Tiến sĩ Đông y chia sẻ 3 bí quyết bổ thận: Thận khỏe đến đâu, cơ thể khỏe đến đó
Thận khỏe thì các bộ phận trên cơ thể mới "bền". Đây là lời
khuyên của chuyên gia về cách chăm sóc thận hiệu quả. Mỗi người cần phải
làm cho được ít nhất 3 việc để thận luôn khỏe.
Tại sao nói tuổi thọ con người phụ thuộc vào sức khỏe của thận?
Theo các nghiên cứu Đông y cho thấy, tuổi thọ của mỗi người dài hay ngắn đều có sự liên quan mật thiết đến sức khỏe của thận.
Tinh
thận khỏe chính là cốt lõi của sự sống. Nếu tinh lực này được sử dụng
một cách khoa học thì sẽ dùng được lâu dài, nghĩa là tuổi thọ sẽ cao.
Điều này là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của mỗi người.
Trong cuốn sách "Cách loại bỏ lạnh ra khỏi cơ thể" của Tiến sĩ Vương Trường Tùng
(chuyên gia Đông y nổi tiếng Đài Loan) viết rằng, tuổi thọ con người
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, được chia thành 2 nhóm là do "trời sinh" và
do "nhân sinh" hay còn gọi là khách quan và chủ quan.
Nhóm
nguyên nhân trời sinh như gen di truyền, bản thân mắc các bệnh mãn tính
như cao huyết áp, tiểu đường, ung thư hoặc có thể chất yếu ớt.
Nhóm
nguyên nhân "nhân sinh" là các yếu tố cá nhân như thói quen ăn uống,
cảm xúc tâm lý, môi trường sống, tác động của môi trường làm việc đến
sức khoẻ.
Nếu bạn thuộc nhóm không có bệnh trời sinh,
nhưng thói quen sinh hoạt, lối sống không lành mạnh cũng có thể dẫn đến
tuổi thọ thấp. Ngược lại, nếu bạn thuộc nhóm mắc bệnh trời sinh, nhưng
cách chăm sóc bản thân tốt thì tuổi thọ vẫn có cơ hội cải thiện hơn rất
nhiều.
Đông y cho rằng, thận giống như là nơi dự trữ
năng lượng sống của con người, nếu năng lượng dồi dào, sử dụng tiết
kiệm, thì sẽ dùng được lâu dài. Ngược lại, nếu năng lượng ít, sử dụng
thiếu khoa học, thì sẽ nhanh cạn kiệt, cuộc sống sẽ ngắn lại.
Tinh
khí trong thận đến từ 2 nguồn: Một là thừa hưởng bẩm sinh từ cha mẹ để
lại. Hai là do lối sống sau khi được sinh ra, ngũ tạng vận hành sẽ tạo
nên tinh khí. Nếu con người biết tự bổ sung tinh khí này, thì sức sống
có thể được kéo dài hơn.
Làm gì để bổ sung tinh khí, nâng cao sức khỏe của thận?
1. Đại tiểu tiện thông suốt
Đông
y cho rằng, đại tiểu tiện là việc "đầu ra" của thận. Việc này thực hiện
tốt thì thận sẽ hoạt động trơn tru. Khi đại tiểu tiện không thông, cơ
thể sẽ tích tụ độc tố, làm cho toàn bộ cơ thể mệt mỏi, buồn chán, từ đó
trực tiếp làm tổn thương thận. Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là đau
lưng, mệt mỏi, buồn nôn.
Khi thận hư tổn, cũng dễ dẫn
đến khó tiêu hóa, khó đại tiểu tiện, thậm chí cảm thấy chóng mặt hoa mắt
khi đi ngoài, ngồi lâu cũng không hoàn thành việc đại tiện.
Ngoài
ra, có người bị các triệu chứng đi ngoài phân lỏng, khó tiêu hóa, đau
đầu gối, đau lưng, chóng mặt, ù tai. Vì vậy, duy trì được việc đại tiểu
tiện trơn tru cũng là một cách chăm sóc thận.
Đối với
bệnh nhân bị suy thận, chức năng thận kém, cần thực hiện việc thải độc
tố trong thận ra ngoài. Nếu bị táo bón, có thể áp dụng các giải pháp như
xoa bóp vùng bụng và thận, chế độ ăn uống nhuận tràng, lựa chọn các
thực phẩm dễ tiêu hóa để bài tiết thải độc nhanh chóng.
Nếu dùng thuốc Đông y, có thể uống thêm nhục thung dung có tác dụng bổ thận, nhuận tràng thông tiện.
2. Uống nước dưỡng thận
Nước
là nguồn sống của con người, chúng tồn tại ở khắp nơi trên cơ thể, nếu
thiếu nước thì cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nước giúp cơ thể
trao đổi chất và thực hiện thuận lợi quy trình tự thải độc. Thiếu nước
sẽ là gánh nặng cho thận. Vì vậy, uống đủ nước là giải pháp quan trọng
để bảo vệ thận.
Khi uống nước, cần chú ý 3 điều quan
trọng, một là không chờ khát mới uống, chủ động uống đủ nước. Hai là nên
uống nước ấm, hạn chế nước lạnh, nước đá. Ba là không nên uống đồ uống
có ga, nước ngọt hoặc các món lạnh.
Theo TS Tùng, chúng
ta không thể thay đổi gen di truyền hay yếu tố khách quan, mà chúng ta
hoàn toàn có thể thay đổi yếu tố chủ quan bằng chế độ ăn uống phù hợp,
thói quen sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đủ máu, làm ấm lá lách và dạ dày,
nuôi dưỡng thận đúng cách là có thể đủ điều kiện để sống thọ.
3. Ăn uống đúng cách
Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng, mỗi người đều nên lựa chọn thực đơn ăn uống bổ thận hiệu quả.
Những
món ăn tốt nhất cho thận là các thực phẩm màu đen như gạo lứt, lúa mạch
đen, đậu đen, mè đen, nấm hương, mộc nhĩ, hải sâm đen, rong biển, tảo
bẹ, dâu tằm, xương gà ác…
Những thực phẩm màu đen
thường có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa các gốc tự do, chất chống
oxy hoá, hạ lipidemic, mỹ phẩm, chống lại sự hình thành các khối u...
Những thực phẩm nên ưu tiên ăn nhiều hơn
- Hạt dẻ
Người xưa xem hạt dẻ và "vua của muôn loài" trong giới trái cây tự nhiên. Thậm chí ở Mỹ còn gọi hạt dẻ là "quả nhân sâm".
Những
người bị đau lưng mỏi gối, ăn uống không ngon miệng, đi tiểu nhiều,
tiêu chảy mãn tính thì ăn hạt dẻ có tác dụng giảm nhẹ tình trạng bệnh.
Dược
vương nổi tiếng Trung Hoa, Tôn Tư Mạc từng nói rằng, hạt dẻ chính là
"quả dành cho thận", đặc biệt tốt cho người yếu thận.
- Tôm
Tôm
có hương vị thơm ngon, vừa ngọt vừa mặn, có tác dụng tốt trong việc bổ
thận tráng dương, giúp tinh lực dồi dào. Nam giới thường xuyên ăn tôm có
thể giúp cho khả năng tình dục được cải thiện đáng kể.
Dân
gian có câu nói nổi tiếng "Nam tôm Nữ cua" hay là "đắt như tôm tươi" là
với hàm ý như vậy. Tôm có nhiều loại, bạn có thể ăn loại nào cũng tốt,
giúp người ốm yếu bồi bổ sức khỏe. Người chân tay yếu ớt, cơ thể suy
nhược, khả năng tình dục hạn chế, chán ăn… thì đều nên ăn tôm hàng ngày.
- Hàu
Là hải sản có nhiều
nguyên tố vi lượng, tính lạnh nhẹ, có thể ích dương bổ âm, bổ thận sinh
tinh, có tác dụng tốt đối với nhóm người bị di tinh, tinh trùng yếu, bất
lực, đổ mồ hôi đêm, nhịp tim đập nhanh và các triệu chứng khác.
- Trứng chim cút
Trứng
chim cút được xem là một loại thuốc bổ tốt, có vai trò mạnh mẽ trong
việc bổ thận tráng dương, tăng khả năng tình dục, giúp xương cốt chắc
khỏe.
- Cá ngựa
Cá ngựa tính
ấm, có tác dụng bổ thận tráng dương, người mắc chứng thiếu thận dương có
thể ăn bổ sung để khắc phục hạn chế. Đặc biệt phù hợp với người mắc
chứng bất lực, vô sinh, hen suyễn. Chế biến cá ngựa bằng cách phơi khô,
nghiền thành bột và pha với rượu để uống, mỗi lần không quá 1-2g.
- Lá hẹ
Hẹ
không chỉ là thực phẩm gia vị, mà Đông y còn xem đây là một vị thuốc
quý với nhiều tác dụng. Nhóm người nên ăn hẹ gồm người cần bổ thận, điều
trị đái dầm, đa niệu, liệt dương, mộng tinh, thuyên tắc mạch.
Trong
lá hẹ có tinh dầu và cellulose nhiều hơn, có thể làm tăng khả năng vận
động của dạ dày-ruột, có thể điều trị táo bón thông thường, phòng ngừa
ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, một số thực phẩm có
tác dụng tốt cho thận còn có táo, lạc, hạt thông, hạt hướng dương, quả
óc chó, vải, thịt cừu và rong biển.
Theo Soha
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét