Tết vừa rồi khi bàn luận về việc làm lạp xưởng, nhiều người đã đề nghị dùng "áp-xăng" thay rượu Mai Quế lộ. Tuy nhiên, nhiều người cũng chưa biết gì về loại rượu này, nên mình đi sưu tầm về đây để cùng chia sẻ. Mời các bạn cùng xem!
Đến vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu, bên cạnh bánh canh Long Hương, bánh hỏi An Nhất, mắm Trí Hải….. thì khi đến nơi đây, thực khách không thể bỏ qua rượu Áp Xanh làng Phước Hội. Rượu Áp Xanh, mới nghe tên thôi đã khiến con người ta tò mò muốn “nêm tận miệng, uống tận gốc”. Tò mò cũng đúng vì đây là loại rượu khá nổi tiếng đồng thời còn là vị thuốc quý.
Đến vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu, bên cạnh bánh canh Long Hương, bánh hỏi An Nhất, mắm Trí Hải….. thì khi đến nơi đây, thực khách không thể bỏ qua rượu Áp Xanh làng Phước Hội. Rượu Áp Xanh, mới nghe tên thôi đã khiến con người ta tò mò muốn “nêm tận miệng, uống tận gốc”. Tò mò cũng đúng vì đây là loại rượu khá nổi tiếng đồng thời còn là vị thuốc quý.
Rượu
Áp Xanh có từ bao giờ? Những người làm nghề nấu rượu Áp Xanh ở làng
Phước Hội (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) không biết chính xác thời
gian xuất hiện của loại rượu này. Chỉ biết rằng, để pha chế được lọ rượu
Áp Xanh ngon, trước tiên người ta phải dùng loại nếp ngon nhất của địa
phương nấu rượu. Phải là loại gạo nếp lúa mới, vừa thơm lại dẻo. Gạo nếp
được nấu theo kiểu nấu xôi sao cho hạt nếp chín đều mà không bị cháy.
Xôi được rỡ ra khi chín và được trải mỏng thật đều trên tấm bạt. Khi xôi
thật nguội rồi mới bắt đầu rắc men rượu lên và được ủ với nhiệt đội ổn
định. Mùa hè để chỗ thoáng mát, còn mùa đông phải ủ thêm để đảm bảo
nhiệt độ đủ để lên men rượu. Men rượu sau khi ủ phải có hương thơm của
rượu và gạo nếp quyện vào nhau gần giống mùi mật vậy mới coi là đạt tiêu
chuẩn.
Rượu
Áp Xanh thơm ngon, bổ dưỡng khác người ngay ở thang thuốc dùng pha chế
rượu. Một điều độc đáo ở rượu Áp Xanh là cách pha chế có thể nhiều
người biết nhưng không ai nắm được bí quyết bốc thang thuốc dùng nấu
rượu. Người ta chỉ biết rằng trong thang thuốc đó có chừng bảy vị thuốc
và việc bốc thuốc là nghề "cha truyền con nối" (Trong thang thuốc đó
không thể thiếu các loại đại hầu, riềng, cam thảo).
Thang
thuốc mua về, ngâm cùng rượu nếp vài ngày là có thể uống được. Nét
đặc trưng là khi ngâm cùng thang thuốc bí truyền rượu sẽ chuyển sang màu
xanh, uống có mùi vị thơm nồng, để càng lâu rượu càng thơm ngon.
Tác
dụng của rượu Áp Xanh thì không phải bàn cãi, đã có tiếng từ xa xưa.
Nên nếu theo giờ giấc, liều lượng nhất định thì rượu Áp Xanh không những
là đặc sản mà còn là vị thuốc bổ, giúp con người ta thêm khỏe khắn.
Một
ngày ở vùng Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu, tận hưởng mùi thơm nồng men
rượu Áp Xanh, khách phương xa chợt nghe lòng mình ấm lại. Thế mới hiểu
tại sao du khách thường bị níu chân bởi những giọt rượu Áp Xanh cay
cay, thơm nồng.
Rượu Absinthe, rượu áp sanh, rượu áp xanh, hay còn gọi là rượu áp xăng là một loại rượu ướp với tinh dầu cây ngải đắng.
Rượu
áp xanh được dùng ướp thịt trong quá trình chế biến lạp xưởng, vịt lạp,
Jambon hay trong các loại thịt lạp vì rượu áp sanh vừa có tác dụng tạo
mùi vị riêng biệt cho món thịt lạp, rượu còn có tác dụng bảo quản thịt
không bị hư.
Ở VN rượu áp xanh được bán dưới dạng từng ống thủy tinh như ống thuốc, mỗi ống khoảng chừng 2 muỗng rượu áp sanh. Mỗi lần dùng phải bẻ gẫy 2 đầu nhọn của ống rồi rót rượu ra ngoài.
Theo nguoiduatin
Ở VN rượu áp xanh được bán dưới dạng từng ống thủy tinh như ống thuốc, mỗi ống khoảng chừng 2 muỗng rượu áp sanh. Mỗi lần dùng phải bẻ gẫy 2 đầu nhọn của ống rồi rót rượu ra ngoài.
Theo nguoiduatin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét