Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Cây say

Mình bắt đầu nếm trái say hay còn gọi là trái nhung từ mấy chục năm về trước dưới hai dạng trái tươi và loại đã chế biến. Trái tươi có lớp vỏ đen mịn như tấm vải nhung đen nên được gọi như thế. Còn nhung - say - chế biến thời điểm đó chỉ có một món là ngào đường. Say - nhung chỉ là một món quà vặt của chị em và của lũ học sinh. Hôm nay mình mới thật sự đi tìm xem trái say nhung này như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo. 

Cây say

Velvet-tamarind (English)
Mak kham phep
Dalium cochinchinense Pierre
Caeasalpiniaceae - Fabaceae
 
Đại cương :
Cây Velvet tamarind là một loài thực vật nhiệt đới có nguồn gốc từ miền nam Thái Lan và Malaysia. Thuộc họ Fabaceae, có trái nhỏ giống như trái nho về kích thước, trái có nạc ăn được. Cây say cho gổ cứng, có vân đẹp, Cây say là một giống thực vật bị đe dọa bởi môi trường bị xâm chiếm do sự khai thác gỗ và nhu cầu giải quyết của con người. Người ta không có một con số cụ thể của sự tái sinh, nuôi trồng và những thông tin còn hạn chế nhiều.
Hương vị của say có vị tương tự như me, như tên gọi Velvet tamarind để chỉ cây say. Ở Thái Lan gọi “ Luk Yee ” hay “ Yee ” và ở Mả Lai tên gọi là “ Keranji ”. Tại Thái Lan thường sử dụng làm một thức ăn như kẹo bonbons, thường người ta sấy khô và áo đường với ớt..
Trái say, có một vỏ cứng bên ngoài phẳng, màu nâu mịn như nhung, bên trong chứa 1 đôi khi 2 hạt, hạt được bao bên ngoài một lớp nạc chua ngọt. 
Thực vật và môi trường
Nguồn gốc : Thái Lan và Malaysia
Mô tả thực vật :
Cây say là một loài thực vật bán thay lá, cao 30 – 35 m với thân cây có gổ cứng và có giá trị cao. Có thể tăng trưởng cao khoảng 40 m với đường kính khoảng 50 đến 100 cm, .
Vỏ màu trắng xám, phần trong vỏ có vân tím mịn chứa nhiều mủ đỏ.
Cành non mảnh, có 4 cạnh, hơi có rảnh, có lông.
, lá kép lẻ một lần, mọc cách theo vòng xoắn, lá phụ mọc cách gồm 4 – 7 lá chét hình xoan, kích thước 1,5 – 4,5 cm, hình bầu dục đến hình xoan, đỉnh hơi nhọn, phần dưới tròn hơi ngiêng không đối xứng, bìa lá nguyên, có lông mịn ở 2 mặt.
Gân lá phẳng ở bên trên, một gân chánh, gân thứ cấp xiêng so với gân giữa, rộng và song song, các gân phụ kết thành mạng lưới. Gân giữa dài 10 cm. Lá bẹ nhỏ, rụng sớm.
Phát hoa, hay hoa : hoa trắng nhỏ 6 mm dài, hợp thành nhóm, gié dài khoảng 10 cm, ở đầu hay ở nách lá, hoa lưỡng phái, cuống nhỏ ngắn 5 mm, có lông mịn.
Trái, có vỏ bọc ngoài mỏng giòn, hình trứng, kích thước 20 mm đến 30 mm x 15 mm đến 20 mm x 8 mm, mỏng, có lông mịn như nhung, khi còn non màu xanh lá cây sáng, trở thành đen khi chín, bên trong chứa 1 hoặc 2 hạt.
Hạt : có từ 1 đến 2 hạt mỗi trái, mở theo chiều dọc, bên trong bao bởi một lớp cơm nạc màu nâu, có vị chua khi chín, màu trắng khi còn non, trở nên nâu đỏ khi trưởng thành.
 Mùa hoa tháng 6.
 Mùa quả tháng 9 - 10.
Phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, gặp từ Nghệ An trở vào đến các tỉnh đồng bằng Miền Nam, trong các rừng ẩm có độ cao dưới 1.000 m so với mặt nước biển, trên nhiều loại đất khác nhau. Khả năng tái sinh mạnh dưới tán rừng.
Quả được sóc, khỉ, chim phát tán rộng rãi. Gỗ có xớ mịn, thẳng, cứng, màu trắng có các vân vàng hay nâu đỏ, chịu ẩm và mối mọt, thuộc loại gỗ quý, dùng trong xây dựng.
Quả ăn được, có vị chua.
Bộ phận sử dụng :
Trái dùng trong thực phẩm, gổ dùng trong xây dựng.
Thành phận hóa học và dược chất :
Những acide hiện diện trong trái là:
- tartrique,
- citrique,
- ascorbique
- và acides malique.
● acide tartrique gia tăng đến mức tối đa là 2,75% trong 11e tuần lể  
● và sau đó giảm đến 1,67% trên trái cây trưởng thành chín.
● hàm lượng acide citrique luôn vẫn còn  là 0,67%  và 0,77% hầu hết mọi khi.
● acide malique chỉ phát hiện ở tuần lể thứ 7e và 9e .
Trong khi :
- acide ascorbique chỉ hiện diện trong trái cây chín trưởng thành (145mg/100g).
● Thành phần nguyên tố khoáng trong trái cung cấp lượng lớn :
- muối sodium Na,
- magnésium Mg,
- potassium P
- lượng ít sắt Fe,
- và kẽm Zn, 
● Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, Trái Say là nguồn thực phẩm tốt cho chất dinh dưởng vi lượng như :
- calcium,
- fer,
- acide ascorbique,
- phosphore
- và B-carotène.
● Vỏ say giàu chất :
- tanin.
Đặc tính trị liệu :
● Trái cây say là một trái sống trong thiên nhiên, hoang dại, không lấy làm ngạc nhiên lắm :
- chứa lượng chất đạm protéine thấp,
- chất xơ dạng thô cao vừa phải.
Nên chúng có thể giúp đở giảm nồng độ cholestérol trong máu.

Cây say được sử dụng trong y học để chữa trị :
- chống tiêu chảy,
- và những bệnh vể siêu vi khuẩn virales.
Vỏ cây say và lá có những đặc tính y học và được dùng để chống nhiều bệnh.
Ở những trẻ em miền nam phía đông Nigeria, ăn những lá non cây say như légume hoang.
Ứng dụng :
Trái say, là một trái ăn được, có một hương vị tương tự như me.
Thường được sử dụng để chế biến thành những món ăn hoặc trong nghệ thuật nấu ăn để có một vị chua ngọt.
Vỏ cây chứa nhiều chất tanin nên được dùng để thay trầu cau.
Ở một số vùng thuộc Cao Nguyên Việt Nam, các cụ cao tuổi thường ngâm quả say chín đã bóc vỏ, lấy cơm để ngâm với rượu 25-300. Để càng lâu càng tốt.
Ngày uống 2 lần. mỗi lần một chung nhỏ trước bữa ăn để :
- làm thuốc bổ,
- kích thích tiêu hoá
- và làm ngon miệng.
Cơm quả say chế biến thành cao có tác dụng nhuận tràng.
Cách chế biến như sau : Lấy 100 g cơm quả say, nghiền nát với nước. Lọc, lấy nước, rồi dùng dung dịch lọc nấu cô động lại với lửa nhỏ đến khi thành cao mềm.
Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 4-8 g. 
Thực phẩm và biến chế :
 Cơm nạt trái say, có hương vị chua ngọt, nên người ta bóc vỏ ăn sống, nhưng có thể gây ra ít nhiều táo bón ở những vùng Tây Ninh Việt Nam và nhiều vùng ở Thái Lan.
Có thể ngâm trong nước, biến chế thành nước giải khát.
Lá say đắng, có thể được sử dụng để nấu những món ăn “ domoda ”, một món ăn của người Ghana, có vị ngọt và đắng.
Theo Vườn Thảo dược

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét