Theo các nhà khoa học Iceland,
giảm được một chỉ số duy nhất có thể giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ đột
quỵ, đau tim, tiểu đường, gan nhiễm mỡ...
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications cho
thấy thay vì bận tâm với quá nhiều yếu tố trong cuộc đấu tranh chống
lại các vấn đề sức khỏe chết người hàng đầu như đột quỵ, đau tim, tiểu
đường..., bạn hãy tập trung vào chỉ số khối cơ thể (BMI).
Nhóm tác giả từ Viện nghiên cứu de CODE genetics và Đại học Iceland đã phân tích bộ dữ liệu di truyền từ 700.000 người châu Âu.
Họ
nhận thấy chỉ riêng việc giảm BMI cũng đã mang đến tác động lớn trong
việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến béo phì, mặc dù các yếu tố khác
cũng có thể đóng vai trò nhất định.
Nhóm nghiên cứu đã
xem xét liệu nguy cơ mắc bệnh do sở hữu đến các biến thể di truyền liên
quan có được giải thích hoàn toàn hay một phần bởi tác động của BMI hay
không.
Kết quả cho thấy đối với một số tình trạng như
bệnh gan nhiễm mỡ, không dung nạp glucose và nguy cơ thay khớp gối, mối
liên hệ di truyền với bệnh tật biến mất khi BMI được tính đến.
Đối
với các tình trạng khác như bệnh tiểu đường type 2, suy tim và đột quỵ,
tác động đã giảm đáng kể dù vẫn cần thêm một số yếu tố khác để triệt
tiêu nguy cơ.
Điều này có nghĩa là nếu người thừa cân -
béo phì giảm được BMI, hoặc người bình thường kiểm soát được mức BMI
khỏe mạnh, họ thậm chí có thể ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các bệnh và biến
cố sức khỏe nói trên, cho dù có yếu tố di truyền bất lợi.
Bạn
có thể xem xét BMI của mình bằng một phép tính đơn giản: Lấy cân nặng
chia cho bình phương chiều cao: Cân nặng (kg) / chiều cao² (m).
Theo tiêu chuẩn quốc tế, BMI từ 18,5 đến 24,9 được coi là bình thường.
BMI dưới 18,5 cho thấy bạn đang thiếu cân. BMI từ 25-30 được coi là thừa cân, trên 30 là béo phì.
Tuy
nhiên, một số nghiên cứu cho thấy BMI lý tưởng đối với người châu Á nên
thấp hơn một chút so với tiêu chuẩn quốc tế này, do đặc điểm cơ thể.
Một số chuyên gia cho rằng BMI khỏe mạnh của người châu Á nên là từ 18,5
đến 22,9.
Đối với một số nhóm đặc biệt, chỉ số BMI có
thể phản ánh không chính xác tình trạng cơ thể, như ở trẻ em, một số
người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
Những người chơi
thể thao chuyên nghiệp cũng có thể có mức BMI cao hơn bình thường một
chút nhưng vẫn khỏe mạnh, bởi khối lượng cơ bắp cao.
Để làm phong phú thêm cho thực đơn và không kém phần bổ dưỡng, xin mới các bạn cùng xem món Nâm Đông Cô DồnTrứng Cút nhé!
Nguyên liệu
15 cái nấm đông cô tươi đều nhau.
15 trứng cút
Nước tương, bột nêm, đường, ớt, hành lá, dầu ăn.
Cách làm
Lột lớp vỏ mỏng bên ngoài nấm đông cô, và xoay nhẹ cuống nấm lấy ra.
Rửa nấm bằng nước muối pha loãng, vớt lên để rao.
Xếp hết nấm ngửa lên, vào một dĩa, rồi đập trứng cút vào lòng nấm.
Bỏ dĩa nấm vào xửng nước đã sôi, đậy nắp, hấp 10 phút là được. Gạn nước hấp.
Cắt ớt và hành lá cho vào một cái tô cho 1M nước tương lạt + 1m bột nêm + 1m đường + 1M dầu ăn nóng quậy lên. Sau đó cho thêm nước hấp, khấy tiếp cho tan, rồi rưới lên nấm đã hấp chín.
Lá
tía tô có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe đặc biệt là bổ phổi, giảm hen
suyễn, trị cảm lạnh và có thể sử dụng như nước trà uống hằng ngày.
Tôi được mách sử dụng lá tía tô nấu uống để thanh lọc cơ thể, bổ
phổi, trị nám. Xin chuyên gia cho biết loại nước uống này có công dụng
như thế nào với sức khỏe. Tôi xin cảm ơn? (Lê Thị Mai - Hà Đông, Hà
Nội).
Lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông y thành phố Hà Nội tư vấn:
Lá tía tô là loại rau gia vị được sử dụng trong các món ăn và còn là bài thuốc trị nhiều bệnh.
Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tiêu
lạnh, thúc đẩy lưu thông khí, loại bỏ đờm, bổ phổi, làm dịu cơn hen
suyễn, ngăn ngừa sảy thai, giải độc, chữa rắn cắn.
Nghiên cứu y học hiện đại cho rằng loại cây này chứa nhiều dầu dễ bay
hơi, axit amin, sắt, canxi, phốt pho, vitamin A, vitamin C... Hạt tía
tô (tô tử) có chứa axit linoleic, vitamin B...
Đặc biệt, các axit alpha-linoleic trong dầu tía tô chủ yếu tồn tại
trong cơ thể dưới dạng axit docosahexaenoic (DHA), là một trong những
thành phần cơ bản nhất của hệ thần kinh não, cải thiện viêm da dị ứng,
viêm phế quản, khó tiêu, thiếu máu, cảm lạnh.
Người ta có thể dùng tía tô ăn hằng ngày, cho vào các món ăn khác nhau hoặc nấu nước như trà để uống.
Khi nấu nước lá tía tô uống, các thành phần của loại cây này có có
tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng như viêm da, viêm mũi. Tía tô giúp làm
giãn mạch máu trên da, kích thích dây thần kinh tuyến mồ hôi và làm đổ
mồ hôi, giảm co thắt phế quản.
Lá gia vị trên giàu hàm lượng sắt và vitamin C có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Uống tía tô còn giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh, làm ấm phổi. Người có
triệu chứng ớn lạnh, sốt rét nhẹ, nghẹt mũi dùng nước tía tô sẽ thấy
hiệu quả. Tía tô cũng rất thích hợp cho các bệnh nhiễm trùng đường tiêu
hóa.
Lương y Đỗ Minh Tuấn - Hội Đông y Hà Nội tư vấn thêm:
Lá tía tô còn có tác dụng làm đẹp. Nêu đem tía tô sao khô cùng gạo, gừng rồi làm nước uống giúp bạn ngủ ngon và trị nám rất tốt.
Bạn chỉ cần dùng một nắm lá tía tô thái nhỏ, nhánh gừng tươi thái sợi
và một nắm gạo đem vo sạch. Gạo rang vàng và thêm gừng tươi. Cuối cùng
cho lá tía tô vào đảo đến khi các nguyên liệu đều chuyển màu vàng. Đổ
nước vào đun sôi khoảng 15 phút, bạn tắt bếp và lọc lấy nước cốt. Dùng
nước lá tía tô vào buổi sáng sau ăn. Có thể uống ở dạng ấm hoặc lạnh tùy
sở thích.
Ngoài ra, trong tía tô có hoạt chất giúp giảm lo âu, điều trị rối
loạn giấc ngủ hiệu quả. Gừng là gia vị chứa hoạt chất cineol giúp giảm
stress, cải thiện tâm trạng, tăng khả năng hoạt huyết, lưu thông máu nên
giúp cải thiện giấc ngủ rất tốt.
Hỗn hợp này bổ sung nhiều loại vitamin cho làn da trắng hồng mịn màng, trẻ hóa da, góp phần làm mờ sạm nám.
Những điều lưu ý khi uống nước lá tía tô
Phụ nữ có thai, đang cho con bú, người có thể chất yếu, mắc các bệnh
đặc biệt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống. Lá tía tô ngâm
nước quá lâu không nên dùng, vì dễ dẫn đến thất thoát khí trong cơ thể.
Mặc dù nước tía tô có nhiều lợi ích, không nên uống quá liều. Chỉ nên
uống 1-2 cốc mỗi ngày. Lá tía tô tươi có thể bảo quản trong tủ lạnh,
còn lá khô nên để nơi khô ráo, thoáng mát.
Nhóm tình nguyện viên 20-65
tuổi, có thân hình từ hơi thừa cân đến béo phì, đã giảm mỡ đáng kể chỉ
sau 12 tuần mà không cần giảm cân.
Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí y học Journal of Functional Foods,
món kim chi nổi tiếng từ Hàn Quốc có tiềm năng ứng dụng như một "thần
dược" tự nhiên để giảm mỡ cũng như nguy cơ tiến triển các bệnh nguy hiểm
ở người thừa cân, béo phì.
Tác động này nhờ vào các thay đổi tích cực trong hệ vi sinh vật đường ruột.
Béo
phì những năm gần đây được nhiều cơ quan y tế trên thế giới cảnh báo là
một căn bệnh thời đại bao trùm nhiều bệnh, có nguy cơ cao tiến triển
các tình trạng như tiểu đường type 2, bệnh tim và ung thư.
Nguyên
nhân gây béo phì bao gồm sự cộng hưởng của các yếu tố như di truyền, chế
độ ăn uống, thành phần vi khuẩn đường ruột, thói quen vận động.
Trong đó, chế độ ăn uống được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu và nó cũng có thể tác động đến cả hệ vi sinh vật đường ruột.
Vì
vậy, món kim chi - mà ngày nay gần như đã phổ biến khắp thế giới - có
triển vọng trong việc kiểm soát tình trạng béo phì nhờ chứa nhiều lợi
khuẩn, theo các tác giả từ Bệnh viện Đại học Quốc gia Pusan, Đại học
Quốc gia Gyeongsang và Viện Kim chi thế giới (Hàn Quốc).
Viết
trong nghiên cứu mới, các tác giả chỉ ra rằng kim chi có chứa cải thảo,
tỏi, gừng và ớt đỏ, vốn là những thứ được chứng minh là giúp cải thiện
quá trình chuyển hóa.
Lợi ích càng được gia tăng khi quá trình lên
men giúp tăng cường lượng hợp chất hoạt tính sinh học trong các thành
phần nói trên, bổ sung men vi sinh cho cơ thể, từ đó cải thiện sức khỏe
đường ruột, giúp gia tăng quân số các lợi khuẩn như Akkermansia
muciniphila.
90 tình nguyện viên từ 20-65 tuổi, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 23-30 đã tham gia thí nghiệm.
Tuy
theo chuẩn quốc tế thì BMI 25 trở lên mới gọi là thừa cân, nhưng các
nhà khoa học cho rằng với người châu Á, 23 đã là thừa cân.
Họ đã
được phân thành 3 nhóm ngẫu nhiên, bổ sung viên uống chứa một trong 2
loại bột kim chi lên men hoặc giả dược để đối chiếu, ăn uống như nhau.
Sau 12 tuần, phân tích nhân trắc học cho thấy khối lượng mỡ cơ thể và tỉ lệ phần trăm tăng mỡ tăng đáng kể ở nhóm dùng giả dược.
Ngược lại, các nhóm bổ sung kim chi cho thấy khối lượng mỡ cơ thể giảm đáng kể, mặc dù có thể họ không hề giảm cân.
Với một cơ thể có cân nặng như nhau, người có tỉ lệ mỡ thấp, cơ bắp cao đương nhiên khỏe mạnh hơn.
Trong
2 nhóm bổ sung kim chi, nhóm sử dụng kim chi lên men bằng lợi khuẩn
Leuconostoc mesenteroides còn cho thấy sự cải thiện các chỉ số mỡ máu,
bao gồm giảm cholesterol xấu (LDL) và triglyceride (chất béo trung tính)
và tăng cholesterol tốt (HDL).
"Các chất hóa học thực vật trong
kim chi có thể hoạt động như prebiotic, tăng cường sự phát triển của
probiotic (lợi khuẩn) và góp phần vào sức khỏe trao đổi chất - các tác
giả giải thích.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy nhiều món ăn
giàu men vi sinh khác - ví dụ như sữa chua, chao, natto, dưa cải, rau củ
lên men các loại... - cũng có thể hỗ trợ chống béo phì, mỡ máu.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm
thấy khả năng chống lại ung thư tuyến tiền liệt của một trong những loại
nấm được trồng và ăn nhiều nhất thế giới.
Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y học Clinical and Translational Medicine,
nhóm tác giả từ tổ chức nghiên cứu ung thư City of Hope của Mỹ đã chứng
minh khả năng chống lại ung thư của chiết xuất nấm Agaricus bisporus.
Agaricus
bisporus, còn được gọi với những cái tên quen thuộc như nấm mỡ hay nấm
nút trắng, là một trong những loại nấm được dùng làm thực phẩm rộng rãi
nhất.
Theo Science Alert,
giống như nhiều khối u khác, khối u trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt
tự bảo vệ nó bằng cách sản sinh ra các tế bào ức chế có nguồn gốc từ tủy
(MDSC), ngăn chặn hệ miễn dịch của chính bệnh nhân tiêu diệt mầm bệnh.
Nghiên cứu mới cho thấy chiết xuất nấm mỡ có sức mạnh phá vỡ lá chắn này.
Trong
một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I trước đó, các nhà nghiên cứu tại
City of Hope đã tìm thấy những dấu hiệu đầy hứa hẹn rằng chiết xuất nấm
nút trắng có thể hỗ trợ khống chế bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Trong đó, một số tình nguyện viên còn giảm được mức MDSC lưu hành.
Sau
nhiều tháng sử dụng viên chiết xuất nấm mỡ bổ sung 2 lần mỗi ngày, một
số người đã giảm các dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt trong máu xuống
mức không thể phát hiện được.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tiến
hành song song một thử nghiệm trên chuột và thử nghiệm lâm sàng giai
đoạn II để tìm hiểu cơ chế đằng sau tác động đã quan sát được.
Ở các con chuột mắc ung thư tuyến tiền liệt, chiết xuất từ nấm làm chậm đáng kể sự phát triển của khối u và kéo dài sự sống.
Trong
thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II đang diễn ra, các bệnh nhân nhận được
chiết xuất nấm mỡ có lượng MDSC thấp hơn và số lượng tế bào miễn dịch
chống khối u cao hơn.
Tuy vậy, điều này không có nghĩa nấm mỡ có thể dùng để thay thế thuốc.
Thay
vào đó, nó có thể được sử dụng như một biện pháp dinh dưỡng an toàn
nhằm hỗ trợ các liệu pháp điều trị khác, thông qua việc tăng cường sức
mạnh của hệ thống miễn dịch và kìm hãm căn bệnh.
Ngoài ra, các
bước nghiên cứu cũng chỉ ra việc ăn loại nấm này cũng góp phần ngừa ung
thư tuyến tiền liệt ở những người chưa bị bệnh.
Về cơ bản, nấm mỡ
cũng như các loại nấm khác chứa nhiều chất xơ hòa tan, protein, lipid và
hóa chất thực vật, tất cả đều có thể gây độc cho tế bào ung thư.
Các
tác giả cho biết cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn nhằm đưa đến một
liệu pháp dinh dưỡng phù hợp, như biện pháp can thiệp hỗ trợ cho bệnh
nhân ung thư.
Mặc dù vậy, chắc chắn là tốt nếu như quý ông thỉnh thoảng bổ sung nấm mỡ tươi vào khẩu phần ăn của mình ngay từ bây giờ.
Món Thịt Ngon Nước Măm là một trong những món ngon miệng được ưa chuộng ngày Tết. Có nhiều cách làm, hôm nay mình mới "lượm" được cách làm này ở bếp Cô Minh. Mời các bạn cùng xem!
Nguyên liệu
1kg thịt đùi
500ml nước mắm ngon
500ml nước lạnh
1kg đường
2 trái ớt sừng
Cách làm
Nấu mắm đường để nguội.
Thịt rửa sạch để ráo.
Lấy 1/2 nước mắm đem luộc chung với thịt cho chín. Khi lửa sôi, giảm bớt để thịt chín từ từ, và hớt bọt.
Để nguyên trong nồi cho thịt nguội từ từ.
Cho thịt vào keo sạch, rót mắm đã nấu vào keo, cho thêm 2 trái ớt vào cho thơm.
Khi nấu mắm mình có cho thêm 1M giấm + 1/4 m muối cho mắm dịu lại và bảo quản được lâu.
Khi ăn, cắt lát mỏng tùy ý. Ăn kèm đồ chua là chuẩn luôn à!
Các bạn đừng ngại phí mắm đường, có thể dùng kho thịt, kho cá ngon lắm đấy!
Theo The New York Times, hầu hết các bác sĩ da liễu đều đồng ý rằng tắm nước nóng có thể làm khô tóc và da của bạn.
Về cơ bản, tắm nước nóng
có thể giúp thư giãn, làm dịu các cơ và khớp đau, cải thiện tâm trạng
và giúp bạn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, tác dụng của nước nóng lên da và
tóc ra sao?
Nước nóng ảnh hưởng thế nào đến da?
"Có
những lợi ích từ việc tắm nước nóng, vì vậy tôi không muốn bỏ qua điều
đó", tiến sĩ Victoria Barbosa, phó giáo sư da liễu tại Đại học Chicago,
cho biết. Nhưng bà nói thêm, "không có lợi ích nào trong số đó là dành
cho da".
Theo các bác sĩ da liễu, nghiên cứu về cách nước nóng ảnh
hưởng đến da và tóc của chúng ta còn rất ít, nhưng hầu hết các chuyên
gia đều đồng ý rằng tắm nước nóng có thể làm mất đi dầu và các chất giữ
ẩm.
Nói chung, tốt nhất là nên tắm nước ấm. "Tắm nước nóng nên là
một phương pháp điều trị, không phải là một thói quen hàng ngày", tiến
sĩ Barbosa nói.
Khi nói đến các tác động của việc tắm rửa lên sức
khỏe của da, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các chất tẩy
rửa. Không có nhiều nghiên cứu khám phá nhiệt độ nước, tiến sĩ Blair
Jenkins, trợ lý giáo sư lâm sàng về da liễu tại Michigan Medicine, cho
biết.
Nhưng các bác sĩ da liễu chia sẻ, nước nóng, đặc biệt là
khi kết hợp với xà phòng có chứa hương liệu và các thành phần quá mạnh,
có thể làm hỏng lớp ngoài cùng, được gọi là hàng rào bảo vệ da.
Hàng
rào bảo vệ da được tạo thành từ các tế bào da chết, tiến sĩ Paola
Baker, một bác sĩ da liễu tại Boston, nói. Bao quanh các tế bào đó là
một ma trận dày đặc các chất béo như ceramide, axit béo và cholesterol.
Những chất này được gọi là lipid, giúp giữ ẩm cho da và bảo vệ da khỏi
các chất kích thích và dị ứng từ môi trường.
Trên
bề mặt hàng rào bảo vệ da là một lớp mỏng gọi là màng axit, được tạo
thành từ axit amin, axit trong mồ hôi và bã nhờn - một chất dầu giữ ẩm
và được tiết ra từ các tuyến gần nang lông. Lớp này giúp giữ cho hàng
rào bảo vệ da khỏe mạnh và bảo vệ khỏi vi khuẩn có hại, tiến sĩ Baker bổ
sung.
Khi bạn tắm nước nóng, một số bã nhờn có thể bị loại bỏ,
dẫn đến khô da. Các lipid được đóng chặt trong hàng rào bảo vệ da cũng
có thể "mất đi cấu trúc tổ chức", có thể làm cho hàng rào bảo vệ da dễ
thấm hơn và cho phép nước thoát ra dễ dàng hơn, theo tiến sĩ Trinidad
Montero-Vílchez, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Đại học Virgen de las
Nieves ở Granada, Tây Ban Nha, và là tác giả của một nghiên cứu được
công bố vào năm 2022 về cách nước nóng ảnh hưởng đến da.
Nghiên
cứu cho thấy khi người lớn ngâm tay vào nước nóng và nước lạnh, nước
nóng gây hại nhiều hơn, làm da mất nước, suy yếu hàng rào bảo vệ da và
dẫn đến mẩn đỏ. Nước nóng cũng làm tăng độ pH của da, làm gián đoạn hàng
rào bảo vệ da và gia tăng mất nước. Nước nóng cũng có thể khiến bạn cảm
thấy da căng hơn và trông xỉn màu hoặc nhợt nhạt, tiến sĩ Barbosa nói
thêm.
Nước nóng ảnh hưởng thế nào đến tóc?
Tương tự
như tác động đối với da, nước nóng có thể làm khô tóc bằng cách loại bỏ
bã nhờn. Nhưng nghiên cứu khám phá vấn đề này còn rất ít, các bác sĩ da
liễu cho biết.
Tuyến tiết bã nhờn được tìm thấy hầu hết trên da,
và có rất nhiều ở mặt và da đầu, tiến sĩ Elika Hoss, trợ lý giáo sư da
liễu tại Mayo Clinic ở Arizona, chia sẻ.
Sau khi một tuyến trên da
đầu tiết ra bã nhờn, chất dầu sẽ bao phủ lớp ngoài cùng của các sợi
tóc. Gội đầu bằng nước nóng có thể loại bỏ một số bã nhờn, tiến sĩ Hoss
giải thích, "những gì đang giữ cho tóc của chúng ta được giữ ẩm và bảo
vệ".
Khi bệnh nhân nói với tiến sĩ Jenkins rằng họ cảm thấy tóc bị
khô và giòn, bà thường hỏi "thói quen tắm của bạn là gì?". Vì vậy, thực
hiện một số thay đổi nhỏ có thể hữu ích.
Làm thế nào để giữ cho da và tóc khỏe mạnh?
Nếu
bạn không có tóc hoặc da khô, hoặc tình trạng như chàm hoặc vẩy nến mà
nước nóng có thể làm trầm trọng hơn, bạn có thể thoải mái tắm nước nóng
một hoặc hai lần mỗi tuần. Nếu da hoặc tóc bạn bị nhờn, bạn có thể tắm
nước nóng thường xuyên hơn, tiến sĩ Jenkins bổ sung.
Nhưng
khi có thể, hãy tắm nước ấm. Và giữ thời gian tắm ngắn, tiến sĩ
Brittany Craiglow, giảng viên phụ tá tại Trường Y Yale, khuyên. Lý tưởng
nhất là các lần tắm nên kéo dài từ năm đến mười phút.
Hãy
chắc chắn sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không có hương liệu. Một
số chất tẩy rửa và dầu gội có chứa các chất gây kích ứng như natri
lauryl sulfate và có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ da.
Thay
vì gội đầu hằng ngày, hãy cân nhắc chỉ gội khi cần thiết, chẳng hạn như
sau khi tập thể dục hoặc sử dụng nhiều sản phẩm, hoặc khi tóc của bạn
cảm thấy nhờn rít.
Ngoài ra, hãy nhớ dưỡng ẩm
cho da trong khi da vẫn còn ẩm sau khi tắm. Chọn các loại thuốc mỡ hoặc
kem để giữ ẩm thường tốt hơn so với lotion, và hãy tìm kiếm các thành
phần dưỡng ẩm trên nhãn như ceramide, glycerin hoặc dầu khoáng.
Bạn muốn có một cơ thể
khỏe mạnh và cân đối? Vậy thì đừng bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong
ngày. Cùng khám phá xem bỏ bữa sáng hay bữa tối sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến sức khỏe của bạn và cách xây dựng một chế độ ăn uống khoa học.
Để duy trì năng
lượng cho các hoạt động hàng ngày, việc ăn uống vào các bữa trong ngày
là rất cần thiết. Tuy nhiên, một số cá nhân, với mong muốn giảm cân hoặc
vì lý do khác, thường quyết định bỏ bữa sáng hoặc bữa tối. Điều này dẫn
đến câu hỏi: Liệu việc bỏ bữa sáng hoặc bữa tối có ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe hay không, và bữa nào thực sự gây hại cho thể trạng hơn?
Việc
bỏ bữa có thể tác động đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Bữa sáng
được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, có vai trò cung cấp năng
lượng và dinh dưỡng cần thiết để khởi đầu ngày mới. Ngược lại, bỏ bữa
tối có thể dẫn đến nhiều phản ứng khác nhau, đặc biệt nếu việc ăn tối bị
thay thế bằng các bữa ăn khuya không lành mạnh. Do đó, việc đánh giá
tác động của việc bỏ bữa sáng so với bữa tối là rất quan trọng để đảm
bảo sức khỏe tốt nhất cho cơ thể.
-
Ảnh hưởng đến phát triển não bộ: Việc không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
vào bữa sáng sẽ không tốt cho sự phát triển của não. Thiếu hụt dinh
dưỡng có thể khiến não bộ phản ứng chậm chạp, làm giảm hiệu suất trong
học tập và công việc.
Như vậy, giữ thói quen ăn sáng là rất cần thiết để duy trì sức khỏe và hoạt động tốt trong suốt cả ngày.
-
Ảnh hưởng đến giấc ngủ và đường huyết: Khi bỏ bữa tối, cơ thể có thể
cảm thấy đói, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Nồng độ
đường huyết giảm xuống có thể dẫn đến tâm trạng kém vào sáng hôm sau,
đồng thời làm yếu đi hệ miễn dịch.
-
Giảm trao đổi chất và mất cơ bắp: Nếu cơ thể không nhận được thực phẩm
trong vòng 10 giờ, cơ chế bảo vệ sẽ được kích hoạt, dẫn đến việc trao
đổi chất giảm mạnh. Điều này khiến cơ thể tiêu thụ ít calo hơn và dẫn
đến việc mất đi phần lớn cơ bắp. Và khi giá trị trao đổi chất cơ bản
giảm, nguy cơ tăng cân trở nên cao hơn. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục duy
trì thói quen ăn tối đều đặn, vóc dáng sẽ dễ dàng phục hồi.
Tóm
lại, việc bỏ bữa sáng hay bữa tối đều gây hại cho sức khỏe. Một cách
thực hành hợp lý là sắp xếp 3 bữa ăn trong ngày một cách đều đặn. Những
ai muốn giảm cân nên cân nhắc giảm lượng calo tiêu thụ trong cả 3 bữa ăn
thay vì bỏ qua bữa sáng hoặc bữa tối.
Ngoài
việc phân bổ calo hợp lý, 3 bữa ăn trong ngày cần phải được cân đối về
dinh dưỡng. Đối với những người giảm cân, nên đảm bảo rằng khoảng 50%
khẩu phần ăn đến từ rau củ, trong khi đó, thực phẩm tinh bột và protein
nên chiếm khoảng 25% mỗi loại.
Để
giữ cho món ăn luôn phong phú và hấp dẫn, bạn nên đa dạng hóa các loại
rau củ và thay đổi chúng hàng ngày. Đối với nguồn tinh bột, hãy ưu tiên
các loại có chỉ số glycemic thấp như ngũ cốc nguyên hạt, trong khi thực
phẩm giàu protein nên tập trung vào ức gà ít béo, cá hồi, hải sản, trứng
và các sản phẩm từ sữa.
Cuối cùng,
hãy chú ý đến thời gian ăn tối. Nên hoàn thành bữa tối trong khoảng
thời gian từ 19h đến 20h để cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa, từ đó nâng
cao chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng quát.
Sắp Tết, tập gói giò nhé các bạn! Lâu lâu luyện tay nghề và cũng có món mới cho gia đình thưởng thức.
Nguyên liệu
1kg giò sống
1kg da heo
100g ớt xiêm xanh
1m tiêu hạt
1m bột nêm
2m nước mắm
2m đường
1/2m bột hành
1/2 m bột tỏi
1M tỏi băm
muối, giấm, hành tím,
Lá chuối, giấy wrap, dây cột
Cách làm
Giò sống mua về cho vào ngăn đá chờ sơ chế các nguyên liệu khác.
Luộc da heo với mấy củ hành tím đập dập + 2M giấm + 1m muối khoảng 15-20 phút cho chín mềm. Vớt ra bỏ qua tô nước lạnh cho săn lại. Cắt da heo thành miếng nhỏ dài khoảng 4-5cm dầy 0, 4cm.
Đập dập tiêu đã rang thơm.
Cho da heo vào thố to + bột nêm + bột hành + bột tỏi + nước mắm + đường + tiêu + ớt xanh trộn đều.
Cho tiếp giò sống vào tiệp tục dùng tay trộn thật đều các nguyên liệu va2p với nhau, rồi đập khối hỗn hợp này xuống thau vài lần cho giò dẽ hơn.
Chia ra làm 2 - 5 phần hoặc tùy cách bạn gói, cho vào ngăn đá khoảng 30 phút cho săn chắc.
Nhúng nước sôi lá chuối cho mềm, lau sạch bắt đầu gói.
Xé lá chuối có chiều ngang gấp đôi chu vi khối giò. Chiều dài theo chiều dài khối giò, và 2 đầu dài thêm 5cm. Xếp 2 -3 lá chuối ngang - dọc chồng lên nhau.
Dùng wrap cuộn khối giò để định hình trước. Sau đó bỏ qua lá chuối gói tròn lại, xiết nhẹ cho giò chặt lại. Dùng dây thun cột lại để giữ mấy miếng lá chuối lại cho cuộn giò đứng vững.
Bẻ 1 đầu lá chuối lại, dựng đầu kia của cuộn giò lên, ghép mí lại, xé 2 miếng lá chuối bằng to bằng đầu cuộn giò đặt thành hình chữ thập lên đầu đã ghép mí, dùng dây thun cố định 2 miếng lá chuối lại.
Lật ngược cuộn giò lên, gói lại y phía đầu bên kia. Sau đó dùng dây lạt hay dây nhựa cột lại theo kiểu bó giò, là xiết từng phần cho đến khi hết thì túm lại cột lại làm dây treo.
5 thói quen đơn giản nhưng giúp bạn trẻ hơn 10 tuổi và tràn đầy năng lượng
Bạn muốn có làn da căng
mịn, vóc dáng thon gọn và tinh thần luôn tràn đầy năng lượng? 5 thói
quen đơn giản sau đây sẽ giúp bạn đạt được điều đó.
Trong hành trình đời
người, việc tích lũy những thói quen nhỏ bé có thể mang lại những thay
đổi đáng kể. Khi còn ở tuổi trẻ, việc thiết lập các thói quen sống tích
cực không chỉ góp phần làm cho cơ thể bạn khỏe mạnh mà còn tạo dựng sự
tự tin, giúp bạn duy trì vẻ ngoài trẻ trung và làm chậm quá trình lão
hóa theo thời gian.
Dưới đây là 5
thói quen tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu được thực hiện đều đặn
trong suốt 10 năm, chúng có thể giúp bạn duy trì vẻ ngoài trẻ trung hơn
với những người bạn cùng lứa ít nhất 10 tuổi:
Khởi đầu ngày mới bằng việc uống nước
Ngay
khi ánh sáng ban mai lan tỏa, cơ thể bạn đã trải qua một thời gian dài
mà không được cung cấp nước trong suốt giấc ngủ. Do đó, việc bổ sung
nước ngay sau khi thức dậy là điều thiết yếu. Uống một ly nước vào buổi
sáng không chỉ giúp khởi động hệ trao đổi chất mà còn làm tăng cường lưu
thông máu, qua đó cung cấp dưỡng chất cần thiết cho các tế bào.
Hơn
nữa, chính việc này góp phần duy trì độ ẩm cho làn da, giữ cho da bạn
luôn tươi sáng và đàn hồi. Khi cơ thể thiếu nước, làn da trở nên khô hạn
và dễ chịu tác động từ lão hóa. Ngoài ra, thói quen này còn có lợi cho
sức khỏe tổng thể, đặc biệt giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn
trong suốt cả ngày. Vì vậy, hãy biến việc uống nước vào mỗi buổi sáng
trở thành một phần thiết yếu trong thói quen hàng ngày của bạn.
Ngủ sớm và đủ giấc
Giấc
ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cho cả cơ thể
lẫn làn da. Việc duy trì thói quen ngủ từ 6 đến 8 giờ mỗi đêm giúp tế
bào da có thời gian tái tạo, từ đó làm giảm quầng thâm và hạn chế sự
hình thành nếp nhăn. Đặc biệt, một giấc ngủ sớm không chỉ tạo điều kiện
cho cơ thể cân bằng hormone mà còn nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Ngủ
trước 10 giờ tối mang lại lợi ích tối ưu cho quá trình phục hồi và tái
tạo, giúp làn da luôn giữ được vẻ tươi trẻ và sức sống. Những người
thường xuyên đi ngủ sớm và đảm bảo giấc ngủ đủ thường cảm thấy tinh thần
ổn định hơn, mang đến tâm trạng tích cực và năng lượng cho một ngày
mới. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp làm chậm quá trình lão hóa và
duy trì sức khỏe tổng thể.
Chống nắng hiệu quả
Ánh
nắng mặt trời được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lão
hóa da. Tia UV không chỉ gây ra các vấn đề như nếp nhăn và vết nám, mà
còn có nguy cơ cao dẫn đến ung thư da nếu không có biện pháp bảo vệ
thích hợp. Bất kể việc bạn có sử dụng những sản phẩm trang điểm hay kem
dưỡng da chất lượng ra sao, kem chống nắng vẫn luôn là bước quan trọng
và không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da hàng ngày.
Hãy
nhớ thoa kem chống nắng ngay cả khi thời tiết râm mát hoặc vào mùa
đông. Đừng quên việc bôi lại kem sau mỗi hai giờ, đặc biệt khi bạn hoạt
động ngoài trời hoặc ra nhiều mồ hôi. Ngoài kem chống nắng, việc sử dụng
các biện pháp bảo vệ vật lý như mũ rộng vành, áo chống nắng, và ô dù
cũng rất cần thiết để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Hạn chế caffeine
Caffeine
là một chất kích thích phổ biến có trong nhiều loại đồ uống như cà phê,
trà và nước ngọt. Mặc dù nó có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo và giảm
mệt mỏi trong ngắn hạn, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể
gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Một
trong những vấn đề chính khi tiêu thụ nhiều caffeine là ảnh hưởng đến
giấc ngủ. Caffeine có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây khó khăn
trong việc giữ giấc ngủ sâu. Ngoài ra, nó cũng có thể dẫn đến tình trạng
lo âu, tim đập nhanh và huyết áp tăng.
Hơn
nữa, việc lạm dụng caffeine có thể tạo ra sự phụ thuộc, khiến cơ thể
cần nhiều hơn để đạt được hiệu ứng mà bạn mong muốn. Để cải thiện sức
khỏe tổng thể, nên cân nhắc việc hạn chế lượng caffeine nạp vào hàng
ngày. Bạn có thể thay thế bằng những thức uống không chứa caffeine hoặc
giảm dần để tạo thói quen tốt cho cơ thể. Việc kiểm soát lượng caffeine
không những giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn tăng cường sức khỏe tâm lý và
thể chất.
Tàu Hũ chiên quá đơn giả nếu không muốn nói là nhàm chán. Nhưng nếu chỉ cần tinh ý một chút là món ăn của chúng ta sẽ ngon hơn lên. Xem thử cách làm này nhé các bạn!
Nguyên liệu
2 miếng tàu hũ trắng
Bột chiên giòn
Muối, dầu ăn
Rau răm, tương ớt.
Cách làm
Cắt tàu hũ trắng thành những miếng vuông cỡ ngón chân cái em nhỏ.
Pha 30g bột chiên giòn với 100ml nước + 1/4m muối.
Cho hết tàu hũ vào tô bột để áo đều bột.
Bắc chắc dầu chiên ngập dầu, vớt tàu hũ cho vào chiên.
Khi thấy tàu hũ đã rám vàng, đổ hết phần bột còn lại vào chảo tàu hũ. Khi bột đã vàng đều thì vớt hết ra, để ráo dầu.
Súp lơ có chứa hoạt chất ức chế vi khuẩn HP gây loét dạ dày, dùng thế nào?
Trong súp lơ có những hoạt chất đặc biệt không chỉ ức chế
được vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày mà còn có tác dụng làm cho hệ tiêu
hóa hoạt động tốt, có khả năng giải độc và phòng một số bệnh rất hiệu
quả.
Món rau tốt cho sức khỏe
Bác sĩ Cao Hồng Phúc, Bệnh viện Quân y 103, cho biết súp lơ
không chỉ là loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình hằng ngày, cung
cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể bởi giá trị dinh dưỡng cao.
Trong
100g súp lơ sẽ cung cấp: 2.6g chất xơ; 47mg canxi; 0.73mg sắt; 316mg
kali; 21mg magie; 1.7g đường; 66mg photpho; 2.82g protein... Bên cạnh
đó, đây còn là loại rau chứa thành phần vitamin vô cùng có giá trị như
các vitamin nhóm A, B, C, niacin, axit tartaric và axit folic.
Đặc
biệt với sự xuất hiện của các chất chống lại vi khuẩn Helicobacter
pylori (HP) như glucosinolate, glucoraphanin và sulforaphane, súp lơ là
một trong các thực phẩm chống lại bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Thêm vào đó chất isothiocyanate trong súp lơ giúp chúng ta chống lại
nguy cơ bị bệnh ác tính của dạ dày. Nếu thường xuyên ăn súp lơ trắng hỗ
trợ phòng tránh nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng và ung thư gan.
Hơn
nữa với các tính năng riêng biệt có trong từng loại súp lơ không chỉ
tốt cho đường ruột, tim mạch mà còn có lợi cho sức khỏe với một chế độ
ăn lành mạnh.
Súp lơ xanh cung cấp
một lượng lớn các chất dinh dưỡng với một lượng calo khá thấp. Trong súp
lơ xanh còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm vitamin C,
vitamin K1, folat (B9), kali, mangan, sắt… và các hợp chất chống oxy hóa
như: sulforaphane, carotenoid, kaempferol, quercetin.
Vì
vậy, nếu như bạn đang lên một thực đơn lành mạnh, hoặc cố gắng ăn kiêng
thì súp lơ xanh sẽ là một lựa chọn hợp lý cho chế độ ăn của bạn.
Trong
100g súp lơ trắng có lượng chất xơ đáp ứng 10% nhu cầu hằng ngày;
protein 4%; carbohydrat 2%; năng lượng 1%; vitamin C 77%; vitamin K 20%;
folic 14%; vitamin B6 11%; mangan 8%; đồng 7%; magie 4%; phốt pho 4%.
Bên cạnh đó súp lơ trắng còn chứa một số hoạt chất tự nhiên như
glucobrassicin, glucoraphanin và gluconasturtiian. Những chất này hoạt
động như những enzym chống lại chu trình phá hủy tế bào, bảo vệ từng tế
bào da mỏng manh và đẹp đẽ.
Cùng với
kali, glucoraphanin, các chất bảo vệ tim mạch khác như isothiocyanate,
indole-3-carbinol có trong súp lơ trắng góp phần làm cho hệ tim mạch trở
nên khỏe mạnh...
Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP
Người
ta đã chứng minh súp lơ có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn
Helicobcter pylori (HP) - một trong các nguyên nhân gây bệnh viêm loét
dạ dày.
Đây là thực phẩm có thể làm suy yếu khả năng gây bệnh của
vi khuẩn này, chống lại sự phá hoại màng nhầy của nó. Và do đó sẽ giảm
nguy cơ viêm loét dạ dày.
Nguyên
nhân là do chất isothiocyanate, là một chất nằm trong nhóm chất dẫn
xuất của đường. Chất này không có sẵn trong súp lơ nhưng nó lại có rất
sẵn ở dạng tiền chất. Khi đi vào cơ thể, tiền chất này được chuyển hóa
thành isothiocyanate.
Chính isothiocyanate ức chế sự phát triển
của vi khuẩn HP và giúp súp lơ chống được căn bệnh đáng ghét với nhiều
người. Súp lơ xanh hoặc trắng luộc đều tốt với căn bệnh này.
Dùng súp lơ thế nào là tốt?
Ung
thư đường ruột, đặc biệt là ung thư đại tràng là vấn nạn với nam giới
cao tuổi. Nhưng gia đình có người bị ung thư đại tràng, polyp đại tràng
cần cẩn thận với bệnh này.
Nếu đang điều trị bệnh ung thư đại
tràng, đừng bao giờ quên món súp lơ hằng ngày. Súp lơ có khả năng giúp
giảm nguy cơ mắc ung thư, nhất là những người hay bị viêm đại tràng hoặc
có nguy cơ cao bị ung thư đại tràng do viêm mạn tính, loét trong đại
tràng.
Trong súp lơ có Nf-kappa B (viết tắt Nf-kB) có khả năng ức
chế bớt hoạt tính của các chất trung gian hóa học gây viêm, điều hòa
chúng ở mức độ vừa phải, đủ để gây viêm chống vi khuẩn nhưng không vượt
quá mức đến độ gây đột biến tế bào.
Nên ăn súp lơ xanh với khối
lượng chừng 250g/ngày là vừa đủ, ăn ít hơn công hiệu phòng bệnh giảm
xuống. Một tuần nên ăn chừng 2-3 lần, tức là ăn 2-3 ngày có súp lơ vào
các bữa chính.
Tốt nhất nên ăn sống, luộc chứ chớ có xào. Nếu
không có súp lơ xanh thì có thể tạm chấp nhận súp lơ trắng nhưng hiệu
quả giảm đi.
Thải độc
Khi tiếp xúc nhiều với hóa
chất, mỹ phẩm, cơ thể sẽ tích tụ các chất không thích hợp ngoại lai.
Chúng cần được thải bỏ để chống độc cho cơ thể. Người ta thấy rằng súp
lơ có khả năng mạnh mẽ làm thúc đẩy sự chuyển hóa thải độc cho cơ thể.
Nguyên
nhân là do trong súp lơ chứa nhiều glucoraphanin, gluconasturtian và
glucobrassicin. Đây là ba chất thuộc nhóm đường thải độc.
Chúng
có khả năng gắn vào chất độc mạnh mẽ, hòa tan chúng và thải qua đường
tiểu hoặc tiêu hóa. Nhờ vào sự có mặt của ba chất này mà súp lơ sở hữu
một tính năng thải độc tuyệt vời.
Để súp lơ phát huy tác dụng thải
độc, không nên xào hoặc hầm súp lơ. Trần qua hoặc hấp nhanh rồi ăn sẽ
thu được tất cả phân tử đường thải độc. Đặc biệt rất tốt nếu bạn ăn được
súp lơ sống.
Những lưu ý khi ăn súp lơ
Không
phải cứ ăn nhiều là sẽ tốt, súp lơ cũng vậy. Vì có khả năng lợi tiểu và
bài tiết hiệu quả nên nếu ăn quá mức sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn hệ
tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần gây mệt mỏi, khó chịu.
Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 200 - 300g súp lơ là đã cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Bà
bầu đang trong thời kỳ đầu mang thai: Không nên ăn quá nhiều súp lơ. Vì
trong loại rau này có chứa hàm lượng vitamin C cực kỳ cao, đây là dưỡng
chất rất tốt cho sự phát triển của bé nhưng nếu mẹ ăn quá nhiều có thể
dẫn đến sẩy thai.
Mẹ bầu chỉ nên ăn 2 lần/tuần và mỗi lần ăn khoảng 100g là vừa an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi.
Chuối xiêm, chuối sứ, ngoài ăn tươi còn được chế biến thành nhiều món khác như, chuối nướng nếp, chuối chiên, chè chuối, ... và chuối đập. Mời các bạn xem !
Nguyên liệu
1 miếng chuối xiêm/sứ chín hườm
400ml nước cốt dừa
2M bột gạo
3 hành lá
150g đậu phộng rang, muối, đường
Cách làm
Lột vỏ chuối, khía dọc theo trái chuối vài đường , sâu chừng 2mm.
Cho vào lò nướng hay nồi chiên không dầu (nckd) nướng ở nhiệt 130'c trong 15 phút cho se khô.
Sau đó tăng nhiệt lên 180C' trong 15 phút nữa. Lúc này chuối rám vàng chung quanh. Lấy ra, lấy dao bản to ép dẹp chuối xuống.
Cho chuối vào lò trở lại, tăng nhiệt lên 200'C trong 10 phút cho vàng đều là được.
Nếu nướng trên lò than, bạn nhớ canh lửa và trở chuối thường xuyên cho se khô, rồi từ từ chín vàng là được.
Nấu chút dầu nóng, rót vào chén hành là cắt nhỏ cho chín tái.
Đậu phộng giã dập. Cho muối đường và bột gạo vào hòa chung với 2M nước cho tan.
Cho nước cốt dừa vào soong nhỏ, cho chén muối đường vào nấu lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi cốt dừa trở đục và sền sệt. Cho luôn phần hành vào nồi cốt dừa khuấy đều là xong.
Khi ăn lấy trái chuối ra dĩa, dùng kéo cắt thành miếng vừa ăn, rưới nước cốt dừa hành lên, rắc đậu phộng lên rồi thưởng thức thôi.
Nhớ làm thử nha các bạn!
Bichnga biên soạn theo pinterest.
* Thời gian và nhiệt độ tùy thuộc vào lò nướng hay nồi chiên không dầu, nên các bạn chú ý nhé!
Chuối chứa nhiều đường, ăn không đúng cách dễ tăng cân, muốn giảm cân nên ăn chuối theo 6 cách này
Chuối hỗ trợ giảm cân
Theo
GS Hiroyuki Kobayashi, Trường Y Đại học Juntendo (Nhật Bản), chuối là
thực phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng hoàn hảo nếu
biết cách sử dụng.
Chuối
chứa tinh bột kháng. Đây là một loại carbohydrate không bị tiêu hóa tại
ruột non mà nó đi thẳng xuống ruột già. Ngoài ra, loại tinh bột này
cũng có đặc tính giống chất xơ hòa tan và không hòa tan, là nguồn thức
ăn cho các lợi khuẩn trong đường ruột. Tiêu thụ thực phẩm có chứa tinh
bột kháng giúp cải thiện môi trường đường ruột, tăng cường sức khỏe của
hệ tiêu hóa.
Các loại khuẩn trong
đường ruột sẽ tiêu hóa tinh bột kháng. Quá trình này giúp sản sinh ra
các axit béo chuỗi ngắn có tác dụng ngăn chặn tích trữ mỡ thừa bằng cách
gửi tín hiệu yêu cầu cơ thể không tích trữ thêm chất béo. Bên cạnh đó,
axit béo chuỗi ngắn còn có tác dụng kích thích cơ thể tiết hormone
GLP-1. Đây là loại hormone làm tăng cảm giác no, ngăn chặn việc ăn quá
nhiều từ đó hỗ trợ giảm cân.
- Ăn 2 quả chuối mỗi ngày
Theo
nghiên cứu của GS Hiroyuki Kobayashi, việc ăn 2 quả chuối/ngày trong
vòng 2 tuần có tác dụng cải thiện môi trường hệ tiêu hóa đáng kể. Khi
môi trường này tốt lên, các lợi khuẩn cũng phát triển. Nhờ đó, axit béo
chuỗi ngày được sản xuất nhiều hơn, duy trì vóc dáng thon gọn.
- Ưu tiên ăn chuối xanh
Chuối
xanh sẽ có nhiều tinh bột kháng hơn so với chuối chín. Chuối chín cũng
có tác dụng cải thiện môi trường đường ruột, tuy nhiên trong việc giảm
cân, chuối xanh là lựa chọn tốt hơn.
Bạn có thể lựa chọn ăn chuối chín hoặc chuối xanh tùy theo nhu cầu, sở thích nhưng nên chú ý đến lượng tiêu thụ.
- Ăn chuối vào buổi sáng
Bạn
có thể sử dụng chuối vào buổi sáng vì đây là thực phẩm cung cấp chất
xơ, năng lượng và tăng cảm giác no. Tuy nhiên, cần đảm bảo cân bằng dinh
dưỡng, kết hợp chuối với các loại thực phẩm khác như thịt, cá, trứng,
các loại rau củ để cơ thể được nạp đủ các dưỡng chất cần thiết.
- Sử dụng chuối trước bữa ăn
Trước
bữa ăn chính, hãy ăn chuối để tăng cảm giác no, giúp giảm lượng thức ăn
tiêu thụ sau đó. Việc này còn có tác dụng kiểm soát lượng đường trong
máu.
- Sử dụng thay thế các loại đồ ăn vặt khác
Nếu bạn thích ăn vặt, hãy sử dụng chuối thay cho các món không lành mạnh như bánh kẹo, khoai tây chiên.
Mỗi
quả chuối cung cấp khoảng 100 calo. Trong khi đó, một gói khoai tây
chiên có thể cung cấp lượng calo cao gấp 2-3 lần. Sử dụng chuối thay cho
đồ ăn vặt khác giúp giảm lượng calo tiêu thụ mà vẫn đảm bảo no bụng.
- Kết hợp tập luyện
Các
hoạt động thể chất giúp cơ thể luôn dẻo dai, tiêu hao năng lượng dư
thừa. Bạn có thể ăn chuối trước hoặc sau khi tập luyện để cung cấp năng
lượng, tăng hiệu quả của quá trình luyện tập.
Lưu ý khi ăn chuối
Do
chuối có hàm lượng đường cao nên cần chú ý kiểm soát lượng chuối tiêu
thụ trong nhà, nhất là đối với những người có vấn đề về đường huyết.
Khi ăn chuối để giảm cân, bạn vẫn cần có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp việc tập thể dục đều đặn để duy trì vóc dáng.
Ngoài những món canh, món chè, bí đỏ và những món bánh có thêm món Bánh Bí Đỏ Chiên Giòn bổ sung vào thực đơn ăn vặt ! Rất đơn giản về nguyên vật liệu mà cũng lại dễ làm. Hãy thử nhé các bạn!
Nguyên liệu
300g bí đỏ đã bỏ vỏ, hột.
300g bột nếp
30g đường hay 2M sữa đặc
50g mè trắng
Dầu chiên
Cách làm
Bí đỏ cắt lát mỏng 2-3 mm, mang hấp chín. Dùng nỉa dằm cho nát.
Cho bột nếp vào trộn đều.
Cho tiếp đường / sữa vào trộn đều.
Dùng tay bắt từng viên bột, vo tròn hay oval. Lăn qua mè cho bám vào, rồi dùng tay bóp nhẹ cho mè dính chặt vào bột.
Để dầu nóng, thả từng viên bột vào chiên.
Thỉnh thoảng dùng vá thủng lỗ xoay xoay cho bánh vàng đều.
Vàng rồi, vớt ra, để ráo dầu rồi thưởng thức thôi .
Ngoài công dụng là thực phẩm, Hành T6ay còn rất tốt cho sức khỏe như thế nảo?
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Hành
tây có lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch nhờ chứa chất chống oxy hóa,
các hợp chất chống viêm, giảm triglyceride và giảm mức cholesterol. Việc
tiêu thụ nó có thể góp phần làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh tim. Đi kèm
với đó, hành tây cũng có thể giúp giảm huyết áp cao cũng như bảo vệ chống lại cục máu đông. Nó là vua dọn rác trong lòng mạch máu đó
2. Ngăn ngừa ung thư
Đây
là một trong các lợi ích của hành tây khi chúng ta sử dụng nó. Theo đó,
hành tây giúp hỗ trợ làm giảm đi nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư
như ung thư dạ dày hay ung thư đại trực tràng. Fisetin và quercetin,
chất chống oxy hóa flavonoid cũng có trong loại thực phẩm này có khả năng làm ức chế sự phát triển của khối u.
3. Giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa
Bên
cạnh đó, hành tây còn giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa của bạn. Bởi
đây là một nguồn chất xơ và prebiotic cần thiết và cần thiết cho sức
khỏe đường ruột tối ưu. Đi kèm với đó, hành tây giàu prebiotic inulin và
fructooligosacarit, nhờ vậy, có thể giúp làm tăng số lượng vi khuẩn thân thiện trong ruột, cải thiện chức năng miễn dịch.
4. Góp phần trị bệnh tiểu đường
Hành
tây có chứa các hợp chất cụ thể như quercetin, hợp chất lưu huỳnh hữu
cơ có khả năng kích thích sản xuất insulin, giúp chống lại bệnh tiểu
đường. Tiêu thụ hành tây hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, vốn là
một điều quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường.
5. Giúp tăng cường sức khỏe xương
Hành
tây là loại nguyên liệu quen thuộc được nhiều người sử dụng trong các
món ăn với lợi ích trong việc giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương. Nó
giúp làm giảm căng thẳng oxy hóa, tăng mức độ chống oxy hóa và ngăn ngừa
loãng xương, tăng mật độ xương.
6. Tăng cường hệ miễn dịch
Bổ
sung hành tây vào bữa ăn của bạn có thể giúp hệ thống miễn dịch được
tăng cường. Nhiều dưỡng chất như vitamin C, kẽm, quercetin, flavonoid
chứa trong loại thực phẩm quen thuộc này rất tốt cho cơ thể của bạn.
Chúng hỗ trợ cơ thể phát triển khỏe mạnh đồng thời là chất chống oxy hóa tuyệt vời để cơ thể chống lại virus gây bệnh.