雙喜
Song: Hai cái, một đôi. Hỷ: mừng.
Song hỷ là hai điều vui mừng đến một lượt.
Song hỷ còn có nghĩa là hai việc vui mừng song
song với nhau: nhà trai cưới được vợ cho con trai, nhà gái gả được chồng cho
con gái.
Chữ Hỷ - 喜- gồm
bộ Sĩ ở trên, bên dưới lần lượt là Khẩu, Thảo, Khấu.
Theo Cao đài tự điển, Từ điển Hán Việt Thiền
Chửu.
Chữ Hỷ trong song hỷ đã
dược lược bỏ bộ thảoP: Joie double.
Song Hỷ là chữ Trung
Quốc nhưng lại trở thành “biểu tượng” cho lễ cưới của người Việt. Mặc dù có
nhiều người không hiểu về chữ này nhưng mặc nhiên, trong suốt thời gian dài
qua, người ta vẫn chấp nhận nó như một phần không thể thiếu của lễ cưới.
Tóm lược điển tích:
Vương An Thạch (đời nhà Tống) đã
sáng tạo nên chữ Song Hỷ bằng 2 chữ Hỷ được lược bớt bộ Thảo, để nói về hai lần
gặp may lớn của mình là vừa thi đỗ cao lại vừa lấy được vợ đẹp.
Điển tích:
Điển tích:
Vương An Thạch đời nhà Tống, năm 20 tuổi đi lên kinh đô để thi
Trạng nguyên, dọc đường dừng chân nghỉ tại một thị trấn có trang viện của Mã
Viên ngoại. Vương An Thạch thấy trước nhà có treo một cái đèn kéo quân, trên đó
có dán một vế câu đối:
走馬燈,燈馬走,燈熄馬停步
Tẩu mã đăng, đăng
tẩu mã, đăng tức mã đình bộ.
|
|
Nghĩa là:
|
Đèn kéo quân, quân kéo
đèn, đèn tắt quân ngừng đi.
|
Vế đối còn chờ người. Vương An Thạch xem xong
nói:
- Câu nầy dễ đối thôi.
Nói rồi liền bỏ đi. Người nhà của Mã Viên
ngoại nghe được, chưa kịp vào trình với Viên ngoại thì cậu thiếu niên Vương An
Thạch đã lên đường lên kinh đô.
Nơi trường thi, Vương An Thạch làm bài thi
xong, đem nộp quyển trước tiên. Quan Chủ khảo lật ra xem, tấm tắc khen tài, rồi
bảo Vương qua thi vấn đáp.
Quan Chủ khảo thấy lá cờ vẽ hình con cọp đang
bay phất phơ trước gió, liền nghĩ ra vế đối:
飛虎旗,旗虎飛,旗捲虎藏身
Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ
tàng thân.
|
|
Nghĩa là:
|
Cờ bay hổ, hổ bay cờ,
cờ cuộn hổ ẩn mình.
|
Vương An Thạch chợt nhớ vế đối trên đèn kéo
quân trước nhà Mã Viên ngoại, nếu đem đối vào đây thì rất hay và rất chỉnh,
liền ứng khẩu đọc vế đối cho quan giám khảo nghe:
Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ.
Quan Chủ khảo không ngờ Vương An Thạch có tài
ứng đối mau lẹ như vậy, câu đối rất chỉnh, nghĩa lý xuất sắc.
Thế là Vương An Thạch coi như đã thi đậu đầu
trong kỳ thi ấy, chỉ chờ chánh thức đăng tên lên bảng vàng và giấy báo mà thôi.
Vương An Thạch trở về quê nhà, đi ngang qua
nhà Mã Viên ngoại, người nhà của Mã Viên ngoại nhận biết Vương là người mà
trước đây đã nói rằng vế đối dán trên đèn kéo quân dễ đối thôi, nên mời Vương
vào nhà trình với Mã Viên ngoại.
Mã Viên ngoại yêu cầu Vương đọc vế đối. Vương
liền lấy vế đối của quan Chủ khảo đọc lên:
Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân.
Mã Viên ngoại vô cùng mừng rỡ, thấy vế đối rất
chỉnh rất khéo, nên nói với Vương An Thạch rằng:
- Vế đối dán trên đèn kéo quân là của con gái
lão, nó kén chồng nên thách đối như thế, nếu ai đối được nó mới chịu ưng làm
chồng. Để lão gọi con gái lão ra cho hai đàng giáp mặt.
Thế là đám cưới được tổ chức linh đình tại Mã
gia trang. Vương An Thạch cưới được vợ tài giỏi và giàu
có, và ở luôn tại nhà Mã Viên ngoại.
Cũng ngay trong ngày đám cưới đó, triều đình
đăng bảng, Vương An Thạch được chấm đậu Trạng nguyên, được triều đình đòi lên
kinh đô lãnh chức.
Thế là chàng họ Vương nhờ may mắn mà đạt được
một lượt hai điều vui mừng: một là cưới được vợ tài giỏi giàu có, hai là được
chấm đậu Trạng nguyên. Vương An Thách rất hứng chí, lấy giấy viết
lớn hai chữ HỶ (囍) dán trước nhà và ngâm:
Vận may đối đáp thành song hỷ,
Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng
Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng
Vậy, gốc tích của
chữ SONG HỶ là do điển tích nầy, tức là vừa cưới
được vợ, vừa thi đậu Trạng nguyên.
Khéo đối thành ra khúc hỷ ca,
Nhưng về sau, chữ SONG HỶ
được dùng với ý nghĩa khác hơn một chút: là hai việc vui mừng song song nhau:
nhà trai vui mừng có dâu mới, nhà gái vui mừng có rể mới.
Trong đám cưới người Việt, chữ Song Hỷ biểu đạt
niềm vui, hạnh phúc của hai dòng họ cũng như của cặp tân lang - tân
nương. Chữ Song Hỷ xuất hiện rất nhiều trong đám cưới của người Việt từ
thiệp cưới, phông cưới đến vỏ hộp bánh cốm, chè, hạt sen, quả cau, lá trầu… Nó được dán từ nhà ra ngõ, từ cổng khách sạn vào phòng ăn để thông báo với mọi người về đám cưới và nơi gia đình tổ chức bữa cơm chia vui mời khách khứa, họ hàng...
Mặc dù không biết chữ Hán nhưng nhìn thấy biểu tượng song hỷ thì ai cũng biết là có đám cưới.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét