Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Gà nướng rau mùi

Một món gà ngon, lạ miệng, và nhìn cũng rất hấp dẫn. Mời các bạn xem! 


Nguyên liệu

1kg gà không xương (loại má đùi)
1/4 cup dầu olive
1/4 cup tỏi băm
1 nắm ngò tươi
3/4 - 1cup tương ớt ngọt

Cách làm

Cho thịt gà vào túi zip.
Cho tỏi + ngò + dầu olive vào chung trong máy xay cho đến khi nhuyễn. Cho hỗn hợp này vào trong túi gà. 

Cố gắng đẩy hết không khí ra, kéo túi zip lại cho kín, rồi nhồi nhẹ cho gà và hỗn hợp hòa quyện vào nhau. 
Để qua đêm hoặc 1 ngày.
Khi ăn lấy ra nướngvàng mặt này hãy qua mặt khác. Thời gian chừng 4-5 phút.

Cho ra dĩa rồi phết tương ớt ngọt lên. Ăn với cơm nóng và rau luộc thật là ngon!

Bichnga soạn theo RecipeGirl

* Có thể thêm chút muối khi ướp nếu bạn thích cho miếng thịt được đậm đà.
* Để đẩy hết không khí trong túi zip ra, bạn cho túi zip vào thùng nước. Túi Z sẽ từ từ chìm xuống cho tới khi nước gần tới miệng túi thì dừng lại. Lúc đó KK cũng đã bị nước ép ra tới đó.Từ từ miết miệng túi lại. Bạn có thể gắn vào trong túi 1 cái ống hút, rồi miết miệng túi lại, đẩy ống hút qua một bên, cho tới kkhi không khí ra hết thì nhanh tay kéo ống hút ra và miết phần còn lại của túi cho thật kín. Các động tác này đều làm trong thùng nước và nhớ đừng làm tràn nước vào túi nhé!

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Bánh bí ngòi

Bánh bí ngòi dùng để ăn vặt hay làm món chay cũng rất thích hợp. Mời các bạn thưởng thức!

Nguyên liệu

2 trái bí ngòi lớn
1/3 cup bột mì đa dụng
1/3 cup vụn bánh mì
2 trái trứng lớn
1/2 m bột baking soda
1/2m muối
1/8 m tiêu xay
2 cup dầu chiên (dầu olive càng tốt)

Cách làm

 Bào sợi, hay xắt sợi bí ngòi. Cho vào khăn vắt nhẹ cho ra bớt nước.


Cho bí ngòi vào thố, cho tất cả nguyên liệu còn lại vào cùng thố bí ngòi
Trộn đều tất cả lại cùng với nhau.

Để chảo dầu lên bếp lửa nóng vừa.
Múc từng hỗn hợp từng muỗng cho vào chảo dầu, ấn cho dẹt xuống chừng 0,8cm.

Chiên vàng cả 2 mặt. Ăn nóng chấm với những loại sốt bạn thích. 

Bichnga biên soạn theo

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Làm sao để trắng răng -sạch miệng

Cách đơn giản nhất là sử dụng những gì đang có tại nhà và không độc hại.

Cách 1. kem đánh răng và dâu tây
Dằm 1 trái dâu tây cùng với 1 M kem đánh răng cho thật nát. Dùng bàn chải đánh răng chà răng cùng hỗn hợp này như kem đánh răng thông thường. Bạn sẽ có một nụ cười thật thơm tho cùng hàm răng trắng xinh xắn.

Cách 2: Viên than và nước
Cà nát 2 viên than (mua ở tiệm thuốc tây), rồi cho chút nước trộn lên thành một chất bột sền sệt. Dùng bàn chải đánh răng quệt lấy hỗn hợp này chà lên răng, ta cũng có một hàm răng trắng muốt. Sau khi chà hỗn hợp than này xong, nhớ chà lại 1 lần nữa cùng với nước để các hạt than tróc ra hết nhé!

Cách 3: Nước cốt chanh và baking soda (bột nổi - không phải baking powder nhá!)
Vắt lấy 2 muỗng cà phê nước cốt chanh, hòa với 1 m bột baking soda. Múc hỗn hợp này cho lên bàn chải và chà răng. Một hàm răng trắng tinh đang chờ bạn đấy.


Cách 4: Dưa leo và trái kiwi

Cắt lấy vài lát dưa leo và kiwi, bỏ vỏ, dằm nát. Dùng bàn chải đánh răng quệt lấy hỗn hợp ấy chà lên răng. Một hàm răng trắng thơm giúp bạn tự tin khi "ăn nói".

Đó là ở nhà, khi bạn có đủ đồ đạc để "hành nghề". Vậy còn ngoài quán ăn thì sao? Sau khi ăn xong chúng ta thường hay tráng miệng bằng chuối. Vậy hãy lấy ... vỏ chuối chà răng nhé! Việc này cũng giúp cho miệng chúng ta sạch sẽ thơm tho, không còn vướng các mùi "trần tục".


Nếu chúng ta không tráng miếng bằng chuối thì làm sao nhỉ? Hãy xúc miệng bằng vài ngụm coca cola, miệng chúng ta thơm tho, và sạch sẽ hơn. 

Hãy chà răng bằng một trong những cách trên mỗi tuần 1 lần để tự tin nói cười nha các bạn! 



Bichnga biên soạn theo 5 crafts

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Cách luộc khoai lang không nước

Mình đã nghe nhiều người nói về cách luộc khoai lang này, nhưng còn "bán tín bán nghi" vì sợ cháy cái nồi, với lại nhà cũng ít người ăn nên mình gọt cắt lát hấp nồi cơm. Hôm nay đọc được bài cách luộc chuối do một "shop" bán khoai online chỉ, mình mang về đây chia sẻ cùng các bạn nè! 

 CÁCH LUỘC KHOAI LANG MẬT KHÔNG NƯỚC
🌽Bước 1: Khoai lang rửa sạch, để nguyên vỏ, cho ra rổ để ráo nước. Chuẩn bị nồi, dụng cụ muỗng, nĩa bằng inox.


Lưu ý: Phải để khoai ráo trước khi cho vào nồi nhé. Nếu không có thời gian đợi bạn có thể dùng khăn giấy để thấm khô.

🍊Bước 2: Cho nồi lên bếp. Xếp các muỗng, nĩa inox vào bên trong đáy nồi.




🌽Bước 3: Cho khoai lang vào nồi, đậy kín nắp, bật lửa nhỏ, nấu khoảng 60 - 80 phút. Cứ 30 phút mở nắp nồi ra, trở khoai lang lại cho chín đều.





🍊Bước 4: Khi thấy khoai có mùi thơm nhẹ, mở nấp nồi, kiểm tra xem khoai chín chưa, bằng cách dùng đũa chọc vào củ khoai. Khoai mềm, tươm mật là ngon.
Lưu ý: Trong quá trình nấu bạn không nên mở nắp nồi thường xuyên. Với củ nhỏ, bạn nấu với lửa vừa khoảng 25-30 phút thì dùng đũa chọc vào khoai kiểm tra, nếu khoai mềm là đạt, với củ lớn thì thời gian nấy lâu hơn tầm 10 phút.



🌽Bước 5: Lấy khoai ra, để nguội và thưởng thức. Khoai mềm, thơm thơm y như khoai nướng than luôn đấy.


Theo Farmers' Market




Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Chạy lùi tốt hơn gấp 6 lần chạy tiến?

Nhớ là chỉ chạy trên mặt phẳng thôi nhé các bạn. Còn thấy chưa yên tâm thì tập trên máy cho an toàn. 





Theo ĐKN

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Uống nước gừng ta được lợi gì?

Không biết từ khi nào các cụ đã rút ra kinh nghiệm khi phối hợp nguyên liệu chính với các loại nguyên liệu phụ như một loại gia vị khác để làm tăng cảm giác ngon miệng và còn khử độc hay làm tăng dinh dưỡng cho món ăn nữa.   
Mình đã dùng trà gừng để giải càm hay lúc ăn không tiêu và làm gia vị. Tuy nhiên khi hết bệnh mà còn dùng là mình nổi mụn và táo bón ngay vì mình thuộc máu ..."nóng".
Do đó bài này mang tính chất tham khảo, còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người . Các bạn có thể gia giảm liều lượng hay không dùng tùy ý! 

Uống nước gừng khi đói cơ thể bạn sẽ nhận được 7 tác dụng không ngờ


Uống nước gừng khi đói cơ thể bạn sẽ nhận được 7 tác dụng không ngờ
Uống nước gừng khi đói là thói quen tốt để cải thiện lưu thông máu. Gừng có chứa magie, kẽm và kali giúp điểu chỉnh và giảm cơ chế viêm tác động xấu đến hệ tuần hoàn.
Củ gừng là thảo mộc tự nhiên được sử dụng làm thuốc trong nhiều thế kỷ qua nhờ chứa hàm lượng cao chất dinh dưỡng và các hợp chất mạnh mẽ có hiệu quả trong chữa bệnh.
Gừng được xem là liều thuốc giảm đau và kháng viêm tự nhiên cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, gừng có chứa chất chống oxy hóa cao, có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Bạn có thể bổ sung gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày với nhiều cách khác nhau, đặc biệt, nó còn phát huy hiệu quả hơn khi bạn dùng nước gừng khi đói.
Uống nước gừng khi đói cơ thể bạn sẽ nhận được 7 tác dụng không ngờ - Ảnh 1.
(Ảnh minh họa)
Công thức làm nước gừng tại nhà:
Thành phần:
1 muỗng canh bộ gừng (10g)
3 cốc nước (750ml)
Nước ép nửa quả chanh
1 muỗng canh mật ong hữu cơ (25g)
Cách làm:
Cho 1 muỗng canh gừng vào 3 cốc nước, đun sôi, để lửa nhỏ trong 15 phút, sau đó thêm nước chanh. Tắt bếp, để nguội, thêm mật ong để làm ngọt.
Uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày vào lúc đói để nhận được những tác dụng sau:

1. Tăng cường khả năng lưu thông máu
Uống nước gừng khi đói là thói quen tốt để cải thiện lưu thông máu. Gừng có chứa magie, kẽm và kali giúp điểu chỉnh và giảm cơ chế viêm tác động xấu đến hệ tuần hoàn.
Uống nước gừng khi đói cũng làm giảm mức cholesterol xấu trong động mạch, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Uống nước gừng khi đói cơ thể bạn sẽ nhận được 7 tác dụng không ngờ - Ảnh 2.
(Ảnh minh họa)
2. Tăng cường chức năng đường tiêu hóa
Thống kê cho thấy, những người uống nước gừng vào buổi sáng khi đói thường ít bị khó tiêu và táo bón. Nguyên nhân là gừng chứa lượng chất xơ, chất dinh dưỡng có tác động tích cực đến nhu động ruột.
Bên cạnh đó, gừng có giúp kiểm soát axit dạ dày quá mức và đào thải các loại khí tích tụ trong ruột. 

3. Kiểm soát sự tích nước của cơ thể
Tính chất lợi tiểu và kháng viêm của gừng khiến nó trở thành lựa chọn tự nhiên và lành mạnh để chống lại sự tích nước.
Uống nước gừng khi đói hàng ngày có thể loại bỏ sự tích nước trong các mô, tăng mức năng lượng, từ đó giúp cơ thể tránh mệt mỏi. 

4. Tăng cường hệ miễn dịch
Uống nước gừng mỗi ngày là một trong những phương pháp đơn giản để nạp dinh dưỡng, cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Duy trì thói quen tốt này còn giúp cơ thể kích thích sản xuất các kháng thể để chống lại các tác hại của vi sinh vật và vi khuẩn. Cụ thể, uống hỗn hợp nước gừng khi đói có thể giúp ngăn ngừa:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Ho và cảm lạnh
- Bệnh cúm
- Nhiễm trùng âm đạo
- Bệnh tự miễn dịch 

5. Giảm đau khớp
Gừng được biết đến như một phương thuốc tự nhiên chữa đau cơ và đau khớp hàng trăm năm nay. Thành phần chính của gừng là gingerol có tác dụng chống viêm và giảm đau. 

6. Ngăn ngừa chuột rút
Uống nước gừng khi đói đặc biệt hiệu quả ở những người hay bị chuột rút cơ bắp. Nguyên nhân là bởi gừng có chứa một lượng lớn chất khoáng giúp điều chỉnh các chất điện phân trong cơ thể và ngăn ngừa phản ứng chuột rút.
Uống nước gừng khi đói cơ thể bạn sẽ nhận được 7 tác dụng không ngờ - Ảnh 3.
(Ảnh minh họa)
7. Ngăn ngừa sự lão hóa sớm
Gừng có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, vitamin và khoáng chất, cho nên, nước gừng mật ong là đồ uống giải khát hoàn hảo để chống lại các tác động tiêu cực của các gốc tự do đến mô của bạn.
Chất chống oxy hóa có trong gừng ức chết sự hủy hoại tế bào và ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư, Alzheimer và viêm khớp.


*Theo Steptohealth

+ Để thuận lợi hơn , các bạn có thể mua trà gừng hòa tan, và cho thêm ít giọt chanh là ta có tách trà gừng chanh đường rồi.

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Bánh quy bơ đậu phộng

Bánh quy bên ngoài đôi lúc không vừa miệng mà lại còn có chất bảo quản. Tự làm bánh quy ăn đỡ đói hay nhâm nhi buổi trà chiều chỉ với 3nguyên liệu thôi nè! Các cbạn nhớ thử nha!


Nguyện liệu

1 cup đường cát trắng
1 cup bơ đậu phộng
1 trái trứng gà

Cách làm

Làm nóng lò 350'F hay 180'C
Lót giấy sáp lên khay nướng.
Cho đường + bơ + trứng vào trộn thật đều trong 1 cái thố, cho đến khi đường tan quyện vào thành một hỗn hợp đồng nhất.
Dùng loại muỗng múc kem hay muỗng ăn cơm múc thành từng viên bỏ ra khay nướng có lót giấy sáp. Dùng tay vo lại cho tròn.
Dùng nỉa lớn, ấn ngang - dọc tạo khía cho bánh rồi bỏ vào nướng 12 phút.
Để nguội 1-2 phút cho vào hộp ăn dần nhé! 
Nếu muốn sáng tạo , bạn có thể cho nho khô hay các loại hạt mà bạn thích.
Nhưng lúc đ1o là hơn 3 loại nguyên liệu nhá! 

Kiểu bánh này thật dễ phải không nào? Chúc các bạn thành công. 

Bichnga soạn theo  Barefeet In The Kitchen.

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Dưỡng Thận bằng cách nào?

Thận có khỏe thì sức mới bền: 8 cách chăm sóc thận đơn giản bất kỳ ai cũng nên làm

Đông y có cách chăm sóc thận đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được, không tốn kém mà hiệu quả lâu dài. Chỉ cần bạn biết bí quyết này và kiên trì thực hành đều đặn.
Đông y có câu nói nổi tiếng, thận khí đủ thì bách bệnh trừ. Ý chỉ rằng nếu thận khỏe thì người sẽ khỏe, mọi bệnh tật sẽ tự tiêu tan.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều người không biết cách dưỡng thận, không chăm sóc thận đúng mực dẫn đến nhiều bệnh phát sinh như sỏi thận, suy thận, thậm chí phải chạy thận, thay ghép thận mới, rất tổn hại đến sức khỏe , tài chính và tuổi thọ.
Một cặp thận đại diện cho âm và dương, thận phải tính âm, thận trái tính dương, có chức năng kiểm soát lục phủ, ngũ tạng. Do sự đặc biệt đó, các chuyên gia Đông y khuyên bạn cách dưỡng thận đơn giản nhưng rất hữu hiệu như sau.

1. Xoa bóp tai
Theo Đông y, nhìn hình thức cũng đủ nhận ra rằng tạo hóa đã tạo ra 2 quả thận có hình đôi tai. Thực tế, tai là cơ quan đại diện cho thận. Nếu thường xuyên xoa bóp hai tai có tác dụng cường thận, dưỡng thận.
Cách thực hiện xoa bóp đơn giản, 2 tay cầm nhẹ vào vành tai, chà xát đến khi tai nóng lên và tỏa nhiệt. Sau đó nắm chặt vành tai và thả lỏng. Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Cũng có thể làm ít hơn, tùy thời gian của bạn. Mục đích là tai phải nóng lên.
Liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và kiện toàn chức năng thận.

2. Chà xát thắt lưng
Thắt lưng là vị trí tương ứng với thận, bao bọc và giữ ấm cho thận. Chà xát vùng thắt lưng có thể khơi thông kinh mạch, khí huyết thông suốt, tăng cường chức năng của thận. Sau mỗi lần đại tiểu tiện, dùng hai tay chà xát thắt lưng 36 lần, sẽ cảm thấy nóng vùng thắt lưng. mang lại hiệu quả chăm sóc thận tuyệt vời.

3. Ngâm chân
Mỗi đêm dùng nước nóng ngâm chân, sau đó xoa xát nhiều lần huyệt Dũng tuyền trong lòng bàn chân. Hoặc có thể vỗ huyệt Thận du, các ngón tay chụm lại, lòng bàn tay khum thành nơi chứa khí, vỗ lên huyệt Thận Du phát ra tiếng kêu như tiếng vỗ tay, thì hiệu quả càng tốt.
Huyệt Thận du: Lấy đối xứng từ rốn ra sau lưng một vị trí, trên cột sống đó là huyệt Mệnh môn, sau đó kéo ra hai bên mỗi bên khoảng 1,5 thốn là gặp huyệt Thận du.

4. Luyện đầu ngón tay út
Ngỏn tay là điểm xuất phát của các kinh mạch, cửa ngõ của nội tạng. Đầu ngón út có nhiều dây thần kinh, đồng thời có liên kết với lục phủ ngũ tạng. Đầu ngón út tay phải có sự liên kết với thận. Đầu ngón út tay trái có liên thông với bàng quang.
Thường xuyên luyện đầu ngón út có thể cường thận. Phương pháp luyện tập phổ biến là hằng ngày dùng ngón út nâng ấm nước hoặc cốc nước 99 lần, trong sinh hoạt hàng ngày có thể ưu tiên dùng ngón út để lật sách, mở cửa hoặc làm thêm các việc khác trong khả năng thay vì “ngồi chơi”.

5. Úp tay vào lưng
Mỗi đêm trước khi ngủ lấy hai mu bàn tay tựa lên vùng thắt lưng, ở tư thế nằm ngửa trên giường. 5-10 phút sau, nhiệt sẽ từ từ lan khắp toàn thân. Lúc đầu hai tay bị thắt lưng đè lên sẽ bị tê, 3-5 ngày sau khi đã quen thì không tê nữa, hai chân sẽ cảm thấy nhẹ nhàng linh hoạt.
Dù buổi tối hay ban ngày, chỉ cần là đang nằm, hãy kiên trì dùng 2 mu bàn tay ép lên 2 thắt lưng nửa giờ, sẽ thấy được hiệu quả kì diệu.

6. Ấn huyệt Thái khê
Phương pháp này có thể dùng cho hầu hết các các trường hợp mắc bệnh thận, đặc biệt là đối với người có bệnh thận mãn tính, có biểu hiện phù. Đồng thời cũng giúp loại bỏ quầng thâm mắt, làm trắng da, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng nghe nhìn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Dùng ngón tay cái của tay phải ấn nhẹ vào huyệt Thái khê chân trái và ngược lại, dùng lực sao cho cảm thấy có cảm giác là vừa. Tùy thời gian của bạn, có thể ấn từ 3-5 phút hoặc hơn.


7. Ấn huyệt Quan nguyên
Thường xuyên dùng ngón tay ấn, xoa bóp huyệt này sẽ có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng của các tạng phủ, tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng chống tăng huyết áp, mỡ máu, táo bón, tiêu chảy, liệt dương, đái dầm, choáng đầu, mất ngủ, đau bụng kinh.
Huyệt Quan nguyên (chấm đỏ) nằm phía dưới cách rốn 4 ngón tay

8. Tập luyện khí công
Lý luận về cơ thể người trong khí công gắn liền với học thuyết Âm – Dương và ngũ hành của Đạo gia, coi thân thể người là một hệ thống được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là khí thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Khí chạy trong các kênh phải đạt được cân bằng âm dương, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng.
Nếu dòng năng lượng trong kinh lạc không được thông suốt, sẽ khiến cơ thể bị bệnh. Bộ phận nào tắc nghẽn, bộ phận đó có thể sinh viêm, đau, suy giảm chức năng, kết sỏi (sỏi thận, gan, mật…).
Các bài tập khí công có tác dụng đánh thông các dòng năng lượng để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng trong cơ thể. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương và ngũ hành. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa thì người ta sẽ đảo ngược được các vấn đề bệnh tật, bao gồm cả bệnh thận.
Ngoài ra, để giữ gìn sức khỏe cho thận, bạn cũng nên lưu ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như, không nhịn tiểu, uống đủ nước, không nên ăn quá mặn, hạn chế rượu bia, thịt đỏ, đồng thời kết hợp ngủ sớm dậy sớm. Như vậy không chỉ cường thận mà thực ra là tốt cho toàn thân.
 
Đông y đã hướng dẫn bạn cách chăm sóc thận vô cùng đơn giản, có thể tự làm mọi lúc mọi nơi. Vấn đề là bạn có đủ kiên trì để áp dụng hay không. Sức khỏe trong tầm tay của mỗi chúng ta, hôm nay quan tâm, ngày mai hưởng lợi lớn.

Theo Trí thức trẻ

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Bánh đào

Chỉ với 3 loại nguyên liệu cũng đủ để chúng ta làm được món bánh đào thật ngon, dễ làm, mà nhanh gọn nữa.  Nhớ thử nha các bạn!

Nguyên liệu

350g đào nấu nước đường hay 1 hộp đào
250g bột làm bánh cake đã pha sẵn
8M bơ nấu chảy để nguội

Cách làm

Làm nóng lò nướng lên 350' F
Cho hết đào và nước đường vào một cái khay thủy tinhdùng để nướng 9x13inches
Rây bột vào khay cho phủ đều mặt đào. Không trộn hay khuây gì cả.
Rưới bơ lên trên bột, và cũng làm làm gì thêm nữa.
Bỏ khuôn bột vào nướng trong 30 phút.
Thế là ta có khay bánh đào thơm ngon rồi nhá! 

Bichnga soạn theo A Mom's Take



Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Thể dục cho tuổi trung niên

Vận động cardio giúp tránh bệnh tim mạch, chạy bộ ngừa loãng xương, yoga cho cuộc sống cân bằng, theo Prevention.


Nếu không có điều kiện tập máy hay xe đạp thì đi bộ nhanh cũng rất thích hợp cho tim








Nên chạy theo sức mình, mệt thì chạy chậm, hay đi bộ rồi chạy tiếp.
 Tạ này chừng 500g. Bạn có thể thay bằng chai nước khoáng (có nước) từ 300- 500ml theo sức mình.

Đi, đứng , nằm, ngồi thiền, tĩnh tâm có thể bất cứ lúc nào và bất cứ khi nào thuận tiện. Miễn bạn cảm thấy thoải mái là được.

Những người loãng xương nên cẩn trọng với động tác này. Tập từ từ nâng dần thời gian lên theo sức.



Chúc các bạn có một thân tâm như ý
Bichnga biên soạn theo

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/khoe-dep/tham-my/tuoi-trung-nien-tap-gi-de-giu-suc-khoe-3608804.html