Thứ Ba, 12 tháng 11, 2024

Súp lơ có thể ức chế vi khuẩn HP gây loét dạ dày

 

Súp lơ có chứa hoạt chất ức chế vi khuẩn HP gây loét dạ dày, dùng thế nào?

Trong súp lơ có những hoạt chất đặc biệt không chỉ ức chế được vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày mà còn có tác dụng làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, có khả năng giải độc và phòng một số bệnh rất hiệu quả.

Súp lơ có chứa hoạt chất ức chế vi khuẩn HP gây loét dạ dày, dùng thế nào? - Ảnh 1.

Súp lơ là món rau tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa

Món rau tốt cho sức khỏe

Bác sĩ Cao Hồng Phúc, Bệnh viện Quân y 103, cho biết súp lơ không chỉ là loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình hằng ngày, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể bởi giá trị dinh dưỡng cao.

Trong 100g súp lơ sẽ cung cấp: 2.6g chất xơ; 47mg canxi; 0.73mg sắt; 316mg kali; 21mg magie; 1.7g đường; 66mg photpho; 2.82g protein... Bên cạnh đó, đây còn là loại rau chứa thành phần vitamin vô cùng có giá trị như các vitamin nhóm A, B, C, niacin, axit tartaric và axit folic.

Đặc biệt với sự xuất hiện của các chất chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) như glucosinolate, glucoraphanin và sulforaphane, súp lơ là một trong các thực phẩm chống lại bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Thêm vào đó chất isothiocyanate trong súp lơ giúp chúng ta chống lại nguy cơ bị bệnh ác tính của dạ dày. Nếu thường xuyên ăn súp lơ trắng hỗ trợ phòng tránh nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng và ung thư gan.

Hơn nữa với các tính năng riêng biệt có trong từng loại súp lơ không chỉ tốt cho đường ruột, tim mạch mà còn có lợi cho sức khỏe với một chế độ ăn lành mạnh.

Súp lơ xanh cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng với một lượng calo khá thấp. Trong súp lơ xanh còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm vitamin C, vitamin K1, folat (B9), kali, mangan, sắt… và các hợp chất chống oxy hóa như: sulforaphane, carotenoid, kaempferol, quercetin.

Vì vậy, nếu như bạn đang lên một thực đơn lành mạnh, hoặc cố gắng ăn kiêng thì súp lơ xanh sẽ là một lựa chọn hợp lý cho chế độ ăn của bạn.

Trong 100g súp lơ trắng có lượng chất xơ đáp ứng 10% nhu cầu hằng ngày; protein 4%; carbohydrat 2%; năng lượng 1%; vitamin C 77%; vitamin K 20%; folic 14%; vitamin B6 11%; mangan 8%; đồng 7%; magie 4%; phốt pho 4%.

Bên cạnh đó súp lơ trắng còn chứa một số hoạt chất tự nhiên như glucobrassicin, glucoraphanin và gluconasturtiian. Những chất này hoạt động như những enzym chống lại chu trình phá hủy tế bào, bảo vệ từng tế bào da mỏng manh và đẹp đẽ.

Cùng với kali, glucoraphanin, các chất bảo vệ tim mạch khác như isothiocyanate, indole-3-carbinol có trong súp lơ trắng góp phần làm cho hệ tim mạch trở nên khỏe mạnh...

Cách ăn súp lơ ức chế vi khuẩn HP phòng ung thư dạ dày, đường ruột... - Ảnh 2.

Ăn súp lơ luộc tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa

Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP

Người ta đã chứng minh súp lơ có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobcter pylori (HP) - một trong các nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày.

Đây là thực phẩm có thể làm suy yếu khả năng gây bệnh của vi khuẩn này, chống lại sự phá hoại màng nhầy của nó. Và do đó sẽ giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.

Nguyên nhân là do chất isothiocyanate, là một chất nằm trong nhóm chất dẫn xuất của đường. Chất này không có sẵn trong súp lơ nhưng nó lại có rất sẵn ở dạng tiền chất. Khi đi vào cơ thể, tiền chất này được chuyển hóa thành isothiocyanate.

Chính isothiocyanate ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và giúp súp lơ chống được căn bệnh đáng ghét với nhiều người. Súp lơ xanh hoặc trắng luộc đều tốt với căn bệnh này.

Dùng súp lơ thế nào là tốt?

Ung thư đường ruột, đặc biệt là ung thư đại tràng là vấn nạn với nam giới cao tuổi. Nhưng gia đình có người bị ung thư đại tràng, polyp đại tràng cần cẩn thận với bệnh này.

Nếu đang điều trị bệnh ung thư đại tràng, đừng bao giờ quên món súp lơ hằng ngày. Súp lơ có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, nhất là những người hay bị viêm đại tràng hoặc có nguy cơ cao bị ung thư đại tràng do viêm mạn tính, loét trong đại tràng.

Trong súp lơ có Nf-kappa B (viết tắt Nf-kB) có khả năng ức chế bớt hoạt tính của các chất trung gian hóa học gây viêm, điều hòa chúng ở mức độ vừa phải, đủ để gây viêm chống vi khuẩn nhưng không vượt quá mức đến độ gây đột biến tế bào.

Nên ăn súp lơ xanh với khối lượng chừng 250g/ngày là vừa đủ, ăn ít hơn công hiệu phòng bệnh giảm xuống. Một tuần nên ăn chừng 2-3 lần, tức là ăn 2-3 ngày có súp lơ vào các bữa chính. 

Tốt nhất nên ăn sống, luộc chứ chớ có xào. Nếu không có súp lơ xanh thì có thể tạm chấp nhận súp lơ trắng nhưng hiệu quả giảm đi.

Thải độc

Khi tiếp xúc nhiều với hóa chất, mỹ phẩm, cơ thể sẽ tích tụ các chất không thích hợp ngoại lai. Chúng cần được thải bỏ để chống độc cho cơ thể. Người ta thấy rằng súp lơ có khả năng mạnh mẽ làm thúc đẩy sự chuyển hóa thải độc cho cơ thể.

Nguyên nhân là do trong súp lơ chứa nhiều glucoraphanin, gluconasturtian và glucobrassicin. Đây là ba chất thuộc nhóm đường thải độc. 

Chúng có khả năng gắn vào chất độc mạnh mẽ, hòa tan chúng và thải qua đường tiểu hoặc tiêu hóa. Nhờ vào sự có mặt của ba chất này mà súp lơ sở hữu một tính năng thải độc tuyệt vời.

Để súp lơ phát huy tác dụng thải độc, không nên xào hoặc hầm súp lơ. Trần qua hoặc hấp nhanh rồi ăn sẽ thu được tất cả phân tử đường thải độc. Đặc biệt rất tốt nếu bạn ăn được súp lơ sống.

Những lưu ý khi ăn súp lơ

Không phải cứ ăn nhiều là sẽ tốt, súp lơ cũng vậy. Vì có khả năng lợi tiểu và bài tiết hiệu quả nên nếu ăn quá mức sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần gây mệt mỏi, khó chịu.

Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 200 - 300g súp lơ là đã cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Bà bầu đang trong thời kỳ đầu mang thai: Không nên ăn quá nhiều súp lơ. Vì trong loại rau này có chứa hàm lượng vitamin C cực kỳ cao, đây là dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển của bé nhưng nếu mẹ ăn quá nhiều có thể dẫn đến sẩy thai.

Mẹ bầu chỉ nên ăn 2 lần/tuần và mỗi lần ăn khoảng 100g là vừa an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Theo Tuoitre online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét