Có thể kết luận: dân tộc Việt Nam tồn tại
được và không bị đồng hóa sau hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của một
quốc gia liền kề có nền văn hóa lớn mạnh là nhờ đã phát huy bản lĩnh trí
tuệ của mình, thể hiện ở chỗ sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng
tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các
triều đại phong kiến Trung Hoa.
Có những người Hán đã nhận ra bản lĩnh trí tuệ ấy của người Việt.
Năm 987, nhà Tống cử Lý Giác李覺 đi
sứ sang Hoa Lư, Việt Nam, được hai vị Quốc sư Khuông Việt và Pháp Thuận
đón tiếp, đàm phán các vấn đề quốc gia đại sự và họa thơ. Khi về nước,
Lý Giác tặng vua Lê Đại Hành một bài thơ, trong có câu: “Thiên ngoại hữu
thiên ưng viễn chiếu 天外有天應遠照”, nghĩa là: “Ngoài trời
này còn có trời khác, nên nhìn thấy”. Nói cách khác, thế giới này đâu
phải chỉ có một mặt trời Trung Hoa mà còn có mặt trời Việt Nam!
Câu
thơ cho thấy Lý Giác đã bước đầu nhận ra bản lĩnh trí tuệ của người
Việt. Đúng thế, tổ tiên ta thật vô cùng tài giỏi, nếu không thì còn đâu
giang sơn tươi đẹp này!
Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội.
—————————
[1] Nói là “muộn nhất” vì còn có các quan điểm như:
chữ Hán vào VN qua con đường giao thương hoặc truyền bá tôn giáo từ lâu
trước khi nước ta bị Triệu Đà chiếm; VN đã có chữ viết từ đời Hùng Vương
(Hoàng Hải Vân: Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn
động).
[2]宋代中越文学交流述论 có câu 黎嵩 “越鑑通考總論” viết : 趙佗 “建立學校,導之經義。由此已降,四百余年,頗有似類” .
[3] Bài 汉字名称的来由 (http://blog.sina.com.cn) và một số bài khác có viết: Từ Hán tự 漢字 xuất hiện sớm trong Bắc sử, quyển 9 [biên soạn xong năm 659]. 汉字一词早出自《北史》卷九本纪第九, “章宗一”:“十八年,封金源郡王.始习本朝语言小字, 及汉字经书,以进士完颜匡、司经徐孝美等侍读”. Từ Hán tự xuất hiện nhiều trong sách Kim sử 金史 (năm
1345) đời Nguyên. Ở đời nhà Thanh (1644-1911), thời kỳ đầu do chữ viết
chính thức của chính quyền không phải là chữ Hán mà là chữ Mãn (满文) nên phải dùng tên gọi chữ Hán 漢字 để chỉ loại văn tự truyền thống của người Hán, nhằm phân biệt với chữ Mãn.
[4] Có ý kiến nói do thời bấy giờ thứ chữ đó được dùng để dạy dân ta học Nho giáo 儒教 nên dân ta gọi nó là chữ Nho. Nhưng Nho 儒với
nghĩa “người có học” xuất hiện trước rất lâu, sau đó mới dùng chữ ấy
vào từ Nho giáo để gọi học thuyết của Khổng Tử. Cùng lý do ấy, chữ Khổng
có trước khi Khổng Tử ra đời.
[5] Khó có thể biết đó là âm tiếng địa phương nào ở TQ. Trong đó có những âm tiếng Quảng Đông, như nhất, nhì, shập, học chập khi đọc các chữ 一,二,十,學習 (âm Hán-Việt đọc nhất, nhị, thập, học tập).
[6] Thí
dụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) 8 tuổi học chữ Nho, 13 tuổi văn hay chữ
tốt, 24 tuổi đậu Giải Nguyên, 28 tuổi đậu Đệ tam giáp Tiến sĩ. Phan Bội
Châu (1867-1940) 6 tuổi học ba ngày đã thuộc lòng 1440 chữ Nho trong Tam Tự Kinh. Trần Gia Minh tác giả sách Huyền thoại Kim thiếp Vũ Môn 5-6 tuổi đã học chữ Nho truyền khẩu từ người ông mù lòa.
[7] Do nhà Nho Đoàn Trung Còn sáng tác, là một bài vè dài, mỗi câu hai âm, đọc lên có vần điệu dễ nhớ.
[8] Năm 1867, G. Aubaret trong cuốn Grammaire annamite từng
sai lầm nhận định: “Tiếng bình dân nói trong vương quốc An Nam là một
phương ngữ của tiếng Trung Quốc” (trích dẫn theo Phạm Thị Kiều Ly trong
“Ghi âm tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ”, sách “Tiếng Việt 6”, Nxb Tri
Thức, 2015).
[9] Nguyễn Tài Cẩn : Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt.
[10] Dẫn theo Lê Quốc Trinh, con trai bà Quy và là người trực tiếp tham gia làm Bảng tra này.
Theo Viện Nghiên Cứu Quốc Tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét