Vọp
bẻ (còn gọi là bị chuột rút – Muscle Cramps) là do các sớ thịt li ti
trong cơ bắp (thường là bắp chân dưới hay còn gọi là bắp chuối) đan thắt
lại với nhau mà không thư giãn trở lại trạng thái bình thường, nên cơ
bắp bị phồng co cứng, rất đau, nhất là trong khi ngủ. Chứng vọp bẻ
thường xảy ra ở người thiếu kali, thiếu nước hay bị nhiễm lạnh.
1. Nếu bạn đang đi bỗng nhiên bị vọp bẻ bạn chỉ cần bước lùi (đi ngược) vài bước thì sẽ hết ngay.
2.
Nếu bạn đang ngồi, không cần đứng dậy để đi lùi, bạn chỉ cần đặt chân
chạm đất rồi nhẹ nhàng nhấc chân di chuyển lui về sau vài ba bước ( bạn
từ từ duỗi chân ra trước xa xa để có khoảng cách phía sau gót mà dời
chân lui được nhiều bước hơn)
3. Nếu bạn đang nằm ngủ, bạn trở mình nằm ngữa,
sau đó co chân lên và cũng dời gót chân lui vài bước hướng về mông (bạn
co chân thế nào để có một khoảng cách khá xa giữa gót chân và mông mà
khi bạn dời chân sẽ được nhiều bước hơn)
4. Nếu bạn đang bơi, thì cũng vậy, cố gắng làm sao bước lui trong nước vài bước thì vọp bẻ sẽ hết.
Theo Y Học Thường Thức
Khắc Phục “Vọp Bẻ”
HỎI:
Nam, 33 tuổi, thể trạng trung bình. Cháu thường chơi thể thao mỗi chiều
với môn bóng đá. Tuy nhiên, cháu hay bị vọp bẻ. Cách vài ngày bị một
lần. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách điều trị?
Nguyễn Hữu H. (Tân Châu, Tây Ninh)
ĐÁP:
Vận động viên thể thao, thanh niên, phụ nữ mang thai… là những nhóm
người hay bị “vọp bẻ” (chuột rút) nhất. Có nhiều nguyên nhân gây ra “vọp
bẻ” và cách khắc phục như sau:
- Do thiếu calcium,
magnesium và kalium, nguyên nhân này thường gặp ở người có thai, cho
con bú, hay ở trẻ trưởng thành (do trong khẩu phần ăn không đủ các chất
này). Để khắc phục, chỉ cần bổ sung các chất trên là được.
Lưu
ý: nên bổ sung từng thứ một. Chẳng hạn nếu thiếu cả calcium và
magnesium thì bổ sung magnesium trước rồi bổ sung calcium sau vì calcium
làm giảm sự hấp thụ magnesium. Ngoài ra “vọp bẻ” còn do ứ đọng acid
lactic (do vận động quá mức, cung cấp thiếu nước hay do dùng thuốc làm
cho chuyển hóa bị rối loạn).
-
Do sự lão hóa hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch, thường xảy ra với những
người lớn tuổi. Cách khắc phục là vừa bổ sung calcium, magnesium và
kalium vừa bổ sung các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn.
Thường dùng nhất là vitamin B1 uống, liều cao hay vitamin B6 (phối hợp
sẵn trong viên magnesium – B6).
-
Do hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp, một số hoạt động kiềm
chếhệ thần kinh trung ương bị mất (do quá mệt mỏi hay lạm dụng thông tin
phản hồi của cơ bắp). Chẳng hạn như tập luyện căng thẳng lâu trong một
tư thế, trong một điều kiện bắt buộc khác với bình thường (như lạnh đột
ngột). Điều này hay xảy ra với vận động viên và cách phòng chữa vọp bẻ ở
họ cũng có khác: cần có thời gian làm duỗi cơ 5 – 10 phút trước lúc
khởi động, mang trang bị đúng (như dùng loại giày thích hợp), dùng đủ
nước (thiếu nước sẽ gây tích lũy acid lactic), khi bơi lội hay bị “vọp
bẻ” ở ngón chân (nên khởi động cho ấm, vào nước từ từ bằng vận động
chậm). Khi bị “vọp bẻ” thì ngừng ngay
hoạt động, nếu được có thể kéo duỗi cơ từ 15 – 20 giây cho đến khi cơ
giãn hoàn toàn. Sau khi bị vọp bẻ nên nghỉ luyện tập khoảng 1 giờ để cơ
bắp và hệ thần kinh trung ương đủ hồi phục. Xoa dầu, làm nóng vùng vọp
bẻ trong vài phút để làm giãn cơ.
Vì
nguyên nhân rất nhiều, tốt nhất cháu nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa
nội. Nếu chưa có điều kiện đi khám ngay, cháu có thể mua calcium và
magnesium dùng tạm. Liều như sau: calcium corbière 10 ml: lần uống 1
ống, ngày uống 2 lần, uống sau ăn sáng và sau ăn trưa, dùng trong 15
ngày (liều cho người lớn); magnesium – B6 lần uống 1 viên, ngày 3 lần,
cũng dùng trong 15 ngày (thuốc này uống kèm có tác dụng làm tăng hấp thu
calci). Lưu ý là những người có bệnh sỏi thận hoặc một số bệnh lý đặc
biệt phải hạn chế calci thì phải thận trọng.
BS. LÊ TRUNG NGÂN
Nguồn: Khoa Học Phổ Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét