Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Sự tương ứng các bộ phận cơ thể trên mặt người

Muốn khỏe người ta thường hay massage. Nhưng muốn massage các bộ phận trong cơ thể thi sao nhỉ? Hãy massage mặt ta được cả 2 trong một. Vừa đẹp da vừa khỏe các bộ phận của cơ thể. Nhớ thử nha các bạn! Ít nhât cũng được một! Hahah... 


Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

15 thói quen trong 1 ngày để trở thành phụ nữ hiện đại

15 thói quen trong 1 ngày nếu muốn trở thành 1 phụ nữ hiện đại

Bài viết sẽ liệt kê đầy đủ 15 thói quen trong 1 ngày của phụ nữ hiện đại. Có những thói quen rất dễ dàng mà chúng ta không nhận ra nhưng có những thói quen cũng cầu kỳ không kém.

I. BUỔI SÁNG
1/ Yoga/ Thiền/Thể dục mỗi buổi sáng: Để trở thành 1 người phụ nữ hiện đại không khó như bạn nghĩ. Chỉ với 15 phút thể thao mỗi ngày cả da lẫn dáng sẽ đẹp lên trông thấy mà không cần phải đi PTTM đau đớn.
2/ Ngậm 1 thìa mật ong: Thời điểm uống mật ong tốt nhất là vào buổi sáng. Ngoài đẹp da, mật ong còn giúp giảm cân, giữ dáng, chống lão hóa và rất tốt cho sức khỏe.
3/ Soi gương và chải tóc thật chỉn chu: Trước khi ra khỏi nhà, người phụ nữ hiện đại còn có 1 thói quen bắt buộc phải nhớ đó chính là soi gương, xem lại mái tóc và chỉnh trang y phục 1 lần nữa.
4/ Thời trang thanh lịch như phụ nữ Pháp: Phụ nữ Pháp có một gu thời trang thời thượng và đặc biệt thanh lịch. Thay vì áo 2 dây, xẻ tà cao chót vót họ chọn cho mình quần jeans, áo sơ mi, áo khoác dáng dài, khăn quàng và phụ kiện đầy màu sắc giúp họ trông không kém phần trẻ trung và ngọt ngào.


5/ Bôi kem chống nắng: Nắng ở Việt Nam có chứa rất nhiều tia UV có hại cho da. Việc bôi kem chống nắng mất chưa đến 2 phút nhưng lại đem đến cho bạn rất nhiều điều tuyệt vời.
6/ Mùi thơm cơ thể: Bạn đang đoán là nước hoa, đúng không? Mùi thơm cơ thể của phụ nữ hiện đại không còn nằm ở việc xài nước hoa mà còn là mùi thơm của áo quần, mùi thơm của sữa tắm, sữa dưỡng thể nữa đấy!
7/ Ăn sáng hoành tráng: Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Hiểu được điều đó nên người phụ nữ hiện đại không bao giờ bỏ qua bữa sáng, ngược lại với họ bữa sáng càng hoành tráng càng tốt. Vì dù muốn tăng, giảm cân gì bạn cũng cần đầu tư 1 bữa sáng thật hoàn hảo.


II. Buổi trưa
8/ Ăn trưa vừa phải: Ngược lại với buổi sáng, buổi trưa họ cần có sự cân bằng các chất, làm sao để đảm bảo mọi hoạt động nhưng không ăn quá nhiều để tích mỡ thừa ở bụng và đùi.
9/ Chợp mắt ít nhất 5 để giảm mỏi mắt (Mặt nạ mắt càng tốt): Phụ nữ hiện đại còn đặc biệt quan tâm đến đôi mắt. Mắt là nơi làm việc nhiều nhất trong ngày vì vậy cứ khoảng 3 đến 4 tiếng làm việc, họ sẽ cho mắt thư giãn từ 3 đến 5 phút, tránh tình trạng mắt quá tải, yếu dần đi.


10/ Xịt khoáng: Đây là bước mọi phụ nữ thường bỏ qua và xem nhẹ. Nhưng phụ nữ hiện đại thì không. Nó sẽ giúp duy trì độ ẩm cho da, giúp da bạn tránh khô -thô ráp và hạn chế lão hóa.
11/ Vận động nhẹ: Vận động nhẹ cũng chính là việc phụ nữ hiện đại thường làm để giảm bớt căng thẳng, và loại bỏ stress, …những yếu tố đi đôi với già nua và béo phì.

III. Bữa tối
12/ Ăn tối trước 7 giờ: Ăn trước 7h tối giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa, đồng thời giữ dáng. Ngoài việc ăn trước 7h tối người phụ nữ hiện đại còn thường tự nấu ăn để đảm bảo sức khỏe và cân đối khẩu phần ăn của mình tốt nhất sao cho vừa phải, ít gia vị, ít béo,…


13/ Cắt móng tay chân thật gọn gàng: Dù hiện đại hay không thì đây được xem là điều tất nhiên mà mọi phụ nữ phải thực hiện. Đó là yếu tố thể hiện mức độ chăm sóc cơ thể của bạn như nào.
14/ Tẩy trang và dưỡng ẩm cho da: Dù có trang điểm hay để mặt mộc đi làm, bạn đều phải tẩy trang mỗi tối để rửa sạch lớp bụi bẩn trên da mà nước không thể nào làm sạch được. Sau khi tẩy trang bạn có thể thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo tùy nhu cầu nhưng bắt buộc phải dưỡng ẩm cho da.
15/ Massage mắt trước khi ngủ: Massage mắt nhẹ nhàng vừa giúp bạn thư giãn lại còn giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh, sâu và hiển nhiên sẽ giảm bọng mắt, đẩy lùi vết thâm và chân chim trên ‘cửa sổ tâm hồn’ bạn.
Đây là 15 điều mà mọi phụ nữ hiện đại truyền tai nhau thực hiện. Nếu bạn chưa biết hãy học thuộc lòng ngay kẻo bị lạc hậu, tuột lại phía sau đấy!

Theo tieudiem

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Cánh gà chiên cay kiểu Hàn

Một biến tấu món cánh gà chiên cay cay thơm thơm bùi bùi làm cho bạn thêm phần khoái khẩu nhé!


Nguyên liệu

9 cánh gà (phần giữa)
1/2m muối
1/2m tiêu xay
1 chén bột chiên giòn
2 trái trứng
dầu chiên
1m tỏi băm 
1m gừng băm
1m ớt băm
2m xì dầu 
3m mật ong
1/2M giấm trắng
1M đường vàng
1M mè

Cách làm

Ướp cánh gà với muối + tiêu khoảng 10-15 phút.
Lăn qua cánh gà với bột, rồi nhúng vô trứng đã đánh tan, cho qua tô bột áo thêm 1 lần nữa rồi chiên vàng, để ráo.
Cho 2M dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi gừng.
Lần lượt cho xì dầu + mật ong + giấm trắng + đường + mè đảo đều, chờ sôi lên.

Cho cánh gà vào đảo đều cho đến khi gà thấm gia vị và nước sốt cạn thì cho ra dĩa chờ ... xơi thôi!

Theo Feedy

 * Khi chiên bất cứ món gì các bạn đừng nóng lòng lật vội, ráng cho cho tới khi thấy cái rìa vàng hãy lật bể khỏi vỡ.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Mì căn kho cay


Mì căn giòn dai, thơm nhẹ mùi sả, cay cay vị ớt vô cùng thơm ngon. Nhàm chán với những món chay quen thuộc thì đây là 1 lựa chon tuyệt vời cho ngày chay.




Nguyên liệu

300 gr mì căn 

30 gr sả bào
Ớt băm
boa rô băm
2M Nước tương
2M tương ớt
2m đường
Tiêu
Dầu ăn
Nước


Cách Làm 



Mì căn cho vào nồi nước luộc sơ rồi rửa sạch, để ráo
Dầu nóng cho mì căn vào chiên vàng giòn rồi vớt ra cắt miếng vừa ăn
Cho 3M dầu ăn vào chảo cho sả, ớt vào xào thơm rồi cho mì căn vào đảo đều
Tiếp đó cho gia vị vào đảo đều cho thấm đều là hoàn thành
Bày ra dĩa trang trí cùng 1 ít hành boa rô lên trên và thưởng thức.


 Theo tasteshare

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

7 động tác Yoga cho người mới bắt đầu

  Mới luyện Yoga chúng ta làm quen với những động tác đơn giản nhất . Tập yoga không cần lực mà cần sự kiên nhẫn, dẻo dai. Mời các bạn xem!
 
 Động tác 1 - tư thế "xác chết": Nằm yên thư giãn trên thảm tập, nhằm phục hồi hệ thống thần kinh, cung cấp năng lượng sống cho cơ thể.

 Động tác 2 - Tư thế chiến binh 2: Kéo căng các bắp cơ của chân, lưng, bụng. 
Phục hồi khả năng vận động của các khớp. Giải quyết các vấn đề về lưng. Làm sạch phổi.


Động tác 3 - tư thế em bé : Loại bỏ chất béo ở dạ dày. Có tác dụng thư giãn . Giảm bớt công việc của đường tiêu hóa.

 Động tác 4 - tư thế kim cương : ngăn ngừa thoát vị. Có tác dụng thư giãn.

Động tác 4 - tư thế con mèo: giảm đau lưng. Giải tỏa xì - trét.

 Động tác 6 - tư thế chiếc ghế :  Sửa chữa những khiếm khuyết nhỏ của chân. Săn chắc toàn thân. Cải thiện tư thế cơ thể. 

  Động tác 7 - tư thế quả núi: Kéo căng cơ bụng. Làm sạch hệ tiêu hóa.

Chúc các bạn vui khỏe - yêu đời

ST

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

Bún riêu chay

Món chay giống như món mặn, ăn rồi mới biết khác như thế nào. Các bạn thử làm món bún riêu chay thơm ngon đãi cả nhà vào ngày rằm nha.
 

Nguyên liệu
 

3 trái cà chua
1/4 trái thơm
15 miếng đậu hũ bi
1 miếng đậu hũ non
200g nấm rơm nhỏ
1kg bún
1M boa-rô băm nhuyễn
3 M dầu ăn
3 M đường
4 muỗng hạt nêm chay

1/2 muỗng cà-phê muối
1/2 M đường
 
giá, rau muống chẻ, bắp chuối, rau thơm


Cách làm

2 trái cà chua băm nhuyễn.

1 trái xắt múi cau.
Thơm băm nhuyễn.
Giá, rau muống. Bắp chuối rửa sạch cho ra dĩa.
Cho nồi lên bếp phi thơm boa-rô, cho cà chua và thơm vào xào đều cho ra màu.

Cho chút đường + bột nêm vào, đảo đều.
Cuối cùng cho khoảng 1,5l nước vào nấu sôi.
Xào nấm rơm cho thơm bỏ vào nồi nước "lèo" đang sôi.
Tiếp đến là cho đậu hũ miếng và bóp đậu hũ non vào nồi.

Cho cà xắt miếng vào.
Nêm vào nồi hạt nêm + đường cho vừa miệng.

Thế là mình có một tô bún riêu chay thật ngon cho ngày rằm.

 Theo Học Lóm

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Chả Giò Bắp Chay

Nói đến món chay mà không có chả giò bắp thì quả là một sự thiếu sót. Mời các bạn xem một cách làm chả giò bắp nhé!
 

Nguyên Liệu

2 trái bắp nếp
2 trái bắp Mỹ
30 gr nấm mèo
200 gr tàu hủ ky tươi
Ngò rí, boa rô
Hạt nêm nấm
Rau sống, cải sà lách 

Nước mắm chua ngọt chay
Bún tươi
Cách làm

 
Bào mỏng cả 2 loại bắp, cho vào thố.
Tàu hủ ky tươi cắt nhỏ.
Nấm mèo ngâm nở, rửa sạch và cắt nhỏ.
Boa rô, ngò rí rửa sạch rồi cắt nhỏ.
Cho nấm mèo, tàu hủ ky, boa rô, ngò rí vào cùng thố bắp. Nêm hạt nêm và tiêu.
Tất cả trộn đều cho vừa khẩu vị. Không cho thêm đường vì bắp đã có vị ngọt.
Vỏ bánh tráng để cuốn dùng loại có màu vàng hay dùng bánh đa nem thì khi chiên sẽ có màu vàng đẹp.
Múc nhân cho lên vỏ bánh tráng và cuốn như bình thường hay cuốn chả giò.
Bắc chảo dầu lên bếp và cho chả giò vào chiên. Lúc mới đầu cho chả giò vào thì không để dầu sôi quá.
Chả giò vàng thì mở lửa to rồi sau đó gấp ra để không hút dầu nhiều. Vớt ra rổ có lót giấy thấm bớt dầu và xếp đứng để chả giò rõ dầu xuống và không bị chèn lên nhau như khi nằm lộn xộn.
Khi ăn dọn kèm rau sống, sà lách và chấm nước mắm chay chua ngọt.


ST

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Món bánh nậm chay

Món bánh nậm là bánh quen thuộc của ẩm thực Việt. Dù là bánh mặn hay chay đều được đông đảo mọi người từ già đến trẻ, thậm chí là trẻ em đều dùng ngon vì bánh được làm từ bột gạo, một loại bột "lành".


Nguyên liệu

500g bột gạo
100g chà bông chay
100g tôm khô chay
1000ml nước lọc
Gia vị: muối, dầu ăn…
Lá chuối hay lá dong (để gói bánh)
200ml nước mắm chay
 
Cách làm

Lấy thau đổ bột vào và lấy nước rưới lên bột, từ từ, vừa rưới vừa bóp nhỏ bột đều hết. 

Lấy rây lọc sạch nước bột gạo rồi thêm vào bột một muỗng dầu ăn và một chút muối. 
Đổ vào nồi, bắc lên bếp, đun lửa nhỏ và khuấy đều. Phải khuấy luôn tay kẻo bột khét và nổi cục (nổi óc trâu). Thấy bột hơi nặng tay, đặc lại, nhắc xuống, khuấy thêm một lát nữa, bột đặc vét không chảy là vừa, để nguội.
Chà bông chay và tôm khô chay đã giã nát trộn đều xào qua với dầu ăn.
Lá gói bánh phơi nắng hoặc nhúng qua nước nóng cho mềm, dùng kéo cắt đầu đuôi và cái sống giữa cho sát, rửa sạch lau khô, cắt miếng vuông 20 cm.

Trải lá ra mâm, trải một lớp bột mỏng, chính giữa lá bỏ một đường thẳng nhụy tôm chà bông chính giữa bột, gấp lá gói lại, bẻ hai đầu cho cân, gói rồi vuốt cái bánh cho thẳng. 
Gói bánh với tỉ lệ cứ 1 muỗng súp bột thì rải đều 1 muỗng cà-phê nhân. Dùng tay vuốt đều cho bánh gọn đẹp. 
Xếp từng bánh vào xửng hấp trong bếp lửa 5 phút là bánh chín. Lấy bánh trải ra cái sàn cho ráo nước rồi hãy lấy khăn chặm cho khô.
Nấu nước mắm: cho nước mắm + nước lọc + đường lên bếp nấu sôi cho tan đường, để nguội khi ăn pha thêm chanh và dầm ớt.
Bí quyết: Sau khi xếp lá gói bánh thì thoa một ít dầu ăn vào lá để khi cho bột vào sẽ không bị dính. Khi bánh chín cũng dễ dàng lấy ra đĩa.
Chúc các bạn ngon miệng với món bánh nậm chay nhé!
Theo Mê nấu Nướng

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

MẮM CHAY

Món mắm chay cũng không thể thiếu trong thực đơn chay đầu năm bởi sự đậm đà và thơm ngon của rau củ tươi làm cho món ăn thêm thanh tịnh.
 
Nguyên liệu

100g củ cải trắng muối 
100g dưa leo
1 miếng tàu hũ trắng
1 củ khoai tây lớn
muối, đường 

Cách làm

Củ cải trắng muối mặn, nếu mua dạng cắt sẵn thì khỏi cắt. Ngâm qua vài lần nước và xả cho bớt mặn.
Dưa leo bỏ phần ruột, bào mỏng.
Tàu hủ trắng cắt lại thật mỏng và chiên vàng với dầu rồi cắt sợi.
Khoai tây bào sợi trộn với chút xíu muối. Cho vào chảo dầu chiên vàng. 

Khóm cắt dài mỏng.
Trộn củ cải + dưa leo đều vào nhau, vắt thật ráo. 

Cho rau củ vô tô lớn, trộn với tàu hủ , khoai tây vào trộn đều lại, nêm nếm thêm muối đường cho vừa khẩu vị. 

Theo Học Lóm

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

Bánh bột lọc CHAY

Bên ngoài bánh bột lọc ăn dai dai, bên trong nhân đỗ xanh ăn bùi bùi, dùng kèm với xì dầu và ớt quả. Bạn có thể dùng làm món mặn hay chay đều ngon.



 Nguyên liệu

2 bát bột năng (hoặc bột sắn)
1 M bột gạo
1/2 bát đậu xanh không vỏ
Muối, hạt nêm, hành khô, hành lá và ớt quả
Xì dầu (nước tương).

Cách làm

 Đậu xanh đãi nhiều lần cho sạch, ngâm vào thố nước lạnh có pha một ít muối, ngâm khoảng 1-2 tiếng.
Sau đó hấp chín đậu, giã mịn hoặc cho vào máy xay thật mịn.
Đun nóng hai thìa dầu ăn, phi hành khô thơm, cho đỗ xanh vào xào khô, thêm vào một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, đảo đều, nêm đỗ xanh hơi mặn. Xào khoảng 15 phút đến khi đậu khô.

Vo viên đậu xanh thành những viên tròn.
Hành lá rửa sạch, thái nhỏ, thêm vào bát hành một ít dầu ăn
Cho bát hành lá vào lò vi sóng quay khoảng 30 giây để hành chín.
Bột năng + bột gạo, nửa thìa nhỏ muối, trộn đều.
Cho từ từ hơn một bát con nước sôi nóng già, hỗn hợp bột lúc này sẽ rất nóng dùng muôi trộn đều đến khi hỗn hợp bột nguội bớt bạn dùng tay nhồi đến khi bột trở nên mịn, sờ không dính tay là đạt. Tùy theo liều lượng hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước sôi cho phù hợp.
Tiếp theo dùng tay ngắt thành những viên bột tròn bằng ngón tay trỏ, ấn dẹp ra.
Cho viên đậu xanh vào giữa.
Dùng tay gấp mép bột lại theo hình bán nguyệt, dán kín mép bột, làm cho đến hết phần bột và đậu xanh.
Đun nồi nước sôi nóng có ít dầu ăn, thả bánh bột lọc vào nồi nước sôi luộc cho đến khi bánh chín, nổi trong.
Vớt bánh ra ngay thau nước lạnh có để sẵn vài viên đá lạnh.
Cuối cùng vớt bánh ra đĩa, dùng thìa hay cọ phết đều hỗn hợp hành và dầu ăn lên bề mặt bánh. Và đây chính là thành quả nhé, măm măm ngay thôi nào

Dùng kèm bánh với xì dầu pha với ớt quả. Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

st

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2019

Đậu bắp kho nước tương

Mở hàng năm nay mình chọn món Đậu bắp kho nước trương. Món ăn nhìn bắt mắt, mà hương vị đậm đà, với nhiều loại rau củ quả, cũng không kém phần thanh tịnh và bổ đưỡng. Mời các bạn cùng tham gia.





Nguyên liệu

Đậu bắp : 200g
Bắp non : 100g
Chả lụa chay : 150g
Nước dừa tươi : ½ chén
Sả : 1 cây
Boaro : 1 khúc
Ớt sừng, ớt hiểm, ngò rí
Đường, tiêu, dầu ăn
Hạt nêm từ nấm hương và hạt sen
Bột ngọt
Nước tương


Cách làm

Chả lụa cắt cỡ như bắp non. Đậu bắp cắt bỏ cuống, để nguyên trái.
Sả cắt khúc 4cm đập giập. Boaro cắt lát. Ớt sừng cắt xéo. Ớt hiểm đập dập.
Đun nóng 2M dầu ăn, phi thơm boaro, vớt ra để riêng, tiếp tục chiên đậu bắp với lửa vừa, thêm bắp non vào xào khoảng 2 phút.

Cho sả đập dập và 1/2 chén nước dừa vào. 
Nêm 1M đường, 2M nước tương , 1m hạt nêm, 1/3m bột ngọt.
Thêm ớt sừng, ớt hiểm, chả lụa vào đun lửa riu riu đến khi nước cạn, có độ sánh, rau củ và chả lụa thấm gia vị là được.
Cho món ăn ra dĩa, rắc thêm tiêu, boaro phi và ngò rí. Dùng nóng với cơm.

ST

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2019

Cách làm tôm khô tại gia

Tết là mùa dùng đến tôm khô nhiều nhất trong năm. Tôm khô vừa làm món ngon ngày Tết vừa để biếu bạn bè, người thân. Nếu mở một gói tôm khô với nhiều túi hút ẩm trong đó, có lẽ bạn sẽ chùng tay lại vì e ngại hóa chất hay mức độ vệ sinh! Chỉ vài tiếng là có một mẻ tôm khô ngon lành mà thật "tươi" nè!


Nguyên liệu

1kg tôm thẻ loại 45-50 con
2 M muối
1M rượu trắng
1M đường

Cách làm

Cắt chéo bỏ gai trên đầu, rồi lấy túi dơ ra.



 Dùng tăm lấy chỉ đen trên sống lưng cho sạch

Rửa qua 2-3 lần nước cho sạch, rồi cho ra thau.
Cho vào thau 1M muối + 1M rượu + 1M đường + 400ml nước đá lạnh (cho tôm tươi), khuấy đều cho tôm vào ngâm cho tôm tươi, mất mùi tanh và sẽ làm cho tôm đỏ trong 5 - 7phút.
Vớt tôm cho vào nồi, để lửa vừa, thêm 2m rượu + 1m muối. Bắt đầu đảo đều, rang lên cho đến khi tôm ráo nước và đỏ đều.



Có 2 cách một là sấy khô 60 độ, và 20 phút đảo qua cho săn đều. Hai là đem phơi.
Trước khi làm khô, có thể để nguyên vỏ hoặc bóc vỏ cho mau khô và lấy phần đầu vỏ để nấu canh hay làm muối tôm.
Tôm tự tay mình làm không lo thuốc bảo quản, hay mất vệ sinh. 1kg tôm tươi làm được hơn 100g tôm khô.

Theo Học lóm

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

Thận khỏe đến đâu, cơ thể khỏe đến đó


Tiến sĩ Đông y chia sẻ 3 bí quyết bổ thận: Thận khỏe đến đâu, cơ thể khỏe đến đó



Tiến sĩ Đông y chia sẻ 3 bí quyết bổ thận: Thận khỏe đến đâu, cơ thể khỏe đến đó

Thận khỏe thì các bộ phận trên cơ thể mới "bền". Đây là lời khuyên của chuyên gia về cách chăm sóc thận hiệu quả. Mỗi người cần phải làm cho được ít nhất 3 việc để thận luôn khỏe.

Tại sao nói tuổi thọ con người phụ thuộc vào sức khỏe của thận?
Theo các nghiên cứu Đông y cho thấy, tuổi thọ của mỗi người dài hay ngắn đều có sự liên quan mật thiết đến sức khỏe của thận.
Tinh thận khỏe chính là cốt lõi của sự sống. Nếu tinh lực này được sử dụng một cách khoa học thì sẽ dùng được lâu dài, nghĩa là tuổi thọ sẽ cao. Điều này là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của mỗi người.
Trong cuốn sách "Cách loại bỏ lạnh ra khỏi cơ thể" của Tiến sĩ Vương Trường Tùng (chuyên gia Đông y nổi tiếng Đài Loan) viết rằng, tuổi thọ con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, được chia thành 2 nhóm là do "trời sinh" và do "nhân sinh" hay còn gọi là khách quan và chủ quan.
Nhóm nguyên nhân trời sinh như gen di truyền, bản thân mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, ung thư hoặc có thể chất yếu ớt.
Nhóm nguyên nhân "nhân sinh" là các yếu tố cá nhân như thói quen ăn uống, cảm xúc tâm lý, môi trường sống, tác động của môi trường làm việc đến sức khoẻ.
Nếu bạn thuộc nhóm không có bệnh trời sinh, nhưng thói quen sinh hoạt, lối sống không lành mạnh cũng có thể dẫn đến tuổi thọ thấp. Ngược lại, nếu bạn thuộc nhóm mắc bệnh trời sinh, nhưng cách chăm sóc bản thân tốt thì tuổi thọ vẫn có cơ hội cải thiện hơn rất nhiều.
Đông y cho rằng, thận giống như là nơi dự trữ năng lượng sống của con người, nếu năng lượng dồi dào, sử dụng tiết kiệm, thì sẽ dùng được lâu dài. Ngược lại, nếu năng lượng ít, sử dụng thiếu khoa học, thì sẽ nhanh cạn kiệt, cuộc sống sẽ ngắn lại.
Tinh khí trong thận đến từ 2 nguồn: Một là thừa hưởng bẩm sinh từ cha mẹ để lại. Hai là do lối sống sau khi được sinh ra, ngũ tạng vận hành sẽ tạo nên tinh khí. Nếu con người biết tự bổ sung tinh khí này, thì sức sống có thể được kéo dài hơn. 

Tiến sĩ Đông y chia sẻ 3 bí quyết bổ thận: Thận khỏe đến đâu, cơ thể khỏe đến đó - Ảnh 2.
Làm gì để bổ sung tinh khí, nâng cao sức khỏe của thận?

1. Đại tiểu tiện thông suốt
Đông y cho rằng, đại tiểu tiện là việc "đầu ra" của thận. Việc này thực hiện tốt thì thận sẽ hoạt động trơn tru. Khi đại tiểu tiện không thông, cơ thể sẽ tích tụ độc tố, làm cho toàn bộ cơ thể mệt mỏi, buồn chán, từ đó trực tiếp làm tổn thương thận. Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn.
Khi thận hư tổn, cũng dễ dẫn đến khó tiêu hóa, khó đại tiểu tiện, thậm chí cảm thấy chóng mặt hoa mắt khi đi ngoài, ngồi lâu cũng không hoàn thành việc đại tiện.
Ngoài ra, có người bị các triệu chứng đi ngoài phân lỏng, khó tiêu hóa, đau đầu gối, đau lưng, chóng mặt, ù tai. Vì vậy, duy trì được việc đại tiểu tiện trơn tru cũng là một cách chăm sóc thận.
Đối với bệnh nhân bị suy thận, chức năng thận kém, cần thực hiện việc thải độc tố trong thận ra ngoài. Nếu bị táo bón, có thể áp dụng các giải pháp như xoa bóp vùng bụng và thận, chế độ ăn uống nhuận tràng, lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa để bài tiết thải độc nhanh chóng.
Nếu dùng thuốc Đông y, có thể uống thêm nhục thung dung có tác dụng bổ thận, nhuận tràng thông tiện.

2. Uống nước dưỡng thận
Nước là nguồn sống của con người, chúng tồn tại ở khắp nơi trên cơ thể, nếu thiếu nước thì cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nước giúp cơ thể trao đổi chất và thực hiện thuận lợi quy trình tự thải độc. Thiếu nước sẽ là gánh nặng cho thận. Vì vậy, uống đủ nước là giải pháp quan trọng để bảo vệ thận.
Khi uống nước, cần chú ý 3 điều quan trọng, một là không chờ khát mới uống, chủ động uống đủ nước. Hai là nên uống nước ấm, hạn chế nước lạnh, nước đá. Ba là không nên uống đồ uống có ga, nước ngọt hoặc các món lạnh.
Theo TS Tùng, chúng ta không thể thay đổi gen di truyền hay yếu tố khách quan, mà chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi yếu tố chủ quan bằng chế độ ăn uống phù hợp, thói quen sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đủ máu, làm ấm lá lách và dạ dày, nuôi dưỡng thận đúng cách là có thể đủ điều kiện để sống thọ.
Tiến sĩ Đông y chia sẻ 3 bí quyết bổ thận: Thận khỏe đến đâu, cơ thể khỏe đến đó - Ảnh 3.
Tiến sĩ Vương Trường Tùng (chuyên gia Đông y nổi tiếng Đài Loan)

3. Ăn uống đúng cách
Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng, mỗi người đều nên lựa chọn thực đơn ăn uống bổ thận hiệu quả.
Những món ăn tốt nhất cho thận là các thực phẩm màu đen như gạo lứt, lúa mạch đen, đậu đen, mè đen, nấm hương, mộc nhĩ, hải sâm đen, rong biển, tảo bẹ, dâu tằm, xương gà ác…
Những thực phẩm màu đen thường có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa các gốc tự do, chất chống oxy hoá, hạ lipidemic, mỹ phẩm, chống lại sự hình thành các khối u...
Những thực phẩm nên ưu tiên ăn nhiều hơn

- Hạt dẻ
Người xưa xem hạt dẻ và "vua của muôn loài" trong giới trái cây tự nhiên. Thậm chí ở Mỹ còn gọi hạt dẻ là "quả nhân sâm".
Những người bị đau lưng mỏi gối, ăn uống không ngon miệng, đi tiểu nhiều, tiêu chảy mãn tính thì ăn hạt dẻ có tác dụng giảm nhẹ tình trạng bệnh.
Dược vương nổi tiếng Trung Hoa, Tôn Tư Mạc từng nói rằng, hạt dẻ chính là "quả dành cho thận", đặc biệt tốt cho người yếu thận.

- Tôm
Tôm có hương vị thơm ngon, vừa ngọt vừa mặn, có tác dụng tốt trong việc bổ thận tráng dương, giúp tinh lực dồi dào. Nam giới thường xuyên ăn tôm có thể giúp cho khả năng tình dục được cải thiện đáng kể.
Dân gian có câu nói nổi tiếng "Nam tôm Nữ cua" hay là "đắt như tôm tươi" là với hàm ý như vậy. Tôm có nhiều loại, bạn có thể ăn loại nào cũng tốt, giúp người ốm yếu bồi bổ sức khỏe. Người chân tay yếu ớt, cơ thể suy nhược, khả năng tình dục hạn chế, chán ăn… thì đều nên ăn tôm hàng ngày.

- Hàu
Là hải sản có nhiều nguyên tố vi lượng, tính lạnh nhẹ, có thể ích dương bổ âm, bổ thận sinh tinh, có tác dụng tốt đối với nhóm người bị di tinh, tinh trùng yếu, bất lực, đổ mồ hôi đêm, nhịp tim đập nhanh và các triệu chứng khác.
Tiến sĩ Đông y chia sẻ 3 bí quyết bổ thận: Thận khỏe đến đâu, cơ thể khỏe đến đó - Ảnh 4.

- Trứng chim cút
Trứng chim cút được xem là một loại thuốc bổ tốt, có vai trò mạnh mẽ trong việc bổ thận tráng dương, tăng khả năng tình dục, giúp xương cốt chắc khỏe.

- Cá ngựa
Cá ngựa tính ấm, có tác dụng bổ thận tráng dương, người mắc chứng thiếu thận dương có thể ăn bổ sung để khắc phục hạn chế. Đặc biệt phù hợp với người mắc chứng bất lực, vô sinh, hen suyễn. Chế biến cá ngựa bằng cách phơi khô, nghiền thành bột và pha với rượu để uống, mỗi lần không quá 1-2g.
Tiến sĩ Đông y chia sẻ 3 bí quyết bổ thận: Thận khỏe đến đâu, cơ thể khỏe đến đó - Ảnh 5.

- Lá hẹ
Hẹ không chỉ là thực phẩm gia vị, mà Đông y còn xem đây là một vị thuốc quý với nhiều tác dụng. Nhóm người nên ăn hẹ gồm người cần bổ thận, điều trị đái dầm, đa niệu, liệt dương, mộng tinh, thuyên tắc mạch.
Trong lá hẹ có tinh dầu và cellulose nhiều hơn, có thể làm tăng khả năng vận động của dạ dày-ruột, có thể điều trị táo bón thông thường, phòng ngừa ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, một số thực phẩm có tác dụng tốt cho thận còn có táo, lạc, hạt thông, hạt hướng dương, quả óc chó, vải, thịt cừu và rong biển. 

Theo Soha