Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

Cách làm kem trái bơ đơn giản nhất

 Bơ đã vào mùa, giá rẻ lại ngon. Một ly kem bơ vào những ngày Hè ơi bức thật tuyệt! Đừng bỏ qua thời gian này các bạn nhé!

Nguyên liệu

3 trái bơ chín loại trung

1/2 - 1 cup đường

1 cup heavy cream

1 cup sữa tươi

1M nước cốt chanh

Chút xíu muối

Cách làm

Cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay với tốc độ cao từ 3-5 phút , mỗi phút nghỉ 1 chút. Việc này tùy thuộc vào máy của các bạn , cho đến khi hỗn hợp đồng nhất và mịn màng.

Cho ra hộp đậy nắp kín và để qua đêm - ít nhất là 8 tiếng là có thể3 dùng được. Nếu bạn không có hộp kín thí bỏ vào một cái hộp, dùng wrap food đậy lại, nhưng ấn wrap xuống sát kem để , kem không bị đông đá.

Khi ăn có thể trang trí bằng mấy hạt đậu phộng, chocola chip, .. rưới thêm sữa tươi lên trên mặt, hoặc khi xay xong cho vào 2 M chocola chịp trộn lên trước khi cho vào tủ lạnh.

Chúc các bạn ngon miệng nha

Bichnga biên soạn theo Pinterst


Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Bánh Kếp Trà Xanh "ngàn lớp

 Một loại bánh cũng tương đối đơn giản, dễ làm mà không kém phần hấp dẫn - Bánh Kếp Trà xanh ngàn lớp kem phô mai. Mời các bạn cùng làm nhé! 


Nguyên liệu 

Phần Bánh

4 quả trứng
675ml sữa
75g bơ
260g bột mì
50 g đường cát
2 muỗng canh trà matcha
 Phần kem
  2 tờ gelatin
  400 ml whipping
  150 ml cream cheese (loại Philadelphia)
   40g sô cô la trắng
   2 muỗng canh đường đóng băng
Cách làm
 Pha bột làm bánh crepe:

Đánh trứng với đường bột và trà matcha.Thêm bơ tan chảy và sữa.
Cuối cùng, thêm bột đã rây và trộn đều mọi thứ cho đến khi còn lại một khối đồng nhất. 
Bạn sẽ thấy rằng sẽ có một khối khá lỏng nhưng sền sệt. 
Để làm nhân phô mai:

Cho các tấm gelatin vào ngâm nước lạnh.
Trong khi đó, đặt một cái chảo trên lửa để đun nóng kem lỏng cùng với pho mát kem.
 Khi nó nóng, nhưng không sôi, thêm sô cô la trắng và đường bột. 
Khuấy bằng một vài que cho đến khi nó được tích hợp hoàn hảo.
Lấy nó ra khỏi bếp và để nguội hoàn toàn.
 Đổ bánh và ráp bánh:

 Bạn sẽ làm khoảng 15 chiếc bánh crepe. Để làm điều này, đặt chảo lên lửa, phẳng và chống dính.
 Khi nóng nhưng không quá nóng, phết một ít bơ vào đáy để bánh crepe không bị dính.
Đổ một phần bột (tương đương khoảng ¾ cái muôi). Nướng bánh crepe trên một mặt 
và khi làm xong, bạn có thể dễ dàng lật bánh và nấu ở mặt còn lại. 
Giữa mỗi bánh nên lót một miếng giấy sáp để bánh không bị dính vào nhau.
Lặp lại thao tác này cho đến khi bạn làm được 15 chiếc bánh crepe.
Khi phần nhân phô mai nguội, sẽ tiến hành ráp bánh lại bằng cách đặt một chiếc bánh crepe 
bên dưới và nhân lên trên, một chiếc bánh crepe khác ở trên và nhiều nhân hơn, 
một chiếc bánh crepe khác và nhân... và cứ thế cho đến khi hết bánh .
 Để hoàn thành, rắc trà matcha lên trên và thế là xong!

Với loại bánh này bạn có thể làm nhiều loại nhân kem khác nhau mà bạn thích. 
Đơn giản nhất là kem whipping hay nhân kem bánh su...
Chúc các bạn thành công
Theo Cô Gourman (Tây Ban Nha)
* Làm nhân kem bánh su

Đầu tiên, cho vào tô 10gr bột bắp, 220ml sữa tươi không đường rồi khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện.

Tiếp theo, cho hỗn hợp sữa tươi vừa pha vào nồi cùng 40gr đường, 20ml whipping cream, 1 muỗng cà phê tinh chất vani, 10gr bơ lạt, 2 lòng đỏ trứng gà, 1 ít muối.

Sau đó, bạn khuấy đều hỗn hợp sữa trên lửa nhỏ đến khi đặc sệt lại thì tắt bếp. Đợi nhân nguội, cho vào túi bắt kem và làm mát trong tủ lạnh.

 

Làm sao phân biệt được Whipping Cream và Heavy Cream

 Phân biệt Whipping Cream và Heavy Cream

Sự khác biệt cơ bản giữa Heavy Cream và Whipping Cream là về hàm lượng chất béo và các thành phần phụ có bên trong.

Heavy CreamWhipping Cream
Heavy Cream được sử dụng để sản xuất Whipping cream.

Whipping Cream có hàm lượng chất béo từ 30 – 36% và không chứa đường, Heavy Cream có hàm lượng chất béo cao hơn, từ 36 – 40%.

Heavy Cream có kết cấu chắc hơn so với Whipping Cream nên thường được sử dụng để tạo kết cấu, bắt bông bánh kem.

heavy cream giữ kết cấu bông kem
Heavy Cream tạo và giữ kết cấu bông kem tốt hơn Whipping Cream (Ảnh: Internet)

Cách bảo quản Whipping Cream và Heavy Cream

Whipping Cream và Heavy Cream sau khi sử dụng, bạn nên dùng khăn lau sạch phần kem dính quanh miệng hộp rồi đậy kín nắp và dùng màng thực phẩm bọc lại. Các loại kem này nên được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 5 – 7 ngày.

Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn chỉ cần lưu trữ Whipping Cream và Heavy Cream trong tủ mát, chúng sẽ duy trì chất lượng tốt nhất trong khoảng 4 tháng và vẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng. Trong thời gian bảo quản hoặc trước khi sử dụng, bạn nên thường xuyên lấy hộp Whipping Cream và Heavy Cream ra lắc mạnh vài lần cho kem không bị đông cứng.

bảo quản lạnh suốt thời gian sử dụng

Whipping Cream và Heavy Cream cần được bảo quản lạnh suốt thời gian sử dụng (Ảnh: Internet)

Lưu ý, để kiểm tra xem Whipping CreamHeavy Cream có bị hỏng không, bạn có thể ngửi mùi và quan sát màu sắc. Khi kem tươi xuất hiện mùi hôi, màu đậm và có kết cấu dày hoặc cứng hơn bình thường thì không nên sử dụng.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết của chúng tôi giúp bạn phân biệt Heavy Cream và Whipping Cream là gì, để sử dụng hiệu quả trong chế biến món ăn, làm bánh hay pha chế đồ uống. 

Theo Hướng Nghiệp Á Âu

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

Covid-19 và cúm khác nhau thế nào?

Người bị Covid-19 và cúm khác nhau thế nào?

Gần đây, trong cộng đồng nhiều người mắc Covid-19 và cúm, có những triệu chứng tương tự nhau như sốt, ho, đau đầu… Làm sao để phân biệt hai bệnh này? Biến chứng, cách điều trị, phòng ngừa khác nhau thế nào?

Hiện nay, không dễ để phân biệt cúm và Covid-19. Về triệu chứng, cả hai bệnh có các biểu hiện tương đối giống nhau như sốt, đau họng, sổ mũi, ho, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ... Riêng Covid-19, một số trường hợp có thêm các biểu hiện đặc trưng như mất khứu giác, vị giác vào ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 5.

