Việc sử dụng thức ăn, nước uống chứa lượng đường cao sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe. Vì vậy, theo các chuyên gia, bạn cần hạn chế nạp đường vào cơ thể. Dưới đây là những tác hại khi cơ thể dư đường.
Sử dụng thức ăn, nước uống chứa lượng đường cao sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock |
Tăng cân. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Texas (Mỹ) cho biết, uống nước có chứa chất ngọt thường xuyên, đặc biệt là các loại chứa đường fructose, có thể khiến cơ thể mập lên nhanh chóng. Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư và khi tiêu thụ nhiều thức uống ngọt sẽ góp phần gây béo phì, dẫn đến làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
Gây bệnh tiểu đường. Ăn, uống nhiều chất ngọt mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường đến 36%, theo nghiên cứu vừa công bố tại Đại học Minnesota (Mỹ).
Hội chứng chuyển hóa bao gồm các yếu tố nguy cơ mắc các chứng huyết áp cao, tiểu đường, cholesterol cao, béo bụng, tim mạch, đột quỵ. Việc sử dụng chất ngọt nhân tạo không giúp giảm cân mà ngược lại còn làm tăng nhu cầu đường trong cơ thể, từ đó bệnh tật sẽ "ghé thăm".
Gây đau đầu. Một số nghiên cứu cho thấy aspartame - chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ra đau đầu ở một số người.
Hư răng. Đồ ăn, thức uống ngọt được cho là làm hỏng lớp bảo vệ bề mặt men răng, khiến răng bị ăn mòn nhanh. Răng bị tổn hại sẽ xuất hiện triệu chứng đau răng lợi và các bệnh răng miệng khác đồng thời gây nguy hại cho tủy răng.
Trầm cảm. Một nghiên cứu gần đây được trình bày tại Học viện Thần kinh Mỹ cho biết, những người tiêu thụ nhiều đường có nhiều khả năng bị bệnh trầm cảm cao hơn.
Tổn hại xương. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ năm 2006 cho thấy, uống nước chứa nhiều chất ngọt có liên quan đến mật độ xương thấp ở phụ nữ.
Ảnh hưởng tim. Theo Foxnews, uống nhiều nước chứa chất ngọt mỗi ngày làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, đột quỵ, đó là kết quả nghiên cứu của Đại học Miami và Đại học Columbia (Mỹ).
Theo TNO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét