Chườm là một phương pháp sơ cứu,
điều trị bệnh phổ biến đã được biết đến và áp dụng từ rất lâu. Chườm
chia làm hai dạng: chườm nóng và chườm lạnh. Phụ thuộc vào từng căn
bệnh, từng loại vết thương… mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn nên áp dụng
hình thức chườm nào là phù hợp. Bài viết này sẽ không quá đi sâu vào kỹ
thuật chườm áp dụng cho từng căn bệnh mà sẽ chỉ cung cấp những kinh
nghiệm cơ bản về chườm bạn nên biết để tăng hiệu quả điều trị và tránh
những sai lầm khi tự ý tiến hành chườm tại nhà (mà chưa có sự tham khảo
từ bác sĩ).
Chườm nóng
Chườm nóng có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sự lưu thông tuần hoàn máu, giảm sưng huyết cục bộ, giảm đau, co thắt cơ… Chườm nóng thường được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Hạ sốt: Rất nhiều người có quan niệm sai lầm rằng nên chườm lạnh (giấy ướt, chườm khăn đá) khi bị sốt. Một trong những nguyên nhân khiến cơ thể người bị sốt rất nóng là do các lỗ chân lông bị bít lại do lạnh đột ngột (biểu hiện của tình trạng “trúng gió”). Do đó, việc chườm nóng có tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông trên cơ thể, tăng khả năng tản nhiệt giúp bạn hạ sốt và thân nhiệt nhanh hơn. Khi chườm nóng với mục đích hạ sốt, các bạn nên chú ý về nhiệt độ của khăn chườm nên vừa phải, không nên quá nóng dễ gây bỏng. Khăn chườm cũng không nên quá ướt và nên đều đặn thay khăn chườm sau mỗi 3-5 phút (với trẻ nhỏ thời gian này có thể ngắn hơn).
- Giảm co thắt cơ do vận động mạnh: khi chơi thể thao quá độ hoặc bị giãn cơ do không khởi động kỹ, bạn có thể áp dụng phương thức chườm nóng, vừa giúp giảm đau, tăng lưu thông máu, vừa giảm lượng axit lactic ứ đọng trong cơ gây tình trạng nhức mỏi cơ thể. Bạn có thể chườm khăn, nhưng lời khuyên tốt hơn là sử dụng các dạng túi chườm bởi tính tiện dụng và thời gian giữ nhiệt lâu. Các bạn cần chú ý về nhiệt độ và nên có 1 túi vải bọc hoặc lót 1 lớp khăn mỏng giữa cơ thể và túi chườm để không bị bỏng da. Thời gian mỗi lần chườm không nên quá 30 phút.
- Giảm tình trạng sưng huyết, tụ máu: Chườm nóng cũng được khuyên nên áp dụng để làm tan máu tụ, vết bầm tím trong điều trị dài ngày. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý, không nên chườm nóng trong vòng 24h đầu sau khi gặp chấn thương (kèm sưng huyết), bởi có thể làm tăng mức độ chảy máu, vỡ thành mạch.
- Giữ ấm cơ thể: Vào mùa rét, bạn có thể dùng các túi chườm nóng, túi sưởi nhằm giữ ấm cho cơ thể, nhất là đối với những người cao tuổi. Hãy chú ý để không bị bỏng bởi rất nhiều người dùng túi chườm liên tục trong cả đêm (5-7h đồng hồ).
- Không chườm nóng khi:
- Đau bụng không rõ nguyên nhân, đau ruột thừa
- Vết thương chảy máu, vết thương mới
- Nhiễm độc nặng, các trường hợp xuất huyết
Chườm lạnh
Ngược lại với chườm nóng, chườm lạnh có
tác dụng làm giảm lưu thông máu, ngăn chặn tình trạng xuất huyết, có tác
dụng gây tê, giảm đau, kháng viêm. Chườm lạnh có thể áp dụng cho những
tình huống cụ thể như sau:
- Giảm đau, sưng, chảy máu tại chỗ: ngay khi bạn gặp một chấn thương, gây chảy máu, sưng tấy, bạn nên chườm lạnh bằng đá nhằm ngăn chặn sự lưu thông mạnh của máu, tránh làm tổn thương thêm các mạch và mao mạch nhỏ, đồng thời tránh tình trạng xuất huyết. Việc chườm lạnh làm chậm phản ứng của hệ thần kinh nên cũng sẽ có tác dụng giảm đau hiệu quả. Các bạn không nên đặt đá trực tiếp lên cơ thể mà hãy cho vào khăn hoặc túi. Trong khi chườm, khi thấy vùng da chườm chuyển sang màu hồng, hãy bỏ túi chườm ra và sau đó 2-3 phút hãy chườm tiếp cho tới khi da trở về màu sắc bình thường.
- Giữ nhiệt cơ thể: trường hợp bị cảm lạnh (người bệnh cảm giác bên trong lạnh nhưng bên ngoài cơ thể lại rất nóng) đo nhiễm khuẩn, cơ thể bị mất nhiệt rất nhanh. Việc lau người bằng khăn lạnh hoặc chườm lạnh sẽ làm se các lỗ chân lông ngăn chặn tình trạng thoát nhiệt khỏi cơ thể. Tuy nhiên, việc làm này cần phải được làm trong nhà kín, tránh tiếp xúc gió và thực hiện đúng cách để không làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không nên chườm lạnh khi:
- Xuất huyết ở phổi
- Người già, người thân nhiệt thấp
Trên đây là một số kinh nghiệm đơn giản
giúp bạn lựa chọn đúng hình thức chườm với tình trạng mà mình đang gặp.
Trong những tình huống phức tạp, khó xử trí hơn, hãy tham khảo ý kiến
của các bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Theo Kiến Thức Sức Khỏe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét