Bài hát được biết đến ở nhiều nước nói tiếng Anh và cả các quốc gia khác và thường được hát trong thời khắc giao thừa để bắt đầu một năm mới. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng khá rộng rãi trong các đám tang, lễ tốt nghiệp, và dùng như một cách nói lời chia tay hoặc kết thúc cái gì đó trong các trường hợp khác.
"Auld Lang Syne" tương ứng với cụm từ tiếng Anh "old long since", tức là "đã lâu lắm rồi". Cụm từ "For auld lang syne" xuất hiện trong bài hát có thể tạm dịch là "vì những kỷ niệm ngày xưa".
Trong cuộc Trưng cầu dân ý độc lập Scotland, 2014, các nhóm phản đối độc lập như Better Together và Vote No Borders đã sử dụng Auld Lang Syne làm bài hát cho mình, cụ thể họ sử dụng cụm từ "auld acquaintance" để ám chỉ sự liên minh giữa Anh với Scotland. Những người chống độc lập cũng góp đá xây dựng nên Tháp đá Auld Acquaintance ở Gretna để ủng hộ việc duy trì Scotland trong liên hiệp Anh.
Should Old Acquaintance be forgot,
and never thought upon;
The flames of Love extinguished,
and fully past and gone:
Is thy sweet Heart now grown so cold,
that loving Breast of thine;
That thou canst never once reflect
on Old long syne.
- ĐIỆP KHÚC:
- On Old long syne my Jo,
- in Old long syne,
- That thou canst never once reflect,
- on Old long syne.
when thee I think upon;
All Grief and Sorrow takes the flight,
and speedily is gone;
The bright resemblance of thy Face,
so fills this, Heart of mine;
That Force nor Fate can me displease,
for Old long syne.
- ĐIỆP KHÚC:
when from thee I am gone;
will not thy presence yield relief,
to this sad Heart of mine:
Why doth thy presence me defeat,
with excellence divine?
Especially when I reflect
on Old long syne
- ĐIỆP KHÚC:
Chỉ phần lời 1 và phần điệp khúc của bài hát là được sử dụng nhiều nhất. Câu cuối cùng của mỗi lời thường được hát thêm vào những từ như "For the sake of" hay "And days of", so với lời ca gốc của Robert Burns. Auld lang syne là một cụm từ, có nghĩa là thời gian trôi qua với những ngày xưa êm ái.
Lời Việt
Cùng điệu nhạc này, người Việt hát theo lời sau đây vào những lúc kết thúc buổi sinh hoạt tập thể như trại hè hoặc hướng đạo:- Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau giã từ lòng còn lưu luyến
- Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày còn được gặp nhau.
- Nhạc hát thêm: Cách xa nhưng ta hằng mong giờ đây cách xa thì lòng xao xuyến.
- Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày còn được gặp nhau.
- Tò te, cây me đánh đu, Tarzan nhảy dù, thằn lằn bắn súng. Chết cha con ma nào đây, làm tao hết hồn, thằn lằn cụt đuôi.
- Hoặc: Ò e, Rô-be đánh đu, Tạc-răng nhảy dù, Zo-ro bắn súng. Chết cha con ma nào đây, thằng Tây hết hồn, thằn lằn cụt đuôi.
- Nhạc hát thêm: Chết cha con ma nhào vô. làm tao ép tim, thằn lằn bắn súng. Chết cha con ma nhào ra, làm tao hú hồn, thằn lằn cụt đuôi.
Năm mới
"Auld Lang Syne" được hát theo truyền thống tại giao thừa ở Scotland và trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước nói tiếng Anh.
- Ở Thái Lan, bài hát "Samakkhi Chumnum", với giai điệu tương tự, được hát sau các trận thể thao và thời điểm kết thúc các trại họp bạn Thiếu sinh Hướng đạo cũng như đón năm mới. Bài hát nói về nhà vua và đoàn kết dân tộc. Ở đây, bài hát được tin là một bài hát cổ truyền Thái Lan.
- Ở Ba Lan, bài "Braterski krąg" có giai điệu tương tự. Nó được hát truyền thống bởi các thành viên của phong trào hướng đạo Ba Lan (Związek Harcerstwa Polskiego) trong các buổi họp mặt.
- Ở Quân đội Pakistan, người ta chơi ca khúc này trong lúc diễu hành kết nạp; và ở Pakistan nói chung, bài hát (hoặc chỉ giai điệu của nó) được ngân lên trong các sự kiện chia tay.
- Ở Bangladesh và các phần của khu vực Bengal thuộc Ấn Độ, giai điệu là nguồn cảm hứng trực tiếp của các bài hát Belgan nổi tiếng "Purano shei diner kotha" sáng tác bởi Nobel laureate Rabindranath Tagore, và có mặt một trong những âm điệu dễ nhận ra trong Rabindra Sangeet.
-
- Trước khi sáng tác Aegukga, lời ca của Quốc ca Triều Tiên đã được hát với âm nhạc của bài hát này đến khi nhạc sĩ Ahn Eak-tai sáng tác một giai điệu mới trên lời ca hiện tại. Cũng giống như ở Nhật Bản và Đài Loan, "Auld Lang Syne" được dùng ở Hàn Quốc như một bài ca tốt nghiệp và một bài hát chia tay đến bạn bè hoặc trong đám tang.
- Trước năm 1972, giai điệu bài hát là nhạc của Gaumii salaam, Quốc ca Maldives (với ca từ hiện tại).
- Ở Đan Mạch, bài hát được dịch năm 1927 bởi nhà thơ nổi tiếng của Đan Mạch Jeppe Aakjær. Giống với cách Robert Burns dùng phương ngữ, Aakjær dịch bài hát sang tiếng Đan Mạch thổ ngữ, một phương ngữ ở phía bắc của nam Jutland, nam Limfjord, khó hiểu với đa số người Đan Mạch. Bài hát "Skuld gammel venskab rejn forgo" (tiếng Anh: "Should old acquaintance be forgotten" —), là một phần không thể tách rời của Højskole Đan Mạch truyền thống, thường liên kết với nhiều vùng nông thôn. Ngoài ra, nhóm nhạc rock Đan Mạch Gasolin' cũ đã hiện đại hóa giai điệu vào năm 1974 với ca khúc pop ballad của họ "Stakkels Jim".
- Ở Zimbabwe, "Famba zvinyoronyoro, tichasanganiswa muroa ra Jesu" với giai điệu "Auld Sang Syne" được hát bằng tiếng Shona như một bài hát chia tay hoặc tang lễ.
- Ở Chile, giai điệu được hát bằng tiếng Tây Ban Nha, đặc biệt trong Giáo hội Công giáo Rôma. Giai điệu này có tên "Canción del adiós" ("Bài hát chia tay").
- Ở Hy Lạp, bài hát rất thông dụng và dịch bởi Tổ chức hướng đạo Hy Lạp với cái tên "Τραγούδι Αποχωρισμού" ("Bài hát chia tay") và nó là một phần của lễ bế mạc của chuyến đi cắm trại hướng đạo (lời bài hát).
- Ở Đài Loan, Auld Sang Syne được hát trong lễ tốt nghiệp và cả trong tang lễ.
- Theo Wiki
Ngoài năm mới
Cũng giống như trong tổ chức năm mới, "Auld Lang Syne" được sử dụng rộng rãi để thể hiện sự "kết thúc/khởi đầu mới" - gồm có sự chia tay, đám tang, lễ tốt nghiệp, kết thúc một bữa tiệc, hay kể cả sự đóng cửa của một cửa hàng. Giai điệu cũng được sử dụng với nhiều lời khác nhau, đặc biệt là các bài hát về thể thao và thậm chí cả quốc ca. Ở Scotland và các vùng ở Vương quốc Anh, nó được hát trong các lễ tưởng niệm Robert Burns.
Ở các nước không nói tiếng Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét