Củ cải đường, loài trồng trọt Beta vulgaris, là loài thực vật mà rễ của chúng chứa hàm lượng sucrose cao. Nó được trồng thương mại để sản xuất đường. Củ cải đường và loài gieo trồng khác là B. vulgaris, như củ dền và chard, có cùng tổ tiên trong tự nhiên là sea beet (Beta vulgaris maritima).
Kết quả của các nhà khoa học từ nhiều trường đại học danh tiếng cho biết, củ cải đường có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức chịu đựng và làm giảm huyết áp.
Với hương vị ngọt ngào và vẻ ngoài bắt mắt, củ cải đường là một nguyên liệu yêu thích trong giới ẩm thực, nhưng các nhà khoa học khám phá ra loại thực vật này ẩn chứa nhiều điều hơn thế nữa.
Phần lớn tác dụng của củ cải đường xuất phát lượng nitrat cao gấp khoảng 20 lần so với hầu hết các loại rau khác. Trước đây, nitrat “mang tiếng xấu” vì được sử dụng như một phụ gia thực phẩm. Nhưng theo các nghiên cứu được đại học Queen Mary công bố vào năm 2010 cho thấy, nếu uống 250ml nước ép củ cải đường mỗi ngày, huyết áp cao có thể giảm xuống trong vài giờ. Điều này đặc biệt dễ nhận thấy với người bị huyết áp rất cao.
Củ cải đường chữa bệnh huyết áp cao
Bên cạnh đó, củ cải đường còn góp phần tăng cường sức chịu đựng- đặc biệt có tác dụng với các vận động viên. Giáo sư Stephen Bailey cho biết, vận động viên khuyết tật David Weir đoạt huy chương vàng tại Paralympic London mùa hè 2012, bởi anh thường xuyên sử dụng nước ép củ cải đường và có thể theo sát chương trình huấn luyện. Lí do được đưa ra là nitrat làm giảm lượng ô-xy cần thiết cho cơ bắp giúp các vận động viên tăng cường sức dẻo dai tới 16% khi áp dụng các chương trình luyện tập.
Một tác dụng hữu hiệu nữa không thể bỏ qua đó là tăng hiệu quả hoạt động của trí não. Năm 2011, Đại học Wake Forest -Bắc Carolina công bố kết quả cho thấy củ cải đường có thể làm chậm sự phát triển của chứng mất trí. Họ cho rằng điều này là bởi nitric oxide làm tăng lưu lượng máu đến não. Chỉ cần ăn 2 đến 3 lát củ cải đường mỗi ngày cũng được xem là kẻ thù cho sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Lợi ích sức khỏe của củ cải đường
- Ổn định nhiệt độ cơ thể: Củ
cải đường được đánh giá cao trong y học phương đông về khả năng giảm
nhiệt trong cơ thể vào những tháng mùa hè và giữ cho cơ thể ấm áp khi
nhiệt độ thời tiết giảm.
- Giảm ngứa viêm họng: Hương
vị cay nồng của loại củ cải này được coi là một loại gia vị tự nhiên có
thể giúp loại bỏ chất nhờn dư thừa trong cơ thể và đặc biệt hữu ích
trong việc tiêu đờm. Do đó, nó có thể làm thông các xoang và dịu họng,
giảm ngứa, viêm họng.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Cũng
giống như củ cải trắng, củ cải đường giàu chất xơ nên là một chất tẩy
rửa tự nhiên cho hệ tiêu hóa, giúp phá vỡ và loại bỏ thức ăn tích tụ
trong cơ thể về lâu dài dẫn đến chất thải độc có hại cho sức khỏe.
- Ngăn ngừa nhiễm virus: Vì
hàm lượng vitamin C trong củ cải đường cao nên nó có tác dụng làm sạch
cơ thể một cách tự nhiên, tăng cường sức đề kháng. Tiêu thụ củ cải đường
thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể nhiễm virus.
- Chống ung thư: Là
một thành viên của gia đình rau họ cải (cùng một gia đình như bông cải
xanh và cải bắp ) cả củ cải đường và củ cải trắng có chứa chất dinh
dưỡng thực vật như chất xơ, vitamin và khoáng chất... nên có tác dụng
bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh ung thư rất tốt.
- Giữ cho cơ thể đủ nước: Với
hàm lượng nước cao và rất nhiều vitamin C cũng như phốt pho và kẽm, củ
cải đường là một thực phẩm bổ dưỡng cho các mô và có thể giúp cho cơ thể
giữ nước, tăng sức khỏe cho làn da.
- Phòng tránh thiếu máu: Củ
cải đường có vitamin B12 tự nhiên và giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham
gia vào việc tổng hợp hemoglobin, do đó lượng oxy hemoglobin tăng cao
giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét