Chín phương pháp dưỡng sinh cổ Phương Đông
Ăn
uống hợp lý có thể điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể
kéo dài tuổi thọ. Muốn chữa bệnh trước hết cần bổ tỳ vị.
1. Dưỡng sinh tĩnh
Dưỡng
sinh tĩnh thần chiếm vị trí rất quan trọng trong dưỡng sinh truyền
thống. Người xưa cho rằng, thần là thống trị của sự sống, giữ cho thần
khí tĩnh lặng, tâm lý cân bằng mới có thể nuôi nguyên khí.
Thiền
chính là đỉnh cao của dưỡng sinh tĩnh. Ngũ tạng hòa yên góp phần phòng
chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Ngược lại, nóng
giận hại gan, vui buồn quá hại tâm, suy tư hại tỳ, ưu buồn hại phổi,
hoảng sợ hại thận…
2. Dưỡng sinh động
Người
xưa cho rằng, nước suối thường xuyên chảy thì sạch, người thường xuyên
vận động thì khỏe. Cổ nhân đã tìm tòi và hình thành các cách dưỡng sinh
động như xoa bóp, thái cực quyền, dịch cân kinh…nhiều động tác võ thuật
mô phỏng hành động của các loài cầm thú.
Nếu ít
vận động thì cơ nhão, bệu, khí huyết ứ trệ dễ sinh bệnh, nhưng vận động
quá sức, lao động quá vất vả sẽ dẫn đến “ lao thương”. Nhìn lâu thì hại
huyết, đứng lâu hại xương, nói nhiều hại khí, nằm lâu hại khí, ngồi
nhiều hại cơ, đi nhiều hại gân …
3. Dưỡng sinh ẩm thực
Ăn uống
hợp lý có thể điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể kéo dài
tuổi thọ. Muốn chữa bệnh trước hết cần bổ tỳ vị. Khí tiên thiên là do
cha mẹ truyền cho, khí hậu thiên là lấy từ thức ăn bên ngoài, hai loại
khí này bổ trợ cho nhau và thống nhất trong cơ thể. Nhiều loại thức ăn
cũng là vị thuốc. Thức ăn phải được nhai kĩ vừa giảm thiểu bệnh đường
ruột vừa tăng hấp thu dinh dưỡng.
Tuy
nhiên, không nên ăn quá no, quá nhiều chất béo bổ. Thức ăn không tiêu
hóa được biến thành độc tố. Thỉnh thoảng ăn một bữa cháo hoặc rau quả
cho nhẹ người. Ẩm thực cần vệ sinh, đa dạng , thức ăn có “ ngũ cốc, ngũ
quả, ngũ sắc, ngũ vị”…để cơ thể đủ dưỡng chất và lục phủ ngũ tạng không
bị mất cân bằng, sinh bệnh.
4. Dưỡng sinh tẩm bổ
Khi cơ
thể suy nhược, hư lao hoặc mới ốm dậy thì việc tẩm bổ rất cần. Người
xưa coi trọng việc bồi bổ bằng các bài thuốc Đông y bổ ngũ tạng, bổi khí
huyết,… Tẩm bổ giúp cơ thể hồi phục, tăng khả năng chống lại bệnh tật,
trường thọ. Tuy nhiên, tẩm bổ cần vừa phải, cần Lương y xác định đúng
thể trạng để bồi bổ thích hợp. Ngoài ra, còn phải thích hợp với 4 mùa,
ví dụ, mùa xuân bổ gan, hè bổ tâm, thu bổ phổi, đông bổ thận…
5. Dưỡng sinh kinh lạc
Hệ thống
kinh lạc chạy khắp cơ thể tuy mắt thường không nhìn thấy. Kinh lạc giúp
sự vận chuyển khí huyết giữa các tạng phủ và tổ chức của cơ thể diễn ra
bình thường, thông suốt. Với quan điểm : “thông bất thống” (khí thông
thì không đau). Thông kinh lạc là cách đơn giản nhất để kích thích cơ
thể phòng và chống các bệnh tật. Người xưa dùng thuật châm cứu, xoa
bóp, tẩm quất, giác hơi, vỗ đập…rất hiệu quả. Đặc biệt, hàng ngày nên
day ấn ba huyệt quan trọng là Nội quan, Hợp cốc và Túc tam lý. Hợp cốc ở
giữa ngón cái và ngón trỏ, chữa cảm sốt, các bệnh ngũ quan. Nội quan ở
cổ tay, tốt cho tim và giấc ngủ. Túc tam lý ở chân là huyệt bổ toàn
thân, đặc biệt hỗ trợ bộ máy tiêu hóa.
6. Dưỡng sinh củng cố khí huyết
Người
xưa cho rằng, khí huyết là phần tinh hoa trong các chất dinh dưỡng, là
nền tảng vật chất cho sự sống, ngũ tạng lục phủ được khí huyết nuôi
dưỡng mới duy trì được chức năng bình thường. Cả nam lẫn nữ , nếu dục
vọng quá độ, khí huyết hao mòn, răng rụng, tóc bạc, chóng lão suy. Không
nên sinh hoạt tình dục sớm, biết kìm chế dục vọng giúp khí huyết được
hưng vượng, cơ thể sung sức dài lâu.
7. Dưỡng sinh theo mùa
Một năm
có 4 mùa, 8 tiết khí, các loài động thực vật cũng nương theo quy luật
của đất trời mà sinh trưởng, bảo tồn. Xuân sinh , hạ trưởng, thu thu,
đông tàng ( mùa xuân sinh sôi, hạ trưởng thành, thu thu liễm, đông tàng
giữ). Người xưa đã đúc kết những kinh nghiệm từ ăn, uống, mặc, ở, ngủ
nghỉ, đi lại, phòng dịch bệnh…theo mùa trong năm.
Thời
tiết nóng quá hoặc lạnh quá đều cần kiêng kị chuyện phòng the. Mùa hè
nên ăn thanh đạm, ăn cháo để bù nước, mùa đông ăn thêm gia vị có tính ấm
như gừng tươi. Đêm đông ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ còn tốt hơn
uống thuốc bổ.
Điều tiết sinh hoạt theo môi trường từng mùa, giúp cơ thể thích ứng với các thay đổi và còn nâng cao được thể trạng.
8.Dưỡng sinh tu thân
Muốn
khỏe mạnh trường thọ, cần bắt đầu từ tu thân. Tâm hồn hướng thượng,
sống ngay thẳng, lành mạnh. Cần biết sửa mình để hoàn thiện nhân cách.
Thêm bạn, bớt thù, lấy đức báo oán, ít tham vọng cá nhân làm con người
thanh thản. Thường ngày nói lời hay, làm việc thiện, cõi lòng rộng mở,
con người điềm đạm thư thái, tâm trạng ổn định thì khí huyết ổn định rất
tốt cho sức khỏe.
Người xưa nói : “Nhân giả thọ” ( người nhân đức thường sống lâu)
9. Dưỡng sinh giải độc
Độc có
nội độc và ngoại độc. Nếu tâm lý thất thường, thất tình lục dục đặc biệt
là sân hận làm cho cơ thể phát sinh độc tố, thậm chí lâu ngày còn kết u
bướu trong nội tạng.
Ngoại
độc là do phong tà xâm nhập, thức ăn nước uống, không khí bị ô nhiễm
theo miệng mũi vào cơ thể. Vì vậy, cần tránh giận dữ, hận thù, u uất,
căng thẳng tự mình thiêu đốt mình. Thực hiện vệ sinh ăn, ở , khi cần có
thể dùng các thứ thuốc như: nhuận tràng, thanh nhiệt giải độc,… các liệu
pháp dân gian như chích nhể, cạo gió, xông lá thơm…Uống đủ nước , uống
trà xanh, ăn đậu xanh, …cũng có những tác dụng giải độc nhất định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét