Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Chè đậu xanh phổ tai

Mình coi phim "Dae Jang Geum" thấy má của Nàng được người bạn cho uống nước vỏ đậu xanh nên đã giã được thuốc độc mà sống rồi hạ sinh ra Nàng để nàng sau trở thành một y nữ xuất chúng ở HQ. Và nhiều bài khác cũng đã nói nhiều về tác dụng của đậu xanh. 

Thế là cứ khi nào có "ai" trong nhà rượu chè là mình nấu chè đậu xanh nguyên vỏ cho xơi. Mấy "ai" bảo là ăn chè đậu xanh ngủ dậy đầu óc tình táo hơn các loại "thuốc giã rượu" khác. Mấy ngày lễ lạy hay gần tết là mình nấu sẵn bỏ trong tủ lạnh.Hay trưa nắng làm một ly đậu xanh phổ tai cũng mát ruột lắm!


Nguyên liệu:

100g đậu xanh nguyên hột
100g -150g đường cát vàng
1 bịch phổ tai (2k đồng)
chút muối

Cách làm:

Ngâm đậu xanh chừng 30 phút. Trước khi nấu, chà xát đậu trong nước cho ra hết vỏ lụa. Xả hai - ba lần nước cho sạch, rồi cho vào nồi nấu với chút xíu muối cho sôi, hớt bọt hạ lửa nấu riu riu cho đậu mềm. Mình nấu 1 phần đậu là 5-6 phần nước.

Rửa phổ tai với nhiều lần nước cho ra hết bột áo bên ngoài rồi ngâm cho nở. Khi nào sắp bỏ vào nồi chè,  tráng lại bằng nước uống cho sạch, rồi bỏ vào nồi chè, tắt bếp là xong.

Khi đậu nở, nước còn 1/2 thì cho đường vào. Tùy khẩu vị mà cho đường. Vì chè ăn lạnh với đá nên nấu hơi đặc và cho đậm đà một tí.

Bichnga

Đậu xanh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt

Ngoài tác dụng làm thực phẩm, đậu xanh còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả như giải độc, thanh nhiệt, tiêu khát...


Loại thực phẩm này được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Sách "Nam dược thần hiệu" của danh Y Tuệ Tĩnh viết: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”… Đề cập đến tác dụng chữa bệnh của đậu xanh, đặc biệt là vấn đề giải độc, sách "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân (đời Minh) có ghi nếu ăn uống bị ngộ độc, buồn bực trong người, có thể dùng đậu xanh để chữa trị. Loại thực phẩm này có tác dụng giải độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín...); uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…); giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, nấm.

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe, không yên. Bên cạnh đó, nó còn có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi...

Y học hiện đại cũng cho khẳng định đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao. Bên cạnh thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, nó chứa Vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu…

Với người Trung Quốc và Việt Nam, cháo đậu xanh là một trong những món ăn thông dụng. Ngoài tính nhẹ nhàng thanh sạch, có tác dụng giải độc cơ thể, món ăn này còn tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa ưng thư… Đậu xanh thường được phối hợp với một số dược liệu khác để phòng ngừa say nắng, các loại bệnh ôn nhiệt vào mùa hè.

Ví dụ, cháo đậu xanh với sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, sinh tân dịch, giải khát. Đây là món ăn có ích cho sức khỏe trong mùa hè nóng nực, tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng tuần hoàn não. Trong khi đó, món ăn cháo đậu xanh, lá sen lại có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì…
Cháo đậu xanh.

Để dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày, mỗi ngày, bạn có thể sử dụng 50-100g đậu xanh nấu nhừ dạng cháo. Người dùng thay đổi khẩu vị bằng cách ăn với đường, muối hoặc nấu cùng  rau củ quả. Tuy nhiên, khi ăn cháo ăn liền, bạn cần lựa chọn những loại có hàm lượng đậu xanh cao (200 gram cho một kg) với hương vị cháo tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản.

Theo SKDS

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Chè sa kê

 Chè sa kê thơm bùi béo bổ lắm các bạn. Mình thấy chợ Bà Chiểu có bán trái sa kê rất nhiều. Các bạn mua về nấu thử nhá! 

 Cách làm chè sa kê
 Nguyên liệu:
200gr sa kê,  100gr khoai lang,  50gr táo đỏ, 5 tai nấm mèo, 50gr lạc, 20gr bột báng, bột khoa,  2 bát đường, 2 bát nước dảo dừa , 1 bát nước cốt dừa,  Lá dứa.

Cách làm: 
- Gọt vỏ sa kê, khoai lang, cắt miếng hình quân cờ.
- Ngâm nở nấm mèo, thái sợi.
- Ngâm bột báng, bột khoai.
- Cho nước dừa , lá dứa, khoai lang, sa kê, lạc vào nồi đun gần chín, cho táo đỏ, bột báng, bột khoai, nấm mèo vào. - Cho nước cốt dừa, đường vừa ăn, nấu 5 phút, nhấc xuống.

Theo amthucvn

Tác dụng của dầu cá

Dầu cá tốt cho da, tóc và cũng có thể chống lại nhiều bệnh tật, theo báo The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ. Sau đây là một số công dụng của dầu cá:

Tác dụng của dầu cá
Ảnh: Đào Ngọc Thạch
- Để bảo vệ tim mạch, bạn nên ăn thực phẩm có chứa dầu cá. Dầu cá chứa nhiều a xít béo omega 3 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nó giúp giảm lượng cholesterol xấu LDL trong khi giúp tăng lượng cholesterol tốt HDL trong cơ thể. Vì thế, dầu cá có thể giúp bạn tránh nguy cơ bị đột quỵ.

- Một nghiên cứu ở Úc chứng minh ăn cá có thể giúp chữa bệnh tăng huyết áp và béo phì. Nghiên cứu phát hiện ra rằng một chế độ ăn uống giảm cân bao gồm cả ăn cá thường xuyên sẽ giúp giảm mập khá hiệu quả.

- Những ai đang phải gánh các vấn đề về hô hấp như hen suyễn nên ăn thực phẩm có chứa dầu cá. Các nhà khoa học khảo sát ở hai nhóm trẻ em: nhóm ăn nhiều cá và nhóm có chế độ ăn uống bình thường. Kết quả, nhóm ăn nhiều cá ít bị hen suyễn hơn và có thể thở dễ dàng hơn.

- A xít béo omega 3 trong dầu cá có thể giúp ngăn ngừa 3 căn bệnh ung thư phổ biến nhất là ung thư vú, ruột kết và tuyến tiền liệt. Loại a xít này bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi bị ung thư, ức chế tăng trưởng tế bào không mong muốn và tiêu diệt các tế bào ung thư.

- Dầu cá giúp tăng cường độ bóng của tóc. A xít béo omega 3 trong dầu cá có một số đặc tính như giúp tóc mọc nhanh hơn và ngăn ngừa rụng tóc. Vì hầu hết các loại cá đều giàu protein, nên ăn cá giúp giữ mái tóc khỏe mạnh.

- Dầu cá giúp cải thiện tình trạng da khô bằng cách làm cho da sáng bóng; và có thể giúp điều trị các vấn đề về da khác như bệnh vẩy nến, chàm (eczema), ngứa, da bị mẩn đỏ, tổn thương da và phát ban.

- Dầu cá tốt cho phụ nữ mang thai vì có DHA giúp phát triển mắt và não của em bé. Dầu cá còn giúp tránh sinh non, ngừa nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân và sẩy thai. 

-Dùng dầu cá có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh nha chu. Các nhà khoa học thuộc Đại học Nam Australia và Đại học Adelaide (Úc) rút ra kết luận này sau khi hồi cứu 8 cuộc khảo sát, theo Báo The Times of India. 

Theo TNO


Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Bún cá lóc

Miền Tây có món bún cá lóc rất ngon, còn được gọi là bún mắm bờ chóc (có lẽ từ cách phát âm bún mắm bò hóc), thường có nhiều loại phụ gia đi kèm. Bạn thử làm nhé!


Nguyên liệu:
- 1,5kg cá lóc


- 100g ngải bún, 100g nghệ tươi , 10 cây sả, ớt
- Mắm bò hóc (mắm linh làm theo kiểu của người Campuchia)
- Gia vị: Nước mắm, muối, đường, dầu ăn .
- Đậu phộng giã nhuyễn.
- Bún tươi 500gam.

Cách làm:
Cá lóc mua con to, trên một ký, làm sạch, để nguyên con luộc với sả cây đập dập. (Nước luộc cá nêm chút muối cho đậm và cho khỏi tanh)
Cá chín, vớt ra, để nguội, gỡ từng miếng to.
Mắm bò hóc nấu sôi, lược bỏ xác cá, chỉ lấy nước
Ngải bún đập dập một nửa, một nửa băm nhỏ. Nghệ tươi giã nhuyễn. Sả băm nhuyễn .
Xào sả, tỏi, ngải bún, nghệ cho thơm, cho cá vào xào, nêm nước  mắm, muối, đường, cho thêm chút ớt, xào cho cá săn lại. Để cá riêng.
Nước lèo: dùng nước luộc cá, cho nghệ, sả cây, ngải bún, đậu phộng giã nhuyễn vào nấu, nêm nước mắm bò hóc đã lắng trong, nêm thêm muối, đường cho vừa ăn.
Khi ăn cho bún vào tô, chan nước lèo và cho cá lên trên. Nước lèo vừa ăn, có vị mắm nhẹ. Mắm bò hóc phải ngon và thơm thì món này mới ngon.
Chúc bạn có một tô bún cá miền Tây thật ngon! 
Theocô Nguyễn dzoãn cẩm vân

Ngải bún – bí ẩn của hương vị bún cá miền Tây

Về miền Tây mà chưa thưởng thức bún cá (thường được gọi chung là bún nước lèo) là bạn đã bỏ qua hương vị “nhất phẩm” miệt đồng xứ lúa.



Nếu Kinh Bắc có món phở, Kinh kỳ có bún bò Huế, thì bún cá miền Tây dù “tuổi đời” còn non trẻ như chính vùng đất khai sinh ra nó, nhưng cũng không kém cạnh các bậc đàn anh đàn chị về hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Nét độc đáo của bún cá nằm ở sự “biến hóa” phong phú theo dòng chảy con sông Cửu Long: đến mỗi vùng miền, bún cá lại chuyển đổi hương vị, khoác lên mình một cái tên mới, đậm chất địa phương: bún kèn/bún cá Châu Đốc, bún nước lèo Trà Vinh, bún mắm Sóc Trăng,…

Nguyên liệu chính của bún cá là cá lóc, cá rô đồng hoặc mắm cá, nhưng hương vị thật sự làm nên nét riêng của từng món bún cá lại là từ củ ngải bún – một loại gia vị đặc trưng chỉ có ở miền Tây. 


Củ ngải bún

Củ ngải bún còn gọi là ngải hẹ, tên khoa học là auttum crosscus, có nguồn gốc từ Campuchia. Ngải bún mọc hoang trong những khu rừng ở Seam Reap, Battambang... Người Việt ở các tỉnh miền Tây Nam bộ sang Campuchia lập nghiệp đã mang củ ngải bún về trồng ở Việt Nam cách đây khỏang 45 năm. Ngải bún dùng để nấu bún nước lèo (num-chóc) và món kèn dừa (xăm-lo bờ-hơ), hai món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của những gia đình người Việt từng cư ngụ tại Campuchia, hiện đang sống rải rác khắp các tỉnh Nam bộ.

Ngải bún được trồng bằng củ vào đầu mùa mưa ở miền Nam, khoảng đầu tháng 5 dương lịch. Đất trồng phải tơi xốp, không úng nước, thường là đất đen pha sỏi nhỏ. Lá ngải bún là lá đơn dài, hình lưỡi mác, giống lá nghệ, nhưng nhỏ hơn. Cây ngải bún không có hoa, phát triển nhiều ở phần củ. Trồng khoảng 5 - 6 tháng, đến cuối mùa mưa, sau khi phần lá lụi tàn, là lúc người ta thu hoạch củ ngải bún. Ngải bún có hương thơm dìu dịu, vị ngai ngái, gợi nhớ đến hương vị của đất đai, núi rừng hoang dã.

Điều thật sự khác biệt của món bún cá chính là hương vị thanh đạm (do nước dùng nấu từ cá), món ăn không chứa nhiều dầu mỡ và chất béo như các loại bún mì nấu từ thịt. Bên cạnh đó, rau xanh dùng kèm lại rất phong phú và đa dạng. Chỉ bấy nhiêu là đã đủ “lập danh” cho bún cá miền Tây! 

 Theo PNO

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Gỏi Nha Đam

Nha đam là một loại thảo dược được Nữ hoàng Cleopatre dùng làm mặt nạ duy trì sắc đẹp của bà. Ngày nay nha đam đã được trồng đại trà và sử dụng rộng rãi như một loại thực phẩm trong đời sống con người với những món ngon như chè nha đam, canh nha đam ... và gỏi nha đam.



Nguyên liệu:

200g nha đam (đã lột vỏ), 100g tôm đất, 1 khúc cà rốt, 1 trái dưa leo, 1 M hành phi, 1m mè rang vàng, 1 M hành phi, chút bột nêm, muối, một nhúm rau húng lũi, một ít đá lạnh.
Nước mắm:  2 M nước mắm, 2 M đường, 2 M giấm, 1m ớt sừng băm.

Cách làm


Nha đam lột bỏ vỏ , trụng nước sôi có pha chút muối. Khi nước sôi lại vớt ra ngay một tô nước đá ngâm chừng 15 phút. Vớt ra để ráo nước. Xắt miếng theo chiều ngang dầy 0,5 cm..

Tôm rửa sạch, luộc trong nước sôi có bỏ chút bột nêm hoặc muối. Nước sôi ( 5 phút) bỏ qua tô nước đá lạnh ngâm chừng 10 phút, vớt ra để ráo,  rồi bóc vỏ, chừa đuôi để trang trí cho đẹp.




Cà rốt xắt dài cỡ ngón tay, dầy chừng 0,2 cm ,còn dưa leo bỏ lõi, rồi xắt sợi dài giống cà rốt  dầy 0,4 cm . Rau húng lũi xắt sợi và chừa 1 ít trang trí.
Pha nước mắm: 2 M nước mắm + 2 M đường + 2 M giấm (giấm lisa rất chua ). Khuấy đều cho tan đường sau đó cho ớt  băm vào.




Cho cà rốt, tới dưa leo, rồi tôm, nha đam và húng lũi (xắt nhỏ) vào 1 thố lớn. Rưới nước mắm gỏi vào trộn nhẹ tay.




Xúc gỏi ra dĩa trang trí với hành phi, mè , rau thơm. Xin mời thưởng thức món gỏi nha đam!

Tác dụng chữa bệnh của trái lựu

Chua và giòn, lựu (pomegranate) là loại trái có hương vị đặc biệt, dễ trồng và nhanh ra trái. Ngoài việc nhấm nháp từng hột lựu còn tham gia vào các món mặn ngọt khác nhau.Nước ép trái lựu là  một loại nước ép có hương vị thơm ngon và màu sắc thật hấp dẫn.
Nước ép trái lựu chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại nước uống khác như trà xanh, nước nho, trái việt quất... Các vitamin A, C, E chứa trong trái lựu là những chất ch ống oxi-h óa, nhờ vậy uống nước ép trái lựu sẽ trẻ lâu. Trong nước ép trái lựu có chứa các chất polyphenolic, tannin và anthocyanin - tất cả các thành phần này đều có ích cho sức khỏe. Đặc biệt, trong trái lựu chất chống ôxy hóa mang tên polyphenol có thể giúp chống lại các bệnh tim mạch, ngăn chặn sự lão hóa, bệnh Alzheimer và một số bệnh ung thư
Một nghiên cứu đã chỉ ra uống khoảng 250ml nước lựu ép hằng ngày trong 2 tuần sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu rõ rệt, đối với các trường hợp cholesterol trong máu cao.
Cách chế biến: Lấy hạt lựu cho vào ép và trộn thêm loại nước khoáng có gas nếu bạn muốn, thậm chí có thể ép chung hạt lựu với lê, sơ-ri, xoài hoặc quýt để có những hương vị phong phú, thơm ngon và hấp dẫn.  Ngoài ra c ũng có thể chế biến sinh tố lựu - xoài rất bổ dưỡng: Trộn 1,5 chén hạt lựu, nửa chén kem vanila hoặc sữa chua không đường, 1 trái xoài nhỏ (hoặc trái lê) gọt vỏ bỏ hạt, thái nhỏ, đá xay, tất cả cho vào máy xay hoặc ép lấy nước..Một cách ch ế biến khác nữa là cho 1 chén rưỡi hột lựu đã tách, 1/2 chén sữa chua không đường, 1 trái lê đã cắt nhỏ, 1 chén đá xay nhuyễn, tất cả cho chung vào máy xay
Theo các nhà nghiên cứu trái lựu còn có tác dụng chống ung thư vú và tuyến tiền liệt rất tốt.

Trái l ựu cũng có công dụng chống bệnh mất trí nhớ.Thí nghiệm với chuột cho thấy là những chuột được uống nước ép trái lựu thì nguy cơ suy thoái não thấp hơn đến 50% so với những chuột khác. Những người cao tuổi cũng hạn chế được bệnh đãng trí khi uống nước ép lựu

Trái lựu còn giúp bảo vệ động mạch: Theo kết qu ả nghi ên c ứu t ại Israel, những người mắc bệnh tiểu đường uống 2 ly nhỏ nước ép lựu mỗi ngày trong vòng 3 tháng sẽ ngăn ngừa được sự hấp thu cholesterol trong máu, một trong những nguyên nhân làm xơ cứng động mạch.
 
Riêng về vai trò của nước ép trái lựu với nam giới, các nhà khoa học ở Trường Đại học California Los Angeles áp dụng cho 53 người đàn ông bị rắc rối tình dục  Kết quả sau một tháng 47% được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên bác sĩ Harin Padman Nathan, trưởng nhóm nghiên cứu, khuyến cáo rằng chế độ dinh dưỡng hợp lý với việc bổ sung nước ép trái lựu và tập thể dục thường xuyên mới bảo đảm sức khỏe tình dục.

Theo NCN

Cách tách hạt lựu nhanh

Hè đến là lựu về theo. Lựu là món quà vặt của trẻ em, teen và quý bà quý cô. Không những thế lựu còn là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu chỉ nhâm nhi cho vui thì không có gì đáng nói, nhưng nếu cần để ép lấy một ly nước lựu thì cả một "công trình" tốn nhiều thời gian  lắm. 

Cách này chỉ 30 giây là các bạn "mần" xong một trái lựu rồi. Mời các bạn theo dõi!


Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Chả giò hải sản


Một món chả giò hải sản chấm sốt mayonaire để thay đổi khẩu vị nhà bạn vào cuối tuần đây! 


Nguyên liệu:


- 100gr tôm.
- 50gr mực.
- 1 củ khoai tây.
- 1 củ cà rốt.
- 50gr đậu hà lan.
- 2 quả chuối sứ.
- 4 thìa súp sốt mayonnaise.
- 1 thìa cà phê bột nêm.
- 1/2 thìa cà phê tiêu.
- 20 cái bánh tráng bía.
- Tương ớt, xà lách, cà chua.

Cách làm:

- Luộc chín khoai tây, cà rốt và đậu hà lan.
- Cà rốt, khoai tây và chuối sứ thái hạt lựu.
- Tôm bóc vỏ bỏ đuôi, lấy chỉ đen trên sống lưng.
- Luộc chín mực và tôm, thái hạt lựu nhỏ.
- Cho khoai tây, cà rốt, dậu hà lan, tôm, mực cùng chuối sứ vào tô lớn.
- Thêm sốt mayonnaise, bột nêm, tiêu, trộn đều tay.
- Trải bánh tráng bía, cho 2 thìa cà phê nhân vào, cuốn đều tay.
- Chiên vàng trong chảo ngập dầu.
- Bày ra đĩa.
- Trang trí xà lách, cà chua.

Theo vnnavi

Sốt Cà Chua cho bánh Pizza và Pasta

Ý tưởng trang trí cho bề mặt bánh pizza và món pasta là sốt cà cổ điển dễ làm, nhanh chóng và rất tuyệt. Bạn hãy chọn công thức này là chiêu làm nước sốt cơ bản cho bánh pizza của bạn nhá!



1. Nguyên liệu:


400g cà chín đỏ băm nhỏ, 2 M bơ, 1 m tỏi băm, 1 củ hành tây cắt hột lựu, 3 M dầu olive, 1 m lá húng cắt nhỏ, 1 M cà chua bột , 1 m lá bạc hà khô, ½ m muối, chút tiêu.
 
2.Cách làm

Xào hành:
Đặt soong lên lửa vừa cho 3 M dầu olive vào, rồi cho bơ vào để cho bơ tan chảy. Cho hành tây và tỏi vào khuấy đều. Nấu trong 3-4 phút cho hành chín mềm, và trong.

Cho những nguyên liệu còn lại vào
Cho cà băm, lá bạc hà khô, lá húng quế, cà chua bột vào. Nêm ít muối và tiêu vào trộn đều lên. Chờ sôi, vặn lửa nhỏ nấu trong 20 phút là được. Thế là bạn đã có được 450g xốt cà tuyệt hảo.

Để nguội và dùng làm pizza hay ăn mì Nếu làm bánh pizza hãy để xốt nguội trước khi dùng. Còn nếu bạn muốn làm món mì thì mang ra dùng ngay với mì cho nóng. Món xốt cà này có thể  để được 1 tuần trong tủ lạnh. 

* Để có 400g cà băm làm xốt, dùng 500g cà trái chín đỏ, bỏ hột, băm nhỏ. Hay cà hộp 400g cũng được.

Bích Nga biên dịch theo videojug

Lá cách: món ăn khoái khẩu của người dân Nam Bộ

Lá cách mọc nhiều ở ven sông, kênh rạch, nơi bãi bồi hoặc xen lẫn trong vườn cây, là loại thân mộc, có thể gieo trồng bằng hạt hoặc giâm bằng hom. Chúng phát triển rất nhanh, cây càng to, càng nhiều cành thì mới cho nhiều lá non, đó chính là những lá người ta dùng để ăn sống.

  • Cây cách gắn liền với cuộc sống của người dân Nam bộ với các món ăn được sáng tạo từ thời khai hoang, mở đất. Người ta thường dùng lá cách non xào với xác đậu nành, món ăn mộc mạc của những người nghèo thế mà ngon không chỗ nào chê, nó vừa no bụng vừa là món ăn bổ dưỡng. Để chế biến món ăn này, chúng ta nạo một trái dừa khô, vắt lấy nước cốt cho vào chảo đun sôi, sau đó tùy theo khẩu phần mà cho xác đậu nành và giá đậu vào, nêm nếm muối, bột ngọt cho vừa ăn, tiếp tục xào cho ráo nước, cuối cùng mới cho lá cách xắt nhuyễn vào xào sơ vài bận thì nhắc xuống dùng nóng với nước tương hoặc nước mắm ớt đều được. Xác đậu nành là thứ người ta bỏ đi sau khi xay lấy hết nước cốt, thường người ta đem cho heo ăn, nhưng đối với những người dân nghèo quê lại là món ăn ngon vào những lúc sum họp gia đình khi biết khéo léo kết hợp nó với loại lá cách đặc trưng. Mùi thơm của lá cách, vị béo của xác đậu và nước cốt dừa cộng với chút nước tương cay cay tan trên lưỡi, ta ăn mà nghe ngây ngất hương quê.
    Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân quê thường hay đổ bánh xèo để cúng gia tiên và thết đãi con cháu. Chộn rộn nhất vẫn là tìm sao cho được rổ rau vườn với đủ thứ cải trời, cơm nguội, lá lụa, rau má, đọt sộp,... gì thì gì nhưng nếu thiếu lá cách coi như món bánh xèo giảm đi một phần ba sự hấp dẫn. Cao cấp hơn có món cá lia thia kho lạt, nếu cuốn bánh tráng mà rau sống đi kèm không có lá cách thì phần thi vị giảm đi mấy lần. Khoai lang mắm sống cuốn lá cách là món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng sông nước Cửu Long.
  • Khoai lang luộc xong bóc bỏ vỏ, cặp với một con mắm sống (thường là cá trèn, cá linh, cá sặt,...), rắc chút dừa nạo (loại dừa rám đã cứng vỏ nhưng chưa khô) cùng một nhúm rau cải các thứ và lá cách là có ngay miếng ngon khai vị trong bữa nhậu.
    Cây cách dễ trồng nên hầu như nó có mặt ở khắp vùng nông thôn và hiện nay thì nó được xem như thứ rau đặc sản của vùng đồng bằng. Người ta bẻ những nhánh non đem ra chợ bán, có khi giá tăng vọt lên 10.000 đến 15.000 đồng/kg, nhưng không phải lúc nào cũng có. Những gì thuộc về của hiếm thì tự nhiên trở thành đặc sản và người ta rất quí trọng, cho nên trong việc khai thác họ cũng rất cẩn thận chăm chút, bẻ cành không dám bẻ sâu sợ cây chết. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm miệt vườn, hái lá cách phải bẻ luôn nhánh, bẻ càng sâu bao nhiêu thì chúng nẩy chồi nhiều bấy nhiêu, do đó sẽ cho ra nhiều đọt non hơn.

  • Gọi là lá cách, nhưng nó vẫn luôn luôn gần gũi với cuộc sống đời thường, mà bất cứ ai một lần xa quê cũng sẽ còn nhớ mãi.
  • Cây vọng cách còn có tên cách núi, cây cách (Premna  corymbosa  Rottl. Ex Willd., họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), là cây vừa làm cảnh, vừa làm rau gia vị, vừa làm thuốc. Vì dáng cây, đặc biệt là dáng cành của vọng cách rất đẹp, dễ tạo dáng uốn lượn, lá vọng cách hầu như xanh quanh năm, màu sắc và dáng của ngù hoa đã tạo ra một loại cây cảnh sáng giá, được nhiều người ưa chuộng. Vọng cách thuộc loại cây gỗ nhỏ, chỉ cao khoảng 2 - 7m. Cành non vuông, đôi khi có gai hoặc lông mịn. Cành già nhẵn, màu hơi nâu, có rãnh, có lỗ bì. Lá mọc đối, hình trái xoan, dài 14 -16cm, rộng 10 - 12cm, đáy tròn hay hơi hình tim, mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới có lông mịn trên các gân, mép lá nguyên hoặc hơi khía răng ở phía đầu lá. Khi vò, lá có mùi hăng hắc đặc biệt. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành ngù dài 12 - 20cm, có lông mịn, hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt. Tràng có lông ở mặt ngoài, ống hình trụ. Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi chín có màu đen. Ở nước ta, vọng cách có ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, Trung du và  Tây Nguyên…; hiện được trồng nhiều ở Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình… Vọng cách có tới 15 loài, trong đó có 4 - 5 loài được dùng làm thuốc, thu hái lá quanh năm, tốt nhất là vào vụ xuân - hè, phơi khô, bảo quản để dùng dần.
    Về thành phần hóa học: lá và hoa vọng cách có tinh dầu, mùi thơm hăng hắc. Trong toàn cây, kể cả lá, thân và rễ vọng cách đều chứa hợp chất iridoid (premcoryosid), flavonoid, polysaccharid, đường khử… Ở vỏ thân còn có alcaloid: premnin, garianin và một isoxasol alcaloid là premnazol. Lá, thân và rễ vọng cách đều chứa nhiều Se, Mg, Fe, Mn, K… có lợi cho sức khỏe.
    Theo y học cổ truyền, vọng cách có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh can sáng mắt, tiêu độc, bổ can, tỳ, thông kinh, hoạt lạc, tán kết ứ, giảm sốt, lợi sữa, lợi tiểu, lợi tiêu hóa. Sau đây là một số cách dùng vọng cách làm thuốc:
    - Dùng lá bánh tẻ làm gia vị, ăn cùng với nem, chạo,… để tạo cảm giác vừa đắng nhẹ vừa thơm ngon, lại có tác dụng đề phòng đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy.
    - Đau bụng lỵ, đau quặn bụng, nhất là khi đại tiện: lấy 40g lá tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống ngày 2 lần, trước bữa ăn khoảng 1 giờ. Uống hằng ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Cũng có thể lấy lá khô (20-30g), 20g cỏ sữa, sắc uống hằng ngày. Trẻ em, tùy tuổi giảm lượng, có thể pha thêm chút đường cho dễ uống.
    - Viêm gan vàng da: lá vọng cách 40g, nhân trần 50g, diệp hạ châu 20g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống vài tuần lễ, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
    - Phụ nữ sau sinh, da bị vàng, kém ăn: lá vọng cách, nhân trần, lá cối xay mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
    - Tắc tia sữa: lá vọng cách hoặc phối hợp với lá bồ công anh mỗi thứ 30 - 40g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống. Bã đắp ngoài, ngày 1 lần. Làm nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
    - Sau đẻ ít sữa hoặc các trường hợp tiểu tiện khó khăn: lá vọng cách 30g, sắc uống hoặc phối hợp với thông thảo 12g, sắc uống ngày 1 thang, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
    Theo Sức khỏe đời sống - monngonhanoi

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Bánh bèo tôm chấy


Bữa nay mình mới học được cách làm bánh bèo đơn giản do cô Cẩm Vân dạy nè! Các bạn ráng làm cho gia đình thưởng thức và biết tài nghệ nha! 


Nguyên liệu:

Tôm đất hay tôm sú cho có màu đỏ
bột gạo, bột năng
hành lá, dầu ăn
nước mắm, đường, chanh ớt

Cách làm

Trộn bột theo tỷ lệ: 1 bột gạo, 1/10 bột năng.
Sau đó pha bột với nước theo tỷ lệ : 1 bột + 2 nước.
Làm mỡ hành: hành lá xắt 0,5cm cho vào chén. Nấu sôi dầu rồi đổ vào chén hành.
Tôm luộc chín , bóc vỏ, dùng dao đập dập rồi cho lên chảo chấy cho tơi bông trên lửa nhỏ.

Khuôn có thể mua loại có sẵn bằng nhôm hay inox. Không có thì dùng chén ăn cơm cũng được. Chỉ cần đổ mỏng thôi! Nhưng nhớ cho nhiều nước vào nồi hấp, chờ nước sôi bùng mới xếp chén vào, chờ 2phút cho nóng chén là đổ. Bột trong là bánh chín, đừng để lâu bột lại nhão!

Pha mắm: tùy theo loại mắm bạn có và khẩu vị, nấu 1 mắm + 5 nước + 2 đường chờ sôi, hớt bọt. Để mắm nguội nặn chút chanh và cho ớt bằm vào là ăn được rồi. Có thể chiên thêm ít bánh mì ăn cho vui miệng!

Chúc các bạn thành công!

Theo cô Nguyễn Dzoãn cẩm Vân

Bài thuốc từ sa kê

Cây sa kê có tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), đây là loại cây được trồng nhiều ở miền Tây Nam bộ.

Nhiều bạn đọc hỏi về việc dùng cây sa kê trị bệnh. Theo hướng dẫn của lương y Phạm Như Tá, các bộ phận như trái, rễ, lá, vỏ và cả nhựa của cây sa kê đều có nhiều dược tính, nên được y học, dân gian dùng làm các bài thuốc trị bệnh. Theo Đông y, thịt của quả sa kê có tác dụng bổ tỳ, ích khí. Còn hạt sa kê thì có tác dụng bổ trung ích khí, lợi trung tiện. Vỏ cây có tác dụng sát trùng. Còn lá sa kê có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm lợi tiểu. Nhưng lưu ý, người không có bệnh thì không nên tự ý dùng lá sa kê nấu uống thường xuyên.
Trái sa kê - Ảnh: K.Vy


Một số cách áp dụng

Theo lương y Phạm Như Tá, lá sa kê thường được đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu dừa và nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh để đắp chữa mụn rộp. Hoặc dùng lá sa kê và lá đu đủ tươi, lượng bằng nhau, giã với chút vôi (vôi ăn trầu) cho đến khi có màu vàng dùng để đắp chữa sưng háng, mụn nhọt, áp xe.

Những người bệnh gout hay bị sỏi thận có thể lấy lá sa kê (loại lá đã già, còn tươi) độ 100 gr, quả dưa leo 100 gr, cỏ xước khô 50 gr. Cho cả 3 loại vào nồi nấu lấy nước dùng.

Những người bị viêm gan vàng da, có thể dùng lá sa kê còn tươi chừng 100 gr, diệp hạ châu tươi 50 gr, củ móp gai tươi 50 gr, cỏ mực khô 20-50 gr. Tất cả đem nấu chung để lấy nước dùng trong ngày.

Những người bị bệnh đái tháo đường (tiểu đường) dạng 2 có thể dùng lá sa kê (loại lá đã già) chừng 100 gr, quả đậu bắp tươi 100 gr, lá ổi non 50 gr. Tất cả đem nấu chung để lấy nước uống. Có thể uống thường xuyên.

Khi bị đau răng, để chữa cơn đau tạm thời trước khi đến khám ở nha sĩ, có thể lấy rễ cây sa kê đem nấu nước ngậm và súc miệng.

Những người bị tình trạng tăng huyết áp dao động có thể dùng lá sa kê vàng (lá vừa rụng), lấy 2-3 lá, rau bồ ngót tươi 50 gr, lá chè xanh tươi 20 gr, đem tất cả nấu chung lấy nước uống trong ngày.
Theo TNO

Cách bắt bông kem 6

Bây giờ chúng ta xem cách trang trí một cô búp bê Barbie trên bánh sinh nhật nhé các bạn! Tuyệt lắm đây !


Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Chả Giò Rau Củ

"Công thức làm chả giò này sẽ chỉ cho bạn thấy cách làm món khai vị châu Á chính gốc ở nhà như thế nào!". Ấy là tác giả nói thế! Chứ mình chỉ sưu tầm cái mới cái lạ về chia sẻ thôi! Còn lại là do các bạn phán quyết nhé!


 
Nguyên liệu :

 .½ trái ớt chuông đỏ xắt sợi, - 1 củ cà rốt xắt sợi, - 2/3 chén măng xắt mỏng, - 1/2 chén  giá - 1 chén bắp cải trắng, xắt nhỏ - 1 mắm bún gạo ngâm nước cho mềm - 1 muỗng canh dầu hào - 1 muỗng cà phê nước tương đậu nành - 1 muỗng cà phê đường - tí tmuối , tiêu - 1 lít dầu để chiên -1 trái trứng đánh đều 

 


Cách làm:     

Để  chảo nóng, cho chút dầu vào rồi bỏ ớt đỏ, cà rốt, măng, cải và giá vào đảo đều. Xào cho rau chín và mùi vị hòa lẫn vào nhau.
      Cho bún gạo, dầu hào, nước tương, đường, muối và tiêu vào trộn đều, nhắc xuống , để nguội. 
              

      Cho chảo dầu lên lửa trung bình chờ nóng chiên chả.
      Lấy một vỏ bánh pía, đặt 1 góc về phía người cuốn. Phết trứng lên đều 4 cạnh  . Bỏ nhân vào 1 góc phía trên , rồi gấp 2 bên lại cuốn tròn. Phía cuối phết lại 1 lần trứng nữa cho dính chắc.
        Bắc chảo dầu để lửa vừa nóng, cho từng 2 cái một vào chiên để dễ trở và không dính vào nhau.
Chả vàng vớt ra dĩa có lót giấy thấm dầu.

 
Chả này thích hợp với loại nước chấm chua ngọt và nhiều loại khác cũng rất hấp dẫn.


Chả này cũng có thể dùng để ăn chay, chỉ cần thay bằng dầu hào chay hay bột nêm nấm và trứng phết bằng bột bắp khuấy thành hồ dán là được. 

Tuy nhiên dùng bột bắp mấy rìa chả bị phồng rộp, không đẹp lắm.
 

Bichnga soạn theo The Jugvideo

Bí đỏ món ăn trường sinh bất lão của người Nhật


Bí đỏ là một trong những món ăn trường sinh bất lão của người Nhật
Bí đỏ là một loại quả rẻ tiền nhưng lại có giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Người Nhật Bản luôn coi nó là một trong những món ăn trường sinh bất lão bên cạnh tảo biển, rau sống, trứng và đậu nành.





Bí đỏ là nguồn cung cấp vitamin A, đóng vai trò quan trọng cho thị giác,tăng trưởng xương và sự sinh sản, tham dự vào sự tổng hợp protein, điều hòa hệ miễn dịch và góp phần dinh dưỡng, bảo vệ cho da.

Ngoài tỷ lệ chất xơ và sắt khá cao, bí đỏ còn mang lại
vitamin C, acid folic, magiê, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Đây cũng là thực phẩm cần cho những ai sợ mập vì 100g bí đỏ chỉ cung cấp 26 kcal và không chứa chất béo.

Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glutamic, đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, giúp các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não. Vì thế, bí đỏ được coi là món ăn bổ não, trị suy nhược thần kinh, trẻ em chậm phát triển về trí óc.

Bí đỏ được xem là một trong những loại quả chứa nhiều chất caroten có tính chất chống oxy hóa. Màu vàng cam càng nhiều thì hàm lượng caroten càng cao rất tốt cho trẻ em.

Những người thường bị táo bón cũng nên ăn bí đỏ vì chất sợi trong bí giúp ruột chuyển vận dễ dàng, đồng thời có một phần glucid là mannitol có tính nhuận trường nhẹ.



Hạt bí đỏ không chỉ là phương tiện "giải sầu" trong những đêm mưa buồn giá lạnh mà còn là loại thuốc tẩy giun sán. Nó cũng chứa nhiều vitamin, chất khoáng cùng những amino acid cần thiết như alanin, glycin, glutamin, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Hạt bí đỏ được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid (beta-caroten, alpha-caroten, zéaxanthine, lutein) - những chất tương tựnhư vitamin A.

Đây là những chất chống oxy hóa mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão suy như đục thủy tinh thể, các bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Một số thành phần trong hạt bí đỏ:

Magiê: Góp phần vào việc khoáng hóa xương, cấu trúc protein, gia tăng tác động biến dưỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn nhiễm.

Acid linoleique (omega 6): Một acid béo cần thiết mà người ta phải được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần acid béo này để giúp cho hệ miễn nhiễm, hệ tuần hoàn và hệ nội tiết hoạt động tốt.

Đồng: Cần thiết trong việc hấp thu và sử dụng sắt trong việc tạo lập hemoglobine. Đồng thời tham dự vào hoạt động của các enzym góp phần tăng cường khả năng của cơ thể chống lại các gốc tự do.

Phosphore: Hữu ích cho việc khoáng hóa răng và xương, là thành phần của các tế bào giữ phần quan trọng trong việc cấu tạo các chất thuộc hệ di truyền, là thành phần của các phospholipid, dùng trong việc chuyển vận năng lượng và cấu tạo nên thăng bằng acid-baz của cơ thể. Hạt bí ngô giàu phosphore có thể góp phần làm giảm nguy cơ sạn thận.

Kẽm: Tham gia vào các phản ứng miễn dịch, tạo nên cấu trúc di truyền, mau lành vết thương, liền da, tạo nên tinh trùng và sự tăng trưởng của thai nhi.


Theo Bếp Việt

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Gà Chiên Giòn sốt Chanh


Gà chiên giòn sốt chanh có thể được dọn ăn trong những bữa tiệc nhẹ, buffet, hay dùng  với cơm trắng trong những bữa chính rất tuyệt.  


Nguyên liệu :

- 4 miếng ức gà cắt lát dày 5cm, 100ml nước cốt chanh, 2 muỗng canh đường nâu, 2 muỗng canh rượu sherry, 2 muỗng canh nước tương, 5 muỗng canh bột bắp để áo, 3 muỗng canh bột bắp để làm sốt, 100ml nước hầm gà, 1 cây  hành lá xắt chéo, 1.5 lít dầu chiên.

Cách làm: 

 
1. Bỏ những lát gà vào thố, cho đường nâu, nước tương, rượu và nước chanh vào trộn đều. Ướp gà 30 phút, lấy ra cho ráo. Nước ướp để làm sốt.
2. Bắc chảo dầu lên cho nóng.
3. Áo bột bắp cho đều từng miếng gà (áo xong , rũ nhẹ cho rớt hết bột thừa xuống).
4. Nhúng từ từ từng miếng gà vào chảo dầu nóng, chiên chừng 3 phút. Chiên làm 2 mẻ. Gà vàng vớt ra để trên giấy cho thấm dầu.
5. Hòa bột bắp ( 3 muỗng) với nước hầm gà. Nấu nước ướp gà trong 1 chảo nhỏ trên lửa vừa. Đổ hỗn hợp nước bột bắp vào khuấy đều cho đến khi nước sốt sôi lên và sánh lại là được.
6. Xếp những miếng gà chiên ra dĩa. Rưới nước sốt lên gà, rồi rắc hành lá lên cho đẹp.



 Hãy trải nghiệm cùng với món gà chiên giòn sốt chanh nhé!

Lá giang loại bỏ sỏi thận

Lá giang (lá vang) không chỉ được dùng để nấu canh chua, lẩu gà... ngon, mát mà còn được dùng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, viêm thận mạn tính, viêm ruột, phong thấp, sưng tấy...

Lá có vị chua, tính bình, không độc, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, kháng viêm diệt khuẩn, giảm đau... Ảnh Khoahocphothong

Lá có vị chua, tính bình, không độc, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, kháng viêm diệt khuẩn, giảm đau... Ảnh Khoahocphothong
Công dụng
Lá giang tên khoa học là Ecdysanthera rosea, thuộc họ trúc đào, mọc hoang ở vùng đồi núi, bìa rừng. Lá có vị chua, tính bình, không độc, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, kháng viêm diệt khuẩn, giảm đau... nên thường được dùng để nấu canh chua và làm thuốc giải nhiệt.
Đặc biệt, nó còn có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, viêm thận mạn tính, viêm ruột, phong thấp, sưng tấy...
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cây lá giang có nhiều saponin, flavonoid, sterol, coumarin, tamin, chất béo, axit hữu cơ và 12 nguyên tố vi lượng.
Về mặt sinh học, cao lỏng lá giang được chiết xuất không thấy có độc tính, có tác dụng ức chế 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính cả khi uống và tiêm.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 31 bệnh nhân từ 25 - 65 tuổi ở cả nam và nữ được chẩn đoán viêm đường tiết niệu (do sỏi) cho thấy: Ở cả 3 liều dùng khác nhau (liều thấp 3g/kg thể trọng/ngày chia hai lần sáng, chiều, liều trung 5g/kg và liều cao 8g/kg dược liệu khô), bệnh nhân được uống thuốc lá giang có số lần và lượng nước tiểu tăng so với không uống thuốc, cơn đau và các triệu chứng viêm đều giảm nhanh sau 10 ngày và hết sau 15 ngày, không thấy phản ứng phụ.

Một số bài thuốc chữa bệnh

Chữa sỏi tiết niệu: Lá giang tươi (có thể dùng cả dây) 200g. Sắc uống ngày một thang, chia nhiều lần uống trong ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy dùng nước sắc lá giang cho bệnh nhân sỏi thận uống trong 1 tháng liên tục thì 67% số bệnh nhân đã tiểu ra sỏi.

Sỏi và viêm đường tiết niệu: 10g thân lá giang thái mỏng, phơi khô, đổ ngập nước, đun nhỏ lửa 1 tiếng, chắt lấy nước, sắc tiếp 2 lần nữa, sau đó lấy 3 nước nhập lại sắc tiếp còn 200ml. Uống mỗi lần 100ml, ngày 2 lần sáng chiều liên tiếp 2 - 3 tuần.

Chữa viêm bàng quang bằng món ăn: Canh chua cá lá giang và canh gà lá giang có tác dụng phòng chữa viêm đường tiết niệu với triệu chứng đái dắt, đái buốt...

Theo XL

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Miến trộn Hàn Quốc


Món miến trộn này vừa dễ làm lại ngon. Trưa trưa trời nóng làm một dĩa cũng được lắm.Các bạn cùng thử nhé!
am thuc, tap chi am thuc, mon ngon, an ngon




Nguyên liệu:

150g miến,30g thịt bò, 30g chả cá,30g nấm kim chi,1 khúc cà rốt, 1 cây cải bó xôi, 1/2 củ hành tây, hành lá,  1 trứng gà, 1 thanh cua. 
Gia vị gồm: nước màu, đường, muối, mè rang, dầu mè, dầu đậu nành.
 
Cách làm:

Chần qua nấm, để nguyên cây không cắt.

Luộc miến: Cho miến vào nước cùng với nước tương và dầu đậu nành, đun sôi. Sau đó, vớt miến ra rửa sạch bằng nước lạnh cho hết dầu. Cắt rau cải khoảng 6 cm + cà rốt xắt sợi chần qua nước sôi, để ráo. Hành tây xắt lát mỏng, hành lá xắt khúc.

Trứng tráng mỏng, cuộn lại và thái nhỏ. Xé mỏng thanh cua. 


Sau đó, lấy miến đã luộc trộn với dầu vừng rồi trộn tất cả các nguyên liệu đã sơ chế trên cùng với miến, cho miến vào đĩa và cuối cùng rắc vừng lên. thưởng thức.  


Theo Tạp chí ẩm thực

lá lốt

Lá lốt hầu như ai cũng biết và được coi như một loại rau ăn kèm với các món ăn như bò cuốn lá lốt rất thịnh hành , nhưng ít ai biết đến công dụng của loại rau này.



Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Cấy lá lốt hay còn gọi là cây lá lốp thuộc họ hồ tiêu. Ngoài cây mọc hoang, có thể trồng cây lá lốt bằng mấu thân: cắt cành thành từng khúc 20-25 m, cắm vào nơi ẩm ướt. Có thể thu hái thân và lá quanh năm để làm rau gia vị và làm thuốc. Lá lốt rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô để dùng dần.
Lá lốt dùng làm rau ăn sống như các loại rau thơm khác, hoặc làm gia vị để nấu canh cá, lươn, ếch, ba ba, ốc, hến…tạo hương vị thơm ngon, khử bớt khí hàn (lạnh) của thực phẩm, giúp giảm bớt mùi tanh và chống dị ứng. Ngoài ra, lá lốt còn dùng gói thịt bò, sườn bò, thịt heo, thịt vịt, thịt cua, cá, lươn, ốc… để nướng, chiên hoặc xào với thịt bò, heo, cá, lòng gà… tạo nên hương vị hấp dẫn, ngon miệng và bổ dưỡng.
Theo đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm.Tác dụng ôn trung (làm ấm tỳ vị). Tán hàn (làm tan khí lạnh), hạ khí, chỉ thống (làm hết đau). Lá lốt thường được dùng chữa phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, các khớp đau nhức, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng, tiêu chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi.....

Dưới đây là một số món ăn bài thuốc bạn có thể tham khảo:

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Đau xương khớp: Liều dùng: 10g-20g lá khô, hoặc 30-50g lá tươi mỗi ngày. Có thể dùng thân, hoa và rễ nấu lấy nước uống và ngâm tay chân chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân. 

Chân tay ra nhiều mồ hôi: Lá lốt tươi 30-50g, lá ngải cứu tươi 30-50g, giã nát, cho thêm ít muối, nấu vừa sôi, ngâm chân tay đến khi nước nguội (có thể thêm ít nước sôi vừa đủ ấm để ngâm tiếp). Sau đó lau tay chân thật khô.

Phong tê thấp (phong hàn thấp gây đau lưng, sưng đầu gối hoặc tê buốt bàn chân): Lá lốt 12-16g, rễ cây cỏ  xước 12g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 12g, kinh giới 8g, tầm gửi, cây dâu 12g, rễ cỏ tranh 10g. Tất cả nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.
Hoặc dùng lá lốt tươi và lá ngải cứu tươi giã nát, thêm giấm, đem chưng nóng rồi chườm, đắp vào chỗ đau.

Chữa đau bụng lạnh, đi cầu lỏng, buồn nôn, nấc cụt: Dùng lá lốt tươi 30-50g, rửa thật sạch với nước muối, nhai nát để nuốt nước.

Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc: Lá lốt đã rửa sạch, vò nát, nhét vào lỗ mũi.

Giải độc say nấm: Dùng lá lốt tươi, lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g, rửa thật sạch, giã nát, thêm nước sạch, lọc lấy nước cốt để uống. Nếu bị rắn độc cắn, cũng nên cho nạn nhân uống nước thuốc này trong khi đưa đi cấp cứu. 

Trong lá lốt có tinh dầu, nên lúc đầu không quen, thấy có mùi hơi khó chịu, nhưng khi nướng qua hoặc khi nấu vừa chín thì có mùi thơm dịu (nếu nấu quá chín thì tinh dầu sẽ bị bay hơi). Lá lốt còn được dùng để nấu canh, nướng, chiên hoặc xào thịt bò, thịt heo hay các loại thủy hải sản.

Thịt bò nướng lá lốt: Thịt bò bằm nhỏ, lá lốt lớn rửa sạch, đậu phụng rang giã dập. Gia vị: muối, tiêu, bột nêm, củ sả bằm, bột cà ri. Rau thơm các loại, xà lách, dưa leo, dứa, chuối chát, khế chua. Mắm nêm pha hoặc nước mắm pha chua ngọt. Bún và bánh tráng để cuốn. Ướp thịt bò với gia vị, củ sả bằm. Để thịt thấm đều trong 20 phút. Cuộn thịt bò  trong lá lốt thành cuốn nhỏ vừa ăn, sau đó đem nướng trên bếp than, trở đều tay cho đến khi chín đều. Khi bò nướng lá lốt chín, bày ra đĩa, rắc đậu phộng rang lên trên. Khi ăn cuốn bánh tráng với các loại rau quả và bún, chấm mắm nêm hoặc nước mắm pha tùy khẩu vị.

Canh lá lốt: Lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi nước, nấu sôi, cho các thực phẩm chính vào (thịt, mọc, giò sống, cá, nghêu…) nấu như nấu canh, cho thêm ít gừng tươi giã dập. Nhấc nồi xuống (không cho hành ngò), cho lá rau húng quế hoặc lá ngải cứu xắt nhỏ. Ngon nhất là nấu canh lá lốt với các loại cá làm chả  viên.
Canh lá lốt rất thích hợp ăn vào mùa đông, sau đợt mưa kéo dài, giúp cơ thể  ấm, chống tình trạng ớn lạnh, nặng nề, buồn bực, không muốn hoạt động, đau nhức gân xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra. Thường thì một người có thể ăn từ 50- 80g lá lốt mỗi ngày.

Lá lốt nấu canh với các loại nhuyễn thể như sò, nghêu, ốc, hến... hoặc cá lóc, cá trê, cá ba sa… làm chả viên, vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng, có ích cho việc phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
Ở vùng đồng bằng Nam bộ, lá lốt được dùng chế  biến nhiều món ngon như:

Gỏi lá lốt: Lá lốt rửa thật sạch, xắt nhỏ như sợi chỉ, vắt chanh vào ăn sống.
Lá lốt luộc: Lá  lốt luộc chấm nước mắm tỏi gừng.

Theo PNO

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Cà Tím Nướng mỡ hành


Món cà tím cũng đơn giản, nhưng làm hơi lách cách một chút. Để giúp các bạn đỡ mất thời gian nướng phải canh và trở cà, các bạn làm như sau!



Nguyên liệu:

2 trái cà tím, 3 cây hành lá, dầu ăn, muối, đường

Cách làm:

Lựa cà trái suông đều, và chín (tím hết), cuống lớn, đài còn tươi xanh, không có gân, là trái vừa chín tới , hạt mềm. Gọt hết vỏ, cắt khúc 5-6cm, chẻ làm 4. Bỏ cà vào một cái thố, trộn với 1 M dầu ăn, rồi cho ra khay nướng chừng 15-20 phút.

Hành lặt sạch, xắt chừng 1cm. Cho dầu vô chảo nóng chừng 1M, cho hành vào, nêm chút muối + đường đảo đều. Sau đó cho cà đã nướng chín vào trộn đều nhắc xuống đổ ra dĩa là ta có món cà nướng ăn rồi. Cách này đỡ phải đốt than, canh lửa, rồi lột vỏ mà cũng vẫn thơm ngon đấy các bạn! Thêm một chén mắm chua ngọt nữa là tuyệt vời phải không các bạn?

Trường hợp không có lò nướng thì mình nướng bằng giấy nhôm. Sau khi trộn cà với dầu ăn thay vì cho vào lò nướng, mình gói trong giấy nhôm. Nhớ để phần lưng ra ngoài, phần ruột quay vào nhau, xếp thành 2 lớp ngược lại. Khi trở gói cà, mặt ngoài sẽ xém vàng rất thơm.

Bichnga

Sung thằn lằn


Cây cỏ nước ta nhiều loại có tác dụng bổ thận, tráng dương, chữa liệt dương di tinh như kim anh, câu kỷ, đỗ trọng, ba kích, dâm dương hoắc, cốt toái bổ… Gần đây, nhiều quý ông còn quan tâm đến trái thằn lằn vì nghe đồn loại trái này có tác dụng cường dương. Thực hư thế nào?
 

Ngoại khen
Trái thằn lằn là quả của cây trâu cổ (còn được gọi là cây sung thằn lằn, cây xộp, vảy ốc), tên khoa học là Ficus pumila, thuộc họ dâu tằm. Đây là loại dây leo, mọc bò với rễ phụ bám lên đá, bờ tường hay cây cổ thụ. Toàn thân có nhựa mủ trắng. Lá mọc so le, ở các cành có rễ bám thì lá nhỏ, không có cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vảy ốc. Trái sung thằn lằn có tên thuốc là bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành. Y học cổ truyền Trung Quốc dùng toàn cây sung thằn lằn và trái để chữa bệnh trĩ sưng đau, bệnh lỵ, tiểu máu và đinh râu. Ngoài ra, còn dùng chữa rối loạn kinh nguyệt, khó tiểu, tiểu ra máu, thấp khớp, đau lưng, nhọt, chốc lở. Nước sắc của trái uống để chữa chứng thoát vị bẹn, rễ chữa viêm bàng quang và tiểu khó.
Trái thằn lằn thường thu hoạch vào tháng 5 – 10 hàng năm, dùng tươi hoặc phơi khô, ngâm rượu. Khi trái chín thì chứa nhiều đường, đặc biệt là đường đơn gồm glucose, fructose, arabinose. Hạt chứa nhiều chất xơ polysaccharid. Vỏ trái có nhiều chất gôm cũng là một nhóm chất giúp nhuận tràng chống táo bón. Trong trái còn chứa nhiều protein nên cũng được xếp vào nhóm thức ăn bổ dưỡng. Tại Ấn Độ và Đài Loan, đến mùa trái chín người ta thu hái đem ép dẹp và phơi khô, ăn ngọt và ngon như quả hồng khô. Người dân Okinawa tại Nhật Bản sử dụng trái thằn lằn như một loại thảo dược hoặc chế thành thức uống dùng cho người bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
Nghiên cứu mới đây đã tìm thấy trong trái và toàn cây thằn lằn có chứa nhiều chất chống oxy hoá gồm bốn chất có cấu trúc flavonoid, trong đó quan trọng nhất là rutin. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rutin có tác động chống oxy hoá mạnh, nhất là khử hết các gốc tự do sản sinh trong tế bào. Rutin còn giúp phòng chống xơ vữa động mạch và ngăn ngừa bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, có ba chất mới có cấu trúc sesquiterpenoid glycosid tên gọi là pumilaside A, B, và C được phân lập từ trái thằn lằn.
Trái thằn lằn còn có tác động kháng khuẩn, kháng sự phân bào nhờ các chất chuyển hoá của furanocoumarin tên gọi là bergapten và oxypeucedanin hydrat. Bergapten ức chế sự tăng trưởng của S. aureus, E. coli, S. typhi.

Nội thích

Theo y học cổ truyền Việt Nam, trái có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa. Dùng trái làm thuốc bổ, giúp tăng số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới, chữa di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng, chứng đái dầm, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, viêm khớp, bong gân, ung thũng, trĩ lòi dom, sa dạ con, tắc tia sữa và tiểu đục.
Mỗi ngày sử dụng 10 – 20g trái khô sắc lấy nước uống có tác dụng kích thích tình dục, tăng cường sức mạnh nam giới, uống đều đặn còn giúp kiềm chế cơn đau tim và phòng chống ung thư.

Các bài thuốc thường dùng:
Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa: trái thằn lằn 40g, bồ công anh 15g. Sắc uống. Kết hợp dùng lá bồ công anh giã nhỏ và đắp vào chỗ sưng đau.
Cao chữa đau xương: trái chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 – 10g, chữa đau xương, đau người ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hoá.
Chữa di tinh, liệt dương: cành, lá, trái non phơi khô khoảng 100g, đậu đen 50g. Xay thô hai thứ ngâm trong 250ml rượu trắng 10 ngày, uống 10ml mỗi lần, ba lần/ngày.
Thức uống thanh nhiệt giải khát: trái chín rửa sạch, xay nhuyễn, cho qua túi vải ép lấy nước cốt. Để yên một lúc nước này sẽ đông thành khối do thành phần chất nhầy trong trái, đem thái thành sợi như thạch, thêm nước đường để ăn hoặc uống rất tốt.
Sử dụng thảo dược để bồi bổ tăng cường sinh lực rất tốt vì ít độc hại hoặc tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng, chọn đúng vị thuốc, kết hợp ăn uống đủ chất, luyện tập thể lực thường xuyên để tăng cường sinh lực, thì không còn ngại chuyện “trên bảo dưới không nghe”.
Theo SK&ĐS

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Xôi gà vị dừa

Trời lành lạnh tự nhiên thèm xôi gà quá chừng. Hạt xôi óng màu mỡ gà, thơm dẻo quyện vị dừa, vị ngọt của thịt gà ta xé, hút mắt với sắc vàng rộm của hành phi… Thật tuyệt!



Nguyên liệu:                                                                                                           

1kg gạo nếp
Gà ta: 1 con (khoảng 1.2 – 1.5kg)
Dừa nạo: 200g
Hành tím bào: 100g


Cách làm:
Gạo nếp ngâm qua đêm (6-8 tiếng)
Gạo sau khi ngâm vớt ra để ráo, xóc chút muối. Gà làm sạch, có thể chia đôi hoặc để nguyên con, tùy ý. Lấy mỡ gà để phi hành.


Vắt nước cốt dừa:
Dừa nạo giã dập (hay dùng máy sinh tố xay cho nhuyễn), đổ chừng 1 bát nước nóng vào, lấy tay bóp đều, rồi vắt lấy nước cốt. Để khoảng 10 phút vớt lấy phần nước cốt đặc nhất nổi lên trên (khoảng 1chén nhỏ).


Cách đồ xôi:   

                                                                                                                            Trộn nếp cùng với phần nước cốt rồi cho vào chõ, đặt thịt gà lên trên cùng. Đậy nắp kín, bắc lên bếp đun lửa lớn. Gà sau khi được hấp chín, lấy ra, xé miếng.

Xôi lúc này cũng chín tới, lấy đũa đánh đều cho xôi được quyện đều với nước tiết ra từ gà. Đồ trên bếp thêm khoảng 10 phút nữa là được.


Hành tím thái mỏng, dùng mỡ gà để phi hành cho thơm.
Xôi đơm ra đĩa, bày thịt gà xé miếng lên trên, rắc hành phi, dọn nóng ăn cùng muối chanh ớt hoặc nước tương.


Món xôi gà này tuy đòi hỏi chút thời gian, nhưng bù lại rất quyến rũ, hấp dẫn, khó ai có thể nỡ chối từ.

Theo ẩm thực Hà Thành

Cách làm hoa vải - hoa Muguet - Linh lan

Vào tháng Năm nên mình sưu tầm nhiều về Hoa muguet . Hôm nay mình giới thiệu với các bạn một video về cách làm hoa này bằng vải. Mới nhìn thật phức tạp nhưng qua cách hướng dẫn của tác giả thì lại trở thành rất đơn giản, dễ làm. Mời các bạn tham khảo! 


https://www.youtube.com/watch?v=DDSFYYDR77g 



Ăn những gia vị này, bạn sẽ không ung thư

 Những cây gia vị này rất gần gũi thân thuộc vậy mà nó có tác dụng tránh ung thư, kìm hãm tế bào ung thư đến không ngờ.

Chế độ ăn uống rất quan trọng giúp bạn tránh được căn bệnh ung thư. Thậm chí, khi bị ung thư rồi, ăn uống phối hợp với phương pháp điều trị tốt sẽ giúp người bệnh duy trì được cuộc sống lâu dài.
Tư vấn cao cấp phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa ung thư,  Tiến sĩ B. Niranjan Naik (người Ấn Độ) và nhà dinh dưỡng lâm sàng cao cấp, Fortis La Femme, Shipra Saklani Mishra khẳng định những gia vị này rất tốt nhằm chống lại căn bệnh ung thư.

1. Nghệ: Đây là vua của các loại gia vị khi nói đến việc đối phó với bệnh ung thư. Ngoài ra, nó còn có màu sắc bắt mắt khi bạn chế biến những món ăn. Với người Việt Nam, có thể cho nghệ vào thịt để kho, nấu canh cá, ướp móng giò…


Nghệ có chứa Curcumin polyphenol, thành phần này được chứng minh lâm sàng là làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư gây ra bệnh ung thư vú, khối u não, ung thư tuyến tụy và bệnh bạch cầu…
Nghệ giúp loại bỏ các tế bào sinh sản ung thư mà không gây ra mối đe dọa đối với sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh khác. Trong trường hợp của xạ trị và hóa trị liệu thông thường, các tế bào xung quanh trở thành một mục tiêu bổ sung cho các tế bào ung thư. Do đó, các tác dụng phụ là cả tế bào khỏe cũng bị tiêu diệt.

2. Cây thì là: Loại cây này vừa mang lại chất dinh dưỡng vừa có chất chống oxy hóa. Các tế bào ung thư sẽ phải chịu thua trước rau thì là. 'Anethole', một thành phần chính của cây thì là chống lại và hạn chế các hoạt động dính và xâm lấn của các tế bào ung thư. Nó ngăn chặn các hoạt động quy định enzyme đằng sau nhân tế bào ung thư.

3. Nghệ tây: Thành phần chất dicarboxylic axit tự nhiên được gọi là 'Crocetin'. Chất này chống ung thư chính trong nghệ tây. Nó không chỉ ức chế sự tiến triển của bệnh mà còn làm giảm kích thước của khối u. Mặc dù nó là gia vị đắt tiền nhất trên thế giới nhưng khi bỏ tiền ra, bạn sẽ không phải hối tiếc.


Bột nghệ tây là loại gia vị đắt tiền nhất, mỗi một pound bột nghệ tây có giá 2.000 USD. Những bông hoa nghệ tây được hái bằng tay và phải hàng ngàn bông hoa như thế mới lấy được 1 kg bột nghệ nguyên chất. Bột nghệ có vị đắng, sắc vàng tươi hoặc đỏ dùng để nhuộm thực phẩm và làm tăng hương vị cho món ăn.

4. Thì là Ai Cập (Cuminum cyminum) là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc từ miền đông khu vực ven Địa Trung Hải tới Đông Ấn.


Nó là một loài cây thân thảo sống một năm, cao khoảng 30–60 cm, với thân cây tạo các nhánh nhỏ, dài khoảng 20–30 cm. Lá dài 5–10 cm, là dạng lông chim hay lông chim kép, với các lá chét nhỏ như sợi chỉ. Hoa nhỏ, màu trắng hay hồng, mọc thành các tán. Quả là dạng quả bế hình trứng hay hình thoi, dài 4–5 mm, chứa một hạt. Hạt của thì là Ai Cập là tương tự như hạt của thì là, nhưng nhỏ hơn và sẫm màu hơn.
Bột thì là Ai Cập cũng có thể dùng để nêm nhiều món ăn, do nó làm giảm độ ngọt tự nhiên của các món ăn này. Thông thường nó hay được thêm vào các món ca ri và các món ăn kiểu Trung Đông, Ấn Độ, Cuba và Mexico khác. Nó cũng có thể thêm vào salsa để tạo thêm hương vị cho món nước chấm này.
Bột thì là có tính chống oxy hóa, hạt cây này có chứa một hợp chất gọi là 'Thymoquinone' giúp kiểm soát gia tăng của các tế bào gây nên ung thư tuyến tiền liệt. 

5. Quế: Phải mất hơn một nửa thìa cà phê bột quế mỗi ngày để giữ cho nguy cơ ung thư. Một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên, quế là một nguồn cung cấp chất sắt và canxi. Hữu ích trong việc giảm phát triển khối u, nó ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới trong cơ thể người. Một số trong những cách hiệu quả bao gồm quế trong chế độ ăn uống của bạn là: Bắt đầu một ngày với một tách trà quế (lá hoặc gói). Mật ong và quế trong ly sữa trước khi đi ngủ.


6. Oregano: là một loại cây thuộc họ bạc hà, được dùng nhiều trong làm bánh Pizza. Oregano khẳng định giá trị của nó như là một chiến binh chống lại bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Bao gồm các hợp chất chống vi khuẩn, chỉ cần một muỗng cà phê rau oregano có sức mạnh của hai chén nho đỏ.


 Rau oregano hạn chế sự tăng trưởng của các tế bào ác tính trong cơ thể và hoạt động như một loại thuốc chống lại bệnh ung thư trung tâm.
 
7. Ớt: Một gia vị đầy hứa hẹn với các đặc tính chống ung thư, tuy nhiên nên hạn chế dùng quá nhiều ớt. 


Ớt giúp phá hủy các tế bào ung thư tiềm năng và làm giảm đáng kể kích thước của các tế bào khối u ung thư bạch cầu. 

8. Gừng: Gia vị khiêm tốn này lại có tác dụng giúp giảm cholesterol, tăng cường trao đổi chất và tiêu diệt các tế bào ung thư. Dễ dàng thêm vào các món ăn thực vật, các chế phẩm cá và rau trộn, gừng tăng cường hương vị trong nấu ăn. Bạn có thể nhai rau mùi tươi, nếu mùi gừng làm phiền bạn. Ngoài ra, cây đinh hương, hồi, húng quế, tỏi, mù tạt, lá bạc hà, cây hương thảo cũng chứa thành phần chống ung thư khác.

Theo VTC News


Ngoài ra, Tiến sĩ K Medhi, Tư vấn cao cấp về ung thư tại Ấn Độ còn cho biết: Thói quen ăn uống khác có thể giữ cho bạn tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Bạn cần có một chế độ ăn uống nhiều loại thực vật với trái cây, rau, các loại hạt, ngũ cốc và đậu là cách hữu cơ tốt nhất để chống lại bệnh ung thư.

  • Thêm chất xơ: Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt trong bữa ăn
  • Thay thế bánh mì ngũ cốc nguyên hạt cho bánh mì trắng.
  • Ăn nhẹ bằng bỏng ngô thay vì khoai tây chiên.
  • Ăn trái cây tươi còn vỏ.
  • Bổ sung Omega-3 axit béo chống lại chứng viêm.
  • Nấu ăn với dầu ô liu thay vì dầu thực vật thường xuyên
  • Tránh các thực phẩm đóng gói hoặc chiên
  • Tránh dùng nhiều muối khi chế biến thực phẩm