Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Tôm nướng bơ tỏi

Một món lai rai khá đơn giản, thơm ngon, ai cũng mần được nè mấy bạn! 
 

Nguyên liệu

500 tôm sú hay tôm bạc thẻ loại lớn
100g bơ "phe" Fresh
2 miếng pho mai bò cười
20g tỏi băm nhuyễn
1m bột nêm
1m tiêu xay

Cách làm

Tôm ngâm qua nước muối, rửa sạch, để ráo
Trộn tất cả các nguyên liệu gia vị trong một cái chén cho đều, cho vào một cái túi.

Rạch dọc phần bụng của tôm, chẻ ra làm hai nhưng vẫn còn dính nhau. 
Cắt một góc túi gia vị cỡ đầu đũa. Bóp nhẹ ít gia vị dọc theo tôm. 

Dùng muỗng nhỏ phết nhẹ lại cho đều.


Khi phần hỗn hợp sôi lên, bên ngoài vỏ đỏ au, phần thịt trắng đục cũng là lúc sản phẩm đã hoàn tất.
Chỉ cần lấy cái nỉa, chỉa ngay vô phần thịt trên đầu, kéo ngược xuống đuôi là tách ra được 1 bên, chấm lại với phần gia vị còn đó và đưa vào ... miệng mà thưởng thức!
Vừa nướng vừa ăn thật ... tuyệt!


ST



Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Cách cứu người đột quỵ bằng 1 “chiêu” duy nhất

Cách cứu người đột quỵ bằng 1 “chiêu” duy nhất của chuyên gia người Đài Loan

Để cứu người đột quỵ ngất xỉu, bạn chỉ có vài phút, thậm chí là vài giây. Thời gian càng lâu, tổn thất càng lớn. Hãy xem phương pháp đơn giản này của bác sỹ Đông y số một Đài Loan.
Phương pháp hồi sức tim phổi trong Tây y (Cardiopulmonary resuscitation – CPR) thường được dùng đến khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập vì bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp chết đuối… Tuy nhiên đây không chỉ là quy trình độc quyền của Tây y,  Đông y cũng có “Kỹ thuật cấp cứu CPR”. Bác sỹ Đông y nổi tiếng Đài Loan Đổng Diên Linh đã dùng nó để cấp cứu nhiều bệnh nhân. Dưới đây là bí quyết cấp cứu bằng phương pháp Đông y trong thời gian ngắn được ông truyền lại.
 
Đông y cũng có phương pháp cấp cứu CPR, vừa thuận tiện, an toàn lại rất hiệu quả (Ảnh: ntdtv.com.tw)
Bác sỹ Đổng chia sẻ, mấy năm trước có lần trên đường bay từ Mỹ về Đài Loan sau một buổi diễn thuyết, khi đang bay qua biển Thái Bình Dương thì thấy thông báo trên loa phát thanh: “Chúng tôi đang cần nhân viên y tế, trên máy bay có một cô gái bị ngất xỉu, yêu cầu trợ giúp khẩn cấp”, nhận được thông báo tôi vội vàng tới hỗ trợ. Đến nơi thấy cô gái đang bất tỉnh nhân sự nằm dưới sàn, cũng có hai bác sỹ người da trắng đang ở đó, một người trẻ tuổi đang luống cuống không biết xử trí ra sao, một người khác đang tìm tai nghe và những đồ sơ cứu. Tôi tiến tới và nói muốn hỗ trợ cứu giúp bệnh nhân đó.
 
Bác sỹ Đổng chia sẻ phương pháp cấp cứu đơn giản dễ thực hiện của Đông y (Ảnh: health.businessweekly.com.tw)
Sau khi bắt mạch và thăm khám tôi thấy mạch bệnh nhân rất chìm, cũng rất yếu, chẩn đoán cô ấy bị suy tim. Tôi lập tức dùng phương pháp bấm huyệt cấp cứu, ấn mạnh vào cơ của vùng ngực và ở nách trái 3 lần. Không đầy 5 giây sau bệnh nhân lập tức tỉnh lại. Hai vị bác sỹ, cơ trưởng và phi hành đoàn đứng bên đều ngạc nhiên tới không nói được lời nào.
Nhiều năm qua tôi vẫn hy vọng phổ biến phương pháp cấp cứu này của Đông y tới thế giới. Tại sao lại như vậy? Thông thường khi gặp người bị ngất xỉu, việc đầu tiên mọi người nghĩ tới là lập tức đưa tới bệnh viện. Khi tới nơi đều phải thực hiện hàng loạt xét nghiệm kiểm tra cho tới khi tìm được nguyên nhân bệnh mới được điều trị. Có những người đã bị mất mạng một cách đáng tiếc trong quá trình đợi đó như bạn của bác sỹ Đổng. Nếu khi đó người nhà bạn ông biết dùng phương pháp cấp cứu đơn giản này có lẽ bạn ông sẽ  không có kết cục đáng buồn như vậy.
VIDEO Cách cứu người đột quỵ bằng 1 “chiêu” duy nhất của chuyên gia người Đài Loan:
Ngược dòng lịch sử 2000 năm tìm hiểu phương pháp cấp cứu của Đông y
Câu chuyện nổi tiếng xảy ra vào thời Xuân Thu chiến quốc cách đây hơn 2000 năm ở Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Một ngày nọ khi danh y Biển Thước đi tới nước Quắc thì hay tin thái tử Đan vừa qua đời. Ông bèn hỏi thăm thì được biết thái tử vừa qua đời cách đó 2 tiếng, Thái tử ban đầu hô hấp khó khăn, khí huyết không thuận, nội tạng bị hại, sau đó đột nhiên tắt thở. Biển Thước hỏi lại kỹ càng và phán đoán thái tử chưa chết thật, bây giờ khẳng định một nửa cơ thể máu còn nóng… Bệnh của thái tử gọi là “Thi quyết”, là do mất thăng bằng âm dương nên đột nhiên bị hôn mê bất tỉnh. Ông dùng kim châm cứu châm một kim vào huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu và thái tử có thể tỉnh lại. Phương pháp bấm huyệt cấp cứu của Đông y có lịch sử từ rất xa xưa tuy nhiên vì không được biết tới rộng rãi nên khi bệnh nhân bị ngất đa phần mọi người chỉ nhớ và biết tới các biện pháp cấp cứu của Tây y.

Chỉ một kim châm vào huyệt Bách Hội, danh y Biển Thước đã cứu sống thái tử nước Quắc (Ảnh: tinhhoa.net)
Làm thế nào để bấm huyệt cấp cứu theo cách của Đông y
Theo bác sỹ Đổng, muốn học được cách cấp cứu bạn cần hiểu về châm cứu. Đông y có ” Hồi dương cửu châm” thực sự có công hiệu cải tử hoàn sinh. Theo Đông y, có 9 (Cửu) huyệt có tác dụng làm phục hồi dương khí (hồi dương), vì vậy gọi là Hồi Dương Cửu Châm. Chín huyệt đó là: Á Môn, Dũng Tuyền, Hoàn Khiêu, Hợp Cốc, Tam Âm Giao, Thái Khê, Trung Quản, Túc Tam Lý.
Người thường không biết châm cứu, khi gặp người đột nhiên bị choáng cũng có thể dùng cách bấm huyệt cấp cứu, vừa đơn giản, an toàn lại linh nghiệm.
Cách cấp cứu bằng bấm huyệt của Đông y
Khi bệnh nhân bị ngất thường ở tư thế nằm, người thực hiện thao tác cấp cứu nên đứng bên trái bệnh nhân. Dùng tay phải nắm vào cổ tay trái của bệnh nhân, dơ cánh tay trái trên tới góc độ tựa như thẳng mà không phải phải thẳng. Khi dơ cao sẽ xuất hiện vùng cơ ngực bé, đặt 4 đầu ngón tay vào vùng đó, ngón cái đặt vào chính giữa nách và tập chung lực vào năm đầu ngón tay bóp chặt và kéo thật mạnh hướng ra ngoài thân của bệnh nhân. Dùng lực bóp chặt và tiếp tục động tác kéo này 2 hoặc 3 lần, người bệnh sẽ dần dần hồi tỉnh. Khi thực hiện thao tác cũng cần chú ý điều chỉnh lực kéo, căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân mà thay đổi, nếu là trẻ con, người già, người gầy yếu không nên dùng lực quá mạnh.
 
Thao tác thực hiện phương pháp cấp cứu CPR của Đông y (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)
Bác sỹ Đổng chia sẻ, ông đã dùng phương pháp này cấp cứu được 17, 18 người, thậm chí có những bệnh nhân đã ngừng thở cũng cứu sống lại. Khi gặp bệnh nhân bất tỉnh nhân sự, trước tiên cần gọi cấp cứu, trong thời gian đợi xe tới có thể thực hiện phương pháp cấp cứu này của Đông y. Tôi có một người bạn, ngày nọ mẹ anh ta đột nhiên bị ngất xỉu, anh ta lập tức gọi xe cấp cứu sau đó dùng phương pháp này của tôi. Khi làm tới lần thứ ba mẹ anh ta đột nhiên nói: “Đừng có mạnh tay như thế, đau lắm”. Xe cấp cứu tới thấy mẹ anh ấy không sao liền đánh xe không quay về.
Tại sao phương pháp bấm huyệt cấp cứu có thể cứu được người?
Theo Hoàng đế nội kinh, Phế chủ khí, chủ trì tất cả nguồn khí trong cơ thể. Hai huyệt đạo Vân Môn và Trung Phủ ở bên ngoài cơ ngực bé, đây cũng là điểm khởi đầu hai huyệt đạo của Phế kinh, hai huyệt đạo này nối liền với nhau, cũng tương tự như một sợi dây điện trực tiếp thông tới phổi.
Thông thường khi bị ngất, cũng có nghĩa sắp ngừng thở, Phế không có năng lượng, không có khí. Sau khi hai huyệt đạo này nối liền với nhau, cũng giống như đang dùng khí quản để hít khí vào trong nên vừa bấm vào lập tức bệnh nhân sẽ có thể tỉnh lại.
Ngón tay cái bóp vào giữa nách cũng chính là huyệt Cực Tuyền, nó là một huyệt đạo của Tâm kinh trực tiếp đối với tạng Tâm. Khi bị ngất tim cũng gần như bị ngừng, ấn vào huyệt Cực Tuyền có thể giúp nó hoạt động trở lại. Bởi vậy, ấn vào những huyệt vị ở Phế Kinh và Tâm kinh sẽ giúp Tim Phổi hồi phục năng lượng và bệnh nhân có thể hồi tỉnh. Đây chính là phương pháp hồi phục lại chức năng tim phổi của Đông y.
Phương pháp cấp cứu CPR của Đông y là sử dụng huyệt Vân Môn và Trung Phù thuộc Phế kinh, cùng với Cực Tuyền của Tâm kinh
Ngoài phương pháp Hồi dương cửu châm và bấm huyệt cấp cứu nêu trên, Đông y còn nhiều phương pháp cấp cứu ví dụ bấm huyệt Nhân Trung. Có lần bác sỹ Đổng đã áp dụng phương pháp này với người bạn ông. Trong tình huống khẩn cấp khi bạn bị ngất, ngoài dùng kim châm cứu, ông còn lấy máu ở huyệt Bách Hội. Châm cứu, bấm huyệt, lấy máu ông áp dụng cả ba cách này và đã cứu được bạn mình.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung


Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Một số món ăn bằng rau thì là

Làm thế nào để chúng ta có thể "nạp" được nhiều Thì Là vào cơ thể? Mời các bạn xem xét một số món ăn sau.

1. Chả cá Lã Vọng


2. Chả cá thác lác

3.Canh cá khoai

4. Canh chua nghêu

5. Cháo cá chép

6. Cháo cá chép

Sưu tầm

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Công dụng của rau Thì Là



Hầu hết những người nội trợ chỉ xem thì là như một gia vị, mà quên mất rằng nó có khả năng giải độc cho cơ thể cực kỳ tốt, đặc biệt là với dạ dày.


Thì là: vị thuốc bài khí độc, thông tiêu hóa (Ảnh qua kenhrao.com)
(Ảnh qua kenhrao.com)
Không giống như đa số các loại rau xanh lá thường mang tính mát, thì là lại mang tính ấm và được xếp vào đầu bảng trong các loại rau loại bỏ khí độc và nuôi dưỡng dạ dày. Nó rất tốt cho cơ thể khi tiết trời chuyển lạnh. Sau khi ăn bị rối loạn tiêu hóa, trướng hơi đầy bụng, thậm chí mất ngủ… đều có thể nhờ cậy đến loại rau này.
Nhiều thầy thuốc xếp thì là vào tốp đầu trong danh sách các rau lá xanh có công dụng bổ thận tăng dương loại bỏ khí độc cho cơ thể.

Giữ ấm cho cơ thể

Thì là có tác dụng tăng nhiệt giữ ấm, đứng vị trí hàng đầu trong các loại rau xanh. Những loại rau có màu xanh như hẹ, rau mùi, hành tây cũng có tính ấm nhưng rau thì là vẫn tốt hơn nhiều.
Tại sao lại nói như vậy? Là vì thì là chủ yếu đi vào kinh lạc thận, trực tiếp ôn bổ dương khí cho thận. Người dương khí hư hao, cũng là do thể chất yếu ớn lạnh, bình thường tương đối sợ lạnh, có thể ăn nhiều loại rau này một chút, giúp bổ thận ích dương khí.
Thì là không những có thể điều hòa khí huyết hư nhược, cũng có thể điều hòa khí hàn lạnh. Khi bị cảm lạnh do các tác động bên ngoài, ăn rau này có thể giúp làm loại bỏ phong hàn cảm lạnh. Nói như thế có nghĩa là, thì là có tác dụng điều trị bảo vệ sức khỏe với tất cả các chứng bệnh về phong hàn lạnh. Bất kể là những người có các triệu chứng hàn lạnh ở bên trong hay toàn bộ cơ thể, ví dụ như chân tay lạnh, tì lạnh, thích ăn các đồ nóng hoặc bụng dưới lạnh… ăn rau này đều mang lại lợi ích giữ ấm cơ thể.


 

Khắc tinh của bệnh dạ dày

Thì là cũng đi vào kinh lạc dạ dày, làm ấm dạ dày, dưỡng dạ dày, điều trị các loại bệnh đau dạ dày do lạnh. Những bệnh nhân đau dạ dày do hàn lạnh ăn loại rau này có thể làm dịu cơn đau, những người ăn uống không ngon miệng, ăn thì là có thể giúp khai vị. Với người ăn không tiêu, thì là giúp hỗ trợ tiêu hóa; với người bị ức chế chuyện tình cảm, nó giúp tinh thần trở nên phấn chấn. Thì là có mùi thơm, hương vị hơi đắng, do vậy có tác dụng lưu thông khí huyết rất mạnh. Có thể giúp lưu thông điều chuyển khí huyết đối với các loại bệnh do khí huyết ứ trệ gây ra, ví dụ như tức ngực, ợ hơi, đau bụng, đầy hơi bụng, đau bụng, hơi thở hôi, thậm chí là bệnh tê phù chân tay do lạnh…
Loại rau này có thể dùng ăn như một loại rau, xào, nấu canh, hoặc cho vào món trộn salad đều được. Khi ăn thì là sống trộn, nếu có thể cho thêm vào một chút hạnh nhân là tốt nhất. Bởi khi đó vừa giúp cân bằng âm dương, lại tăng cường công dụng của thì là, còn phòng tránh các loại cảm cúm do tỳ vị.

Thì là đun nước có thể giúp dưỡng ẩm bổ thận dương

Cành và lá của thì là thường được dùng làm vị thuốc. Còn hạt thường được dùng làm hương liệu cho các món ăn, và trong loại bột ngũ vị hương nổi tiếng cũng có kết hợp với loại cây này.
Thì là đại bổ thận dương, có thể giúp giữ ấm phần bụng dưới, lại có thể giúp lưu thông khí huyết. Vì vậy, các thế hệ thầy thuốc đều đặc biệt ưa chuộng công dụng điều trị bệnh sa nang của nó. Trên thực tế, nó có thể xử lí điều trị các loại triệu chứng lạnh bụng dưới, khí huyết ứ trệ, đau bụng ví dụ như thận hư đau lưng, co thắt đại tràng, đau bụng kinh, tiểu són… Nếu bỗng nhiên bụng dưới bị đau, lại sợ lạnh thích nóng ấm, hãy dùng 1 nắm rau thì là nhỏ, đun lấy nước, cho thêm một chút muối và uống, sẽ làm hóa giải triệu chứng trên.

Một số bài thuốc từ thì là

Chữa rối loạn tiêu hóa: Ăn lá thì là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, dùng 1 – 2 muỗng nước sắc lá thì là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thì là chiết xuất bằng cách chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
Chữa tiêu chảy và kiết lỵ: Chất dầu trong hạt thì là rất hữu hiệu để chữa chứng no hơi, đầy bụng. Lấy hạt thì là chiên trong một lượng tối thiểu bơ, cùng với đồng lượng hạt của cây cỏ cari (fenugreek), hỗn hợp này được xem như một loại thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng cấp tính. Để đạt hiệu quả tối đa có thể nướng hạt cho vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, dùng 2-3 lần trong ngày.
Giúp hơi thở thơm tho: Nhiều tài liệu có ghi chép rằng người La Mã xưa vẫn nhai hạt thì là giúp cho hơi thở thơm tho. Hạt thì là có đặc tính làm phân hóa hơi trong dạ dày, nhai 5-7 hạt mỗi ngày.
Chứng mất ngủ: Ăn canh rau thì là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt uống thay nước trước giờ ngủ, đêm sẽ ngủ ngon giấc.
Chữa bệnh đường hô hấp: Khi bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi, dùng khoảng 60g hạt thì là chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.
Chữa mụn nhọt sưng tấy: Giã nát lá thì là tươi thành khối nhão rồi đắp lên mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. Lá đun trong dầu vừng được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp.
Chữa rối loạn kinh nguyệt: Thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh hoặc do có thai. Dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 1 muỗng nước ép rau cần tây, chia 3 lần uống trong ngày.

Theo Tri Thức VN

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Canh Dưỡng Sinh

Canh Dưỡng Sinh, món ngon nên thuốc

Một chén canh gồm có:

 Nguyên liệu:
1 khúc cà rốt + 1 khúc của cải trắng + 1 ít nhánh củ cải trắng + 1 khúc ngưu báng + 1 nấm đông cô Nhật ( nấm nứt) + 3 lần nước (so với nguyên liệu).

Dụng cụ: 1 nồi thủy tinh

Cách nấu:

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi + nước đun sôi. 
Bớt lửa để không bị mất nước.
Nấu khoảng 30 phút còn lại 1 chén nước là được.
Phần bã dùng để nấu canh ăn thông thường cũng rất tốt.
* Không nêm nếm gia vị để không bị biến chất.



Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Khoai sọ món ngon - vị thuốc

Khoai sọ chứa một hợp chất giúp tái tạo tế bào, tăng sự trao đổi chất nên trong dân gian thường dùng cao khoai sọ đắp vào vị trí bị u bướu, ung nhọt. Khoảng 10 ngày kiên trì đắp cao khoai sọ, khối u sẽ teo hết.

Khoai sọ – “dũng sĩ” hút độc và tiêu diệt khối ung bướu
Khoai sọ thường dùng để chế biến nhiều món canh rất ngon như canh khoai sọ nấu sườn, canh cua khoai sọ, canh khoai sọ rau rút hoặc rau muống… Ít người biết rằng củ khoai sọ dân dã rẻ tiền đó lại là vị thuốc có thể chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo.
Khoai sọ có nơi còn gọi là khoai môn, nhưng nhiều địa phương phân biệt giống khoai có củ nhỏ là khoai sọ, còn giống có củ to được gọi là khoai môn. Bài viết này chỉ để đề cập đến tính chất chữa bệnh của giống khoai sọ củ nhỏ.
Theo khoa học hiện đại, khoai sọ có rất nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng do dùng dưới dạng thô chưa tinh chế nên cần phải sử dụng lâu dài thì hiệu quả sẽ thấy rõ rệt.
Khoai sọ chứa một lượng kali khá lớn, giúp kiểm soát mức huyết áp đồng thời hạn chế nguy cơ bị cao huyết áp. Lượng chất xơ dồi dào trong khoai sọ giúp nhuận tràng, thải cặn bã ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Trong 100g khoai sọ có 1,5g chất xơ, đáp ứng được 27% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Chất xơ này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, đại tràng, thải độc và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Hàm lượng vitamin C và B6 dồi dào trong khoai sọ giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lão hóa. Trong khoai sọ có chứa hơn 17 loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể. Khoai sọ còn chứa omega-3 và 6 rất tốt vớt tim mạch, góp phần ngăn ngừa ung thư cũng như phòng tránh bệnh tật nói chung.
Khoai sọ chứa một hợp chất giúp tăng tái tạo tế bào, làm cho cơ tế bào hoạt động mạnh, tăng tốc độ trao đổi chất, giúp duy trì sự tươi trẻ, làm cho da trơn láng và giữ độ ẩm. Chính lý do này khiến người Nhật Bản gọi khoai sọ là “cội nguồn của tuổi trẻ từ thiên nhiên”.
Ít ai biết khoai sọ có thể chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo (ảnh CF)
Theo y học cổ truyền, khoai sọ là thực phẩm lành tính, bổ dưỡng có tính bình, vị cay ngọt, vào 3 kinh tỳ (lá lách), vị (dạ dày) và đại tràng. Cả 3 kinh này đều đảm nhiệm chức năng tiêu hóa thức ăn. Khoai sọ chữa được tất cả chứng bệnh về hệ tiêu hóa như đau dạ dày, chán ăn, tiêu hóa kém, đầy bụng, ợ hơi, đi ngoài phân lỏng, hay bị đau bụng….
Khoai sọ bổ tỳ, vị nên giúp tăng chất lượng dịch vị tiêu hóa, kết hợp với lượng chất xơ phong phú sẽ giúp quét sạch ruột, ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại, trực tràng.
Một công dụng rất đặc biệt nữa của khoai sọ là khả năng tán khối kết, tiêu u. Nó có công dụng tiêu độc ở các khối u nhọt nói chung và thậm chí trong một số trường hợp có tác dụng đối với cả khối u ung thư. Một trong những ứng dụng tuyệt vời của tính năng này là cao khoai sọ dùng để chữa những chỗ bị sưng đau, khối u, khối hạch, mịn nhọt, chấn thương đụng giập, bong gân, đau khớp, bó xương gãy, đắp vào chỗ bị gout…
Trong dân gian thường chế loại cao này như sau:
Khoai sọ (củ con, củ nhánh sẽ cho công dụng tốt hơn củ cái), gừng tươi – hai thứ liều lượng bằng nhau, gọt bỏ vỏ (không rửa), giã nát đắp lên những đắp vào chỗ bị bệnh, mỗi ngày thay thuốc 2 lần. Cần lưu ý cao phải dày từ 1,5 – 2cm, làm xong phải dùng ngay trong ngày mới có tác dụng, khi chế biến cố gắng không để nước vào khoai sọ vì có thể gây ngứa.
Các chuyên gia thực dưỡng còn dùng cao khoai sọ để hút độc, tiêu khối ung bướu, hạch cổ,
Cách áp nước gừng (ảnh ATD)
Cách làm này như sau: Giã khoai sọ với 1/10 gừng tươi, có thể trộn thêm ít bột gạo, bột mì cho cao bớt nhão. Trước khi đắp cao cần phải áp nước gừng theo cách nấu 2 lạng gừng tươi giã nhuyễn cùng với 2 lít nước. Chú ý sau khi nước sôi cần hạ nhỏ lửa đun liu riu chừng 15 phút.
Nhúng khăn bông vào nước gừng, vắt khô áp vào chỗ bệnh. Nếu thấy nguội, tiếp tục nhúng vào nước gừng nóng. Cứ làm như vậy sau khoảng 20 thì mới đắp cao khoai sọ vào vùng bị bệnh.
Cách đắp cao khoai sọ tiêu u bướu (ảnh TD)
Trải cao dày độ 1,5cm đến 2cm lên miếng vải, rồi đắp cao trực tiếp lên da ở chỗ đau; dùng vải băng lại cho miếng cao khỏi rơi ra. Để như vậy độ 4 giờ thì gỡ bỏ đi (nếu làm trước khi đi ngủ thì có thể qua đêm). Ngày có thể đắp cao 1-3 lần tùy bệnh nặng nhẹ.
Cách làm này hết sức hiệu quả, giúp giảm đau nhanh chóng, nhiều người sau khoảng 10 ngày kiên trì đắp cao khoai sọ, khối u đã teo đi rõ rệt.
Theo phunugiadinh

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Ăn chôm chôm có lợi ích gì?

Quả chôm chôm: Liều thuốc quý không phải ai cũng biết


Chôm chôm là loại trái cây có vỏ ngoài nhiều tóc với hai màu đỏ hoặc vàng, ăn khá ngọt và hơi chua một chút. Chôm chôm khá được ưa chuộng tại Việt Nam.
Với vị ngọt thanh cùng lớp thịt giòn và dễ tách vỏ, nhiều người thường chọn chôm chôm để làm món tráng miệng bổ dưỡng sau bữa ăn. Tuy nhiên, có một sự thật bất ngờ là dù rằng có nhiều người thích ăn chôm chôm, song hầu như có rất ít người biết những lợi ích sức khỏe của chôm chôm sau đây:
Thanh nhiệt cơ thể
Nếu sau một ngày đi làm căng thẳng về, bạn mở tủ lạnh ra ăn vài trái chôm chôm hoặc bóc vỏ, tách hạt, cho thêm ít đường và nước vào khuấy đều là sẽ có ngay món chôm chôm nước đường tự làm ở nhà cực ngon đấy. Món này ăn vừa ngọt, vừa thanh mát lại giúp cơ thể sảng khoái tỉnh táo hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng.

Kích thích tế bào máu
Chôm chôm cũng là một loại quả chứa nhiều chất sắt nên rất tốt cho máu, đặc biệt nó kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Nhờ đó, chôm chôm giúp kiểm soát tình trạng hoa mắt, chóng mặt, hạ huyết áp… ở cơ thể. Đồng thời, còn giúp cơ thể sản sinh ra các enzym có lợi cho sức khỏe.

Điều trị tiểu đường và huyết áp cao
Theo ông cha ta ngày xưa, hạt chôm chôm thường được dùng làm thuốc để điều trị bệnh huyết áp cao và tiểu đường. Trong chôm chôm khá giàu protein, chất béo không bão hòa, vitamin C, sắt, phốt pho, canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tối ưu.

Loại bỏ độc tố trong thận
Lượng phốt pho dồi dào trong quả chôm chôm có thể giúp loại bỏ dễ dàng các chất thải và độc tố trong thận. Chất phốt pho này khá cần thiết cho việc kích thích các mô tế bào trong cơ thể phát triển. Đồng thời, hàm lượng canxi có trong chôm chôm khi kết hợp với phốt pho giúp xương và răng thêm chắc khỏe mỗi ngày.

Giảm cân
Với hàm lượng chất xơ cao và ít calo, chôm chôm rất thích hợp là món ăn kiêng dành cho các bạn gái muốn giảm cân. Bởi lẽ, ăn chôm chôm sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu, từ đó kiểm soát các cơn đói và hỗ trợ đắc lực cho kế hoạch giảm cân của bạn.

Ngăn ngừa ung thư
Hoạt chất axit gallic có trong chôm chôm hoạt động như chất chống oxy hóa cao, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cơ thể. Tuyệt vời hơn, chôm chôm còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp cơ thể hấp thụ các khoáng chất dễ dàng và ngăn ngừa bệnh ung thư xuất hiện trong cơ thể bạn.

Hỗ trợ sức khỏe mẹ bầu trong thai kỳ
Quả chôm chôm còn là nguồn cung cấp chất sắt khá cao, giúp mẹ bầu chống lại sự mệt mỏi và chóng mặt khi đang mang thai. Chôm chôm cũng chứa hàm lượng vitamin E đáng kể, giúp làm dịu tình trạng ngứa ngáy gây khó chịu đối với những phụ nữ đang trong thai kỳ.

Trị một số bệnh thông thường
Khi bị bệnh nhức đầu, bạn có thể dùng lá chôm chôm xay nhuyễn đắp lên trán. Những dưỡng chất trong lá chôm chôm sẽ giúp xoa dịu thần kinh và làm giảm đau đầu rất hiệu quả. Hơn nữa, thuốc sắc từ vỏ cây chôm chôm có thể thoa trên lưỡi để trị bệnh tưa miệng, còn thuốc sắc từ rễ chôm chôm thì dùng để hạ sốt.

Làm đẹp da, đẹp tóc
Do chôm chôm chứa nhiều nước, chất chống ôxy hóa nên cũng có tác dụng làm da mềm, mịn và khỏe đẹp hơn.
Đối với mái tóc thiếu sức sống, bạn có thể khắc phục chúng bằng cách nghiền lá chôm chôm rồi pha ít nước, thoa hỗn hợp này lên tóc khoảng 15 phút. Các hoạt chất trong lá chôm chôm sẽ giúp mái tóc của bạn khỏe đẹp lên mỗi ngày nếu dùng thường xuyên.


Theo soha

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Bánh "cam" kiểu Ba- lan

Bánh Cam đông tây đều có, cơ bản là bột và chiên, còn lại là sự chế biến tùy theo vùng miền. Mời các bạn xem cách làm bánh Cam kiểu người Ba Lan khu Đông Âu.
Bánh Cam Balan làm nổi bằng men "sống (con men). Nhân trái cây, phủ đường trắng và dùng vào ngày thứ Ba và thứ Năm trong tuần.


Nguyên liệu

2 cup (480ml) sữa nguyên kem, ấm 110'F
4,5 m men khô (2 gói)
3/4 cup (149g) + 1 chút đường nhuyễn (chia ra làm 3 lần)
5-6 cup (709 - 850g) bột mì đa dụng chia làm 3
1 trái trứng
4 lòng đỏ trứng
1m vani nước
1+ 1/4 muối
4 M bơ lạt, tan chảy, để nguội
dầu chiên
Mứt trái cây ( dạng lỏng : mứt thơm, mứt dâu, ...)
Đường mịn để áo bánh

Cách làm

Cho sữa ấm vào thố + men nổi + chút đường trộn đều, để 5-10 phút.
Cho 2 cup bột vào, dùng phới gỗ trộn đều cho tới kho hỗn hợp mịn đều. Dùng wrap che lại chờ bột nở 30 phút, ở chỗ ấm.
 Khuấy (không đánh) trứng + lòng đỏ cho tan đều (3 phút). Cho đường + vani + muối khuấy tiếp cho hòa đều.


Cho hỗn hợp bột vào máy trộn bột, thêm hỗn hợp trứng. Bật máy trộn cho đều với tốc độ trung bình thấp (medium low speed - Nếu không có máy thì dùng phới gỗ trộn và rót trứng từ từ cho đến khi đồng nhất). Cho bơ vào trộn tiếp. Từ từ cho thêm 3 cup bột vào cho đến khi thành một khối đồng nhất (hơi nhão và dính thố, có dáng 1 trái banh - Nếu cần thì cho thêm từng muỗng bột - tối đa là 1 cup bột ).
Cho khối bột ra thố lớn, dùng wrap phủ lên để vào chỗ ấm để bột nở gấp đôi.

Lấy bột ra, rắc bột lên bề mặt khối và thớt cho khỏi dính. Dùng ống cán mỏng tối đa là 1,2cm. Nếu bột không giữ được "dáng" đàn hồi trở lại, hãy phủ lên bột bằng một chiếc khăn ẩm vài phút rồi thử lại.
Dùng khuôn tròn khoảng 8-10 cm ịn xuống cắt miếng tròn.
 Dùng wrap phủ cho bột nổ gấp đôi (ủ 30 phút).

Cho dầu vào chảo cao khoảng 2cm, để nóng rồi chiên cho bánh vàng đều 2 mặt. Vớt ra, để nguội có thể cầm bằng tay, dùng ống phun mứt trái cạy vào giữa làm nhân.
Lăn bánh qua đường cho áo đều.

Bánh ăn ngay rất ngon, và có thể để được 2 ngày trong hộp thật kín.

 



Bichnga soạn theo  Browneyedbaker

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

Vì sao người nhóm máu O hay bị bệnh?

So với các nhóm máu khác, nhóm máu O có phần đặc biệt. Những người nhóm máu O được nhận xét là có năng lực, tài hoa hơn người. Tuy nhiên, nhóm máu này có một khuyết điểm vô cùng bất lợi đó là: dễ mắc bệnh.
Ở Nhật Bản, nhóm máu O từ lâu đã được mặc định với một loại cá tính đặc biệt. Người Nhật thường được hỏi về nhóm máu của mình khi đi phỏng vấn. Người nhóm máu O được miêu tả là có trách nhiệm, tận tụy với công việc, có tổ chức, khả năng tập trung cao độ và rất thực tế.
Khả năng lãnh đạo và chủ động cộng với nguồn năng lượng dồi dào là những đặc điểm nổi trội của người nhóm máu O. Họ có sức ảnh hưởng và làm việc cực kì năng suất. Họ có khả năng định hướng và suy luận logic hơn các nhóm máu khác. Ưu điểm này có được nhờ tổ tiên của họ là những thợ săn phải ngày đêm quan sát và đánh giá chính xác môi trường xung quanh, để duy trì sự sống.

Người nhóm máu O làm việc cực kì năng suất.
Từ xưa đến nay, người nhóm máu O đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội nhờ khả năng cho máu thần kì. Người nhóm máu O là nguồn cung cấp sự sống cho tất cả các bệnh viện, nhưng bản thân họ lại không thể nhận máu từ các nhóm máu khác. Chính điều đó càng khiến nhóm máu O đáng được trân trọng và cần được bảo vệ hơn. Bên cạnh những đặc điểm ưu việt đó, phải nói rằng người nhóm máu O cũng sở hữu vô vàn nhược điểm khiến họ là độc nhất.
Người nhóm máu O dễ mắc bệnh
Người nhóm máu O dễ mắc các vấn đề sức khỏe như ung nhọt, suy giảm chức năng tuyến giáp, nồng độ hóc-môn thấp ở tuyến giáp, thiếu i-ốt. Điều này dẫn đến những hậu quả không mong muốn như béo phì, tích nước và thậm chí là bị u bướu. Họ cũng có hàm lượng axit trong dạ dày cao hơn những nhóm máu khác, kết quả là người nhóm máu O dễ bị đau bụng và những bệnh liên quan đến dạ dày.

Dạ dày của người nhóm máu O khá là nhạy cảm.
Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu vận động và tính cách dễ căng thẳng khiến họ trở nên nhạy cảm với việc chuyển hóa trao đổi chất, dễ bị kháng insulin, suy tuyến giáp và béo phì.
Người thuộc nhóm máu này dễ có hành động khó kiểm soát khi mệt mỏi, trầm cảm hay chán nản. Họ có thể bài bạc, tìm trò tiêu khiển, liều mạng và bốc đồng. Tính cách của người nhóm máu O lúc lên cao, lúc xuống thấp rất thất thường. Sự nhạy cảm quá độ khiến họ dễ cáu bẳn và khó giữ bình tĩnh.

Tính cách của người nhóm máu O khá thất thường, lúc lên lúc xuống.
Vì thế, người nhóm máu O đặc biệt nên tránh caffeine và rượu. Caffeine có thể làm tăng hàm lượng adrenaline vốn đã rất cao trong người nhóm máu này. Đồng thời, người nhóm máu O cũng cần phải tập thể dục thể thao nhiều hơn các nhóm máu khác, ít nhất 3-4 lần mỗi tuần.
Theo bestie

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

Cây Sa la là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi.
Truyền thuyết kể rằng Đức Phật được mẹ, hoàng hậu Maya, sinh ra dưới gốc cây vô ưu. Khi bà đang lên cơn đau thì một cành cây chìa ra cho bà nắm lấy. Còn nơi Đức Phật nhập niết bàn là một rừng cây sala.
Tại Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia Phật giáo thì cây Sala thường bị nhầm với cây Đầu lân, cây Vô ưu. Do đó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân.
Hoa sa la ở khu tháp đức Phật nhập Niết bàn ở Câu Thi Na, Ấn Độ.
Hoa sa la ở khu tháp đức Phật nhập Niết bàn ở Câu Thi Na, Ấn Độ.
Trong kinh điển Phật giáo, có ba loài cây thiêng liên quan đến cuộc đời của đức Phật đó là cây Vô ưu (Saraca indica) khi đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni, cây Bồ đề (Ficus religiosa, Bodhi) khi đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng và cây sa la khi đức Phật nhập Niết bàn tại Câu Thi Na. 
Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ đề, cây sa la cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa.
Hoa đầu lân. Sưu tầm trên Internet.
Hoa đầu lân. Sưu tầm trên Internet.
Sala (Ta-la) có nhiều tên gọi: Sa la, Sal, Shorea robusta, là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.
Cây Sa la là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi. Sự nhầm lẫn lộn này bắt nguồn từ thế kỷ XVII khi người Bồ Đào Nha đem giống cây hàm rồng trồng tại nhiều nơi ở đảo Tích Lan (Sri Lanka). Từ đó, giống cây hàm rồng này được trồng tại nhiều chùa ở Tích Lan và các chùa trong vùng Đông Nam Á.
Nếu gặp một người Âu Mỹ rành về cây cối, khi nhìn hoa đầu lân, họ sẽ nói ngay đó là cây canonball! Nhất là những người sống ở Nam Mỹ, bởi cây đầu lân có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Và những người Ấn Độ đều biết rành cây sa la, họ gọi là "sal tree", vì loại cây đó được trồng thành rừng, có thân thẳng, thịt gỗ cứng, rất thích hợp cho việc xây dựng và đóng bàn ghế.

Cây vô ưu 

Tên gọi khác: Vàng anh lá bé
Tên khoa học: Saraca asoca. Đồng nghĩa: Saraca indica
Tên tiếng Anh: Ashoka tree
Cây vô ưu
Cây vô ưu
Hoa cây vô ưu
Hoa cây vô ưu
Vô ưu sống ở rừng mưa có nguồn gốc từ trung tâm của cao nguyên Deccan và vùng ven biển Ấn Độ. Cây vô ưu được ưa chuộng vì tán lá đẹp, hoa đẹp mọc thành chùm và tỏa hương thơm. Cây vô ưu hoang dã dễ bị tổn thương nên càng trở nên hiếm hơn trong môi trường sống tự nhiên của nó. 

Cây sala 

Cây sala có tên gọi khác là tha la. Tên khoa học là Shorea robusta. Tên thông dụng trong tiếng Anh là shala hay sal
Cận cảnh hoa Sala
Cận cảnh hoa Sala
Cây sala có nguồn gốc từ vùng tiểu lục địa Ấn Độ, vùng phía nam dãy núi Himalaya từ Myanmar đến Nepal, Ấn Độ và Bangladesh. Có nhiều vùng rừng sala rất lớn ở các khu vực này. 
Cành và hoa sala
Cành và hoa sala
Lá già của cây sala
Lá già của cây sala
Sala là loài cây sinh trưởng trung bình cho đến chậm. Nó có thể đạt chiều cao 30-35 m, đường kính thân cây lên đến 2.5 m. Lá dài 10-25 cm và rộng 5-15 cm. Ở vùng ẩm ướt sala xanh lá quang năm, cây sala phân bố ở vùng khô thì rụng lá vào thời khoản gian từ tháng Hai đến tháng Tư và ra lá trở lại vào tháng Tư đến tháng Năm. 
Sự nhầm lẫn với loài cây Ngọc kỳ lân 
Nhiều người nhầm lẫn sala và vô ưu với một loài cây khác là ngọc kỳ lân. Ngoài nhầm lẫn về tên gọi người ta còn nhầm lẫn về truyền thuyết liên quan đến nó. Người ta cho rằng salavô ưu và ngọc kỳ lâncùng chỉ đến một loài cây và là cây được hoàng hậu Maya, mẹ của Đức Phật, nắm lấy khi sinh ngài, đồng thời cũng là loài cây bên Đức Phật lúc ngài nhập niết bàn. 
Thực chất cây ngọc kỳ lân là một cây hoàn toàn khác. 

Cây ngọc kỳ lân

Tên gọi khác: Hàm rồng, Cây đầu lân
Tên khoa học: Couroupita guianensis
Tên tiếng Anh: Cannonball Tree
Cây ngọc kỳ lân
Cây ngọc kỳ lân

Nụ hoa ngọc kỳ lân
 
 
 
Lá, hoa và trái ngọc kỳ lân
Lá, hoa và trái ngọc kỳ lân
Cây ngọc kỳ lân phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Nó có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Himalaya, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á. 
Cây ngọc kỳ lân là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35 m. Hoa ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 3 m. Quả lớn tròn to đường kính quả 15-24 cm, kích cở như quả đạn đại bác thời xưa, do đó có tên gọi Cannon-ball. Nhân giống bằng cách gieo hạt. Từ khi gieo hạt cây cần khoảng 4 năm để có thể ra hoa. Hoa có mùi thơm dễ chịu trong khi quả chín lại có mùi thối.
Theo Chùa A Di Đà