Empty

Tại Việt Nam đang lưu hành nhiều biến chủng phụ mới của Omicron gây Covid-19, trong đó XBB.1.5 và XBB.1.16. Hai biến chủng này có khả năng lây lan nhanh hơn các biến chủng trước đây nhưng độc lực thì không thay đổi.

Với biến chủng XBB.1.16, nhiều người bệnh có đặc điểm là viêm kết mạc với biểu hiện ngứa mắt, ra gỉ mắt khiến cho hai mí dính vào nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh biểu hiện ở từng bệnh nhân có thể không đầy đủ, một số người chỉ có sốt, ho, sổ mũi, mệt mỏi... Do vậy, cách tốt nhất để phân biệt cúm và Covid-19 là xét nghiệm.

Người mắc Covid-19 và cúm đều có thể gặp biến chứng viêm phổi, suy hô hấp cấp tiến triển... Riêng với Covid-19, bệnh còn có thể gây ra huyết khối ở một số vị trí như động mạch phổi hoặc hội chứng đáp ứng viêm hệ thống. Nhìn chung, Covid-19 gây ra biến chứng nặng hơn, tỷ lệ nhập viện, tử vong cao hơn so với cúm. Bệnh có thể xảy ra ngay cả ở người khỏe mạnh, trong khi cúm thường nặng hơn ở người có sức khỏe yếu. Ngoài ra, cả cúm và Covid-19 đều có nguy cơ gây ra tình trạng đồng nhiễm, bội nhiễm với một số vi khuẩn, trong đó phổ biến nhất là phế cầu khuẩn.

Về độ lây lan, cả hai bệnh đều lây mạnh nhất một ngày trước khi có triệu chứng. Covid-19 có khả năng lây mạnh hơn và kéo dài trong khoảng 14 ngày, còn cúm có thể lây trong 7 ngày.

Cúm và Covid-19 có thể điều trị triệu chứng tương tự nhau bằng thuốc hạ sốt, bù nước, điện giải. Nếu bệnh diễn tiến nhẹ có thể theo dõi, điều trị tại nhà, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh. Nếu chuyển nặng, bệnh nhân cần được chăm sóc y tế.

Tuy nhiên, do tác nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh của cúm và Covid-19 khác nhau nên có một số khác biệt ở thuốc điều trị. Thuốc kháng virus được khuyến cáo dùng sớm ở những đối tượng nguy cơ cao hoặc cần nhập viện do cúm. Thuốc kháng virus cúm không được chỉ định cho người mắc Covid-19.

Empty

Ngược lại, thuốc kháng virus SARS-CoV-2 cũng không được chỉ định cho người mắc cúm. Do vậy, bệnh nhân nên cẩn trọng, không tự ý dùng thuốc kháng virus cúm hoặc Covid-19 khi chưa biết nguyên nhân chính xác, đặc biệt là người mắc bệnh nặng, có hệ miễn dịch suy giảm.

Biện pháp phòng bệnh cúm và Covid-19 tương tự nhau như: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, giữ gìn vệ sinh và duy trì lối sống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, mọi người, nhất là những người có nguy cơ cao như người cao tuổi, mắc bệnh nền, phụ nữ có thai... cần tiêm phòng đầy đủ vaccine cúm và vaccine Covid-19 theo khuyến cáo, cũng như các loại vaccine giúp bảo vệ hệ hô hấp khác.

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Cách ướp sườn cốt - lết ăn cơm tấm theo kiểu người Hoa

 Cơm tấm thường đi kèm với sườn bì chả. Miếng sườn mềm, thơm ngon giúp dĩa cơm tấm thêm phần hấp dẫn. Mời các bạn cùng xem cách ướp sườn để có được miếng sườn nướng thơm ngon nhé!

Cách ướp dưới đây cho khoảng 2kg sườn cốt lết đã cắt miếng mỏng. Một kg cắt ra khoảng 12 miếng là đạt yêu cầu nhe các bạn.


Nguyên liệu

2kg sườn cốt lết

200g mạch nha

150g đường thốt nốt

140g mắm 40' đạm

100g sữa đặc

100g sả , 100g tỏi, 100g đầu hành

100g hành lá

100g mỡ

baking soda (muối nở)

Cách làm 

Đập dập sườn ra cho mềm, Khứa nhẹ một chút ngoài rìa để nướng thịt không co lại.

Rửa 2-3 nước cho sạch, để ráo.

Nấu sốt : nấu đường thốt nốt +  nước mắm cho đường tan là được, +  mạch nha + sữa đặc khuấy tan, để nguội .

Cắt lát sả phần mếm, phần cứng đập dập cho vào sườn cho thơm. Cho 100ml nước xay với tỏi cho nhuyễn cho vào túi lọc.


 Cho 100ml xay đầu hành rồi cho vào túi lọc luôn vắt lấy nước cốt chung với nước tỏi sả, cân lại được 300g nếu khg đủ cho thêm nước.

Hòa nước mắm + nước tỏi sả cho đều. Nếu thích thì cho 1m bột ngọt + 1m baking soda hòa tan. 

Cho nước ướp vào thố thịt, ướp đều nước sốt. Cho 4M màu điều cho đẹp + 4M dầu ăn trộn đều. 


Để qua đêm hay ít nhật là 2 tiếng cho thấm.

Hôm sau, lấy ra trở miếng thịt để khoảng 1 tiếng cho thịt nguội trở lại mới nướng. 

Nhớ phết lên vỉ nướng ít dầu để sườn không bị dính cháy. 

Mỡ xắt hạt lựu phi lên cho vành giòn. Hành lá xắt nhỏ. Cho hành vào tô + 1/8m muối. Rưới mỡ lên hành, nhớ để mỡ nguội bớt thì hành mới xanh và không xẹp.

 

Nước ướp này cũng có thể dùng cho món sườn que nướng nhé các bạn! 

Chúc các bạn ngon miệng! 

Theo Món Người Hoa


Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

Bộ phận nào trên cơ thể càng to, phụ nữ càng ít bệnh, sống thọ

 6 bộ phận trên cơ thể càng to, phụ nữ càng ít bệnh, sống thọ

Phụ nữ may mắn sở hữu một trong những bộ phận này trên cơ thể càng to thì càng khỏe mạnh và sống thọ.

1. Mặt to

Theo lý giải của các chuyên gia, phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, lượng máu thải ra tương đối lớn, nếu cơ thể không đáp ứng đầy đủ sẽ có nguy cơ thiếu máu trầm trọng, dễ gây mệt mỏi, thiếu sức sống. Việc chị em sở hữu khuôn mặt căng tràn, nước da căng bóng và hồng hào cho thấy họ có khả năng trường thọ, nhất là đối với phụ nữ. 

2. Tai to

Theo Sohu, phụ nữ có đôi tai to thường sống lâu hơn. Đây là cơ quan có quan hệ mật thiết với thận của con người. Tai to chứng tỏ thận khỏe, khí thận tốt sẽ giúp sống lâu hơn. 

Theo Trung y, thận mở ra tai, nhân tai gắn bó chặt chẽ với thận, nếu tai của người phụ nữ rất đầy đặn có nghĩa là thận khí của cơ thể đã đủ và chức năng của thận rất tốt. Khí huyết trong cơ thể đầy đủ mới có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho từng cơ quan, giúp cơ thể khỏe mạnh và sống lâu hơn. Ngoài tai lớn, những phụ nữ có hàm răng chắc khỏe, khí huyết hồng hào… cũng được đánh giá có tuổi thọ cao.

Người có gương mặt đầy đặn có khả năng sẽ sống lâu. Ảnh minh họa: Freepik

3. Mũi to

Một chiếc mũi lớn sẽ lọc vi khuẩn và virus trong không khí hiệu quả hơn, giúp phụ nữ ngừa được các bệnh khác nhau. Y học Trung Quốc đánh giá những người sống thọ thường có cánh mũi to. Điều này được lý giải như sau: Những người mũi to sẽ hít thở hiệu quả, tăng hàm lượng oxy trong máu, giúp trì hoãn sự lão hóa của cơ thể. 

4. Lực tay lớn

Sau khi điều tra, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng những phụ nữ có lực tay lớn sẽ có thân hình đẹp hơn những phụ nữ khác. Hơn nữa, ngũ tạng trong cơ thể tương đối tốt, hiếm khi nói sẽ xảy ra bệnh loãng xương, đồng thời cũng kéo dài tuổi thọ.

5. Dung tích phổi lớn

Ngày nay, dung tích phổi của hầu hết mọi người sẽ giảm khi già đi, nhưng một số người già sống lâu vẫn có dung tích phổi lớn, thậm chí có thể sánh ngang với người trẻ tuổi. Ngày nay, dung tích phổi đã được đưa vào như một trong những mục ưu tiên cho nhiều thử nghiệm lão hóa. 

Việc tập thể dục đúng cách, đều đặn và thường xuyên vận động bằng cách chơi thể thao như bơi lội có thể giúp tăng dung tích phổi, kéo dài tuổi thọ.

6. Vòng ba to

Kích thước vòng ba của phụ nữ cũng có thể được dùng làm tiêu chí đánh giá cơ thể có khỏe mạnh hay không. Trên thực tế, vòng ba của phụ nữ càng to đồng nghĩa với việc tim mạch và mạch máu não sẽ phát triển hơn, từ đó thải độc tố và rác thải trong cơ thể ra ngoài kịp thời, giúp cơ thể khỏe mạnh tự nhiên, đồng thời sống thọ hơn.

Ngoài ra, các nhà khoa học ở Viện Y tế Dự phòng Đan Mạch đã phát hiện phụ nữ có vòng ba càng đầy đặn, nở nang thì càng có sức khỏe tốt. Bởi mỡ ở khu vực này có chứa chất chống viêm tự nhiên adiponectin có tác dụng bảo vệ các mạch máu khỏi bị thương tổn.

Theo VNnet

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

Ăn tỏi sống hay tỏi chín tốt hơn

 Ăn tỏi sống hay tỏi chín tốt hơn: Có sự khác biệt lớn mà bạn cần biết

Lượng dinh dưỡng trong tỏi sống và tỏi chín khác nhau nên mang lại những lợi ích khác nhau.

Tỏi không chỉ là loại gia vị trong nấu ăn mà còn được coi là một bài thuốc, giúp trị và phòng ngừa bệnh tật.

Tỏi sống có mùi nồng, vị hăng nên người ta thường nấu chín tỏi để giảm bớt mùi vị.

an-toi-song-hay-toi-chin-tot-hon-01

Nghiên cứu chỉ ra rằng nấu chín tỏi đôi khi có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó. Thời gian nấu tỏi cũng làm ảnh hưởng đến các dưỡng chất trong tỏi.

Tất nhiên, nếu bạn muốn ăn tỏi chín, vẫn có những cách giúp giữ tối đa dưỡng chất trong loại thực phẩm này.

Sự khác biệt về dinh dưỡng giữa tỏi chín và tỏi sống

Tỏi sống được tin là có tiềm năng chống lại sự phát triển của các tế bào K tốt nhất. Làm nóng tỏi sẽ làm giảm đặc tính này.

Một nghiên cứu được công bố năm 2001 trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy đun nóng tỏi bằng lò vi sóng trong 1 phút hoặc làm nóng bằng lò nướng trong 45 phút sẽ phá hủy tác dụng chống lại các tế bào K của tỏi.

an-toi-song-hay-toi-chin-tot-hon-02

Nghiền nát tỏi và để yên trong 10 phút trước khi cho tỏi vào làm nóng trong lò vi sóng 1 phút được phát hiện là có tác dụng bảo tồn một số hoạt tính chống lại tế bào K của tỏi.

Bên cạnh đó, tỏi còn có hiệu quả trong việc chống đông máu. Theo một nghiên cứu công bố năm 2007 trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm, nướng tỏi trong lò 200 độ C hoặc luộc tỏi dưới 3 phút sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng kết tập tiểu cầu của tỏi. Như vậy, tỏi chín và tỏi sống đều có tác dụng chống kết tập tiểu cầu tương tự nhau.

Tuy nhiên làm nóng tỏi trong 6 phút có thể ức chế tất cả các hoạt động chống đông máu trong tỏi. Trong khi đó, tỏi nghiền có hoạt động chống đông máu giảm nhưng vẫn còn đáng kể.

Làm nóng tỏi hơn 10 phút và cho tỏi vào lò vi sóng khiến tỏi không còn tác dụng chống đông máu.

Cách nấu ảnh hưởng đến tỏi như thế nào?

Empty

Nghiền tỏi sẽ giúp giải phóng một loại enzyme là alliinase, gây ra sự hình thành allicin. Sau đó, allicin bị phá vỡ để tạo thành organosulfur - các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh. Đây là chất có tác dụng chống đông máu, tốt cho tim mạch, giúp chống lại các tế bào K.

Nghiên cứu cho thấy nhiệt từ quá trình nấu nướng có thể làm vô hiệu hóa alliinase. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra việc nghiền nát tỏi và để yên trong 10 phút trước khi nấu sẽ giúp alliinase hoạt động trước khi làm mất tác dụng của nó.

Vì vậy, khi nấu tỏi, hãy nghiền nát tỏi ra trước và thêm tỏi vào khi món ăn đã gần chín.

Theo Phunu Today

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

Cách làm vỏ Dumpling - hoành thánh

Mỗi khi làm hoành thánhhay há cảo , thì lại "kẹt" vụ vỏ bánh. Vớ được công thức này đơn giản và tiện lợi mang về chia sẻ cùng các bạn.

Nguyên liệu

200g bột mì đa dụng

100g bột bắp

90ml nước nóng

60ml nước bình thường

1m muối

Cách Làm

Trộn các loại bột và muối lại với nhau qua 1 cái rây vào một cái tô. 

Pha 2 loại nước vào lại với nhau.

Một tay từ từ rót nước vào tô bột,  tay kia cầm cây 2 cái đũa khuấy cho bột kết lại thành 1 khối. 

Dùng tay trộn đều rồi, dùng "rap" bao tô bột lại để nghỉ 10 phút.

 Chia bột ra làm 2, đậy phần còn lại cho khỏi khô, phần kia mang ra lăn thành khối dài, rồi chia thành 16 phần bằng nhau. Che phủ 15 phần nhỏ lại và lấy 1 phần ra làm vỏ bánh.

Cán mỏng phần bột đó ra khoảng 10cm đường kính. Bằng cách dùng một cái dĩa sắt/ nhôm đáy bằng khoảng 10-12cm, có bao giấy wrap dưới đít dĩa (không phải dưới đáy) cho chắc chắn. 

Dùng đít dĩa miết mạnh xuống theo các hướng, ta sẽ có một miếng vỏ bánh dẹt, mỏng, tròn đều. Giờ có khuôn ép xài cũng được, miễn ra miếng bột tròn như ý muốn là được.

Có thể dùng ngay hay gói wrap lại cho vào tử lạnh dùng dần.

Mỗi miếng vỏ bột nhớ áo bột chung quanh nhé! Mỗi miếng có lót 1 miếng giấy sáp , cho vào túi zip thật kín, rồi bỏ túi zip vào hộp, cho vào ngăn đông.

Khi gói cho nhân thịt heo hay gà hoặc pha tôm cho vào giữa, phết chút nước chung quanh, rồi ghép mí lại. 

Hấp chừng 10 phút là chín.

 Với công thức này bạn có thể làm được 40 cái vỏ hoành thánh.

Bíchnga soạn theo pinterest


Thứ Năm, 6 tháng 4, 2023

Ngoài ăn, uống, tập thể thao, điều gì ảnh hưởng tới tuổi thọ con người?

Không phải ăn uống hay vận động, đây mới là điều quyết định đến 50% tuổi thọ của con người

Trên thực tế, những cảm xúc khi đạt đến quá mức dù cho quá vui cho đến quá buồn, suy nghĩ quá nhiều... đều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, từ đó mà tuổi thọ cũng bị ảnh hưởng.

Từ xưa cho đến nay, mọi người đều luôn tìm mọi cách để có được một cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ hơn. Trong đó, con người đã thực hiện rất nhiều những nghiên cứu, tìm kiếm các "công thức" giúp kéo dài tuổi thọ và đúc kết ra nhiều phương pháp. Theo Elizabeth - người đoạt giải Nobel sinh lý học đã từng đúc kết về con đường trường thọ rằng, để sống lâu trăm tuổi thì chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%, khác chiếm 25% và điều chiếm tỷ lệ lớn nhất lên đến 50% đó chính là vai trò cân bằng tâm lý. Bạn có thể hiểu đơn giản cân bằng tâm lý ở đây là sự ổn định của trạng tháo tâm lý, không ham vật chất, không suy nghĩ ích kỷ...

Còn theo lý luận của y học cổ truyền Trung quốc, cân bằng tâm lý là việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Trong đó, có 7 cảm xúc quan trọng nhất của con người được đề cập đó là: Niềm vui, tức giận, lo lắng, suy nghĩ, buồn bã, hoảng hốt (sốc) và sợ hãi. 

can-bang-cam-xuc-1

Mọi cảm xúc đều là hoạt động tâm lý bình thường của con người và điều hiển nhiên là cảm xúc nào cũng có cái tốt và cái xấu, vui vẻ chưa chắc đã là tốt và buồn đau chưa chắc đã là xấu. Và chỉ bằng cách duy trì sự cân bằng của các cảm xúc khác nhau thì chúng ta mới có thể thúc đẩy sự phát triển của cơ thể và tâm trí con người và đạt được sự cân bằng tâm lý.

Và tất nhiên, loại tâm lý cân bằng này là rất khó, không phải ai cũng dễ dàng đạt được. Nếu 1 trong 7 cảm xúc nói trên quá cao thì cũng đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Vì vậy, cảm xúc của con người cần phải ổn định, mừng vui quá hay đau buồn quá cũng đều không tốt cho sức khỏe thân thể và có thể làm hại trực tiếp đến lục phủ ngũ tạng, từ đó ảnh hưởng tới tuổi thọ của con người. Cụ thể:

1. Vui quá hại tim

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc chắn trong tiềm thức hầu hết của mỗi người đều sẽ nhận định rằng, “hạnh phúc” sẽ luôn gắn liền với những điều tốt đẹp. Nhưng trên thực tế, việc chúng ta “vui mừng khôn xiết” hay có thể nói dễ hiểu là quá vui mừng sẽ lợi bất cập hại.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, một niềm vui đến quá bất ngờ, quá mạnh mẽ sẽ không tốt cho tim. Bạn có thể rất dễ dàng nhận thấy một điều rằng, khi có một chuyện quá vui đến với bạn, cơ thể sẽ dễ bị kích động, mất ngủ và tim cũng đập nhanh hơn. Còn trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu phân tích số liệu từ 1.750 bệnh nhân được chẩn đoán các bệnh về tim ở 9 đất nước khác nhau. Trong đó có 485 trường hợp mắc bệnh do gặp phải các cú sốc về mặt cảm xúc. Và đặc biệt trong đó, có khoảng 20 bệnh nhân - chiếm khoảng 4% bị bệnh là do quá vui mừng trong các sự kiện sinh nhật bất ngờ, đám cưới hay khi một đội bóng mình yêu thích dành chiến thắng.

Man-Laughing

2. Tức giận quá hại gan

Tức giận là một loại cảm xúc liên quan đến oán giận, thất vọng, khó chịu và giận dữ. Y học Trung Quốc khẳng định rằng, cảm xúc tức giận sẽ được "lưu trữ" trong gan và túi mật, gây ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh học, dẫn đến tình trạng đau đầu, chóng mặt và huyết áp cao. Trong y học hiện đại, khi ta cảm thấy nóng giận thì tự khắc cơ thể sẽ sản sinh ra chất “catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương. Khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên rất cao, từ đó axit béo, độc tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng được tăng lên gây hại cho hai bộ phận này cũng như sức khỏe.

