Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Trà tang thầm

  Hôm nay đi trên đường ĐBP thấy bán dâu tằm mình nhớ tới bài "Trà tang thầm", bèn mua một ký về làm và post bài này để các bạn cùng tham khảo.

Bạn đã bao giờ nghe nói tới loại thức uống này chưa? Nghe tên thì có vẻ lạ, nhưng khi nhắc tới loại quả làm nên thức uống này thì bạn sẽ rất ngạc nhiên. Đó chính là quả dâu, một loại quả chín có màu tím thẫm mà ở vùng nông thôn rất phổ biến và rẻ. Quả dâu còn được gọi là tang thực, tang táo, tang quả, ô thầm, hắc thầm. Rất dễ để chế biến loại thức uống bổ dưỡng cho gia đình bạn.


Tang thầm (quả dâu) thường dùng để ăn sống, ngâm rượu, làm mứt hoặc ngâm với đường kính chế biến nước giải khát dùng cho cả mùa nóng. Ngoài ra tang thầm còn có cách chế biến rất đơn giản mà hiệu quả, đó là sử dụng dưới dạng trà, cổ nhân gọi là trà tang thầm. Vậy loại trà này được chế biến như thế nào? Công dụng và cách dùng ra sao? Mời các bạn xem phần chế biến dưới đây.

CHẾ BIẾN

- Quả dâu chin (màu tím, mọng nước): rửa sạch, tránh bị dập nát, phơi khô hoặc sấy khô, đựng trong lọ kín để dung dần.
- Hãm 10 – 15g hãm với nước sôi, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
- Bạn nên dùng bình, lọ sành, sứ để đựng trà, không dung đồ bằng kim loại.
- Rất đơn giản và nguyên liệu cũng dễ kiếm (nhất là vào mùa hạ).

LỢI ÍCH CỦA TRÀ TANG THẦM – TRÀ DÂU
Theo dược học cổ truyền, quả dâu (tang thầm) có vị chua ngọt, tính lạnh, có công dụng tư âm dưỡng huyết, bổ can ích thận, sinh tân nhuận tràng, ô phát (làm đen râu tóc) và trừ phong thấp, thường được dùng để chữa các chứng bệnh do can thận bất túc gây nên như đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù điếc, râu tóc bạc sớm, mất ngủ hay mê, tiêu khát (đái đường), táo bón, các khớp vận động khó khăn… . Ngoài ra, quả dâu chín vị ngọt, tính hàn, là thứ thuốc mát huyết, bổ huyết dưỡng âm mà trừ được nhiệt, an thần, đen tóc và sáng mắt.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần quả dâu có chứa các loại đường, acid tannic, acid malic, các vitamin B1, B2, A, C và caroten, các acid béo như acid linoleic, acid oleic, acid palmitic, acid stearic… Dịch chiết quả dâu có tác dụng: (1) Tăng cường công năng miễn dịch, kể cả miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể; (2) Thúc đẩy cơ năng tạo huyết, làm cho tế bào lympho nhanh chuyển hóa và thanh thục; (3) Làm giảm hoạt tính của men Na+, K+ – Atpase ở màng hồng cầu, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản nhiệt của cơ thể.

Lưu ý:
Tang thầm (quả dâu) có tính lạnh và có tác dụng nhuận tràng nên cẩn thận khi dung cho những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng do tỳ vị hư yếu và những người bị cảm mạo, ho nhiều do phong hàn không nên dùng loại trà này.

ST 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét