Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Rau mùi (ngò) - bài thuốc

Trong Đông y, rau mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm cúm, kích thích tiêu hóa, chữa nôn và chống trướng bụng, thúc các nốt sởi mọc nhanh, và làm đẹp da…
 Hình ảnh có liên quan
Thành phần trong rau mùi bao gồm: 93,3% nước, 2,6% protit 0,7% gluxit 1,8% xenluloza, nhiều loại vitamin, và đặc biệt là có tới 140mg% vitamin C.
Người ta dùng hạt mùi để ép lấy dầu, dầu mùi là một trong số 20 loại dầu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Người ta đã chứng minh được rằng dầu rau mùi có khả năng kháng khuẩn, mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như giảm đau, giảm chuột rút và co giật, giảm buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và điều trị các nhiễm trùng do nấm…

 Phong hàn cảm mạo
15g rau mùi
15 nhánh hành tươi
 9g gừng tươi
Rửa sạch và thái nhỏ những vị trên rồi thái nhỏ. Sắc hỗn hợp trong 10 phút, bỏ bã, lấy nước uống nóng rồi đắp chăn đến khi ra mồ hôi. Cách này có tác dụng tốt với các trường hợp sốt nhẹ, không có mồ hôi, đau đầu, đau mình mẩy, đau mỏi các cơ khớp, tắc mũi nặng, chảy nước mũi trong, ngứa họng, ho, khạc đờm trắng loãng, không khát nước hoặc khát nhưng thích uống nước ấm nóng, rêu lưỡi trắng ướt, mạch phù hoặc phù khẩn…

Sởi khởi phát, chưa mọc
 30g Rau mùi tươi
250ml nước
Rửa sạch rau mùi tươi rồi đun với 250ml nước trong 2 phút rồi dùng làm nước uống trong ngày, dùng liên tục 3 ngày, thích hợp giai đoạn sởi khởi phát.
 
Sởi mọc không đều
Lấy rau mùi tươi 1 nắm, rửa sạch, thái vụn. Gạo tẻ 50g đem nấu thành cháo rồi cho rau mùi vào, chế thê một chút đường phèn hoặc muối ăn, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho trường hợp sởi khó mọc, hoặc mọc không đều.

Thủy đậu
Lấy 30g rau mùi, thái vụn. Ninh gạo tẻ thành cháo rồi bỏ rau mùi vào, chia ăn nhiều lần trong ngày, dùng trong trường hợp ban dát mới phát.
Ngoài ra, còn dùng rau mùi để chữa loét lưỡi: Lá rau mùi 20g, rau húng chanh 12 lá, ngâm nước muối. Nhai kỹ ngậm nuốt từ từ.

Theo Sức Khỏe& Đời Sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét