Những thói quen, thái độ tưởng chừng vô tình, thậm
chí đôi khi chỉ là cửa miệng, có thể âm thầm 'giết chết' bạn trong nỗ
lực đạt được thành công trong cuộc sống.
ảnh minh họa
“Tôi không làm được”
Bất kể ai, dù là sếp hay khách hàng, cũng đều muốn hợp tác với những người cầu tiến, quyết tâm. Do vậy, chủ động bỏ cuộc quá dễ dàng sẽ khiến bạn “mất điểm” nặng trong công việc; thay vào đó, hãy cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề còn vướng mắc dù có phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian hơn.
Đừng "buông cờ trắng" đầu hàng quá sớm - Ảnh: Shutterstock
Nếu luôn giữ vững tinh thần không ngại khó, bạn dễ tạo ấn tượng tốt,
thậm chí được xem như “chuyên gia xử lý vấn đề” đáng được tôn trọng, tin
tưởng trong mắt mọi người.“Nhưng tôi luôn làm thế này mà”
Câu nói trên sẽ khiến bạn trở thành người bảo thủ, luôn suy nghĩ theo lối mòn, ít sáng tạo trong mắt đồng nghiệp. Thái độ đó cũng có thể bị xem như sự bỏ cuộc, khác chăng là ở cách bộc lộ, thể hiện bằng lời mà thôi.
Cứng đầu, lì lợm, bảo thủ, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Hãy học cách thích nghi với tốc độ thay đổi chóng mặt của các phương pháp, kỹ thuật mới, nhưng cũng nên nhớ, đừng vì vậy mà trở thành những “nô lệ của công nghệ”.
Hãy sáng tạo - Ảnh: Shutterstock
Tuyệt đối không nên ngồi yên và cầu nguyện cho vấn đề mau chóng qua
đi. Tự tin thể hiện khả năng giải quyết khó khăn, óc sáng tạo là cách
công bằng giúp bạn “vượt mặt” đồng nghiệp trong công ty.“Việc này tôi chỉ làm 1 phút là xong”
Khẳng định bản thân “có thể hoàn thành công việc trong thời gian cực ngắn” vô tình hạ thấp giá trị lao động, công sức chúng ta bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, bạn còn có nguy cơ trở thành kẻ “nói nhiều, làm ít”, hay khoe mẽ nếu không biết cách kiểm soát lời nói.
Cho dù bạn có đủ hiểu biết và kỹ năng để có thể dễ dàng thực hiện nhiệm vụ được giao thì cũng đừng nên khẳng định điều đó. Hơn nữa, trong công việc, cẩn thận là đức tính không bao giờ thừa.
“Đó không phải do lỗi của tôi”
Thói quen hay đổ lỗi dễ khiến chúng ta bị đồng nghiệp ghét bỏ, xa lánh; cũng dễ hiểu thôi, vì họ lo ngại rằng nhỡ đâu bất ngờ, bỗng ngày nào đó sẽ vô tình trở thành “nạn nhân” của bạn.
Để thể hiện tính chuyên nghiệp và tinh thần cầu tiến, biết học hỏi, vươn lên từ khó khăn, chúng ta nên chủ động nhận trách nhiệm trong công việc, chứng tỏ bản thân đáng tin cậy, có thể mang lại các giá trị tốt đẹp cho tập thể.
“Đó không phải là nhiệm vụ của tôi”
Khi bị yêu cầu thực hiện những công việc không có trong thỏa thuận, hợp đồng ban đầu, bạn đừng ngay lập tức giãy nảy, nóng vội đùn đẩy “quả tạ từ trên trời” ra xa. Thay vào đó, nên yêu cầu cấp trên có buổi trao đổi thẳng thắn, rõ ràng về nhiệm vụ, mức lương thưởng... cũng như các chi tiết liên quan khác để đôi bên đều cảm thấy hài lòng.
Dù đang căng thẳng hoặc cảm thấy yêu cầu của đối tác vô lý đến thế nào chăng nữa, tuyệt đối đừng thể hiện sự lười nhác, thiếu quyết tâm bằng cách vùng vằng rằng “đó không phải là nhiệm vụ của tôi”.
“Thật chẳng công bằng chút nào”
Tị nạnh, so đo là thái độ không tốt trong môi trường làm việc - Ảnh: Shutterstock
Khi đã đi làm, bạn sẽ cay đắng nhận ra rằng cuộc sống thực tế chẳng
bao giờ công bằng cả. Đừng than vãn, mà thay vào đó hãy tìm cách giải
quyết mâu thuẫn, chứng tỏ bản thân để những người đối xử phân biệt với
chúng ta phải tự cảm thấy xấu hổ.Sao lương mãi vẫn chưa tăng? Công ty không chịu đề bạt chức vụ cao hơn dù bạn rất xứng đáng? Nếu có thắc mắc, hãy thảo luận trực tiếp, thẳng thắn với cấp trên, tìm hiểu lý do, điều còn vướng mắc để từ đó nỗ lực nhiều hơn nữa, học hỏi liên tục, chứng tỏ họ đã sai khi thiếu sự công bằng, tin tưởng cũng như lời khen ngợi xứng đáng dành cho ta.
“Tôi chẳng cần ai giúp cả”
Trong môi trường công sở ngày nay, hoạt động nhóm trở thành kỹ năng vô cùng quan trọng. Sức mạnh tập thể đương nhiên sẽ lớn hơn nỗ lực của từng cá nhân. Ngoài ra, đó còn là yêu cầu tiên quyết nếu bạn muốn trở thành thủ lĩnh thực thụ. Các thương vụ có sự hợp tác giữa nhiều bên thường thành công, thậm chí từ đó nảy sinh ra cơ hội làm ăn mới.
Trừ khi bạn là siêu nhân, đừng bao giờ tự ảo tưởng, cho rằng bản thân có thể tự thực hiện hoàn hảo mọi việc. Sở hữu khả năng hoạt động độc lập rất đáng quý trọng, nhưng không nên vì vậy mà tự cô lập, từ chối hợp tác với đồng nghiệp xung quanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét