Không phải bằng ly, chén như các dân tộc khác, người Nùng An ở Cao Bằng thường mời khách dùng thìa uống rượu.
Ở nước ta, mỗi dân tộc lại có những nét
văn hóa đặc sắc riêng, tạo nên sự đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam.
Trên cơ sở nền văn minh lúa nước, mỗi dân tộc lại sáng tạo cho mình văn
hóa uống rượu khác nhau. Nếu như người Thái, người Chăm có văn hóa
rượu cần, người Kinh uống rượu bằng chén, bát thì người Nùng An ở Phúc
Sen – Quảng Uyên (Cao Bằng) lại có nét văn hóa riêng: uống rượu bằng
thìa.
Ông Hoàng Văn Phúc, 65 tuổi ở thôn Trạch
Đông, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, cho biết: người
Nùng An thường uống rượu bằng thìa trong các dịp đám cưới, vào nhà mới,
mừng thọ… và ngay cả trong bữa cơm gia đình, họ cũng thường mời nhau
uống rượu. Mỗi khi có khách đến chơi nhà hay có thức ăn ngon, người Nùng
An lại thân mật rót rượu mời nhau. Thìa rượu luôn “mở đầu câu chuyện”
rất thân mật.
Chén và bát mà họ dùng để uống rượu thường làm bằng sứ màu trắng có hoa văn đẹp mắt. Khi đã có đầy đủ rượu và thìa, mọi người bắt đầu tiệc rượu. Chủ nhà sẽ ngồi dưới bàn thờ, còn khách sẽ ngồi xung quanh tránh chỗ thờ cúng của gia chủ. Người Nùng An, bàn thờ tổ tiên là một nơi rất thiêng liêng và cấm kị đối với người lạ. Chỉ có người trong nhà mới được tới gần bàn thờ còn những người khác thì không được lui tới, và đặc biệt là không được ngồi trước bàn thờ tổ tiên. Uống rượu bằng thìa của người Nùng An không có quy định, cũng không cấm kị ai. Mọi người có thể uống và uống bao nhiêu cũng được.
Cũng như mọi dân tộc khác, trước khi uống người chủ mâm (thường là chủ nhà) sẽ nói lời tỏ niềm vui khi khách đến chơi nhà và tha lỗi cho nhau. Trong tiệc rượu bao giờ họ cũng “kính lão đắc thọ”, sau đó là anh em trong gia đình, bạn bè. Có thể mời theo vòng từ người gần đến xa, khi người mời rượu muốn mời ai đó thì người được mời sẽ cầm thìa lên và hai người cùng uống. Người mời rượu, một tay cầm thìa múc rượu trong bát, tay kia đỡ lấy tay cầm thìa và từ từ di chuyển đến người mà mình muốn mời. Người được mời cũng đáp lại tình cảm của bạn rượu bằng hành động tương tự. Cả hai người sẽ tự tay bón rượu cho nhau, đó như một cử chỉ đón và trao gửi tình cảm của người mời và người được mời.
Uống rượu bằng thìa không chỉ bình thường là mọi người uống rượu suông với nhau mà còn một hình thức khác đó là “rượu ba”. Rượu ba được chế biến từ ba thứ là thịt, rượu và muối. Người ta dùng thịt băm nhuyễn cho vào chảo lớn, đổ rượu vào và thêm ít muối nấu đến khi thịt hơi sôi thì mọi người dùng thìa múc rượu trong chảo uống. Ngoài thịt, còn có thể dùng cá, gan và các nguyên liệu khác. “Rượu ba” phải uống nóng nên mọi người chỉ cần mời nhau rồi tự uống chứ không cần bón cho nhau.
Thìa không đơn thuần là vật dụng để uống rượu, mà nó còn được người dân Nùng An sử dụng để thờ cúng tổ tiên. Trên bàn thờ thường có ba cái thìa (như dân tộc Kinh dùng 3 cái chén). Trong những ngày lễ, Tết, ngày rằm và các ngày thờ cúng tổ tiên, ông bà, người dân thường dùng và rót rượu vào thìa ba lần mỗi lần rót là một lần đọc lời cúng. Rót rượu xong thì việc cúng bái cũng hoàn tất. Nghi thức mời tổ tiên uống rượu là cách để tưởng nhớ đến quá khứ có từ xa xưa.
Chén và bát mà họ dùng để uống rượu thường làm bằng sứ màu trắng có hoa văn đẹp mắt. Khi đã có đầy đủ rượu và thìa, mọi người bắt đầu tiệc rượu. Chủ nhà sẽ ngồi dưới bàn thờ, còn khách sẽ ngồi xung quanh tránh chỗ thờ cúng của gia chủ. Người Nùng An, bàn thờ tổ tiên là một nơi rất thiêng liêng và cấm kị đối với người lạ. Chỉ có người trong nhà mới được tới gần bàn thờ còn những người khác thì không được lui tới, và đặc biệt là không được ngồi trước bàn thờ tổ tiên. Uống rượu bằng thìa của người Nùng An không có quy định, cũng không cấm kị ai. Mọi người có thể uống và uống bao nhiêu cũng được.
Cũng như mọi dân tộc khác, trước khi uống người chủ mâm (thường là chủ nhà) sẽ nói lời tỏ niềm vui khi khách đến chơi nhà và tha lỗi cho nhau. Trong tiệc rượu bao giờ họ cũng “kính lão đắc thọ”, sau đó là anh em trong gia đình, bạn bè. Có thể mời theo vòng từ người gần đến xa, khi người mời rượu muốn mời ai đó thì người được mời sẽ cầm thìa lên và hai người cùng uống. Người mời rượu, một tay cầm thìa múc rượu trong bát, tay kia đỡ lấy tay cầm thìa và từ từ di chuyển đến người mà mình muốn mời. Người được mời cũng đáp lại tình cảm của bạn rượu bằng hành động tương tự. Cả hai người sẽ tự tay bón rượu cho nhau, đó như một cử chỉ đón và trao gửi tình cảm của người mời và người được mời.
Uống rượu bằng thìa không chỉ bình thường là mọi người uống rượu suông với nhau mà còn một hình thức khác đó là “rượu ba”. Rượu ba được chế biến từ ba thứ là thịt, rượu và muối. Người ta dùng thịt băm nhuyễn cho vào chảo lớn, đổ rượu vào và thêm ít muối nấu đến khi thịt hơi sôi thì mọi người dùng thìa múc rượu trong chảo uống. Ngoài thịt, còn có thể dùng cá, gan và các nguyên liệu khác. “Rượu ba” phải uống nóng nên mọi người chỉ cần mời nhau rồi tự uống chứ không cần bón cho nhau.
Thìa không đơn thuần là vật dụng để uống rượu, mà nó còn được người dân Nùng An sử dụng để thờ cúng tổ tiên. Trên bàn thờ thường có ba cái thìa (như dân tộc Kinh dùng 3 cái chén). Trong những ngày lễ, Tết, ngày rằm và các ngày thờ cúng tổ tiên, ông bà, người dân thường dùng và rót rượu vào thìa ba lần mỗi lần rót là một lần đọc lời cúng. Rót rượu xong thì việc cúng bái cũng hoàn tất. Nghi thức mời tổ tiên uống rượu là cách để tưởng nhớ đến quá khứ có từ xa xưa.
Theo dulichvn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét