Uống nước là một việc thường ngày, ít người để ý nhưng có thể chúng ta chưa biết: uống nước đúng cách sẽ giúp "đánh bật" được nhiều bệnh tật.
1. Vết thâm nám
Cách uống: Buổi sáng thức dậy một cốc nước đun sôi để nguội
Rất
nhiều người đều biết buổi sáng thức dậy uống một cốc nước rất tốt cho
sức khỏe, nhưng có người uống nước muối pha loãng, có người uống nước
mật ong, còn có người vì làn da trắng đẹp uống nước chanh, nước cam. Vậy
tại sao nước lọc là tốt nhất?
Vì
cơ thể chúng ta trải qua một đêm trao đổi chất, các chất cặn bã trong
cơ thể cần một tác động rất mạnh bên ngoài để đào thải. Nếu là
nước đường hoặc có thêm các chất dinh dưỡng khác thì sẽ mất thêm thời
gian để chuyến hóa, không thể nhanh chóng “tẩy rửa” cơ thể.
2. Béo phì
Cách uống: Sau khi ăn cơm 30 phút uống một ít nước
Một
số người cho rằng hạn chế uống nước có thể giảm béo. Theo các chuyên
gia dinh dưỡng, đây là một quan niệm sai lầm. Nếu muốn giảm bớt số cân
nặng thừa nhưng lại không uống đủ nước thì chất béo trong cơ thể không
thể chuyển dưỡng được, kết quả là thể trọng lại tăng thêm. Rất nhiều
phản ứng hóa học trong cơ thể đều phải có nước mới thực hiện được
như chức năng tiêu hóa, chức năng nội bài tiết; những chất độc tố trong cơ thể phải dựa vào nước để đào thải, tẩy trừ ra ngoài. Uống nước có thể tránh rối loạn cho chức năng dạ dày đường ruột.
Vì vậy, sau khi ăn cơm khoảng 30 phút nên uống nước, như thế vừa có thể
tăng cường chức năng tiêu hóa cho cơ thể vừa giúp giữ “eo”.
3. Cảm
Cách uống: Uống nhiều nước hơn so với thường ngày
Mỗi lúc khi bị cảm, bác sỹ thường dặn: “Uống nhiều nước”. Đây
chính là phương thuốc tốt nhất cho người bị cảm, bởi vì khi cảm sốt,
phản ứng “tự mình bảo vệ” của cơ thể sẽ dẫn tới giảm thân nhiệt, khả
năng trao đổi chất trong cơ thể tăng như: ra nhiều mồ hôi,
thở gấp khiến lượng nước trong cơ thể tiêu hao nhiều. Lúc này chúng ta
cần phải bổ sung một lượng nước lớn để tránh phát sinh hiện tượng “khát nước”.
Uống nhiều nước không những thúc đẩy mồ hôi tăng tiết và tiểu tiện
nhiều mà còn có lợi cho điều tiết nhiệt độ cơ thể, làm cho virus, vi
khuẩn trong cơ thể nhanh chóng bị đào thải ra ngoài.
4. Ho
Cách uống: uống nước nóng
Khi
gặp phải triệu chứng ho, có đờm, rất nhiều người đều cảm thấy tức ngực,
khó chịu, khó "bật" đờm ra ngoài. Lúc này chúng ta cần uống nhiều nước,
đặc biệt là nước nóng. Đầu tiên nước nóng có tác dụng làm loãng đờm, làm cho đờm dễ "bong" ra khỏi cổ. Thứ hai, uống nhiều nước làm tăng thêm lượng nước tiểu, thúc đẩy các chất có hại nhanh chóng bài tiết ra ngoài. Ngoài ra, còn có thể làm
giảm xung huyết và sưng phù niêm mạc phế quản và khí quản, làm giảm ho
và đương nhiên sẽ làm cho chúng ta thoải mái dễ chịu hơn rất nhiều.
5. Đau dạ dày
Cách uống: Uống nước cháo dưỡng dạ dày
Người
bị bệnh dạ dày, hoặc cảm thấy dạ dày không thoải mái, thì có thể áp
dụng biện pháp uống nước cháo dưỡng dạ dày. Nhiệt độ bát cháo cần
phải trên 60℃,
cháo vừa mềm vừa nóng sau khi vào miệng, xuống dạ dày thì rất dễ tiêu
hóa và rất thích hợp với những người có dạ dày, đường ruột không tốt.
Trong cháo có chứa một lượng nước lớn, còn có thể
bôi trơn đường ruột, gột rửa các chất có hại trong dạ dày, đường ruột
đồng thời thuận lợi đào thải các chất có hại này ra ngoài cơ thể.
6. Táo bón
Cách uống: Uống từng ngụm lớn
Có 2 nguyên nhân chính gây ra táo bón: một là chất thải
tích tụ trong cơ thể mà không có nước; hai là cơ quan đường ruột không
có "sức" để đào thải. Điều đầu tiên là xác định đúng nguyên nhân. Nếu là
nguyên nhân thứ nhất thì chỉ cần uống nhiều nước đều đặn mỗi ngày. Nếu
là nguyên nhân thứ 2 thì ngoài điều trị thông thường, có thể áp dụng
thêm "bài thuốc": uống nước từng ngụm lớn. Lưu ý là động tác nuốt nước
phải nhanh một chút, như thế nước sẽ nhanh chóng trôi tuột vào kết
tràng, kích thích ruột nhu động, thúc đẩy đại tiện. Nếu uống nước từng
ngụm nhỏ thì nước dễ bị hấp thụ ngay trong dạ dày, làm tăng bài tiết
tiểu tiện.
7. Buồn bực
Cách uống: Uống nước liên tục
Loại
chất có ảnh hưởng lớn tới trạng thái tinh thần là hormone. Về mặt cảm
xúc, hormone chia thành 2 dạng: một dạng tạo ra cảm giác vui vẻ, dạng
còn lại sinh ra đau khổ. Hormone do não bộ sinh tiết là “hormone hoạt bát”, còn hormone do tuyến thượng thận sản sinh là “hormone đau khổ”.
Khi
chúng ta đau khổ, buồn bực, hormone ở tuyến thượng thận sẽ tăng tiết và
vì nó cũng giống như các độc tố khác trong cơ thể nên việc liên tục
uống nước sẽ giúp bài tiết các chất này.
9. Buồn nôn
Cách uống: Uống nước muối
Hiện
tượng buồn nôn rất phức tạp. Nếu là phản ứng sau khi ăn uống
thì không đáng ngại vì đây là cách tẩy độc của cơ thể. Nếu chỉ thấy buồn
nôn, có thể uống nước muối. Uống vài ngụm nước muối lớn sẽ kích thích
cơ thể tống các chất "lạ" ra. Sau khi nôn ra hết có thể dùng nước muối
súc miệng, vừa sạch miệng vừa có tác dụng tiêu viêm. Ngoài ra, nếu nôn
trớ liên tục thì nước muối loãng sẽ là nguồn bổ sung nước lý tưởng cho
cơ thể, giúp giảm nhẹ yếu mệt của người bệnh.
9. Bệnh tim
Cách uống: Trước khi ngủ uống một cốc nước
Nếu là người có vấn đề về tim thì nên tập cho mình thói quen uống một cốc nước trước khi đi ngủ, như thế có thể phòng chống được nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim thường xảy ra vào tầm gần sáng. Chứng nhồi máu cơ tim là do tình trạng
máu bị "cô đặc" gây ra. Nguyên nhân là trong khi ngủ, lượng nước trong
cơ thể vẫn bị hao hụt, làm giảm lượng nước trong máu khiến máu đặc hơn. Vì thế, trước khi đi ngủ uống 1 cốc nước sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này.
10. Giảm mệt sau tập luyện
Cách uống: Uống từng ngụm nhỏ, cách quãng
Sau khi luyện tập thể thao,
thân nhiệt tăng lên, một lượng lớn mồ hôi bị thoát ra ngoài, gây
cảm giác mệt mỏi. Cách bảo vệ khẩn cấp và tốt nhất đối với cơ thể lúc đó
là uống từng ngụm nhỏ nước. Nước có thể điều tiết huyết dịch và dịch
trong tế bào, hòa tan chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ
thể, tán nhiệt, điều tiết nhiệt độ cơ thể, tăng thêm sức chịu đựng cho
cơ thể.
Lưu ý: trong khi vận động kỵ bổ sung nước một cách liên tục và quá nhiều, ví dụ một hơi uống liền 2 cốc nước mát, vì như thế sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho tim.
Theo dantri
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét