Không chỉ là thực phẩm thông
thường trong đời sống hàng ngày, kim chi còn là món quà để người Hàn
Quốc bày tỏ tấm lòng và thậm chí vươn ra thế giới, trở thành lĩnh vực
xuất khẩu chiến lược cho quốc gia này.
Kim chi là một loại dưa chua, đồng thời là món ăn nổi tiếng ở Hàn Quốc
và thậm chí được ghi nhận là quốc bảo. Tháng 12/2013, món ăn này chính
thức vào danh sách di sản phi vật thể của UNESCO.
Trong tiếng Triều Tiên, kim chi là “chimchea” (nghĩa là rau củ ngâm),
mô tả cách chế biến bằng việc lên men các loại rau củ, chủ yếu là cải
thảo với gia vị là tỏi, ớt. Còn kim chi Hàn Quốc đã có lịch sử rất lâu
đời. Các nghiên cứu cho thấy món ăn này xuất hiện cách đây khoảng 2.600 -
3.000 năm trước. Thời tiết khắc nghiệt của Hàn Quốc vào mùa đông được
xem là điều kiện tự nhiên để kim chi ra đời do ít loại rau nào có thể
chịu lạnh, người dân mới nghĩ cách chế biến lên men nhằm dự trữ.
Kim chi cải thảo - loại phổ biến nhất hiện nay. Ảnh: Cralg Nagy.
|
Từng là loại rau muối thông thường, trải qua thời gian dài biến chuyển
cùng sự sáng tạo của con người, kim chi trở thành món ăn đa dạng nhưng
vẫn giữ nét đặc trưng. Đến năm 1827, Hàn Quốc có tới 92 loại kim chi
khác nhau.
Danh sách này bao gồm cả một số món cá lên men kim chi vô cùng lạ
miệng. Ngày nay, số loại kim chi cũng lên tới 200 dạng khác nhau. Tuy nhiều loại, điểm chung vẫn là vị thơm nồng và cay, trong đó kim chi cải thảo được ưa chuộng nhất.
Ngoài giá trị về ẩm thực, những phẩm chất về người dân Hàn Quốc
cũng được gói ghém trong từng miếng kim chi. Chúng là món quà biếu tạo
sự thân tình, đồng thời là sợi dây kết nối giữa những người phụ nữ Hàn
Quốc, giúp cùng nhau học hỏi, sáng tạo thêm cho món ăn. Do nguyên liệu
chính là rau, củ, quả giàu vitamin, món ăn này còn được coi như một bài
thuốc nhờ các men vi khuẩn sống có ích.
Năm 1986, bảo tàng kim chi ở Seoul được xây dựng để nghiên cứu về văn
hóa, lịch sử nhằm phát triển hình ảnh món ăn này đến thế giới. Sau đó,
Hàn Quốc mở thêm Viện nghiên cứu kim chi quốc tế vào tháng 3/2010 với
mục tiêu phát triển, đưa món truyền thống này trở thành thị trường xuất
khẩu mang tính chiến lược.
Theo VNE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét