Lá giang (lá vang) không chỉ được dùng để nấu canh
chua, lẩu gà... ngon, mát mà còn được dùng chữa viêm đường tiết niệu, có
sỏi, viêm thận mạn tính, viêm ruột, phong thấp, sưng tấy...
Lá có vị chua, tính bình, không độc, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, kháng viêm diệt khuẩn, giảm đau... Ảnh Khoahocphothong
Lá giang tên khoa học là Ecdysanthera
rosea, thuộc họ trúc đào, mọc hoang ở vùng đồi núi, bìa rừng. Lá có vị
chua, tính bình, không độc, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, lợi
tiểu, kháng viêm diệt khuẩn, giảm đau... nên thường được dùng để nấu
canh chua và làm thuốc giải nhiệt.
Đặc biệt, nó còn có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, viêm thận mạn tính, viêm ruột, phong thấp, sưng tấy...
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cây
lá giang có nhiều saponin, flavonoid, sterol, coumarin, tamin, chất béo,
axit hữu cơ và 12 nguyên tố vi lượng.
Về mặt sinh học, cao lỏng lá giang được
chiết xuất không thấy có độc tính, có tác dụng ức chế 9 loại vi khuẩn,
tiêu viêm cấp tính cả khi uống và tiêm.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 31
bệnh nhân từ 25 - 65 tuổi ở cả nam và nữ được chẩn đoán viêm đường tiết
niệu (do sỏi) cho thấy: Ở cả 3 liều dùng khác nhau (liều thấp 3g/kg thể
trọng/ngày chia hai lần sáng, chiều, liều trung 5g/kg và liều cao
8g/kg dược liệu khô), bệnh nhân được uống thuốc lá giang có số lần và
lượng nước tiểu tăng so với không uống thuốc, cơn đau và các triệu
chứng viêm đều giảm nhanh sau 10 ngày và hết sau 15 ngày, không thấy
phản ứng phụ.
Một số bài thuốc chữa bệnh
Một số bài thuốc chữa bệnh
Sỏi và viêm đường tiết niệu: 10g thân lá giang thái mỏng, phơi khô, đổ ngập nước, đun nhỏ lửa 1 tiếng, chắt lấy nước, sắc tiếp 2 lần nữa, sau đó lấy 3 nước nhập lại sắc tiếp còn 200ml. Uống mỗi lần 100ml, ngày 2 lần sáng chiều liên tiếp 2 - 3 tuần.
Chữa viêm bàng quang bằng món ăn: Canh chua cá lá giang và canh gà lá giang có tác dụng phòng chữa viêm đường tiết niệu với triệu chứng đái dắt, đái buốt...
Theo XL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét