KHI XE HƯ BẤT NGỜ, BẠN PHẢI LÀM GÌ ? ĐỌC BÀI NẦY BẠN SẺ CÓ CÁCH. ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÓ THỂ TỐT HƠN.
Bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp ?
Sinh
sống tại Hoa Kỳ hay những quốc gia tân tiến, xe hơi là phương tiện giao
thông không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Điều này
càng đúng hơn cho những người cư ngụ tại những thành phố như Los Angeles
hay quận Cam, thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn; những nơi mà hệ
thống chuyên chở công cộng thiếu thốn hay không thuận lợi, không đáp ứng
được nhu cầu di chuyển của đại chúng.
Lái
xe là một nhu cầu cần thiết, một việc chúng ta làm hằng ngày, quen
thuộc đến nỗi trở nên một phản xạ tự nhiên. Dầu vậy, rất ít người trong
chúng ta biết cách hành xử khi bất thình lình gặp những trường hợp khẩn
cấp trong khi lái xe như xe bị bể bánh, xe thắng không ăn, xe bị trượt,
xe bị hết nước, xe bị hết dầu, xe đâm xuống sông, …vân…vân…Nếu một trong
những điều trình bày dưới đây không may xảy ra trong khi chúng ta đang
lái xe với vận tốc cao, và nếu chúng ta không bình tĩnh, không phản ứng
đúng cách, sinh mạng của chúng ta và những người thân trong xe có thể bị
nguy hiểm.
Tác
giả không mong những điều xui xẻo này sẽ xảy đến cho quý bạn, nhưng lỡ
trong tương lai, nếu một trong những trường hợp hoạ hiếm này thực sự xảy
ra, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp quý bạn thoát được cơn hiểm nguy,
và được an toàn bình an vô sự.
Sự
BÌNH TĨNH là điều tối quan trọng trong bất cứ trường hợp khẩn cấp nào.
Nếu bạn hoảng hốt, bạn sẽ làm cho tình thế trở nên tệ hại hơn vì trong
nhiều trường hợp, bạn chỉ có một vài giây để phản ứng mà mạng sống của
bạn và những người thân trong xe hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự quyết định
của bạn trong thời gian ngắn ngủi đó. Nếu bạn giữ bình tĩnh, bạn đã có
50% cơ hội để sống sót, 50% phần còn lại sẽ tuỳ thuộc vào sự hiểu biết
và phản ứng đúng hay sai, nhanh hay chậm của bạn. Phản ứng nhanh, đúng
phương pháp sẽ tăng cơ hội sống còn của bạn và những người trong xe một
cách đáng kể.
Dưới đây là những trường hợp tiêu biểu trong rất nhiều trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trong khi chúng ta đang lái xe.
1. Xe bị đứt thắng:
Bạn
đang lái xe, bỗng nhiên thắng xe của bạn không còn hữu hiệu để ngừng xe
lại hay giảm tốc lực xe nữa. Bạn đạp mạnh trên bàn thắng, nhưng xe vẫn
chạy vù vù. Hệ thống thắng xe của bạn đã bị hư hỏng. Thắng không ăn, hay
còn gọi là đứt thắng, thường xảy ra không báo trước, do một trong những
hư hỏng liên quan đến hệ thống thắng xe của bạn như hết dầu thắng, ống
dẫn dầu bị bể, heo dầu bị hư, bố thắng mòn quá mức, vân…vân…Xe của bạn
có thể hư thắng khi bạn đang ở trong thành phố, đang ở trên xa lộ hoặc
tệ hơn nữa, đang đổ dốc trên đường đèo.
Bất
cứ trong trường hợp nào, luôn giữ bình tĩnh, nên nhớ mục đích tối hậu
của bạn là tìm mọi cách để dừng xe lại một cách an toàn càng sớm càng
tốt.
A. Hư thắng trong thành phố/trên xa lộ:
Nếu
thắng bị hư khi bạn đang chạy trong thành phố, với một vận tốc trung
bình khoảng trên dưới 40 miles/giờ, những điều bạn cần làm là:
• Giữ bình tĩnh.
•
Không nên tắt máy xe vì nếu bạn không cẩn thận, tay lái có thể bị khoá.
Hơn nữa, khi bạn tắt máy xe, tay lái sẽ trở nên rất nặng khó điều
khiển.
• Bật đèn chớp emergency
• Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa
• Đạp thắng nhiều lần, hy vọng thắng sẽ hoạt động trở lại
• Buông chân ga
•
Trả về số nhỏ. Nếu bạn lái xe số tay, trả số về số 4 hoặc 3, rồi 2, rồi
1. Nếu bạn lái xe số tự động, kéo cần số về hết phía sau
•
Từ từ kéo thắng tay và lách vào lề phải (*Nếu bạn đang chạy trên xa lộ,
với một vận tốc cao 65-75 miles/giờ, chờ cho xe giảm tốc độ xuống
khoảng 40 miles/giờ, rồi mới từ từ, kéo thắng tay và lách vào lề phải.)
Chú
ý: Cẩn thận, nếu bạn kéo thắng tay khi xe còn đang ở tốc độ cao, và nếu
bạn kéo quá mạnh, hoặc quá nhanh, xe của bạn có thể sẽ bị trượt, quay
vòng 360 độ hoặc lật úp.
B. Hư thắng khi đang đổ dốc trên đường đèo:
Nếu
bạn đang đổ dốc với một vận tốc cao 65-75 miles/giờ mà thắng xe bị hư,
bạn đang lâm vào tình trạng rất nguy hiểm. Sự an toàn của bạn và những
người thân trong xe hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự hành xử mau lẹ và đúng
phương pháp của bạn. Những điều cần bạn làm trong trường hợp này:
• Giữ thật bình tĩnh.
•
Không nên tắt máy xe vì nếu bạn không cẩn thận, tay lái có thể bị khoá.
Hơn nữa, khi bạn tắt máy xe, tay lái sẽ trở nên rất nặng khó điều
khiển.
• Bật đèn chớp emergency
• Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa
• Đạp thắng nhiều lần, hy vọng thắng sẽ hoạt động trở lại
• Buông chân ga
•
Trả về số nhỏ. Nếu bạn lái xe số tay, trả số về 4 hoặc 3, rồi 2, rồi 1.
Nếu bạn lái xe số tự động, kéo cần số về hết phía sau. Xe của bạn sẽ
giảm tốc lực chút đỉnh nhưng vẫn đổ dốc với tốc lực cao.
• Từ từ, kéo thắng tay
Chú
ý: Cẩn thận, nếu bạn kéo thắng tay quá mạnh, hoặc quá nhanh, xe của bạn
sẽ chắc chắn sẽ bị trượt hoặc sẽ quay vòng 360 độ hoặc lật úp.
•
Nếu sau một thời gian ngắn xe bạn vẫn không dừng lại, có lẽ hệ thống
thắng tay của bạn đã bị cháy và trở nên hoàn toàn vô hiệu. Để ý và tức
khắc lái xe vào những “run-away-ramp”. Đây là những đường hoặc exit đặc
biệt dành cho những xe đang đổ dốc bị hư thắng. Đường thường được trang
bị những đụn cát để dừng xe lại. Hầu hết trên các đoạn đường đổ dốc đều
có bảng chỉ dẫn để vào những con đường đặc biệt này.
•
Nếu không có “run-away-ramp”, cố gắng làm giảm tốc lực xe bằng cách
quẹt bên phải của xe vào những chướng ngại vật trên đường như bụi rậm,
bờ rào cản… Đừng lo lắng về sự hư hại của chiếc xe. Mạng sống của bạn và
những người trên xe quan trọng hơn.
•
Nếu bạn đã làm hết mọi cách mà xe vẫn không dừng, cách cuối cùng để làm
cho xe ngừng lại là ủi xe vào bụi rậm. Bụi rậm bên đường là chỗ an toàn
nhất cho trường hợp này.
Chú
ý: Tuyệt đối không bao giờ lao xe vào gốc cây, cột đèn hay mõm đá. Luôn
luôn ghi nhớ là, trong những điều tệ hại, bạn sẽ có cơ hội sống còn nếu
bạn khôn ngoan chọn điều ít tệ hại nhất.
2. Xe bị bể bánh:
Bạn
đương lái xe trên xa lộ với tốc lực cao, bỗng nhiên một trong 4 bánh xe
của bạn bị nổ vì những lý do như bánh xe mòn quá độ an toàn ( gai xe
mỏng hơn 1/32 hay .030 của một inch), bánh xe cán qua những vật sắc
nhọn, bơm bánh xe quá độ…. Xe của bạn lập tức sẽ bị mất thăng bằng, và
sẽ chao đảo. Những điều bạn cần làm trong trường hợp này là:
•
Giữ bình tĩnh và không đạp thắng. Nếu bạn hốt hoảng đạp thắng, xe của
bạn có thể quặt về một bên và sau đó sẽ lật và sẽ lăn nhiều vòng.
•
Buông chân ga và kềm chặt tay lái. Sau một vài giây chao đảo, xe của
bạn sẽ lấy lại được thăng bằng và bạn có thể điều khiển xe.
• Sau khi xe hết chao đảo, bật đèn chớp emergency, đạp thắng và từ từ lách vào lề phải.
•
Nếu bạn đang ở gần lối ra xa lộ, lái xe chậm ra khỏi xa lộ. Đừng bận
tâm về việc hư vỏ xe và niền xe. Sự an toàn của bạn quan trọng hơn.
•
Nếu bạn ở quá xa lối ra xa lộ, tắp và đậu xe sát lề phải. Gọi 911 xin
tiếp cứu nếu bạn có phôn cầm tay. Nếu đang ở gần hộp điện thoại khẩn cấp
trên xa lộ, bạn có thể gọi xin tiếp cứu tại đó. Bạn chỉ cần nhắc điện
thoại lên, điện thoại sẽ tự động nối với tổng đài và sẽ có nhân viên
trực giúp đỡ bạn.
•
Trong khi chờ đợi để được tiếp cứu, vào trong xe, khoá chặt cửa xe cho
đến khi thấy nhân viên công lực hoặc nhân viên của hãng kéo xe tới.
Chú
ý: Tuyệt đối không bao giờ băng ngang xa lộ hoặc thay bánh xe trên xa
lộ. Không mở cửa xe cho bất cứ một người lạ mặt nào nếu không phải là
nhân viên công lực hay nhân viên của hãng kéo xe
3. Xe bị trượt (skid or hydroplaning):
Xe
bị trượt có nhiều lý do, thường là vì bạn thắng gấp, quẹo gắt hoặc vì
đường trơn trợt trong mùa mưa, hay đường bị đóng băng. Nếu bạn không để ý
và bảo trì vỏ xe của bạn đúng mức đến nỗi chúng bị mòn quá độ (gai bánh
xe mỏng hơn 1/32 của một inch), bạn đang đánh bài với sinh mạng của bạn
và những người thân trong xe mỗi khi bạn lái xe trên đường hoặc xa lộ,
nhất là vào mùa mưa hoặc mùa tuyết.
Lý
do là khi những bánh xe của bạn quá mòn, những rãnh bánh xe sẽ không
còn khả năng thoát nước hoặc gai xe không còn khả năng bám trên mặt
đường, khi bạn lái xe qua khoảng đường mưa ướt đóng vũng, hoặc qua đoạn
đường bị đóng băng, xe của bạn sẽ có cơ hội bị trượt ngang và bạn sẽ mất
sự điều khiển chiếc xe. Đôi khi xe của bạn sẽ trượt trên làn băng mỏng
(hydroplaning) như người trượt tuyết. Trường hợp này thường xảy ra khi
xe đạt tốc độ 35miles/giờ, tệ nhất là khoảng 55miles/giờ. Những điều nên
làm trong trường hợp này là:
•
Giữ bình tĩnh và không đạp thắng. Nếu bạn hốt hoảng đạp thắng, xe của
bạn có thể sẽ quay vòng 360 độ, sẽ lật và lăn nhiều vòng, sẽ đâm vào gốc
cây hoặc thành xi măng chắn trên xa lộ.
• Buông chân ga
•
Nếu xe trượt vì đi ngang qua đoạn đường có nước đọng vũng, bạn chỉ cần
kềm chặt tay lái, sau khi xe qua khỏi vũng nước, xe sẽ trở lại thăng
bằng, bạn sẽ có thể lấy lại sự điều khiển xe.
•
Nếu xe đuôi bị trượt ngang vì đường đóng băng hay tuyết, bạn chỉ cần bẻ
tay lái cùng chiều với đuôi xe đến khi bạn cảm thấy có thể điều khiển
được xe. Sau đó, cẩn thận bẻ tay lái ngược lại đến khi xe trở lại thăng
bằng
4. Máy xe bị nóng quá độ (engine overheating):
Máy
xe bị nóng quá độ có thể do nhiều nguyên nhân như bình nước hoặc những
ống cao su dẫn nước bị lủng làm mất hết nước, bơm nước bị hư, dụng cụ
điều hoà nhiệt độ (thermostat) bị hư hoặc dây kéo cánh quạt bị đứt,
vân…vân… Nhiều khi chỉ vì bạn xài máy lạnh quá độ trong mùa hè, hoặc bị
kẹt xe nhiều tiếng đồng hồ trên đường hay xa lộ cũng làm cho máy xe bị
nóng quá mức.
Trong
điều kiện bình thường, cây kim chỉ nhiệt độ trong xe của bạn sẽ nằm ở
giữa mực nóng (H) và lạnh (C). Bạn nên luôn để ý đến cây kim này. Nếu
một khi nó vượt khỏi mức chính giữa của H và C, bạn sẽ phải có hành
động. Những điều nên làm trong trường hợp này là:
•
Nếu bạn đang ở một nơi xa lạ và điều kiện an toàn không cho phép bạn
dừng lại, và nếu cây kim chỉ nhiệt độ chưa hoàn toàn lên đến vạch đỏ
(H), bạn có thể tiếp tục lái về nhà, đến nơi an toàn, hoặc đến tiệm sửa
xe nếu bạn làm những điều sau đây:
1. Tắt máy lạnh
2.
Quay tất cả cửa kiếng xuống và mở máy sưởi đến mức tối đa bằng cách kéo
cần nhiệt độ về hết tay phải và mở quạt đến mức mạnh nhất. Những điều
này có thể giúp làm giảm nhiệt độ máy xe để bạn có thể chạy tiếp tục
•
Nếu điều kiện an toàn cho phép hoặc nếu cây kim chỉ nhiệt độ đã lên đến
vạch đỏ, bạn nên dừng lại bên lề đường, tắt máy, mở nắp xe và chờ cho
máy nguội hoặc gọi cho cảnh sát hoặc xe kéo
Chú
ý: Điều tối quan trọng trong trường hợp này là không bao giờ mở nắp
bình nước khi máy xe còn nóng. Nếu bạn mở nắp bình nước xe trong khi máy
xe còn nóng, nước trong bình sẽ xịt ra với một áp xuất rất cao, bạn sẽ
bị phỏng hoặc bị mù.
5. Bàn đạp ga bị kẹt:
Hãy
tưởng tượng bạn đang lái xe, bạn muốn xe chạy chậm lại, nhưng khi bạn
nhấc chân ra khỏi bàn đạp ga, xe vẫn phon phon chạy. Hoặc bất thình lình
bàn đạp ga tự nhiên bị kéo xuống, xe của bạn vọt tới trước và gia tăng
tốc lực. Bạn phải làm gì trong trường hợp này?
Những điều bạn cần làm là:
• Giữ thật bình tĩnh.
• Bật đèn chớp emergency
• Tắt máy xe
Chú ý: Cẩn thận, vặn chìa khoá ngược chiều kim đồng hồ chỉ một nấc. Tay lái xe sẽ khoá cứng nếu bạn vặn hết hai nấc.
• Đạp thắng cho xe ngừng lại cành nhanh càng tốt
•
Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp
trở ngại và tắp vào lề phải. Tay lái xe bạn sẽ rất nặng nhưng bạn vẫn có
thể bẻ lái được.
6. Xe không thể bẻ lái được:
Xe
không thể bẻ lái được có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không báo trước.
Bạn không còn điều khiển được xe như ý muốn. Có thể hệ thống bẻ lái xe
của bạn đã bị hư một bộ phận. Đôi khi, bạn vẫn điều khiển xe được nhưng
tay lái rất nặng, như trường hợp dây kéo bị đứt hoặc phần trợ lực tay
lái (power steering) bị hư. Những điều cần bạn làm trong trường hợp này:
• Giữ thật bình tĩnh.
• Bật đèn chớp emergency
• Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa
• Đạp thắng để xe ngừng lại càng sớm càng tốt
• Đậu xe sát lề và gọi cho cảnh sát hoặc xe kéo
7. Xe bị mất áp xuất của nhớt máy:
Khi
đèn báo áp xuất nhớt máy bất thình lình hiện lên, không có nghĩa là xe
bạn bị hết nhớt, mà đó là dấu hiệu của áp suất nhớt xuống thấp hơn mức
bình thường. Điều này có thể do xe thiếu nhớt, bơm dầu xe bị hư, hoặc
đôi khi chính hệ thống đèn báo bị hư. Trong bất cứ trường hợp nào, bạn
nên dừng xe lại tức thời và kiểm soát lại hệ thống nhớt. Những điều nên
làm trong trường hợp này:
• Bật đèn chớp emergency và tắp xe vào lề phải
•
Mở nắp xe và kiểm soát mực nhớt bằng cây đo. Nếu mực nhớt quá thấp, đổ
thêm nhớt (luôn luôn đem theo trong xe ít nhất một hoặc hai lon nhớt dự
trữ). Kiểm soát lại mực nhớt
•
Nếu mực nhớt ở mức bình thường mà đèn báo vẫn sáng, nếu bạn không nghe
những tiếng kêu bất thường từ động cơ xe, và nếu điều kiện an toàn không
cho phép để bạn chờ cảnh sát hoặc xe kéo đến, bạn có thể lái xe một vài
dặm để đến tiệm sửa xe, nhưng đừng lái xa hơn.
8. Xe bị đâm xuống sông, hồ….
Trong
một vài trường hợp hoạ hiếm xe của bạn bị lạc tay lái và đâm thẳng
xuống sông hoặc xuống hồ. Thông thường, xe của bạn sẽ nổi vào khoảng vài
phút trước khi chìm hoàn toàn xuống nước. Nếu bạn bình tĩnh và nếu bạn
hành xử đúng cách trong thời gian này, bạn sẽ có nhiều cơ hội thoát ra
ngoài và sống sót. Những điều bạn cần làm là:
• Giữ thật bình tĩnh.
•
Đừng phí thì giờ vô ích để tìm cách mở cửa xe. Áp xuất bên ngoài của
nước sẽ làm cửa xe bạn không thể nào mở được. Quay cửa kiếng xuống và
thoát ra ngoài bằng cửa sổ
•
Nếu cửa kiếng xe của bạn thuộc loại power, và bạn không thể hay chỉ có
thể quay cửa kiếng xuống được một phần vì điện trong xe bị mất, nhanh
chóng di chuyển về phía sau xe nơi vẫn còn dưỡng khí (vì đầu xe nặng sẽ
chìm trước), chờ đến khi trong xe hoàn toàn ngập nước để áp xuất bên
ngoài và bên trong bằng nhau, hít một hơi dài, mở cửa xe và thoát ra
ngoài
9. Buồn ngủ:
Buồn
ngủ hoặc mệt mỏi trong khi lái xe là một trong những nguyên nhân chính
đưa đến tai nạn trên xa lộ đưa đến cái chết cho hằng trăm ngàn người tại
Hoa Kỳ.
Phương thuốc chữa
bịnh buồn ngủ hay nhất là giấc ngủ. Vì vậy, nên cố gắng ngủ đầy đủ trước
khi ngồi trước tay lái hoặc trước khi làm một cuộc hành trình đường
dài. Không bao giờ lái xe quá sức của mình hoặc trên 12 tiếng một ngày.
Nếu
bạn đang lái xe và bỗng dưng cảm thấy buồn ngủ, hoặc có những triệu
chứng như mệt mỏi, chảy nước mắt, đầu óc mơ màng, mở mắt không nổi, giật
mình tỉnh giấc khi xe cán lên những lằn đinh ngăn đường, vân…vân…, và
nếu bạn không dừng xe lại mà vẫn tiếp tục lái, bạn đang đánh bài với
sinh mạng của chính bạn, của những người thân trong xe và của những
người chung quanh. Những điều bạn cần phải làm ngay là:
• Bật đèn chớp emergency
• Tắp vào lề, dừng xe lại và đổi tay lái cho người khác.
Nếu bạn chỉ có một mình:
•
Xuống exit nếu bạn đang ở trên xa lộ, tìm nơi an toàn và ngả ghế ngủ
khoảng 15 hay 20 phút để lấy lại sức, ra khỏi xe và đi bách bộ chung
quanh xe khoảng 10 phút để máu lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, hoặc
làm một vài động tác thể dục. Bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và có thể tiếp
tục
•
Nếu bạn không thể xuống exit, quay cửa kiếng xuống nếu trời lạnh hoặc
quay cửa kiếng lên và mở máy lạnh tối đa khi trời nóng. Điều nên nhớ là,
nhiệt độ trong xe càng cao sẽ làm bạn càng thêm buồn ngủ
• Nếu trong xe có đá lạnh, lấy một cục và bỏ lên sau gáy
• Uống cà phê nóng hoặc trà nóng (trà sâm là tốt nhất)
• Nghe nhạc giựt gân hoặc nói chuyện với người bên cạnh
•
Nếu đã làm tất cả các điều trên mà bạn vẫn lim dim, mơ màng, hoặc giật
mình tỉnh giấc mỗi khi xe cán qua lằn đinh ngăn đôi đường, bạn phải tức
khắc tìm chỗ an toàn ngừng xe lại và ngủ một giấc để lấy lại sức. Không
bao giờ cố gắng tiếp tục lái xe khi bạn đang buồn ngủ
10. Những xa lộ tử thần:
Tại
Hoa Kỳ, có những xa lộ được mệnh danh là những “xa lộ tử thần” vì số
người tử thương trên những xa lộ này. Đó là những xa lộ xuyên bang, hoặc
trong tiểu bang, thường được gọi là xa lộ đồng quê, chỉ có hai lối
(lanes) cho xe chạy, chỉ có lằn đinh ngăn đôi đường nhưng không có tường
chắn ở giữa. Bạn nên tránh dùng những xa lộ này nếu có thể. Thay vào
đó, bạn nên dùng những xa lộ có tường chắn ở giữa và có nhiều lối cho xe
chạy. Nếu bạn bắt buộc phải dùng những xa lộ này, xin nhớ kỹ những điều
sau đây:
• Chỉ qua mặt ở những chỗ mà lằn vẽ đứt đoạn ở bên phần đường của mình
•
Khi muốn qua mặt xe khác, bạn phải chắc chắn là phía trước không có xe
ngược chiều đang đi tới, hoặc nếu có xe ngược chiều đang đi tới, bạn
phải chắc chắn là bạn có đủ thời giờ để qua mặt
• Không bao giờ qua mặt xe khác tại những khúc đường quanh, hoặc trên dốc
•
Không bao giờ qua mặt xe khác khi điều kiện thời tiết không an toàn
như: nắng chói, sương mù, mưa, tuyết, đường đóng băng, vân…vân…
Chú
ý: Tuyệt đối không bao giờ qua mặt ban đêm khi bạn nhìn thấy hai ánh
đèn xe phía trước dù rất nhỏ. Lý do là bạn sẽ không thể lượng định được
khoảng cách của chiếc xe ngược chiều và sẽ không có đủ thì giờ để qua
mặt
Nếu
bạn đang lái xe trên những xa lộ này và bỗng dưng bạn nhận thấy chiếc
xe ngược chiều đang từ từ lấn sang phần đường của bạn. Điều này thường
xảy ra vì người tài xế của chiếc xe đó lơ đãng, không tập trung trong
việc lái xe, đang buồn ngủ, đang bị ảnh hưởng của rượu, ma tuý, thuốc
uống… hoặc do những lý do khác.
Bạn
phải làm gì ? Nếu bạn không nhanh chóng hành động hoặc hành động không
đúng cách, sinh mạng của bạn và của những người thân trong xe sẽ bị nguy
hiểm. Những điều bạn nên làm trong trường hợp này là:
•Bóp
kèn, pha đèn báo động người tài xế của chiếc xe ngược chiều. Hầu hết
trong mọi trường hợp, người tài xế chiếc xe ngược chiều sẽ sửa sai và
trở về phần đường của anh ta
Nếu bóp kèn và pha đèn không đem lại kết quả, lái xe về sát phía bên phải để tránh tai nạn
Chú
ý: Không bao giờ lách về phía trái vì người tài xế xe ngược chiều có
thể giật mình, sửa sai và lách về bên phải của anh ta. Bạn và anh ta sẽ
đụng nhau ở giữa đường
***
Du lịch xuyên bang bằng xe hơi là điều rất thú vị, đem lại cho chúng ta
những kinh nghiệm khó quên, nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận một thực
tế rất phũ phàng: xe hơi là loại vũ khí giết người nếu chúng không được
xử dụng đúng cách nhất là trong những trường hợp khẩn cấp. Tác giả chỉ
ước mong bài viết này đã đem đến cho đọc giả những kiến thức căn bản hầu
có thể bình an vô sự nếu những rủi ro, hoạ hiếm đề cập ở trên xảy ra
cho các bạn.
Chúc các bạn lái xe thật cẩn thận và an toàn.