Động tác “kiễng chân” được thực hiện theo hai bước “Nâng gót chân lên” sau đó từ từ “hạ gót chân xuống”.
Nâng gót
chân lên, đến khi thấy cơ căng ra thì lại hạ chân xuống, để cơ bắp được
thả lỏng. Làm như vậy thường xuyên sẽ giúp cơ bắp ở chân được rèn luyện
và dần dần trở nên dẻo dai. Nó cũng giúp cho đôi chân trở nên thon đẹp
hơn. Quá trình này sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, do đó cũng
tác động đến lưu thông máu qua tim, hiện tượng tăng giảm huyết áp cũng
được điều tiết. Ngoài ra nó còn có tác dụng điều tiết sự phân bố và hoạt
động của dịch cơ thể, giúp giảm mỡ, loại trừ bệnh phù, bệnh giãn tĩnh
mạch. Thông qua kiên trì tập luyện kiễng chân có thể đạt được tác dụng
trị bệnh và điều dưỡng thân thể.
Phần giới thiệu ở trên là dựa vào sự
tổng hợp theo y học hiện đại. Nhìn từ góc độ y học truyền thống thì động
tác kiễng chân này có lịch sử khá lâu đời.
Một bộ
sách cổ về trung y có ghi lại phương pháp dưỡng sinh quan trọng, đó là
“Hướng dẫn dưỡng sinh”, trong ngôn ngữ hiện đại thì gọi là “Vận động
khỏe mạnh”. Trong sách có viết “Đôn chủng dĩ lợi hung trung”. “Đôn
chủng” chính là để chỉ động tác kiễng chân này. Còn “Lợi hung trung” có
thể được nói là tốt cho “nội tâm” hoặc “trạng thái tinh thần”, có tác
dụng bảo vệ sức khỏe của tim, gan, phổi. Y học hiện đại cũng nhận thức
như vậy. Xét ở một phương diện khác, nó có thể giúp cân bằng trạng thái
tinh thần, bớt cảm giác mệt mỏi và và áp lực, đối với phòng bệnh và điều
dưỡng thân thể cũng có tác dụng hiệu quả.
Xét từ góc độ kinh mạch, động tác kiễng
chân cũng giúp kích thích 3 đường âm kinh; thái âm tỳ kinh; quyết âm gan
kinh, thiểu âm thận kinh. Ba bộ phận này đối với thân thể, khí huyết,
tinh thần đều có tác dụng quan trọng. Vì thế, kích thích 3 đường âm
kinh, đối với dưỡng sinh tăng cường sức khỏe đều có tác dụng rất quan
trọng.
Dưới đây là 5 lợi ích chủ yếu của động tác “kiễng chân”
1. Thông qua tác dụng của ba đầu kinh
mạch, điều chỉnh và cân đối các hoạt chất trong thân thể, đạt tới giảm
béo, tiêu bệnh phù, phòng chống các bệnh về tiểu tiện, bệnh đi ngoài ra
máu. Đối với đàn ông bị mắc bệnh tiền liệt tuyến, hoặc bệnh ngứa ở cơ
quan sinh dục của phụ nữ, tập động tác này thường xuyên cũng có hiệu
quả.
2. Thông qua tác dụng của tỳ kinh cùng
gan kinh, còn có tác dụng điều chỉnh tâm thái và bệnh đau tức ngực. Có
thể kích thích ăn ngon miệng, giảm cơn đau ngực… Đối với phụ nữ, tập
động tác này còn giúp cho ngực đẹp hơn.
3. Thông qua kích thích lá lách và gan,
để đạt được cân bằng chất béo cơ bắp cho cơ thể, tăng năng lượng, sức
chịu đựng, cải thiện hoặc tăng cường chức năng vận động của cơ thể.
4. Thông
qua tác dụng kích thích tỳ kinh cùng gan kinh, động tác kiễng chân có
thể đạt tới cơ thể cân đối, tăng cường sức sống, sức chịu đựng, tăng
cường sự vận động của cơ năng.
5. Thông qua kích thích kinh mạch ở
thận, bổ khí huyết ở thận, điều âm dương còn có tác dụng cân bằng, chống
nóng, thanh nhiệt, trừ phiền muộn, đầu óc tỉnh táo, tăng trí lực, giữ
gìn vẻ đẹp.
Tại văn phòng chúng ta cũng có thể chủ
động tập động tác này. Tập động tác kiễng chân đối với dân văn phòng
cũng giúp điều dưỡng thân thể, phòng ngừa các bệnh do việc ngồi nhiều
gây ra, bảo trì thân hình, giúp tăng cường tinh thần, cân bằng tâm thái.
Khi luyện tập thì cần nhấc gót chân lên
và giữ nguyên một khoảng thời gian. Nâng lên và buông xuống phải nhẹ
nhàng chậm rãi, không nên làm quá nhanh và dùng lực quá mạnh.
Thực hiện động tác
Tư thế chuẩn bị: Hai chân song song, mũi
chân hướng phía trước hơi chếch ra ngoài, đầu gối buông lỏng, hơi
chùng, toàn thân thả lỏng tự nhiên, bàn chân chạm đất.
(1) Hai gót chân cùng đồng thời nâng lên
khỏi mặt đất, hai bàn tay đặt nhẹ sau eo, người thẳng, ngực hơi ưỡn ra,
bụng hóp lại, đồng thời hít không khí vào.
(2) Phần cơ bắp ở lưng buông lỏng, gót
chân nhẹ nhàng hạ xuống: Hạ xuống, nhưng cũng không hoàn toàn đặt hẳn cả
bàn chân xuống mặt đất, đồng thời thở ra.
(3) Làm lại 7 lần. Trở lại tư thế dự bị,
khi gót chân đặt xuống đất cần khống chế tốt độ mạnh yếu cùng tốc độ.
khi đặt xuống cần thật nhẹ nhàng, như thế sẽ làm giảm áp lực lên cột
sống, giống như một phương pháp dưỡng sinh thời cổ đại gọi là “Chấn tủy
pháp”.
(4) Toàn bộ bài tập này có thể lặp lại 1 đến 3 lượt.
Nhìn động tác thì đơn giản nhưng hiệu
quả không ngờ tới. Kiên trì thực hiện mỗi ngày cũng không phải là việc
dễ dàng, nhưng nếu trường kỳ thực hiện sẽ điều dưỡng và giúp bình ổn
khí huyết âm dương, bổ thận, kiện tỳ, mang lại hiệu quả rất to lớn.
Theo Đại Kỷ Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét