Tác dụng của nghệ trong điều trị bệnh
Củ nghệ được
biết đến với nhiều công dụng khác nhau. Đặc biệt, nhiều nước ở cả phương
Đông và phương Tây đều sử dụng nó như một loại dược liệu trị bách bệnh.
Người Ấn Độ dùng
củ nghệ như một thảo dược trong thuốc Ayurvedic, có thể chữa nhiều bệnh
từ viêm khớp đến bất lực và hiếm muộn. Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi - tác giả
của “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, thành phần chính của củ
nghệ vàng là chất màu curcumin và hai dẫn chất của nó là
demethoxycurcumin, bisdeme thoxycurcumin. Cả ba chất này đều có tác dụng
sinh học nhưng curcumin có tác dụng mạnh nhất. Hàm lượng tinh chất
curcumin trong nghệ chiếm khoảng 0,3%.
Hơn
1.000 nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả chữa bệnh của tinh chất
curcumin trên nhiều bệnh khác nhau. Các nghiên cứu chỉ ra tinh chất này
giúp điều chỉnh nhiều mục tiêu phân tử bao gồm: điều hòa một vài
cytokine và yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi 2 (biểu hiện gen), các
receptor yếu tố tăng trưởng bao gồm điều biến các thụ thể androgen
(protein kinase), yếu tố phiên mã, enzyme tiền viêm nhiễm (bao gồm cả
việc chặn COX -2, 5-LOX và iNOS và các quy định của NF-κB), điều chỉnh
sự biểu hiện gen liên quan đến chu kỳ tế bào, ngăn chặn các phân tử bám
dính…
Tinh chất curcumin là chất có hoạt tính chống viêm
cao, giúp tiêu diệt các gốc tự do xấu nhất như các gốc tự do thuộc nhóm
superoxide. Nó cũng có tác dụng ức chế sự tạo khí, làm tăng lượng chất
nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng; chống tổn thương,
loét gây ra bởi loét môn vị, stress, nhịn đói, và tác dụng phụ của một
số thuốc. Do đó, curcumin đem đến một số tác dụng: làm giảm viêm nhiễm
và phù nề, nhanh lành vết thương, điều trị nhiều loại bệnh ung thư, có
tiềm năng trong việc làm giảm các bệnh tim mạch...
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra tinh chất này hiệu
quả đối với cả sự viêm nhiễm mạn tính và cấp tính. Một nhược điểm duy
nhất là tinh chất curcumin hấp thu qua đường tiêu hóa kém, chỉ có khoảng
7 - 10% được hấp thu vào máu sau khi uống. Vì vậy để đạt được hiệu quả
phòng bệnh cần phải uống tới 4 gram tinh chất curcumin mỗi ngày, tùy
thuộc vào từng loại bệnh...
Theo nghiên cứu của khoa Dược trường ĐH Y khoa St.
John's, Bangalore, Ấn Độ, tinh chất curcumin hấp thu qua đường ruột kém
và thải trừ nhanh ra ngoài nên khả năng chữa bệnh kém nếu dùng đơn độc.
Kết hợp với tinh chất hạt tiêu piperine sẽ làm tăng sự hấp thu của
curcumin lên 20 lần.
Hiệu quả của Piperine đối với nồng độ curcumin trên huyết thanh. ST |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét