Nói đến khoai
lang tím người Việt Nam không ai lạ, nhưng tác dụng chữa bệnh của nhóm
thực phẩm này lại ít người biết đến, đặc biệt là tác dụng giảm béo và
giảm huyết áp.
1. Vài nét về khoai lang tím
Khoai lang tím còn có tên gọi khác là
khoai lang Pêru vì nó có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tên khoa học là Solanum
andigenum họ hàng xa với cây khoai tây và khoai mỡ. Khoai lang tím thuộc
loài thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có lá mọc so le hình trái tim
hay xẻ thùy chân vịt. Củ hình thuôn dài, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu tím
(cũng có màu khác là đen, nâu, trắng hay vàng) và có tới hàng trăm loài
khác nhau. Tùy theo giống khoai mà củ của nó có kích thước, độ ngọt và
mùi thơm khác nhau. Riêng khoai lang tím gần đây trở thành món ăn được
nhiều người ưa thích.
2. Hai tác dụng của khoai lang tím
- Tác dụng giảm huyết áp:
Theo nghiên cứu thực hiện tại Mỹ do ông Joe Vinson đứng đầu cho thấy,
khoai lang tím có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh cao huyết áp.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã chọn nhóm người tình nguyện ăn 6-8
củ khoai lang tím loại nhỏ mỗi ngày trong vòng 1 tháng, sau đó đo huyết
áp, kết quả giảm được 4,3% huyết áp tâm trương (tối thiểu) và 3,5%
huyết áp tâm thu (tối đa).
Như vậy, khoai lang tím còn tốt hơn cả
các loại thực phẩm khác mà lâu nay vẫn được ca ngợi như bông cải, nhóm
cải mầm, bột yến mạch vv. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo để
mang lại lợi ích cao nhất thì không nên rán vì rán sẽ làm giảm các
thành phần chống ôxy hóa của khoai đây là những tố chất quan trọng trong
bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương, hủy
hoại tế bào. Ngoài ra, cũng không nên ăn khoai lang tím với kem bơ thực
vật, nó sẽ giảm tác dụng "bình ổn" huyết áp của khoai.
- Tác dụng giảm cân:
Khoai lang nói chung và khoai lang tím riêng là nhóm thực phẩm giàu
dưỡng chất như vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, axit amin và rất
nhiều các loại nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, manhê, kẽm... nên được
xem là thực phẩm số 1 cho những người muốn giảm cân và chứa ít năng
lượng, chóng no lại ngon miệng. Nếu so với cơm gạo, các loại củ khác thì
khoai lang tím chỉ có mức năng lượng bằng 1/3 nhóm thực phẩm nói trên.
Chưa hết, nó có chất béo, đường mỡ thấp nên rất có lợi cho nhóm người
mắc bệnh tiểu đường.
Cách tốt nhất là ăn vào bữa trưa,
khoảng 100 gam là có lợi cho hệ thống tiêu hóa. Trung bình cứ 100 gam
khoai lang chỉ chứa khoảng 0,2 gam chất béo, bằng 1/4 bát cơm. Một củ
khoai lang có chứa hàm lượng kali nhiều hơn tới 28% so với một quả
chuối. Vì những lợi thế này của khoai lang mà người ta đã xếp nó vào
nhóm thực phẩm thần dược, giúp giảm cân, làm đẹp và an toàn, vì vậy
khoai lang rất được người Nhật ưa chuộng, nhất là khoai lang tím.
3. Những tác dụng khác của khoai lang tím
Ngoài hai tác dụng nói trên, khoai
lang tím là giàu chất tạo màu chống ôxi hóa có tên là anthocyanin, các
loại khoáng chất như sắt, kali, vitamin C và axít folic nên có nhiều tác
dụng khác như:
- Kháng viêm và làm mờ vết thâm: Khi
da sưng đỏ hoặc đau rát chỉ cấn cắt lát khoai mỏng đắp lên đó trong
khoảng 10- 15 phút sẽ làm dịu đau.
- Chống lão hóa: Ăn khoai lang 2
lần/tuần sẽ giúp da mềm mại vì khoai lang tím có chứa nhiều sinh tố có
lợi, chất khoáng, chất xơ. Hoặc nghiền khoai lang nhuyễn, trộn với sữa
chua đắp lên da.
- Ngừa mụn nhọt: Người Trung Quốc
thường có thói quen dùng khoai lang tím để trị mụn nhọt. Cách làm như
sau: dùng khoai lang tím (1 củ), lá bồ công anh (40g), mật mía giã nhuyễn
gói vào vải mỏng đắp lên mụn nhọt
- Chữa vàng da: Ăn thường xuyên cháo
khoai lang tím với gạo nếp hoặc bột ngô sẽ có tác dụng giảm bệnh vàng da
và làm cho da trở nên sán lán.
Theo báo Nông Nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét