Gạo lứt, gạo lức, gạo rằn hay gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.
Thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.
Trường hợp gạo trắng qua quá trình xay, giã, 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ bị mất đi.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành
cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám
của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết
áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch.
Lức tẻ
Gạo lứt có thể nấu thành cơm bằng cách ngâm gạo với nước khoảng 15-20 phút
cho mềm và nấu như cơm nấu gạo trắng. Khi hạt cơm chín thường không nở
như gạo trắng, ăn hơi ráp nhưng nếu ăn quen sẽ thấy hương vị ngon ngọt
đặc biệt. Càng ngày người ta càng nhận thấy rằng gạo lứt (lức) có giá
trị dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật rất độc đáo.
Như mọi người đều biết, ngoài vỏ ra, hạt thóc còn có ba phần chính là lớp cám gạo , phôi và nội nhũ. Nội nhũ chiếm phần lớn và chủ yếu là glucid có giá trị chính là cung cấp năng lượng. Lớp cám và phôi tuy chỉ chiếm 10% hạt nhưng lại chiếm tới 65% các chất có giá trị nhất về mặt dinh dưỡng.
Giáo sư tiến sỹ Hiroshi Kayahara (giáo sư Ohsawa) của viện sinh học
Nhật Bản là người đã phân tích chất gạo lức và tìm ra rằng gạo lức đỏ
ngâm một ngày một đêm (khoảng 22 giờ) ở nhiệt độ trong nhà sẽ bắt đầu nảy mầm và tiết ra nhiều chất enzyme cùng vitamin
từ cám gạo. Gạo lức trắng không còn phôi để nảy mầm. Gạo lức đỏ sau
ngâm nước rồi đem nấu thành cơm sẽ mềm hơn và có vị ngọt hơn cơm thường
do các enzyme đã tiết ra chất đường và chất đạm trong hột gạo.
Có rất nhiều món ăn khác có thể sử dụng gạo lứt như nguyên liệu chính: bún làm từ gạo lứt xào với rong biển, ngưu báng, cà rốt và mơ muối; cơm cốm gạo lứt với nguyên liệu là gạo lứt, đậu đỏ, đậu xanh, cốm, nấu như cách đồ xôi và ăn kèm với vừng rang, hành khô phi thơm; cháo gạo lứt với gạo lứt, đậu đỏ, mơ muối, rong biển; cơm gạo lứt cuốn rong biển tương tự một món sushi cuộn makizushi, kết hợp với nước mơ muối và lá tía tô.
Ngoài ra hiện nay trong thời đại của thức ăn nhanh lên ngôi thì đã có những món mới như: gạo lứt rang ăn liền
Lức nếp
Gạo nếp lứt thường được sử dụng để làm món rượu nếp cái, đặc biệt là công thức rượu nếp cái sử dụng nguyên liệu gạo lứt, kết hợp với chuối tiêu chín và lòng đỏ trứng gà.
Trong thực tế, gạo lứt có thể sử dụng để nấu cơm ăn hàng ngày, tuy
nhiên cũng thường thấy những món ăn sử dụng gạo lứt thuộc nhóm thực phẩm
với chức năng dùng để chữa trị một số bệnh. Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lức có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh thổ tả, kiết lỵ, cầm mồ hôi.
Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.
Gạo lứt muối mè (muối vừng), bao gồm cơm nấu gạo lứt và vừng rang giã muối, là thực đơn trong hệ thống ẩm thực Oshawa, do bác sĩ Sakurazawa Nyoichi người Nhật sáng tạo ra sau Thế chiến 2. Gạo lứt muối mè là đồ "thực dưỡng", có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y. như u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, tiểu đường, suy dinh dưỡng.
Gạo lứt rang rồi đun nước pha thành thức uống có tác dụng thanh lọc gan rất tốt. Nước gạo lứt rang có thể uống như đồ uống hàng ngày, cũng có thể kết hợp với canh dưỡng sinh làm từ ngưu báng, nấm shitake và củ cải trắng.
Theo Wiki
* Cách nấu cơm gạo lức:
1 lon gạo nấu với 2 lon nước. Khi sôi tắt lửa chờ gạo nở 15 phút, bật lửa nấu lại như nấu cơm bình thường. Cơm sẽ chín mềm thơm ngon dễ ăn.