Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Công dụng của rượu cá ngựa và cách ngâm




Mình được người bạn cho một hũ cá ngựa đã ngâm sẵn với ít rượu nên mom men tìm hiểu về "món" này đây. lol

Theo lương y Vũ Quốc Trung, trước đây công dụng của cá ngựa chủ yếu dựa theo kinh nghiệm dân gian, được rút ra từ thực tế của các bệnh nhân đã từng dùng. Về sau, các kết quả nghiên cứu cho thấy, cá ngựa có chứa enzyme sinh tổng hợp prostaglandin, là chất đóng vai trò điều hòa thần kinh, hormone và hệ miễn dịch. Prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng kích thích sự tiết hormone oxytocin và sự cường dương bằng cách tác động đến vùng điều khiển tình dục của tuyến yên trong não người.

 Lương y Quốc Trung lưu ý, với những người âm hư hỏa vượng, cảm cúm, sốt, phụ nữ có thai, thì không nên dùng cá ngựa.

Ngoài ra, chính hàm lượng cao của docosahexaenoic acid (DHA) - vật liệu cơ bản để sản sinh tinh trùng, liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản tinh trùng được tìm thấy trong cá ngựa đã giải thích và chứng minh cho tác dụng tăng cường sinh lý ở nam giới của cá ngựa. Theo Đông y, cá ngựa vị ngọt, mặn, tính ấm, đi vào can thận.
Tác dụng ôn thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, tán kết tiêu viêm. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh di niệu, thần kinh suy nhược, đẻ khó, nam giới bất lực về sinh lý... 

cách ngâm rượu cá ngựa

Cách dùng

Lương y Quốc Trung cho hay: cá ngựa bắt về, bỏ ruột, uốn cong đuôi cho tròn lại, rồi đem phơi hay sấy khô; cũng có thể ngâm trong rượu hồi hay quế trước khi phơi khô. Cách dùng phổ biến nhất là ngâm một cặp cá ngựa trong rượu để uống hằng ngày. Cũng có thể kết hợp với các vị thuốc bắc, hoặc chế biến thành món ăn. Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cá ngựa như:
* Cá ngựa 30g, nhân sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10 ngày, ngâm càng lâu càng tốt. Ngày uống 20-40 ml, có thể pha thêm mật ong. Cách này dùng chữa liệt dương, và phụ nữ chậm có con do dương khí suy.
* Cá ngựa 5g, đương quy 10g, đem nấu với 200 ml, nấu còn lại 50-70 ml nước sắc. Uống 1 lần trong ngày để chữa hen suyễn khò khè.
* Cá ngựa 1 con, bầu dục lợn 1 quả. Cá ngựa rửa sạch, cắt nhỏ, rang chín vàng giòn, tán thành bột. Bầu dục lợn bổ đôi, rửa sạch, cho bột cá ngựa vào, rồi đem hấp cách thủy.
Ăn hết trong ngày, dùng liền 15-20 ngày cho người viêm thận mạn tính.
* Cá ngựa ngâm rượu: Cá ngựa một cặp, đại hồi 6g, dâm dương hoắc 6g, khởi tử 12g, câu kỷ tử 10g. Ngâm các nguyên liệu trên vào nửa lít rượu trắng, ngâm trong 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày uống 30 ml. Dùng cho trường hợp di tinh, liệt dương, yếu sinh lý.
* Cá ngựa 2-4 con, gạo tẻ 60-80g. Cá ngựa làm sạch, cắt nhỏ, nấu chín, rồi cho gạo tẻ vào, nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng cho các trường hợp liệt dương.
* Cá ngựa từng đôi (cứ 1 con đực 1 con cái) làm sạch bỏ ruột sao vàng hoặc nướng chín vàng tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4-6g, uống với nước nóng, ngày uống 1-2 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, suy nhược thần kinh.
Từ trước đến nay, cá ngựa vẫn được coi là vị thuốc cứu tinh cho các đấng mày râu có trục trặc về sinh lý. Y học cổ truyền đã dùng cá ngựa phối hợp với các vị thuốc khác trong nhiều bài thuốc ngâm rượu để bổ dương.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, cá ngựa cũng rất tốt cho cả phụ nữ. Sau đây, xin giới thiệu một số cách sử dụng cá ngựa hiệu quả cho cả hai giới.


Cá ngựa tên khác: hải mã, thủy mã, mã đầu ngư, hải long, thủy mã. Tên khoa học: Hippocampus spp., họ cá chìa vôi (Syngnathidae). Cá ngựa có nhiều loài với kích thước và màu sắc khác nhau; nhưng chúng có một số đặc điểm chung sau: Thân dẹt bên, khá dày, cấu tạo bởi các đốt xương vòng. Đầu giống đầu ngựa, nằm ngang vuông góc với thân hoặc gập xuống, đỉnh có chùm gai. Mõm hình trụ dài, miệng nhỏ, mắt to, lưng hơi võng, có vây to; bụng phình không vây, vây ngực và vây hậu môn nhỏ.
Cá đực có túi ở bụng để hứng trứng của cá cái đẻ vào. Đuôi dài, xoắn tròn về phía trước, không vây. Màu sắc thường là vàng, trắng, vàng nâu có khi pha đỏ, xanh đen. Lúc cặp đôi trong mùa sinh đẻ, cá thường thay đổi màu sắc rất ngoạn mục.
Một số loài cá ngựa thường thấy: Cá ngựa vàng (đại hải mã)(Hippocampus kuda Bleeker.), cá ngựa trắng (bạch hải mã) (Hippocampus kelloggi Jordan. et Snyder.), cá ngựa chấm (tam ban hải mã)(Hippocampus trimaculatus Leach.), cá ngựa gai (thích hải mã)(Hippocampus histrix Kaup.), cá ngựa Nhật (Hippocampus japonicus Kaup.), cá ngựa Úc (Hippocampus hylloperexeques). Trong đó, cá ngựa vàng và cá ngựa trắng được ưa chuộng hơn cả.
Bộ phận dùng: Cả con cá ngựa. Khi cá bắt về, mổ bụng, bỏ ruột, uốn cong đuôi cho tròn lại, phơi hay sấy khô; có khi ngâm trong rượu hồi hay quế trước khi phơi khô. Khi bán, người ta thường buộc hai con to nhỏ với nhau (đực, cái).
Trong cá ngựa chứa nhiều protit, có các hoạt chất dạng estrogen, androgen.
Theo Đông y cá ngựa vị ngọt, mặn, tính ấm; vào can thận. Tác dụng ôn thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, tán kết tiêu viêm. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh di niệu, trưng hà tích tụ, chấn thương bầm dập,thần kinh suy nhược, đẻ khó, nam giới bất lực về sinh lý
Liều dùng cách dùng: 4 - 12g.

Một số thực đơn chữa bệnh có cá ngựa:

Cá ngựa 30g, bàn long sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7 - 10 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 20 - 40ml, có thể pha thêm mật ong. Chữa liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy.
Cá ngựa 5g, đương quy 10g. Sắc với 200ml, lấy 50 - 70ml nước sắc. Uống 1 lần trong ngày. Chữa hen suyễn khò khè. Cá ngựa 1 con, bầu dục lợn 1 quả. Cá ngựa rửa sạch, chặt nhỏ, rang chín vàng giòn, tán thành bột; bầu dục lợn bổ đôi, rửa sạch, cho bột cá ngựa vào. Hấp cách thủy. Ăn một lần trong ngày, dùng liền 15 - 20 ngày. Chữa viêm thận mạn tính. Sườn hoặc giăm bông 30g. Cá ngựa chế biến, gà sống giò làm sạch, nấm hương ngâm nước cho nở. Gà giò luộc, rút bỏ xương, đặt cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát, gừng tươi thái lát lên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị. Hầm nhừ trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh, tảo tiết, bạch đới khí hư (huyết trắng).
Rượu hải mã (Hải mã tửu): Hải mã 30g, rượu 500ml, ngâm 7 ngày. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 - 3 lần. Dùng cho các trường hợp liệt dương, chấn thương đụng đập, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Cháo hải mã (Hải mã chúc): Cá ngựa 2 - 4 con, gạo tẻ 60 - 80g. Cá ngựa rửa sạch, chặt nhỏ, nấu chín, cho gạo tẻ vào, nấu thành cháo, thêm gia vị thích hợp. Dùng cho các trường hợp liệt dương, viêm sưng hạch, u bướu vùng bụng, sưng tấy do chấn thương. Bột cá ngựa: Cá ngựa từng đôi (cả con đực và con cái) làm sạch bỏ ruột sao vàng hoặc nướng chín vàng tán thành bột mịn, uống với nước nóng, mỗi lần 4 - 6g, ngày uống 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, thận hư; suy nhược thần kinh. Trường hợp vô sinh thì cả vợ chồng cùng uống.

Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng, cảm cúm sốt nóng, phụ nữ có thai không dùng

Trong những năm gần đây, từ cá ngựa, người ta đã tìm ra các chất peptid, có tác dụng kháng lại các vi sinh vật, các protein, có tác dụng chống ôxy hóa, chống lại quá trình lão hóa, cá ngựa có các gen chống khối u, các chất có khả năng giải độc. Đặc biệt còn có một enzym sinh tổng hợp chất prostaglandin, một chất đóng vai trò điều hòa thần kinh, hormon và hệ miễn dịch. Như ta đã biết, chất prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng kích thích tiết ra hormon oxytocin, một nội tiết tố có liên quan đến hoạt động ở cả nam và nữ giới, dĩ nhiên ở phái đẹp, tác dụng của chất này còn được nhân lên gấp nhiều lần do có sự hỗ trợ của hormon estrogen, do đó mạnh hơn nhiều lần so với chất testosteron ở nam giới. Mặt khác, từ cá ngựa, người ta còn tìm thấy chất DHA (docosahexanenoic acid), chất giúp cho việc sinh sản tinh trùng. Do đó cá ngựa đã trở thành một dược liệu quý giúp cho cả hai phái có được niềm vui trọn vẹn!
Theo YHCT, cá ngựa vị ngọt, tính ấm, có công năng ôn thận tráng dương, giải độc. Dùng trong các trường hợp suy yếu sinh dục ở nam giới, như di tinh, liệt dương, dương cương kém bền, sớm. Hoặc với phụ nữ bị yếu sinh lý, lãnh cảm, không tự tin về hoạt động , muộn sinh con. Ngoài ra, cá ngựa còn được dùng trị đau lưng, mụn nhọt, sang lở… Gần đây còn được dùng để trị bệnh đau tim.
Hiện tại cửa hàng mới có mấy bình rượu cá ngựa ngâm với một số vị thuốc Đông Y.
Thành phần: - Cá ngựa: 2 cặp.
- Thuốc Đông Y có các vị: Ba kích, đương quy, hà thủ ô đỏ, đan sâm, ngưu tất, dâm dương hoắc, trần bì, thiên niên kiện, nhân sâm, kỷ tử, Long nhãn.
- Rượu nếp 40 độ
Dung tích: Bình 3 lít.

Cách dùng: Uống sau 100 ngày, uống rượu cá ngựa vào các buổi tối, trước khi đi ngủ, mỗi lần 30-50ml. Chị em tửu lượng kém có thể uống mỗi lần 10-20ml.

BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN CHỮA LIỆT DƯƠNG -YẾU SINH LÝ TĂNG CƯỜNG TINH TRÙNG CỦA CÁ NGỰA

+ Cách ngâm rượu hiệu quả lâu dài: - Cách chế rượu cá ngựa tươi: Cá ngựa tươi 100g, ngâm trong rượu cồn loại rượu ngon (60 - 70o), trong 3 tháng (tỷ lệ 1 phần cá ngựa, 5-8 phần rượu cồn). Chú ý mua rượu phải đủ độ cồn thì mới ra hết chất bổ. 

- Cách chế rượu cá ngựa khô: Cá ngựa khô 100g, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, ngâm trong rượu cồn loại rượu ngon (chỉ cần rượu 35 - 400 là đủ)-(tỷ lệ 1 phần cá ngựa, 5-8 phần rượu cồn). và thời gian ngâm giữa các lần cũng rút ngắn lại (30, 21, 15 ngày). Ngâm chung với 1 vị thuốc ba kích như sau đương quy, hà thủ ô đỏ, đan sâm, mỗi vị 100g; ngưu tất, dâm dương hoắc, huyết giác, mỗi vị 50g, trần bì 12g, thiên niên kiện 6g ngâm chung cá ngựa).

+ Cách ngâm rượu hiệu quả nhanh: - Cá ngựa 30g, nhân sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10 ngày, ngâm càng lâu càng tốt. Ngày uống 20-40 ml, có thể pha thêm mật ong. Cách này dùng chữa liệt dương, và phụ nữ chậm có con do dương khí suy.

+ Cách làm thức ăn: Cá ngựa 2-4 con, gạo tẻ 60-80g. Cá ngựa làm sạch, cắt nhỏ, nấu chín, rồi cho gạo tẻ vào, nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng cho các trường hợp liệt dương. 

+ Gà giò hầm cá ngựa: Cá ngựa 2 con, gà sống giò 1 con, nấm hương 30g, lạp sườn hoặc giăm bông 30g. Cá ngựa chế biến, gà sống giò làm sạch, nấm hương ngâm nước cho nở. Gà giò luộc, rút bỏ xương, đặt cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát, gừng tươi thái lát lên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị. Hầm nhừ trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh, tảo tiết, bạch đới khí hư (huyết trắng).

Theo ruoulangvan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét