Dưới đây là một số cách hiệu quả để bạn trị chứng ợ nóng, theo tổng hợp từ Prevention.
Tránh các thực phẩm kích hoạt chứng ợ nóng
Có một vài thực phẩm đã được chứng minh là có khả năng tăng nguy cơ
gây ợ nóng mà bạn nên chú ý tiêu thụ có chừng mực như: sô cô la, cà
phê, rượu, bạc hà và thực phẩm chiên. Nhìn chung các thực phẩm này đều
mất nhiều thời gian để tiêu hóa, nằm lâu trong dạ dày, làm tăng nguy cơ
trào ngược.
Giảm lượng đường
Chế độ ăn giàu carbonhydrate (bao gồm đường, tinh bột, chất xơ) quá
mức làm tăng khí, đầy hơi, đo đó gia tăng áp lực gây trào ngược từ dạ
dày lên thực quản.
Một nghiên cứu cũng cho thấy những bệnh nhân mắc chứng ợ nóng trong
nhiều năm qua đã cải thiện rõ rệt khi áp dụng chế độ ăn uống giảm lượng
đường.
Nhai kẹo cao su
Một số nghiên cứu cho thấy nhai kẹo ccao su có thể giảm ợ nóng vì
nó làm tăng tiết nước bọt, trung hòa axit trong dạ dày. Nhưng lưu ý là
bạn nên tránh kẹo cao su có vị bạc hà.
Thư giãn
Mặc dù căng thẳng không phải là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng,
nhưng nó làm tăng sự nhạy cảm của thực quản và cơ thắt. Một trong những
hoạt động thư giãn hiệu quả là tập thể dục, vừa có thể giảm chứng ợ
nóng, vừa nâng cao sức khỏe cơ thể.
Nâng cao phần gối đầu
Các axit ở lại trong dạ dày có nhiều khả năng trào ngược lên thực
quản khi bạn nằm hoặc cúi đầu xuống. Do đó, nếu thường xuyên ăn tối
muộn, gần sát giờ đi ngủ, bạn nên đảm bảo phần gối đầu được kê cao hơn
bình thường. Bạn cũng có thể thử ngủ nghiêng bên trái vì một số nghiên
cứu cho thấy điều này giúp tiêu hóa và tăng tốc loại bỏ các axit từ dạ
dày.
Hít thở sâu
Theo tạp chí American Journal of Gastroenterology, khi bị ợ nóng
cách nhanh nhất để làm dịu tình hình là hít thở sâu và từ từ. Nếu thực
hiện tập thở sâu trong vòng 30 phút mỗi ngày cũng sẽ giúp cho lượng axit
trào ngược thực quản giảm xuống.
Uống nước
Mỗi khi cảm thấy có dấu hiệu khó chịu ở ngực hoặc cổ họng, bạn nên
uống nước ngay và lưu ý nên uống từng ngụm nhỏ. Một nghiên cứu được công
bố trên tạp chí Digestive Diseases and Sciences phát hiện rằng nước có
hiệu quả cao hơn nhiều lần so với các loại thuốc ức chế axit. Nước có
thể trung hòa độ pH trong dạ dày trong vòng một phút, trong khi thuốc
kháng axit trào ngược có thể mất đến hai giờ.
Theo TNO
* Ngoài ra người bị chứng này nên kiểm soát ăn uống, ăn uống nhẹ nhàng nhai kỹ,
không ăn no quá, không ăn những thứ khó tiêu, cay chua. Nên uống sữa
tươi thường xuyên để làm dịu dạ dày. Và quan trọng là phải kiên trì điều
trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét