Giòn ngọt, hơi chát; hay ngọt đậm đà và mềm; hoặc khô dẻo, là những thành phẩm từ trái hồng.
Trái hồng có hình dáng như trái cà chua, tên khoa học là Diospyros kaki.
Hiện nay hồng có rất nhiều giống khác nhau. Vỏ trái hồng khi chín có
màu cam gần như trong suốt và hương vị ngào ngạt giống mùi va ni.
Trái hồng chứa nhiều sắc tố khác nhau như caroten, lycopen và
xanthin, được xem là trái cây chứa nhiều tiền vitamin A, nhất là trong
vỏ, có khả năng chống ung thư tốt, đáp ứng 1/3 nhu cầu hằng ngày để
chống ô xy hóa; 20% glucose cần thiết cho năng lượng trong ngày; 2,5 gr
chất xơ gồm có cellulose và hemicellulose giúp chuyển hóa tốt; 11 mg
vitamin C hỗ trợ tăng cường hệ miễn nhiễm. Hồng còn sống có vị hơi chát
vì chứa nhiều tanin, nhưng càng chín thì tanin giảm dần trong khi đường
và pectin tăng lên. Theo Israel Magazine thì ăn mỗi ngày một trái hồng
có thể giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch vì cải thiện cơ chế hấp thu
mỡ.
Khi mua, nên chọn hồng có vỏ căng, màu sắc đậm và mềm tay. Hồng chín
có thể được bảo quản trong tủ lạnh hoặc làm đông lạnh sau khi gói từng
trái bằng giấy báo. Để cho hồng mau chín, có thể xếp hồng chung với
chuối hay táo ngoài nhiệt độ phòng. Hồng có thể chế biến trong các món
salad, cocktail, mứt hay ép khô, ngâm giòn.
Lưu ý: Ăn quá nhiều hồng cùng một lúc có thể gây khó tiêu, nhất là khi bụng đói.
Theo amthucsaigon
Mình thấy Việt Nam có 2 loại là hồng giòn ở phía Bắc và hồng dẻo ở Đà Lạt.
Trả lờiXóa