Nhân chuyện làm hạc, lamhien xin chia xẻ với các anh chị em một số mẫu chuyện liên quan mà lamhien nhặt nhạnh được từ Net.....
Chuyện thứ nhất
Theo truyền thuyết, khi bạn tặng người mình yêu 1000 con hạc giấy do chính tay bạn gấp, bạn và người ấy sẽ hạnh phúc bên nhau. "Hạc Giấy" . Có những món quà thật đơn giản nhưng chứa đựng biết bao chân tình. Tôi biết một chàng trai đã gấp 1000 con hạt giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì xán lạn nhưng họ vẫn luôn hạnh phúc bên nhau. Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng phải đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc nhưng rồi nỗi đau của chàng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy đễ cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người.
Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty riêng của mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà người yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ.
Một ngày mưa tầm tả, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy một đôi vợ chồng già cùng che chung một chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ngay ra đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như ngày xưa nữa,rằng anh bây giờ đã có thể tự mình tạo dựng một công ty riêng, đã có thể ngồi trong một chiếc xe hơi sang trọng.
Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, như thể thời gian không bao giờ làm đổi thay nụ cười ấy, đag dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. Đến lúc này anh mới biết một sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình.
Vì vậy, nàng quyết định xa anh. Nàng mong ước cha me sẽ đặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để một ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng một lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn .
Theo truyền thuyết, khi bạn tặng người mình yêu 1000 con hạc giấy do chính tay bạn gấp, bạn và người ấy sẽ hạnh phúc bên nhau. "Hạc Giấy" . Có những món quà thật đơn giản nhưng chứa đựng biết bao chân tình. Tôi biết một chàng trai đã gấp 1000 con hạt giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì xán lạn nhưng họ vẫn luôn hạnh phúc bên nhau. Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng phải đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc nhưng rồi nỗi đau của chàng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy đễ cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người.
Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty riêng của mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà người yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ.
Một ngày mưa tầm tả, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy một đôi vợ chồng già cùng che chung một chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ngay ra đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như ngày xưa nữa,rằng anh bây giờ đã có thể tự mình tạo dựng một công ty riêng, đã có thể ngồi trong một chiếc xe hơi sang trọng.
Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, như thể thời gian không bao giờ làm đổi thay nụ cười ấy, đag dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. Đến lúc này anh mới biết một sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình.
Vì vậy, nàng quyết định xa anh. Nàng mong ước cha me sẽ đặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để một ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng một lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn .
Chuyện thứ hai
Tôi đứng trước cửa phòng. Nhỏ ngồi đó, mặc những con nắng chiều lăn trên người. Nhỏ đang say sưa với những mảnh giấy vô tri mà không chú ý đến sự hiện diện của tôi. Chiếc bàn nhỏ ngổn ngang những mảnh giấy màu bóng loáng. Trên kệ trước mặt là một bình thủy tinh lớn với hàng trăm con hạc giấy đủ sắc màu.
Nắng chiếu vào chiếc bình lóng lánh. Những con hạc đang trố mắt nhìn tôi và nhỏ. Tôi bước lại gần mà nhỏ vẫn không hay. Thì ra nhỏ đang gấp hạc giấy. Nhỏ cẩn thận trong từng đường gấp, nâng niu như một kho báu. Một đường gấp nhỏ phải vuốt đi vuốt lại đến mấy lần để được sắc nét.
Nhỏ đang thực hiện theo truyền thuyết 1000 con hạc giấy - một điều ước. Nhỏ cứ tin những chuyện không đâu vào đâu. Lần trước vì phó thác “tình củm” của mình vào cây hoa hồng trước ngõ mà người ấy của nhỏ chuyển lên phố. Lần này, nhỏ lại dúi đầu vào những con hạc. Không biết chuyện gì sẽ xảy ra đây.
Tôi khẽ đập vai nhỏ, nhỏ giật mình. Nhỏ vẫn đăm đăm vào những con hạc, không nhìn mặt tôi.
- Dành tặng người nào đó?
- Bí mật không thể bật mí.
Mảnh giấy vô tri lúc nãy giờ đã trở thành một con hạc giấy có đầu, có mắt, có cánh. Tôi đưa tay, định lấy một mảnh giấy để giúp nhỏ nhưng nhỏ phản đối. Nhỏ bảo phải tự mình gấp và một ngày gấp một con thì điều ước mới trở thành hiện thực. Ối trời, thế thì phải mất gần 3 năm để hoàn thành 1000 con hạc giấy. Nhỏ cho con hạc giấy vừa mới gấp vào bình thủy tinh và nói: “675, thế là còn 325 con nữa”….
Thật lâu sau, nhỏ hẹn tôi đến nhà. Nhỏ đang gấp hạc con hạc giấy thứ 1000, muốn có người chia vui với sự kiên trọng đại này. Cuối cùng thì đã xong. Nhỏ đưa con hạc vào bình nhưng luyến tiếc không muốn thả xuống. Nhỏ mang cái bình thủy tinh với những con hạc giấy lại gần tôi. Tôi khuyên nhỏ đếm lại cho đúng nhưng nhỏ bảo ngày nào cũng đánh dấu vào lịch, không thể nhầm được. Rồi tôi hỏi:
- Muốn nhờ tôi tặng cho “người ấy” à?
- Không. Tôi tặng ông nè.
Tôi sửng sốt, lúng túng...
- Đây là hạc giấy tình bạn chứ có phải là hạc giấy tình yêu đâu mà ông thất thần dữ vậy? Mãi là bạn thân, không xa rời nhé!
Tôi kịp định thần, đón lấy chiếc bình. Thế mà tôi cứ tưởng nhỏ có “âm mưu” gì. Những con hạc giấy trong bình mỉm cười với hai chúng tôi. Những con hạc lung linh sắc màu.
Tôi đứng trước cửa phòng. Nhỏ ngồi đó, mặc những con nắng chiều lăn trên người. Nhỏ đang say sưa với những mảnh giấy vô tri mà không chú ý đến sự hiện diện của tôi. Chiếc bàn nhỏ ngổn ngang những mảnh giấy màu bóng loáng. Trên kệ trước mặt là một bình thủy tinh lớn với hàng trăm con hạc giấy đủ sắc màu.
Nắng chiếu vào chiếc bình lóng lánh. Những con hạc đang trố mắt nhìn tôi và nhỏ. Tôi bước lại gần mà nhỏ vẫn không hay. Thì ra nhỏ đang gấp hạc giấy. Nhỏ cẩn thận trong từng đường gấp, nâng niu như một kho báu. Một đường gấp nhỏ phải vuốt đi vuốt lại đến mấy lần để được sắc nét.
Nhỏ đang thực hiện theo truyền thuyết 1000 con hạc giấy - một điều ước. Nhỏ cứ tin những chuyện không đâu vào đâu. Lần trước vì phó thác “tình củm” của mình vào cây hoa hồng trước ngõ mà người ấy của nhỏ chuyển lên phố. Lần này, nhỏ lại dúi đầu vào những con hạc. Không biết chuyện gì sẽ xảy ra đây.
Tôi khẽ đập vai nhỏ, nhỏ giật mình. Nhỏ vẫn đăm đăm vào những con hạc, không nhìn mặt tôi.
- Dành tặng người nào đó?
- Bí mật không thể bật mí.
Mảnh giấy vô tri lúc nãy giờ đã trở thành một con hạc giấy có đầu, có mắt, có cánh. Tôi đưa tay, định lấy một mảnh giấy để giúp nhỏ nhưng nhỏ phản đối. Nhỏ bảo phải tự mình gấp và một ngày gấp một con thì điều ước mới trở thành hiện thực. Ối trời, thế thì phải mất gần 3 năm để hoàn thành 1000 con hạc giấy. Nhỏ cho con hạc giấy vừa mới gấp vào bình thủy tinh và nói: “675, thế là còn 325 con nữa”….
Thật lâu sau, nhỏ hẹn tôi đến nhà. Nhỏ đang gấp hạc con hạc giấy thứ 1000, muốn có người chia vui với sự kiên trọng đại này. Cuối cùng thì đã xong. Nhỏ đưa con hạc vào bình nhưng luyến tiếc không muốn thả xuống. Nhỏ mang cái bình thủy tinh với những con hạc giấy lại gần tôi. Tôi khuyên nhỏ đếm lại cho đúng nhưng nhỏ bảo ngày nào cũng đánh dấu vào lịch, không thể nhầm được. Rồi tôi hỏi:
- Muốn nhờ tôi tặng cho “người ấy” à?
- Không. Tôi tặng ông nè.
Tôi sửng sốt, lúng túng...
- Đây là hạc giấy tình bạn chứ có phải là hạc giấy tình yêu đâu mà ông thất thần dữ vậy? Mãi là bạn thân, không xa rời nhé!
Tôi kịp định thần, đón lấy chiếc bình. Thế mà tôi cứ tưởng nhỏ có “âm mưu” gì. Những con hạc giấy trong bình mỉm cười với hai chúng tôi. Những con hạc lung linh sắc màu.
Chuyện thứ 3
Hoa-hồng-đen và hạc giấy tí hon
Du học sinh VN tại Trung Quốc giới thiệu với TTO một gương mặt khá ấn tượng: Hoa-hồng-đen, người mang trong mình khát vọng ghi tên vào sách kỷ lục Guinness cùng những con hạc giấy.
Cách đây hơn hai tháng, một nhóm du học sinh VN tại Trung Quốc gởi về tòa soạn một con hạc bằng giấy, bé xíu xiu và quả quyết là trên mạng chưa từng có thông tin nào về con hạc giấy nào nhỏ đến vậy. Các bạn nói ngắn gọn: "TTO xem thử xem, biết đâu nó nhỏ nhất thế giới thì sao?". Tất nhiên, các bạn gởi kèm địa chỉ email của tác giả những con hạc này, anh chàng Hoa-hồng-đen.
Hoa-hồng-đen tên thật là Lưu Đình Khánh, 21 tuổi và đang học ngành Ngôn ngữ, ĐH Bắc Ngữ, Trung Quốc.
Câu chuyện về con hạc giấy của anh chàng bắt đầu từ việc... nhớ nhà. Và cứ thế, những con hạc ra đời như một cứu cánh trong những lúc Khánh ngồi một mình và... hết tiền vô mạng. Bắt đầu từ con hạc to nhất nhìn thấy người Nhật lập kỷ lục xếp trên sân vận động, Khánh tự hỏi liệu con hạc nhỏ nhất sẽ như thế nào. Thế là anh chàng bắt đầu gấp gấp, xếp xếp...
Ban đầu dùng tay, sau đó thì dùng kẹp gắp bông gòn và cuối cùng là dùng một chiếc... nhíp của một chị ở trọ gần đấy.
Khánh bảo, những con hạc giấy của người Nhật mang một ý nghĩa rất đặc biệt: cầu mong hạnh phúc, may mắn cho người thân, nhưng chưa bao giờ Khánh xếp đủ "chỉ tiêu" 1.000 con hạc để gởi cho ai cả. "Con hạc nhỏ nhất có sải cánh 5mm này định gởi cho mẹ mà cũng chưa có dịp. Hi vọng là ngày mình hoàn thành chương trình học và trở về VN cũng là ngày có đủ 1.000 con hạc để mang đến may mắn cho mẹ".
Lục lọi thông tin trên mạng, hỏi thăm một số người bạn Nhật, mới phát hiện ra ước mơ lập kỷ lục với con hạc giấy nhỏ nhất của Hoa-hồng-đen là rất... xa. Bởi một lẽ đơn giản, ý nghĩa của con hạc giấy tỉ lệ thuận với kích thước của nó. Vì thế, không ai đi xếp những con hạc bé tẹo bao giờ...
"Thôi thì cũng chẳng sao, miễn là đã thỏa mãn ước mơ của mình là được rồi. Sẽ bắt đầu đi tìm một cái đích khác để phấn đấu đây...", Khánh vẫn cười vui. Thế đích đến gần nhất là gì nhỉ? - À, mình mong sau khi tốt nghiệp sẽ trở về nước làm giảng viên tiếng Hoa và tiếp tục nghiên cứu... hạc giấy.
Hoa-hồng-đen và hạc giấy tí hon
Du học sinh VN tại Trung Quốc giới thiệu với TTO một gương mặt khá ấn tượng: Hoa-hồng-đen, người mang trong mình khát vọng ghi tên vào sách kỷ lục Guinness cùng những con hạc giấy.
Cách đây hơn hai tháng, một nhóm du học sinh VN tại Trung Quốc gởi về tòa soạn một con hạc bằng giấy, bé xíu xiu và quả quyết là trên mạng chưa từng có thông tin nào về con hạc giấy nào nhỏ đến vậy. Các bạn nói ngắn gọn: "TTO xem thử xem, biết đâu nó nhỏ nhất thế giới thì sao?". Tất nhiên, các bạn gởi kèm địa chỉ email của tác giả những con hạc này, anh chàng Hoa-hồng-đen.
Hoa-hồng-đen tên thật là Lưu Đình Khánh, 21 tuổi và đang học ngành Ngôn ngữ, ĐH Bắc Ngữ, Trung Quốc.
Câu chuyện về con hạc giấy của anh chàng bắt đầu từ việc... nhớ nhà. Và cứ thế, những con hạc ra đời như một cứu cánh trong những lúc Khánh ngồi một mình và... hết tiền vô mạng. Bắt đầu từ con hạc to nhất nhìn thấy người Nhật lập kỷ lục xếp trên sân vận động, Khánh tự hỏi liệu con hạc nhỏ nhất sẽ như thế nào. Thế là anh chàng bắt đầu gấp gấp, xếp xếp...
Ban đầu dùng tay, sau đó thì dùng kẹp gắp bông gòn và cuối cùng là dùng một chiếc... nhíp của một chị ở trọ gần đấy.
Khánh bảo, những con hạc giấy của người Nhật mang một ý nghĩa rất đặc biệt: cầu mong hạnh phúc, may mắn cho người thân, nhưng chưa bao giờ Khánh xếp đủ "chỉ tiêu" 1.000 con hạc để gởi cho ai cả. "Con hạc nhỏ nhất có sải cánh 5mm này định gởi cho mẹ mà cũng chưa có dịp. Hi vọng là ngày mình hoàn thành chương trình học và trở về VN cũng là ngày có đủ 1.000 con hạc để mang đến may mắn cho mẹ".
Lục lọi thông tin trên mạng, hỏi thăm một số người bạn Nhật, mới phát hiện ra ước mơ lập kỷ lục với con hạc giấy nhỏ nhất của Hoa-hồng-đen là rất... xa. Bởi một lẽ đơn giản, ý nghĩa của con hạc giấy tỉ lệ thuận với kích thước của nó. Vì thế, không ai đi xếp những con hạc bé tẹo bao giờ...
"Thôi thì cũng chẳng sao, miễn là đã thỏa mãn ước mơ của mình là được rồi. Sẽ bắt đầu đi tìm một cái đích khác để phấn đấu đây...", Khánh vẫn cười vui. Thế đích đến gần nhất là gì nhỉ? - À, mình mong sau khi tốt nghiệp sẽ trở về nước làm giảng viên tiếng Hoa và tiếp tục nghiên cứu... hạc giấy.
Câu chuyện thứ tư
Mỗi ngày Ben đều vào bệnh viện thăm Hannah cô em gái nhỏ đang mắc bệnh ung thư xương giai đoạn cuối của cậu. Như mọi ngày em đón Ben với nụ cười trên môi, xung quanh em treo rất nhiều chim hạc giấy đủ màu. Bác sĩ nói rằng em không thể sống qua hết tháng này.Ben cảm thấy rất đau lòng nhưng chưa bao giờ cậu nói với Hannah tình trạng của bệnh tật của em. Dù sao em cũng mới có 7 tuổi. Trong suốt thời gian ở trong bệnh viện, em luôn mỉm cười chiến đấu với bệnh tật.
Rồi ngày đau lòng ấy cũng đến, Ben trở lại bệnh viện thu nhặt đồ đạc của Hannah sau đám tang. Khi Ben gỡ một con hạc xuống bất ngờ cậu nhìn thấy chữ "Jessie" trên con hạc đó. Ben với những con hạc khác, đằng sau mỗi con đều có một cái tên Marie, Jonh, David, Sue... Cậu chợt nhớ đó là tất cả những đứa trẻ đã nằm cùng phòng với Hannah, tất cả đều đã ra đi trước em. Trên tường còn lại 1 con hạc màu xanh da trời - màu Hannah rất thích. Ben gỡ con hạc xuống và cậu bật khóc, đằng sau nó là tên Hannah. Đến bây giờ cậu mới hiểu em gái cậu đã biết trước cái chết của mình nhưng em vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, mỉm cười đối mặt với những đau đớn, sợ hãi chỉ có cậu mới là người duy nhất trốn tránh nỗi đau bằng cách im lặng và giữ bí mật.
Mỗi ngày Ben đều vào bệnh viện thăm Hannah cô em gái nhỏ đang mắc bệnh ung thư xương giai đoạn cuối của cậu. Như mọi ngày em đón Ben với nụ cười trên môi, xung quanh em treo rất nhiều chim hạc giấy đủ màu. Bác sĩ nói rằng em không thể sống qua hết tháng này.Ben cảm thấy rất đau lòng nhưng chưa bao giờ cậu nói với Hannah tình trạng của bệnh tật của em. Dù sao em cũng mới có 7 tuổi. Trong suốt thời gian ở trong bệnh viện, em luôn mỉm cười chiến đấu với bệnh tật.
Rồi ngày đau lòng ấy cũng đến, Ben trở lại bệnh viện thu nhặt đồ đạc của Hannah sau đám tang. Khi Ben gỡ một con hạc xuống bất ngờ cậu nhìn thấy chữ "Jessie" trên con hạc đó. Ben với những con hạc khác, đằng sau mỗi con đều có một cái tên Marie, Jonh, David, Sue... Cậu chợt nhớ đó là tất cả những đứa trẻ đã nằm cùng phòng với Hannah, tất cả đều đã ra đi trước em. Trên tường còn lại 1 con hạc màu xanh da trời - màu Hannah rất thích. Ben gỡ con hạc xuống và cậu bật khóc, đằng sau nó là tên Hannah. Đến bây giờ cậu mới hiểu em gái cậu đã biết trước cái chết của mình nhưng em vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, mỉm cười đối mặt với những đau đớn, sợ hãi chỉ có cậu mới là người duy nhất trốn tránh nỗi đau bằng cách im lặng và giữ bí mật.
Câu chuyện thứ 5
Hôm nay, tôi muốn kể với các bạn một câu chuyện có liên quan đến tên gọi của Cộng Đồng NHG. Đây là câu chuyện cảm động về một cô bé 12 tuổi. Tôi đã lặng người khi tìm đọc những thông tin để viết bài viết này. Một cô bé chỉ 12 tuổi đã phải xa lìa gia đình thân yêu, xa bạn bè, xa cuộc sống tươi đẹp để đi đến một nơi thật xa, thật xa, bỏ lại hàng ngàn ước mơ, hàng ngàn hi vọng chưa kịp thực hiện. Khi cô bé ra đi chỉ kịp để lại cho gia đình, bạn bè của mình một nụ cười xinh xắn, mãn nguyện. Nhưng vượt lên tất cả đó là một nghị lực phi thường, một niềm tin và sức sống mãnh liệt. Vâng! Cô gái ấy là Sadako Sasaki - 1 cô bé xinh xắn đáng yêu và mạnh mẽ
Sadako Sasaki sinh ngày 7 tháng 1 năm 1943 tại Hiroshima trong thời điểm nước Nhật đang tham chiến trong cuộc chiến thế giới lần thứ 2. Ngay sau khi Sadako ra đời, cha của cô bé nhập ngũ trong quân đội Nhật Hoàng. Còn mẹ của cô bé thì ở lại trong coi gia đình và cửa hàng hớt tóc của mình.
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Mỹ đã thả 1 trái bom nguyên tử xuống Hiroshima, quê hương của Sadako. Trong lúc này, Sadako và gia đình sống cách trung tâm của vụ nổ bom 1,7km. Sadako bị sức ép của quả bom hất văng ra khỏi nhà và chỉ bị thương nhẹ. Sức công phá của bom nguyên tử mạnh đến nỗi mọi vật trong bán kính 2 km đều bị cháy thành than.Nhiệt lượng phóng xạ và sóng xung kích đã giết chết 350.000 người ngay lập tức. 150.000 người đã hoà tan theo không khí - không để lại một vết tích nào, dù chỉ là một mảnh vải nhỏ.
Sau chiến tranh thế giới, Nhật Bản thua cuộc, các cuộc khủng hoảng lương thực, hàng hoá đã diễn ra khắp mọi nơi.... Nhưng với bản tính cần cù, đoàn kết vốn có của người Nhật, gia đình Sadako bắt đầu xây dựng lại cửa hàng cắt tóc của mỉnh. Năm 1947- 2 năm sau khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống đã trở lại bình thường dù còn rất nhiều khó khăn. Sadako bây giờ đã là 1 cô bé khoẻ mạnh - học sinh trường tiểu học Nobori.
Sadako đang theo học lớp 6, cô bé cao 1m35, nặng 27 kg. Cô bé rất nhanh nhẹn, có thể chạy 50m trong 7,5 giây. Sadako là thành viên của đội tuyển chạy tiếp sức của trường. Mơ ước của cô bé là được trở thành giáo viên dạy thể chất .
Trong khi cuộc sống của cô bé đang an lành thì năm 1954, các căn bệnh quái ác tràn vào người cô bé. Các triệu chứng xuất hiện là trên cơ thể cô bé bằt đầu nổi hạch ở cổ và tai. Các hạch và khối u cũng bắt đầu nổi đầy mặt. Không ai nghĩ rằng một căn bệnh khủng khiếp đang tấn công cô bé.
Thần chết đang lơ lửng trên đầu cô bé
Năm 1955, vào năm cô bé tròn 12 tuổi, khi đang tập luyện cho một cuộc thi lớn, Sadako cảm thấy chóng mặt và ngã xuống đường chạy. Cô được đưa vào bệnh viện. Kết quả xét nghiệm cho thấy cô bé đã mắc bệnh Leukemia (bệnh bạch cầu ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư máu, máu trắng). Căn bệnh này của Sadako do nhiễm chất phóng xạ, một di chứng của thảm hoạ bom nguyên tử gây ra.
Bác sĩ kết luận rằng Sadako chỉ còn có thể sống được thêm 1 năm, và yêu cầu Sadako phải nhập viện ngay để điều trị. Ngày 21 tháng 2 năm 1955, Sadako nhập viên của hội chữ thập đỏ Hiroshima để điều trị.
Bạn bè cùng lớp tới thăm cô bé khi nghe tin Sadako lâm trọng bệnh, các bạn cùng lớp và cô giáo tới thăm Sadako, và còn mang theo cả bằng tốt nghiệp tiểu học của Sadako. Một tháng sau, Sadako đăng kí theo học 1 trường trung học, nhưng không thể theo học được bao lâu vì căn bệnh ngày càng trầm trọng.
1000 con hạc giấy
Một người bạn của Sadako kể về truyền thuyết ai gấp được 1000 con hạc giấy thì có thể thực hiện 1 điều ước. Ngày 3 tháng 8 năm 1955, Sadako nhận được món quà là 1000 con hạc giấy được mọi người ở Nagoya tặng cho cô bé với lời chúc may mắn. Nhưng Sadako vẫn muốn tự mình xếp 1000 con hạc giấy và cô bắt đầu công việc xếp 1000 con hạc giấy với ước mong mình có thể quay trở lại đường chạy - vốn là niềm đam mê của cô.
Sau chiến tranh nền kinh tế Nhật đang lâm vào cảnh sa sút, gặp rất nhiều khó khăn. Giấy là 1 thứ xa xỉ phẩm rất đắt tiền nên Sadako phải dùng giấy trên chai thuốc, vỏ hộp thuốc hay bất cứ tờ giấy nào cô bé tìm thấy được để gấp hạc. Gấp hết giấy từ hộp thuốc của mình, cô bé tìm sang những phòng bên cạnh để xin những vỏ hộp thuốc đã sử dụng....
Mặc cho những nỗi đau của thể xác đang dày vò mình, Sadako vẫn kiên trì tiếp tục công việc gấp hạc của mình. Do thiếu giấy nên những con hạc mà cô bé gấp đều mỏng manh và nhỏ xíu như sinh mệnh mong manh của cô bé
Mặc cho cha mẹ can ngăn vì lo cho sức khoẻ của Sadako, cô bé vẫn kiên trì giữ ý định tiếp tục xếp hạc giấy với 1 niềm hy vọng vô bờ bến là sẽ có 1 ngày nào đó mình được lành bệnh.
Lúc này bệnh tình của cô bé ngày càng trầm trọng, cô bé yếu đến mức không thể đi lại được nữa. Mặc cho mọi người khuyên can , cô bé vẫn tiếp tục gấp hạc. Những con hạc tượng trưng cho niềm hi vọng vô bờ bến cho 1 cô bé 12 tuổi.
Số hạc giấy mà Sadako gấp được dừng lại ở con số 644. Nhưng lúc này truyền thuyết về 1000 con hạc giấy bây giờ thực sự không còn ý nghĩa gì nữa. Mỗi con hạc giờ đây thể hiện 1 nghị lực, 1 ý chí khát khao được sống, 1 niềm tin vào 1 ngày gần đây mình sẽ dược lành bệnh, 1 niềm hi vọng vô bờ bến của 1 cô bé 12 tuổi.
Ngày 25 tháng 10 năm 1955, các bác sĩ đã báo cáo tình trạng của Sadako đã quá nghiêm trọng.
Mẹ Sadako hỏi cô bé: "Con có muốn ăn gì không?".
Sadako nói với mẹ mình là cô bé muốn ăn cháo. Mẹ của Sadako vừa bón cho cô 1 thìa cháo, thì cô bé thều thào: "ngon lắm!". Khi vừa dứt câu nói cuối cùng cũng là lúc cô bè phải giã từ tất cả mọi người, gia đình. Bên cạnh những người thân yêu nhất, Sadako đã ra đi sau 8 tháng nằm viện.
Sau khi Sadako mất đi, phong trào "Phản đối vũ khí hạt nhân và chạy đua vũ trang" đã diễn ra trên khắp nước Nhật. Người dân Nhật đã quyết định xây dựng 1 tượng đài trẻ em vì hoà bình thế giới để tưởng niệm Sadako và những trẻ em đã chết vì bom nguyên tử.
Ngày 5 thàng 5 năm 1958, sau gần 3 năm khởi công xây dựng, tượng đài trẻ em vì Hoà Bình nằm trong công viên Hoà Bình của Hiroshima đã được khánh thành vào đi vào hoạt động. Tượng đài nằm ngay cạnh nơi quả bom nguyên tử rơi năm xưa. Tượng đài với biểu tượng cô bé Sadako đứng trên quả bom nguyên tử, tay giơ cao con hạc giấy biểu tượng của Hoà Bình, Khát Vọng Sống, Nghị lực và Hi Vọng.
Hàng ngày, hàng ngàn, hàng vạn con hạc giấy đầy màu sắc được trẻ em trên toàn thể giới gấp và gởi về đặt dưới chân tượng đài, thể hiện khát vọng của Hoà Bình, đúng như dòng chữ được khắc dưới chân tượng đài: "Ước nguyện tha thiết của chúng ta là Hoà Bình trên Trái Đất thân yêu."
Thế kỷ 20 - thế kỷ của nhiều thành tựu khoa học đột phá. Bom nguyên tử là một đại diện cho những đột phá đó.
Sadako Sasaki chỉ là một trong hàng ngàn nạn nhân vô tội của bom nguyên tử và họ đều có 1 niềm tin và khát vọng cháy bỏng, đó là: "Được Sống!".
Thế hệ 8x, 9x chúng ta lớn lên, chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, phim ảnh và những lời kể nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cảm thông được nỗi đau của những người mẹ mất chồng, mất con, người vợ mất chồng, anh em mất nhau. Cuộc chiến tang tóc đã để lại những di chứng và hậu quả nặng nề cho xã hội sau cuộc chiến mà tới tận giờ này dân tộc ta vẫn đang còn phải hứng chịu: Bệnh tật, lạc hậu, đói nghèo, ảnh hưởng của bom đạn, chất độc màu da cam...
Với tên gọi "Ngàn Hạc Giấy", mỗi chúng ta mong muốn có thể làm nhiều hơn nữa những việc có ích cho xã hội. Chung tay, xếp triệu cánh hạc giấy cho một niềm tin vì tương lai tươi đẹp của quê hương.
Đó chính là thông điệp được gửi tới tất cả các thành viên yêu quý của Cộng đồng NHG từ câu chuyện của cô bé Sadako và 1000 con hạc giấy.
Hôm nay, tôi muốn kể với các bạn một câu chuyện có liên quan đến tên gọi của Cộng Đồng NHG. Đây là câu chuyện cảm động về một cô bé 12 tuổi. Tôi đã lặng người khi tìm đọc những thông tin để viết bài viết này. Một cô bé chỉ 12 tuổi đã phải xa lìa gia đình thân yêu, xa bạn bè, xa cuộc sống tươi đẹp để đi đến một nơi thật xa, thật xa, bỏ lại hàng ngàn ước mơ, hàng ngàn hi vọng chưa kịp thực hiện. Khi cô bé ra đi chỉ kịp để lại cho gia đình, bạn bè của mình một nụ cười xinh xắn, mãn nguyện. Nhưng vượt lên tất cả đó là một nghị lực phi thường, một niềm tin và sức sống mãnh liệt. Vâng! Cô gái ấy là Sadako Sasaki - 1 cô bé xinh xắn đáng yêu và mạnh mẽ
Sadako Sasaki sinh ngày 7 tháng 1 năm 1943 tại Hiroshima trong thời điểm nước Nhật đang tham chiến trong cuộc chiến thế giới lần thứ 2. Ngay sau khi Sadako ra đời, cha của cô bé nhập ngũ trong quân đội Nhật Hoàng. Còn mẹ của cô bé thì ở lại trong coi gia đình và cửa hàng hớt tóc của mình.
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Mỹ đã thả 1 trái bom nguyên tử xuống Hiroshima, quê hương của Sadako. Trong lúc này, Sadako và gia đình sống cách trung tâm của vụ nổ bom 1,7km. Sadako bị sức ép của quả bom hất văng ra khỏi nhà và chỉ bị thương nhẹ. Sức công phá của bom nguyên tử mạnh đến nỗi mọi vật trong bán kính 2 km đều bị cháy thành than.Nhiệt lượng phóng xạ và sóng xung kích đã giết chết 350.000 người ngay lập tức. 150.000 người đã hoà tan theo không khí - không để lại một vết tích nào, dù chỉ là một mảnh vải nhỏ.
Sau chiến tranh thế giới, Nhật Bản thua cuộc, các cuộc khủng hoảng lương thực, hàng hoá đã diễn ra khắp mọi nơi.... Nhưng với bản tính cần cù, đoàn kết vốn có của người Nhật, gia đình Sadako bắt đầu xây dựng lại cửa hàng cắt tóc của mỉnh. Năm 1947- 2 năm sau khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống đã trở lại bình thường dù còn rất nhiều khó khăn. Sadako bây giờ đã là 1 cô bé khoẻ mạnh - học sinh trường tiểu học Nobori.
Sadako đang theo học lớp 6, cô bé cao 1m35, nặng 27 kg. Cô bé rất nhanh nhẹn, có thể chạy 50m trong 7,5 giây. Sadako là thành viên của đội tuyển chạy tiếp sức của trường. Mơ ước của cô bé là được trở thành giáo viên dạy thể chất .
Trong khi cuộc sống của cô bé đang an lành thì năm 1954, các căn bệnh quái ác tràn vào người cô bé. Các triệu chứng xuất hiện là trên cơ thể cô bé bằt đầu nổi hạch ở cổ và tai. Các hạch và khối u cũng bắt đầu nổi đầy mặt. Không ai nghĩ rằng một căn bệnh khủng khiếp đang tấn công cô bé.
Thần chết đang lơ lửng trên đầu cô bé
Năm 1955, vào năm cô bé tròn 12 tuổi, khi đang tập luyện cho một cuộc thi lớn, Sadako cảm thấy chóng mặt và ngã xuống đường chạy. Cô được đưa vào bệnh viện. Kết quả xét nghiệm cho thấy cô bé đã mắc bệnh Leukemia (bệnh bạch cầu ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư máu, máu trắng). Căn bệnh này của Sadako do nhiễm chất phóng xạ, một di chứng của thảm hoạ bom nguyên tử gây ra.
Bác sĩ kết luận rằng Sadako chỉ còn có thể sống được thêm 1 năm, và yêu cầu Sadako phải nhập viện ngay để điều trị. Ngày 21 tháng 2 năm 1955, Sadako nhập viên của hội chữ thập đỏ Hiroshima để điều trị.
Bạn bè cùng lớp tới thăm cô bé khi nghe tin Sadako lâm trọng bệnh, các bạn cùng lớp và cô giáo tới thăm Sadako, và còn mang theo cả bằng tốt nghiệp tiểu học của Sadako. Một tháng sau, Sadako đăng kí theo học 1 trường trung học, nhưng không thể theo học được bao lâu vì căn bệnh ngày càng trầm trọng.
1000 con hạc giấy
Một người bạn của Sadako kể về truyền thuyết ai gấp được 1000 con hạc giấy thì có thể thực hiện 1 điều ước. Ngày 3 tháng 8 năm 1955, Sadako nhận được món quà là 1000 con hạc giấy được mọi người ở Nagoya tặng cho cô bé với lời chúc may mắn. Nhưng Sadako vẫn muốn tự mình xếp 1000 con hạc giấy và cô bắt đầu công việc xếp 1000 con hạc giấy với ước mong mình có thể quay trở lại đường chạy - vốn là niềm đam mê của cô.
Sau chiến tranh nền kinh tế Nhật đang lâm vào cảnh sa sút, gặp rất nhiều khó khăn. Giấy là 1 thứ xa xỉ phẩm rất đắt tiền nên Sadako phải dùng giấy trên chai thuốc, vỏ hộp thuốc hay bất cứ tờ giấy nào cô bé tìm thấy được để gấp hạc. Gấp hết giấy từ hộp thuốc của mình, cô bé tìm sang những phòng bên cạnh để xin những vỏ hộp thuốc đã sử dụng....
Mặc cho những nỗi đau của thể xác đang dày vò mình, Sadako vẫn kiên trì tiếp tục công việc gấp hạc của mình. Do thiếu giấy nên những con hạc mà cô bé gấp đều mỏng manh và nhỏ xíu như sinh mệnh mong manh của cô bé
Mặc cho cha mẹ can ngăn vì lo cho sức khoẻ của Sadako, cô bé vẫn kiên trì giữ ý định tiếp tục xếp hạc giấy với 1 niềm hy vọng vô bờ bến là sẽ có 1 ngày nào đó mình được lành bệnh.
Lúc này bệnh tình của cô bé ngày càng trầm trọng, cô bé yếu đến mức không thể đi lại được nữa. Mặc cho mọi người khuyên can , cô bé vẫn tiếp tục gấp hạc. Những con hạc tượng trưng cho niềm hi vọng vô bờ bến cho 1 cô bé 12 tuổi.
Số hạc giấy mà Sadako gấp được dừng lại ở con số 644. Nhưng lúc này truyền thuyết về 1000 con hạc giấy bây giờ thực sự không còn ý nghĩa gì nữa. Mỗi con hạc giờ đây thể hiện 1 nghị lực, 1 ý chí khát khao được sống, 1 niềm tin vào 1 ngày gần đây mình sẽ dược lành bệnh, 1 niềm hi vọng vô bờ bến của 1 cô bé 12 tuổi.
Ngày 25 tháng 10 năm 1955, các bác sĩ đã báo cáo tình trạng của Sadako đã quá nghiêm trọng.
Mẹ Sadako hỏi cô bé: "Con có muốn ăn gì không?".
Sadako nói với mẹ mình là cô bé muốn ăn cháo. Mẹ của Sadako vừa bón cho cô 1 thìa cháo, thì cô bé thều thào: "ngon lắm!". Khi vừa dứt câu nói cuối cùng cũng là lúc cô bè phải giã từ tất cả mọi người, gia đình. Bên cạnh những người thân yêu nhất, Sadako đã ra đi sau 8 tháng nằm viện.
Sau khi Sadako mất đi, phong trào "Phản đối vũ khí hạt nhân và chạy đua vũ trang" đã diễn ra trên khắp nước Nhật. Người dân Nhật đã quyết định xây dựng 1 tượng đài trẻ em vì hoà bình thế giới để tưởng niệm Sadako và những trẻ em đã chết vì bom nguyên tử.
Ngày 5 thàng 5 năm 1958, sau gần 3 năm khởi công xây dựng, tượng đài trẻ em vì Hoà Bình nằm trong công viên Hoà Bình của Hiroshima đã được khánh thành vào đi vào hoạt động. Tượng đài nằm ngay cạnh nơi quả bom nguyên tử rơi năm xưa. Tượng đài với biểu tượng cô bé Sadako đứng trên quả bom nguyên tử, tay giơ cao con hạc giấy biểu tượng của Hoà Bình, Khát Vọng Sống, Nghị lực và Hi Vọng.
Hàng ngày, hàng ngàn, hàng vạn con hạc giấy đầy màu sắc được trẻ em trên toàn thể giới gấp và gởi về đặt dưới chân tượng đài, thể hiện khát vọng của Hoà Bình, đúng như dòng chữ được khắc dưới chân tượng đài: "Ước nguyện tha thiết của chúng ta là Hoà Bình trên Trái Đất thân yêu."
Thế kỷ 20 - thế kỷ của nhiều thành tựu khoa học đột phá. Bom nguyên tử là một đại diện cho những đột phá đó.
Sadako Sasaki chỉ là một trong hàng ngàn nạn nhân vô tội của bom nguyên tử và họ đều có 1 niềm tin và khát vọng cháy bỏng, đó là: "Được Sống!".
Thế hệ 8x, 9x chúng ta lớn lên, chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, phim ảnh và những lời kể nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cảm thông được nỗi đau của những người mẹ mất chồng, mất con, người vợ mất chồng, anh em mất nhau. Cuộc chiến tang tóc đã để lại những di chứng và hậu quả nặng nề cho xã hội sau cuộc chiến mà tới tận giờ này dân tộc ta vẫn đang còn phải hứng chịu: Bệnh tật, lạc hậu, đói nghèo, ảnh hưởng của bom đạn, chất độc màu da cam...
Với tên gọi "Ngàn Hạc Giấy", mỗi chúng ta mong muốn có thể làm nhiều hơn nữa những việc có ích cho xã hội. Chung tay, xếp triệu cánh hạc giấy cho một niềm tin vì tương lai tươi đẹp của quê hương.
Đó chính là thông điệp được gửi tới tất cả các thành viên yêu quý của Cộng đồng NHG từ câu chuyện của cô bé Sadako và 1000 con hạc giấy.
Theo CĐNHG
Mk cx cảm động vì cau chuyện thứ5 câu chuyện đã học từ lớp 3
Trả lờiXóa