôi khi trong chế độ ăn uống chăm sóc sức khỏe, chúng ta hay dùng đến đường trắng. Nhưng thực ra hiệu quả thanh nhiệt nhuận phổi của đường phèn tốt hơn nhiều. Người ta thường sử dụng đường phèn trong điều chế thuốc đông y.

TheoPhụ nữ và gia đình