Việc mọi thứ khiến ta dễ nóng nảy hàng ngày chẳng hạn như tắc đường trên đường đi làm; cãi vã với các thành viên trong gia đình, mâu thuẫn nơi làm việc… Nếu bạn là người hay cảm thấy tức giận thì hãy nhanh chóng thay đổi bởi những người hay nóng giận sẽ làm tổn thương gan và sức khỏe của gan cũng cần được coi trọng trước những chuyện vặt vãnh như vậy.

3. Lo lắng quá hại phổi, dạ dày

Lo lắng cũng là một cảm xúc thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, gây ảnh hưởng đến tâm trạng của con người. Nếu không được giải tỏa trong một thời gian dài và ngày càng lo lắng sẽ có thể khiến con người dần rơi vào trầm cảm và suy sụp. Không những vậy, theo các chuyên gia, việc lo âu quá mức sẽ có thể ảnh hưởng đến phổi và ruột già. Bởi lo lắng có thể khiến một người không thể sử dụng năng lượng, bị khó thở. Bên cạnh đó, lúc lo lắng, bạn có thể cảm thấy “cồn cào” trong bụng, nghiêm trọng hơn là cảm thấy buồn nôn và nôn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, nó có thể gây đau dạ dày và loét niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, việc lo lắng khiến bạn ăn uống thiếu lành mạnh, tuy nhiên, hãy lưu ý rằng ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất béo và đường có thể khiến dạ dày phải hoạt động vất vả hơn, tạo ra nhiều axit hơn. Điều này có thể gây trào ngược axit lên cổ họng, gây ra các chứng bệnh khác. 

bat-an-lo-lang-1-1121

4. Đau buồn quá hại phổi

Đau buồn đến mức khiến một người bật khóc tạo ra sự bất hòa trong phổi và ngăn chặn năng lượng lưu thông khắp cơ thể. Bên cạnh đó, đau buồn còn có thể ảnh hưởng đến ý chí sống, làm tổn thương phổi và gây bệnh đường hô hấp. 

5. Sợ hãi quá hại thận

Sợ hãi là một cảm xúc có thể gây ra sự bất hòa trong thận và gây tiểu tiện không tự chủ. Nỗi sợ hãi nghiêm trọng có thể khiến một người mất kiểm soát thận và bàng quang một cách tự nhiên.

20210519_093719_232122_su-so-hai.max-1800x1800

6. Suy nghĩ quá hại lá lách

Hàng ngày, mỗi người chúng ta đều phải suy nghĩ rất nhiều vấn đề, nhưng tuyệt đối đừng nên suy nghĩ quá mức. Bởi việc suy nghĩ quá nhiều không chỉ dẫn đến mất ngủ và mơ nhiều hơn, suy giảm khả năng miễn dịch của bản thân mà còn gây bất ổn về cảm xúc, tăng tỷ lệ sai sót khi làm việc và hình thành một vòng luẩn quẩn. Nhiều khi cơ thể chúng ta xuất hiện các triệu chứng, nó thực sự đang nhắc nhở chúng ta không nên suy nghĩ quá nhiều về nó. Trong đó, lá lách "lưu trữ" ý nghĩ, nên việc suy nghĩ quá nhiều sẽ vô tình làm tổn thương lá lách. Những người suy nghĩ quá nhiều có lá lách và dạ dày không tốt.

7. Hoảng hốt (sốc) quá hại tim

Sự sợ hãi đến mức bất ngờ, sốc sẽ ảnh hưởng đến tim trong thời gian ngắn; và khi nó trở nên mãn tính có thể ảnh hưởng đến thận.

nha-chong-tuong-lai

Bất cứ trạng thái cảm xúc nào quá mạnh mẽ cũng đều mang lại những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vậy nên, để có một sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ chúng ta hãy luôn biết tiết chế và cân bằng cảm xúc. 

Theo Phunu today