1.
Thách thức bản thân mình. Ngày càng nhiều bằng chứng về y khoa cho thấy việc kích thích não
(suy nghĩ) suốt đời là chìa khóa
cho việc nuôi dưỡng và duy trì
các tế bào não khỏe
mạnh, chặn đứng việc giảm trí nhớ và có
thể ngăn chặn được bệnh Alzheimer. Hãy thử làm công
việc mình thích thú (có
lương hay tình nguyện), theo đuổi các sở thích (như chơi cây cảnh, sưu tầm tem, …), tham gia
tích cực vào các hoạt
động xã hội, học ngoại ngữ, ca hát, hay cách dùng
các phần mềm vi tính (computer
software).
2.
Dùng 1 liều thấp thuốc aspirin hàng ngày. Một số công trình nghiên
cứu phát hiện mối liên hệ giữa
việc dùng aspirin (hoặc các loại thuốc kháng viêm non-steroid khác) và sự
giảm thiểu nguy cơ mắc
bệnh Alzheimer.
3.
Bổ sung Vitamin C và
E. Một nghiên cứu ở trường ĐH John Hopkins cho
thấy Vitamin C và E dùng chung
có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.
4.
Hàng ngày nên dùng loại
thuốc “bổ”
multivitamin (đa sinh tố)
chứa hàm lượng thích hợp a-xít phô-líc (acid folic tức là Vitamin B9) cùng các Vitamin B khác (tức là Vitamin B complex) vì chúng làm
giảm mức homocysteine, 1 loại a-xít amin tạo
ra do sự phân hủy đạm động vật. Người có homocysteine
ở mức cao có nhiều khả năng bị bệnh Alzheimer.
5.
Nấu nướng với các loại
gia vị có dược tính tốt. Nghệ, gừng, ớt chẳng những thêm hương vị cho món
ăn mà còn là những
chất kháng viêm thiên nhiên
(còn gọi là kháng ô-xi hóa:
anti-oxidant) .
6.
Dùng những thực phẩm giàu chất béo omega-3; trong đó phải
kể cá hồi hoang dã vùng Alaska
, cá mòi, bột hạt lanh (flaxseed) mới xay, và hạt
óc chó (walnut).
7. Đưa
vào bữa ăn nhiều trái cây, rau củ
trồng theo
lối hữu cơ (không dùng phân
hóa học / thuốc trừ sâu).
8. Hạn
chế dùng các loại dầu thực vật có chứa
chất béo
poly-unsaturated (như dầu hướng dương,
dầu bắp, dầu safflower) mà thay bằng dầu ô-liu ép nguội (không nấu).
Xin
nói thêm:
(1) Cơ thể
chúng ta chỉ cần lương chất béo poly unsaturated chiếm
3 – 7 % năng lượng
cần thiết hàng ngày, chất
béo omega-6 chiếm 3% và omega-3 chiếm 0,5 – 1%
–-nghĩa là tỉ lệ 5-1 hay 10-1 cho omega-6 và omega-3-- thế nhưng đa số chúng ta hiện
nay dung nạp 2 loại
chất béo này theo tỉ
lệ 14-1 hay 20-1, rất
có hại cho sức khỏe.
Do đó, cần tăng thêm lượng omega-3 trong khẩu phần hàng ngày, có
thể bằng cách uống dầu cá thu..
(2) Ở VN dầu ô-liu rất đắt;
có thể thay bằng dầu đậu nành nhưng phải rất hạn chế vì trong 100g dầu
đậu nành chỉ có 7g chất béo omega-3 mà đến 51g chất béo omega-6.
(3) Có thể
ngâm nhanh rau củ quả trong dung dịch dấm và nước
ở tỉ lệ
10% rồi rửa lại bằng nước thường để loại bỏ thuốc trừ sâu còn tồn
đọng.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét