6 bài tập tay dưới đây có thể cải thiện phạm vi vận động, linh hoạt và dẻo dai cho đôi tay bị viêm khớp dạng thấp.
Hàng ngày phải thường xuyên làm việc như đánh máy tính, lau dọn nhà cửa, nấu ăn… khiến nhiều người bị tê cứng các ngón tay, bàn tay hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp mà không hề hay biết.Họ cho rằng những triệu chứng đó là bình thường và có thể vẫn chịu đựng được.
Viêm khớp dạng thấp (RA) là căn bệnh mà hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ gây ra tổn thương lên một số khớp. Đầu tiên là ở ngón tay, sau đó lan ra các khớp khác.
“Ngón tay và ngón chân thường bị đau trước. Vì vậy, khi có triệu chứng đau ở các bộ phận này, người bệnh phải có phương pháp điều trị kịp thời, để tránh lây lan sang các khớp khác.
Bài tập tay có thể cải thiện phạm vi vận động, linh hoạt và dẻo dai cho đôi bàn tay”, Eric Matteson, giáo sư thuộc Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) cho biết.
Theo kết quả công bố vào năm 2015 trên tạp chí The Lancet (Anh), các bài tập tay phù hợp có thể làm gia tăng hiệu quả điều trị và cải thiện chức năng bàn tay ở bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.
Trước khi thực hiện các bài tập này, những người mắc viêm khớp dạng thấp có thể ngâm tay trong nước ấm để giảm đau và mang lại hiệu quả cao hơn.
Bài tập 1: Uốn ngón tay
Trong trường hợp ngón tay cái không thể chạm vào được, hãy cố duỗi ngón cái càng xa càng tốt. Sau đó đưa ngón cái trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại động tác này nhiều lần với mỗi bàn tay.
Bài tập 2: Gập khớp tay
Giữ bàn tay và các ngón tay áp sát thẳng vào nhau. Gập các khớp cuối và khớp giữa của các ngón. Giữ thẳng các khớp ngón tay. Chuyển động từ từ và nhẹ nhàng, đưa bàn tay trở lại tư thế bắt đầu.
Mỗi bài tập, phải lặp đi lặp lại nhiều lần và đổi tay.
Bài tập 3: Nắm bàn tay
Sau đó, các ngón tay gập vào nhau thành nắm đấm hờ, tuyệt đối không nắm chặt. Cử động từ từ và nhẹ nhàng, đưa bàn tay trở về tư thế ban đầu và sau đó làm lại động tác này nhiều lần cho mỗi bàn tay.
Bài tập 4: Vòng tay chữ C
Lặp đi lặp lại động tác nhiều lần và đổi tay.
Bài tập 5: Vòng tay chữ O
Sau đó, tiếp tục đưa ngón tay cái lần lượt chạm vào ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út. Làm lại động tác này nhiều lần với mỗi tay. Bạn có thể tập động tác này bất cứ khi nào tay của bạn bị đau và cứng.
Bài tập 6: Di chuyển ngón tay
Theo Sohanews
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét