Cách đây ba năm một người bạn cho nhà mình một gói toàn những lát trắng như lát khoai mì khô và nói đây là rễ cây bá bịnh. Nghe quảng cáo quá nên mình bèn bỏ vào chai ngâm rượu để khỏi uổng công bạn. Qua mùa đông năm đó, mình nhức mình nhức mẩy quá mình nhớ tới chai rượu này bèn lấy một muỗng cà phê rượu BB ra xơi thử. Cha mẹ ơi! Đắng khủng khiếp! Nhưng chỉ chừng nửa tiếng sau là mình đã thấy dễ chịu và sau đó mình tự "ra toa" mỗi ngày uống 3 muỗng cà phê. Chỉ ba ngày là mình khỏe re à! lol
Nếu bạn nào có điều kiện làm sẵn một chai trong nhà đi, phòng khi trái nắng trở trời thôi. Đừng có uống nhiều quá mà thành "lâm sung" thì mình không chịu trách nhiệm đâu đấy! lol
Cây Bá bệnh
BÁ BỆNH
Tên khác: Bá bịnh, Bách bệnh, Mật nhơn, Mật nhân,
Lồng bẹt, hay Hậu phác nam, nho nan (Tày), Tongkat ali (Malaysia), Pasak
bumi (Indonesia), Longjack (Anh quốc).
Tên khoa học: Eurycoma longifolia jack. thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae).
Mô tả:
Bá bệnh là loại cây trung bình, cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá
của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống
gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh. Mặt dưới
màu trắng. Cây bá bệnh là loài đơn tính khác gốc (dioecious) nên mỗi cây
chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm, nở vào
tháng 3 – 4. Mỗi hoa có 5 – 6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5 – 6.
Quả non màu xanh; khi chín đổi sang màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt,
có rãnh ở giữa dài từ 1 – 2cm, ngang 0,5 – 1cm, chứa 1 hạt, trên mặt
hạt có nhiều lông ngắn.
Bộ phận dùng: Lá (Folium Eurycomae longifoliae), thân, vỏ thân (Cotex Eurycomae longifoliae), rễ (Radix Erycomae longifoliae).
Phân bố: Ở
Việt Nam, bá bệnh phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1.000
m) và trung du; các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung gặp nhiều hơn ở các
tỉnh phía Bắc.
Thu hái: Quanh năm, phơi khô.
Thành phần hóa học:
Các hợp chất triterpen (Niloticin, dihydroniloticin, piscidinol A,
bourjotinolon A, episapelin A, melianon, hyspidron). Các alcaloid
(carbolin, 9,10-dimethoxycanthin), chất đắng (Eurycomalacton).
Công năng: Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chỉ lỵ.
Công dụng: Lá Bách bệnh
làm thuốc chữa chàm trẻ em, thân, rễ làm thuốc chữa sốt, tiểu tiện ra
máu, chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Một số tài liệu
nghiên cứu gần đây cho rằng nước sắc Bách bệnh có hoạt tính kích thích
sinh dục nam.
Cách dùng, liều dùng: Ngày 4-6g dưới dạng thuốc sắc hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa sốt, ngộ độc, say rượu: Rễ Bá bệnh 20g sắc uống.
2. Chữa chàm ở trẻ em, chữa lở ngứa, ghẻ: Lá Bá bệnh đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên.
3.
Kích thích tiêu hóa, chữa chứng ăn không tiêu: Vỏ thân Bá bệnh 12g,
Trần bì 8g, Can khương 4g, Đậu khấu 6g, Xích phục linh 12g, Cam thảo 4g.
Sắc uống mỗi ngày một thang.
4. Chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông, đau bụng lúc có kinh, nhức mỏi chân tay: Rễ, vỏ thân Bá bệnh 15g, sắc uống ngày 2 lần.
Kiêng kỵ: Phụ nữ đang mang thai thì không được dùng.
Ghi chú:
Công ty TNHH Tân Bạch Tùng đã sản xuất được chế phẩm từ Bá bệnh là
M-PHÉ sử dung phòng và hỗ trợ điều trị mãn dục nam có biểu hiện như rối
loạn cường dương, yếu sinh lý, giảm ham muốn, giảm trương lực cơ. Người
mới ốm dậy, mệt mỏi, suy nhược; Nam giới cần tăng hoạt động thể lực và
trí óc.
ST
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét