Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị chủ yếu trong Đông y. Đây là cách kích thích cơ học một cách trực tiếp vào da thịt, mạch máu, thần kinh thông qua các huyệt vị,…gây nên những thay đổi về thần kinh, nội tiết, thể dịch, qua đó giúp lưu thông khí huyết, nâng cao năng lực hoạt động của các phủ tạng trong cơ thể.
Hiệu quả chữa bệnh của  bấm huyệt không thể phủ nhận nhưng cũng có nhiều biến chứng nguy hiểm khi thực hiện không đúng cách hoặc quá lạm dụng. Mới đây là trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thái Bình ngụ tại Đồng Tháp tử vong vì bấm huyệt. Người được cho là thầy thuốc đã dùng hai tay bấm mạnh vào cổ khiến bệnh nhân bất tỉnh và tử vong trên đường đi cấp cứu.

Những nguy hiểm có thể xảy ra khi bấm huyệt

Mặc dù có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng trong nhiều trường hợp sơ sẩy trong việc xoa bóp bấm huyệt dẫn đến những biến chứng nặng nề.
Những lưu ý quan trọng khi bấm huyệt chữa bệnh - ảnh 1

Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh Đông y được nhiều người lựa chọn vì không lo tác dụng của thuốc (Ảnh minh họa: Internet)

Thay vì khỏe ra, nhiều người có cảm giác ê ẩm, đau mỏi toàn thân sau khi bấm huyệt. Nguyên nhân là do nhân viên thiếu chuyên môn, day ấn không đúng cách, không phù hợp với thể trạng của bệnh nhân. 
Với những vị trí như đốt sống cổ, cột sống nơi tập trung tủy sống hoặc trung khu hô hấp nếu làm sai cách có thể gây nên co rút cổ, nặng nề hơn gây đến bong gân cột sống, dập tủy, yếu liệt tứ chi… thậm chí có thể tử vong.
Các chuyên gia về Đông Y cho rằng, nếu nhân viên xoa bóp không đúng chuyên môn, bẻ mạnh các khớp sẽ gây đứt dây chằng, bong gân, trật khớp…
Đặc biệt, với những bệnh nhân ung thư xương, các bệnh xương khớp, loãng xương có thể bị ngất, gặp các chấn thương như gãy sương xườn, trật cột sống…

Những người không nên bấm huyệt

Bấm huyệt là một phương pháp khoa học có tác dụng tốt trong cả phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được biện pháp này.
Những lưu ý quan trọng khi bấm huyệt chữa bệnh - ảnh 2
Một số trường hợp không nên bấm huyệt. Đó là những người có chấn thương ở xương khớp, cơ kể cả vết thương kín và hở. Sở dĩ những người này không được bấm huyệt vì những vận động khi bấm huyệt sẽ gây chấn thương các vùng xương đó.
Ngoài ra, các vết thương tấy đỏ hoặc lở loét cũng không nên bấm huyệt vì có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, những bệnh nội khoa cũng không được sử dụng phương pháp bấm huyệt như đau vòi trứng, đau hoặc viêm ruột thừa.

Những lưu ý khi bấm huyệt

Với những người bị căng thẳng, mệt mỏi sau thời gian lao động vất vả bị suy nhược cơ thể, bấm huyệt được coi là biện pháp hiệu quả nhất để lấy lại sự cân bằng cho sức khỏe. Đặc biệt, với phụ nữ nếu thường xuyên bấm huyệt đúng cách sẽ mang lại sự tươi trẻ, gìn giữ tuổi thanh xuân. Với phụ nữ tuổi trung niên xoa bóp bấm huyệt thường xuyên giúp lưu thông khí huyết, sinh lực dồi dào.
Những người cao tuổi cũng nên bấm huyệt thường xuyên giúp tăng cường sự hoạt động của hệ thống xương khớp, lưu thông máu, thải độc tố, làm giảm quả trình lão hóa và ngăn ngừa một số bệnh.

Theo suckhoeđoisong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét