Bình thường chẳng ai chú ý đến chân nhưng khi "nó lạnh như cục nước đá” hay "nó nhức thấu tim gan"... thì người ta luôn mong ước có một đôi chân khỏe mạnh.
Nhiều bà lớn tuổi và các chị sinh xong than lạnh chân.
Có người không chỉ lạnh mà luôn khổ sở vì tê chân. Lại có chị thường
xuyên bị nhức bàn chân. Có người bệnh nặng còn nói: "Tôi bắt đầu chết từ
bàn chân, lên đến gối rồi..." và ít phút sau họ ngừng tim, ngừng thở
thật. Người xưa có câu: "Cây khô rễ hỏng trước, người già chân yếu
trước", mấy năm nay các khách sạn, trung tâm chăm sóc sức khỏe đang phát
huy tối đa dịch vụ massage chân. Vậy đôi chân có giá trị gì với sức
khỏe?
Tim co bóp để tống máu mang chất bổ dưỡng nuôi toàn cơ
thể. Bàn chân là nơi xa tim nhất, chịu sức nặng theo kiểu dồn nén từ
trên xuống. Máu đẩy đến chân thì dễ nhưng máu tĩnh mạch chảy ngược về
tim lại khó. Dù trong lòng tĩnh mạch có van ngăn không cho máu chảy
ngược, hệ cơ ở chân góp sức ép đẩy máu trở về tim. Bạn làm việc ở tư thế
ngồi hoặc đứng suốt ngày, khi nghỉ sẽ thấy đôi chân tê, vận động khó,
có người ngồi trên máy bay hơn 10 giờ chân bị sưng phù. Tư thế bất động
làm cho tuần hoàn ở bàn chân khó lưu thông máu, cơ ở chân bị cố định
theo kiểu co lại, không có tác dụng đè ép đẩy máu về tim. Khi hai chân
được cử động đều đặn chúng giống như một cái bơm có tác dụng bơm máu về
tim. Bởi vậy các chuyên gia về bàn chân ví "chân là quả tim thứ hai của
cơ thể".
Đi chân trần
Bàn chân tập trung đầu mút tận cùng thần kinh thuộc
loại "phản ứng nhanh". Hai bàn chân có tới 62 trung khu phản xạ với các
đầu tận cùng thần kinh, huyệt vị liên quan đến toàn cơ thể chúng ta.
Ngày xưa chưa có giày dép, người ta đi chân trần, bàn chân đạp trên đất,
đá, sỏi... kích thích truyền tới đại não thông qua các phản xạ thần
kinh sẽ làm điều tiết công năng các cơ quan.
Ngày nay chúng ta mang giày, dép, bàn chân bị tù túng,
bệnh lý ở chân xuất hiện. Nhiều tác giả đề nghị sau một ngày làm việc
nên đi bộ trên sỏi, cát với đôi chân trần hoặc dùng bàn massage chân
bằng gỗ để kích thích hệ thần kinh nơi đây. Massage chân cũng là cách
"vực dậy" các huyệt đạo và điều trị một số bệnh lý của cơ thể.
Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm kinh điển: chia gà
ra làm 2 lô, một lô ngâm chân vào nước lạnh, lô kia giữ ở nhiệt độ
thường. Lô gà ngâm chân vào nước lạnh có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần
lô bình thường. Chân ở xa tim nên nhiệt độ thường thấp hơn nhiệt độ phần
trên của cơ thể. Ban đêm dù ở tư thế nằm nhưng chân cũng thường lạnh
hơn vùng tay. Chúng ta thấy mùa đông tỉ lệ trẻ em và người lớn mắc bệnh
đường hô hấp cao hơn mùa hè, dù đã giữ ấm cổ nhưng chúng ta ít chú ý giữ
ấm phần chân. Điều này cho thấy chân và hệ thống miễn dịch có quan hệ
mật thiết với nhau.
Ngâm chân chữa bệnh
Đông y có sơ đồ của tất cả các phủ tạng có huyệt vị nằm
ở gan bàn chân, kích thích gan bàn chân để "khí huyết động là quí, kinh
lạc thông là cần thiết, có như vậy mới duy trì sự sống". Khai thông khí
huyết, kinh lạc ở hai bàn chân là giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng, đều
đặn.
Ngâm chân trong nước ấm có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn
máu, thông kinh, hoạt lạc, ôn hòa tạng phủ, kích thích các đầu mút thần
kinh, có giá trị điều trị bệnh.
Ưu điểm của ngâm chân: tiện lợi, không có tác dụng phụ, hiệu quả, không đau đớn và an toàn lại dễ chịu.
Nước ngâm chân: dùng nước sạch, nước khoáng càng tốt. Nếu bạn định sử dụng nước dược liệu ngâm chân cần có chỉ định của bác sĩ.
Nhiệt độ nước ngâm chân phải từ 38oC trở lên. Ở Mỹ thường để nhiệt độ 43oC, Nhật Bản từ 40-42oC.
Chiều cao nước ngâm chân: nên ngập chừng 20cm.
Khi nào ngâm chân là tốt? "Sau ăn đi 300 bước, trước
ngủ một chậu ngâm chân". Ngâm chân trước khi ngủ làm giấc ngủ sâu hơn,
ngon hơn.
Thời gian ngâm trong bao lâu? khoảng 30 phút ngồi xem tivi và ngâm chân là phù hợp.
BS LÊ THÚY TƯƠI
Khỏe tim, mát phổi
Nếu
bạn chẳng biết gì về massage thì khi ngâm chân hãy dùng chân này xoa
chân kia để kích thích các huyệt ở chân. Sau khi ngâm chân bạn có thể
dùng ngón tay cái để ấn vào các huyệt.
"Ngày
xuân ngâm chân hết sốt. Ngày hè ngâm chân hết cảm. Ngày thu ngâm chân
mát phổi. Ngày đông ngâm chân khỏe tim". Đây là câu tổng kết của phương
pháp ngâm chân từ ngàn năm xưa của ông cha ta.
Theo TuoiTre
Nhiều bà lớn tuổi và các chị sinh xong than lạnh chân.
Có người không chỉ lạnh mà luôn khổ sở vì tê chân. Lại có chị thường
xuyên bị nhức bàn chân. Có người bệnh nặng còn nói: "Tôi bắt đầu chết từ
bàn chân, lên đến gối rồi..." và ít phút sau họ ngừng tim, ngừng thở
thật. Người xưa có câu: "Cây khô rễ hỏng trước, người già chân yếu
trước", mấy năm nay các khách sạn, trung tâm chăm sóc sức khỏe đang phát
huy tối đa dịch vụ massage chân. Vậy đôi chân có giá trị gì với sức
khỏe?
Tim co bóp để tống máu mang chất bổ dưỡng nuôi toàn cơ
thể. Bàn chân là nơi xa tim nhất, chịu sức nặng theo kiểu dồn nén từ
trên xuống. Máu đẩy đến chân thì dễ nhưng máu tĩnh mạch chảy ngược về
tim lại khó. Dù trong lòng tĩnh mạch có van ngăn không cho máu chảy
ngược, hệ cơ ở chân góp sức ép đẩy máu trở về tim. Bạn làm việc ở tư thế
ngồi hoặc đứng suốt ngày, khi nghỉ sẽ thấy đôi chân tê, vận động khó,
có người ngồi trên máy bay hơn 10 giờ chân bị sưng phù. Tư thế bất động
làm cho tuần hoàn ở bàn chân khó lưu thông máu, cơ ở chân bị cố định
theo kiểu co lại, không có tác dụng đè ép đẩy máu về tim. Khi hai chân
được cử động đều đặn chúng giống như một cái bơm có tác dụng bơm máu về
tim. Bởi vậy các chuyên gia về bàn chân ví "chân là quả tim thứ hai của
cơ thể".
Đi chân trần
Bàn chân tập trung đầu mút tận cùng thần kinh thuộc
loại "phản ứng nhanh". Hai bàn chân có tới 62 trung khu phản xạ với các
đầu tận cùng thần kinh, huyệt vị liên quan đến toàn cơ thể chúng ta.
Ngày xưa chưa có giày dép, người ta đi chân trần, bàn chân đạp trên đất,
đá, sỏi... kích thích truyền tới đại não thông qua các phản xạ thần
kinh sẽ làm điều tiết công năng các cơ quan.
Ngày nay chúng ta mang giày, dép, bàn chân bị tù túng,
bệnh lý ở chân xuất hiện. Nhiều tác giả đề nghị sau một ngày làm việc
nên đi bộ trên sỏi, cát với đôi chân trần hoặc dùng bàn massage chân
bằng gỗ để kích thích hệ thần kinh nơi đây. Massage chân cũng là cách
"vực dậy" các huyệt đạo và điều trị một số bệnh lý của cơ thể.
Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm kinh điển: chia gà
ra làm 2 lô, một lô ngâm chân vào nước lạnh, lô kia giữ ở nhiệt độ
thường. Lô gà ngâm chân vào nước lạnh có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần
lô bình thường. Chân ở xa tim nên nhiệt độ thường thấp hơn nhiệt độ phần
trên của cơ thể. Ban đêm dù ở tư thế nằm nhưng chân cũng thường lạnh
hơn vùng tay. Chúng ta thấy mùa đông tỉ lệ trẻ em và người lớn mắc bệnh
đường hô hấp cao hơn mùa hè, dù đã giữ ấm cổ nhưng chúng ta ít chú ý giữ
ấm phần chân. Điều này cho thấy chân và hệ thống miễn dịch có quan hệ
mật thiết với nhau.
Ngâm chân chữa bệnh
Đông y có sơ đồ của tất cả các phủ tạng có huyệt vị nằm
ở gan bàn chân, kích thích gan bàn chân để "khí huyết động là quí, kinh
lạc thông là cần thiết, có như vậy mới duy trì sự sống". Khai thông khí
huyết, kinh lạc ở hai bàn chân là giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng, đều
đặn.
Ngâm chân trong nước ấm có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn
máu, thông kinh, hoạt lạc, ôn hòa tạng phủ, kích thích các đầu mút thần
kinh, có giá trị điều trị bệnh.
Ưu điểm của ngâm chân: tiện lợi, không có tác dụng phụ, hiệu quả, không đau đớn và an toàn lại dễ chịu.
Nước ngâm chân: dùng nước sạch, nước khoáng càng tốt. Nếu bạn định sử dụng nước dược liệu ngâm chân cần có chỉ định của bác sĩ.
Nhiệt độ nước ngâm chân phải từ 38oC trở lên. Ở Mỹ thường để nhiệt độ 43oC, Nhật Bản từ 40-42oC.
Chiều cao nước ngâm chân: nên ngập chừng 20cm.
Khi nào ngâm chân là tốt? "Sau ăn đi 300 bước, trước
ngủ một chậu ngâm chân". Ngâm chân trước khi ngủ làm giấc ngủ sâu hơn,
ngon hơn.
Thời gian ngâm trong bao lâu? khoảng 30 phút ngồi xem tivi và ngâm chân là phù hợp.
BS LÊ THÚY TƯƠI
Khỏe tim, mát phổi
Nếu
bạn chẳng biết gì về massage thì khi ngâm chân hãy dùng chân này xoa
chân kia để kích thích các huyệt ở chân. Sau khi ngâm chân bạn có thể
dùng ngón tay cái để ấn vào các huyệt.
"Ngày
xuân ngâm chân hết sốt. Ngày hè ngâm chân hết cảm. Ngày thu ngâm chân
mát phổi. Ngày đông ngâm chân khỏe tim". Đây là câu tổng kết của phương
pháp ngâm chân từ ngàn năm xưa của ông cha ta.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét