Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Bảo vệ gan bằng thảo dược

Với thực trạng thực phẩm nhiễm độc như hiện nay, sức khỏe con người đang đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó, gan là nơi “chịu trận” đầu tiên do phải xử lý các chất độc.
Đó là chưa kể, bệnh viêm gan siêu vi B, C cũng góp phần rất lớn trong việc làm lá gan suy yếu - dược sĩ Lê Kim Phụng (nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết. Vì thế, để tránh việc điều trị các bệnh về gan vừa tốn kém vừa mất thời gian, các gia đình nên chọn những loại thảo dược dễ tìm nhưng có hiệu quả cao để sử dụng.

A ti sô 


A ti sô là loại thức uống rất tốt và an toàn, có thể dùng mỗi ngày ở dạng trà túi lọc, dạng cao lỏng (2-10 gr/lần uống), cao mềm hay cao khô (1-2 gr/lần uống), hòa tan với nước nóng. Hoa, lá, rễ a ti sô cũng có thể nấu canh ăn mỗi ngày với lượng từ 100-200 gr tươi hoặc 20 gr khô.

Có chứa nhiều chất chống ô xy hóa tế bào nên được dùng để kích thích sự tăng tiết mật, chữa viêm gan, vàng da, sỏi mật, táo bón, bệnh đường ruột. A ti sô giúp chống lại các tác nhân gây hại cho gan, tăng cường khả năng thải độc, đặc biệt rất tốt cho những người lạm dụng rượu, ăn uống không điều độ, hoặc do sử dụng quá nhiều loại thuốc tây.

Bồ công anh

Có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông sữa, lợi tiểu, được dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, tiểu tiện khó, mụn nhọt, đau dạ dày, đau gan, ăn uống kém tiêu... Bồ công anh rất tốt cho gan mật nhờ vai trò kiểm soát được lượng mỡ vào cơ thể và tăng cường chức năng thải độc cho gan. Dùng với xà lách xoong chế thành một loại nước ép, kèm theo chế độ ăn uống kiêng thịt, đường và tinh bột giúp gan hoạt động bình thường.


Bệnh nhân đau gan, vàng da có thể sử dụng thường xuyên dạng nước ép (50-100 gr) hoặc dạng trà được bào chế sẵn (20 gr khô). Lá, rễ cây bồ công anh đem sấy khô, nướng thơm, nghiền thành bột gọi là cà phê Dendelion, là một loại thức uống có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, không có tác dụng phụ và gây độc hại cho người dùng. Những người có thói quen uống trà hoặc cà phê mỗi ngày có thể sử dụng trà Dendelion để bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh.

Nghệ



Rễ nghệ có chứa tinh dầu giúp kích thích sự bài tiết mật, giải độc gan, làm giảm lượng sắc tố mật trong máu và nước tiểu. Nếu muốn bảo quản nghệ để dùng lâu dài thì hấp chín, phơi khô rồi tán bột. Mỗi ngày dùng 6-10 gr bột khô, trộn với mật ong thành viên hoặc pha trong nước ấm uống.

Râu bắp



Có chứa nhiều xitosterol, tinh dầu, saponon, vitamin C... nên khi uống nhiều nước râu bắp thì lượng nước tiểu tăng lên từ 3-5 lần so với bình thường, làm tăng sự bài tiết mật, giảm tỷ trọng mật. Dân gian thường dùng râu bắp để chữa viêm túi mật, viêm gan vàng da do tắc mật, làm thuốc thông tiểu chữa tê thấp, đau thận, sỏi thận. Chưa kể, trong râu bắp hàm lượng vitamin K khá cao nên có tác dụng cầm máu. Sử dụng mỗi ngày một lượng 10-20 gr râu bắp cắt nhỏ, đun sôi trong 200 ml nước, uống trong ngày.

Cây cỏ mực

Dùng trị bệnh gan theo dạng sắc nước uống, 100 gr cỏ mực sắc lấy 100 ml cao, uống một muỗng cà phê, chia làm 2 lần mỗi ngày.



Để đạt hiệu quả tối đa, người ta thường phối hợp 3 loại thảo dược là cỏ mực, cây chó đẻ và nghệ theo tỷ lệ 2,5:1,5:1,0. Hỗn hợp trích tinh từ các loại thảo dược trên giúp bảo vệ gan bằng cách điều hòa nồng độ của các men gan, có liên hệ đến việc biến dưỡng thuốc nơi ty thể của tế bào gan.


Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan

Bệnh nhân xơ gan thường bị phù chân, báng bụng do bị giữ nước trong cơ thể, vì vậy cần phải ăn nhạt để giảm phù. Trong khi chế biến thức ăn nên tránh nêm muối, nước mắm, nước tương, bột ngọt, bột nêm. Dùng thực phẩm tươi tốt hơn thực phẩm chế biến sẵn, kiểm tra thành phần muối trên nhãn mác thức ăn đóng gói, tránh ăn tại nhà hàng và thức ăn nhanh; tránh các loại thịt đỏ vì chứa nhiều muối. Đạm động vật nên thay bằng đạm thực vật như đậu hũ, đậu nành để dễ tiêu hóa, dùng dầu thực vật thay cho ăn mỡ...

Bệnh xơ gan

ThS-BS Đinh Dạ Lý Hương (ĐH Y Dược TP.HCM) cho biết, viêm gan siêu vi là bệnh nhiễm trùng làm tổn thương gan do nhiều loại siêu vi khác nhau gây ra. Khoa học đã tìm ra 6 loại siêu vi gây viêm gan như A, B, C, D, E, G. Trong đó, B và C là hai loại siêu vi thường gây bệnh viêm gan mạn tính ở nước ta và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan. Thông thường, trong giai đoạn đầu bệnh xơ gan không có triệu chứng gì rõ rệt, nhưng bác sĩ có thể nhận biết qua các dấu hiệu lâm sàng như kiệt sức, mệt mỏi, ăn không ngon, buồn nôn, sụt cân, ngứa da, sao mạch trên da... Từ đó, bệnh nhân sẽ được tiến hành làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan (men gan, thời gian đông máu, đếm tiểu cầu, đo lượng Albumin máu); xét nghiệm tìm kiếm siêu vi, siêu âm bụng xem hình ảnh lá gan, nội soi dạ dày thực quản để phát hiện tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản; sinh thiết gan (dùng một kim nhỏ đâm qua da vào gan lấy một ít mô gan đem quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá mức độ hư hại và mức độ xơ).

Để giảm mức độ tiến triển của bệnh, bệnh nhân cần thay đổi lối sống như cai rượu bia, giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường vì thừa cân béo phì cũng làm nặng thêm vài bệnh gan sẵn có.

Việc điều trị bắt đầu từ việc xác định nguyên nhân gây xơ gan, nếu trong giai đoạn sớm, bệnh nhân xơ gan do rượu thì bỏ rượu sẽ có kết quả, nhưng nếu xơ gan giai đoạn muộn thì bác sĩ phải ghép gan để giúp gan hồi phục.

Do đó, bệnh nhân nên phòng bệnh bằng việc thay đổi lối sống. Hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh nên chích ngừa viêm gan siêu vi B, C có tác dụng rất cao (trước khi chích cần được xét nghiệm máu xem gan có bị nhiễm siêu vi hay chưa).

Theo bepnhata

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét