Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Sườn non kho măng

Mình bắt đầu lấy măng "nhà làm" ra nấu ăn đây. Món sườn kho măng là món đầu tiên nhé các bạn!





Nguyên liệu

300g sườn non
200g măng tươi
1 m đường
1/4 m muối
1M nước măm
1m hành tỏi băm
tiêu, dầu ăn, nước màu (nước hàng)

Cách làm

Sườn heo chặt khúc vừa ăn, rửa lại bằng nước muối, để ráo. Ướp sườn với hành tỏi + tiêu + đường + muối + 1/2 M nước mắm + nước màu trong 20 - 30phút.
 Xả đông măng, luộc lại, xắt khúc vừa ăn, vắt ráo nước.

Nếu không có nước màu thì lấy 1m dầu ăn cho vào soong (dùng kho sườn) + 1m vun đường đun trên lửa nhỏ cho đến khi đường chuyển qua màu cánh gián - màu nâu vàng - tắt bếp rồi cho vào 1m nước mắm. Nhớ khuấy nhẹ cho vàng đều kẻo cháy.

Sau khi ướp xong, bắc soong sườn lên bếp lửa vừa, đảo cho săn các miếng sườn, đổ nước cao hơn mặt sườn 1cm. Khi soong sườn sôi, hớt bọt, bớt lửa cho sườn mềm. 

Khi nước còn săm sấp cho măng vào đảo đều và vẫn để lửa nhỏ. Lúc nước còn 1/3 nêm thêm phần nước mắm còn lại hoặc nêm cho vừa khẩu vị của các bạn. Tắt lửa, rắc thêm tiêu cho thơm. Thế là ta có món sườn non kho măng thật ngon và an toàn cho cả nhà rồi nhé!

Chúc các bạn ngon miệng!

Bichnga






Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Lợi ích của măng tươi

 Không chỉ có công dụng bồi bổ sức khỏe, măng tươi còn là loại thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, măng tươi lại có tính độc và không phải ai cũng biết cách khử độc khi dùng làm thực phẩm.

Măng tươi là món ăn rất được ưa thích, sử dụng để xào, nấu canh, ăn kèm với bún, phở… Ở nhiều nước phương Đông, măng là một trong những loại thực phẩm thông dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày và là thực phẩm tốt giúp giảm cân cho người béo phì mà ít ai biết. Trong măng có chứa ít lipid, đường, chất béo nhưng lại chứa nhiều chất xơ – loại chất dinh dưỡng giúp giảm cân hiệu quả.
Ngoài ra, măng tre còn có nhiều tác dụng khác như trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng, làm giảm cholesterol trong máu... Cùng với đặc tính chống viêm, măng tre còn giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Trong măng tre có chứa kali, giúp kiểm soát việc tăng huyết áp thường xuyên...
Măng tươi rất giàu các loại vitamin A, B1, B2, C. Ở các phần mô mềm gần sát đầu búp măng thường có hàm lượng protein cao, chất xơ ít hơn. Tabashin hay Banslochan là một chất Siliedioxyt có trong măng tre, chất này được xem là một dược liệu quý và là một chất cường dương có hiệu quả cao.

Tính độc và cách khử độc cho măng tươi
Tuy được sử dụng phổ biến như một loại rau xanh nhưng măng lại có tính độc do chứa nhiều chất glycocid, là chất có khả năng biến đổi thành acid cyanhydric gây độc hại cho cơ thể khi sử dụng. Những người ăn phải măng độc thường có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hô hấp, khó thở…
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng măng tươi, chúng ta có thể áp dụng những cách khử độc sau đây:
Cách 1:
Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi tùy theo từng loại măng độc nhiều hay ít, măng thường hay măng đắng mà có cách xử lý khác nhau. Có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.
Cách 2:
Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên trong ngày 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết, lúc đó mới đem chế biến món ăn.
Cách 3:
Măng hái về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.
Cách 4:
Măng tươi để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng, bạn có thể đem chế biến món ăn.
Cách 5: 
Với các loại măng độc, măng đắng nên ngâm bằng nước vôi trong; luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.
Cách 6:
Trước khi sấy hoặc phơi măng khô nên ngâm qua nước muối, lúc sử dụng để chế biến thành các món ăn nên chần lại bằng nước nóng hoặc luộc lại càng tốt. Muối măng chua cũng là một biện pháp là giảm tính độc của măng.
Lưu ý: Không cho người bệnh sốt rét, những người suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể ăn măng vì măng độc làm bệnh tăng thêm. Không nên lạm dụng ăn nhiều măng và cần chú ý chế biến kỹ trước khi ăn.

Theo vietbao

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Tích trữ măng ăn dần

Nhà mình ai cũng thích măng. Mặc dù măng không phải là món chính, nhưng khi xào, nấu thêm măng vào làm cho món ăn ngon hơn. Có điều sau những bài báo "thuốc măng" làm mọi người nao núng. Một cách có măng ăn dài ngày sau mùa mưa và an toàn chúng ta chỉ còn có mỗi một cách là trữ măng mà thôi. Một trong những cách trữ măng là luộc măng rồi mang đi đông đá. 


Rổ măng nhà mình đây

Nguyên liệu

4kg măng mạnh tông
1 M muối

Cách làm

Mua măng mạnh tông, vỏ đen, củ ngắn, mập và không to lắm măng sẽ non. Măng mạnh tông không đắng, ăn giòn dùng để nấu bún sườn hay kho cá, kho thịt tuyệt vời.

Dùng dao lớn chẻ ngược từ trên cách ngọn xuống khoảng 1/3 thân, sát phần vỏ đen. Dùng tay lột ngang vỏ là ra hết. Nhớ lột cẩn thận kẻo gãy ngang đọt măng. Sau đó, vạc nhẹ chung quanh cho măng trắng trẻo (Mình hay nhờ người bán lột dùm để xax1ch về cho nhẹ.). 

Nếu không có nồi to thì chẻ măng ra làm 2 hay làm 4. Xếp măng vào nồi, đổ nước ngập qua măng khoảng 2cm. Ca nước cuối cho muối vào khuấy cho tan hết rồi đổ vào nồi măng.

Tùy theo măng to nhỏ, sau khi nồi măng sôi luộc thêm 15-20 phút là măng chín đều. Lúc đó măng sẽ vàng cả trong lẫn ngoài. Vớt măng bỏ vào thau nước lạnh cho mau nguội. Cắt măng nhỏ cỡ ngón tay, theo chiều dọc bỏ vào bao nylon, cho vào ngăn đá. Khi nào ăn lấy ra luộc lại một lần nữa cho mềm rồi nấu món gì tùy ý!

4kg măng còn nguyên củ luộc xong còn khoảng 3kg. Ăn thoải mái các bạn ạ! Măng còn rẻ chỉ có 10k/kg. Làm nhanh kẻo hết ... mùa!

Bichnga


Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Cách làm mắt 2 mí

Để mắt được to, đẹp hơn các bạn hãy làm mắt hai mí theo cách sau, rất đơn giản! Theo dõi clip nhé các bạn!

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

38 công dụng của muối ai cũng nên biết vì tính ứng dụng cực lớn

Muối rất rẻ, và có thể xem là nguồn tài nguyên vô tận. Không những rẻ, hữu dụng, mà còn rất đa năng. Với một lọ muối nhỏ, các bạn xem thử có thể làm được những gì nhé:

38 công dụng của muối ai cũng nên biết vì tính ứng dụng cực lớn
ảnh minh họa
1. Chăm sóc nhà cửa
Đuổi kiến: Rắc muối ở cửa ra vào, ngách cửa sổ và bất cứ chỗ nào kiến chui vào trong nhà. Lý do là vì kiến sợ không dám bò lên muối.
Dập tắt lửa bùng cháy vì dầu mỡ: Nếu lửa bùng cháy vì dầu mỡ thì bạn hãy dập tắt ngọn lửa với muối (không dùng nước vì dầu nóng sẽ bay tung tóe).
Giữ nến khỏi chảy khi đốt: Nhúng cây nến mới vào trong một dung dich muối đậm đặc trong vài giờ rồi lau cho thật khô, thì cây nến sẽ không chảy mau khi đốt lên.
Giữ cho hoa đã hái được tươi: Thêm môt chút muối vào nước cắm hoa thì hoa sẽ được tươi lâu hơn.
Cắm hoa giả: Cho muối vào bình cắm hoa giả rồi thêm chút nước lạnh. Khi muối khô sẽ giữ các hoa giả tại chỗ.

Sửa tường: Muốn bít các lỗ đinh hoặc vết lở trên tường thạch cao, lấy 2 muỗng muối và 2 muỗng bột bắp trộn với khoảng 5 muỗng nước.
Giết cỏ dại: Nếu cỏ dại mọc ở kẽ hở giữa các khối gạch hay khối đá trong vườn, bạn hãy rắc muối vào các kẽ này rồi tưới nước.
Nướng thịt ngoài trời: Khi nướng mà lửa bùng cháy vì mỡ nhõ xuống than, rắc một ít muối lên ngọn lửa để kiềm chế ngọn lửa và khói mà không làm than nguội đi.

2. Lau chùi:
Rửa sạch ống thoát bồn rửa chén bát: Hoà muối vào nước nóng rồi đổ vào ống thoát của bồn rửa chén để khử mùi và giữ cho mỡ không tích tụ.
Tẩy vết trắng trên bàn gỗ để lại bởi ly nước và đĩa nóng: Trộn muối với dầu thực vật rồi đem chà nhẹ lên vết dơ.
Chùi chảo gang dính mỡ: Rắc nhiều muối vào chảo rồi lấy khăn giấy chùi sạch.
Rửa tách trà / cà-phê cáu bẩn: Lấy muối trộn với xà-bông rửa chén rồi chà nhẹ lên vết cáu bẩn.
Chùi sạch tủ lạnh: Trộn dung dịch baking soda pha muối dùng để lau tủ lạnh sẽ làm mất mùi bên trong mà không phải dùng hóa chất.


Chùi đồ đồng hay đồng thau: Trộn muối, bột mì và giấm (tỉ lệ 1:1:1) rồi lấy bột nhão chà lên kim loại. 
Khoảng một tiếng sau thì lấy khăn mềm chùi sạch và miếng vải khô đánh bong.
Chùi rỉ sét: Trộn muối và chanh với đủ nước để làm thành bột nhão. Sau đó chà lên chỗ sét rỉ, để cho khô, rồi lầy khăn mềm và khô chà sạch.
Rửa bình pha cà-phê: Cho muối và đá cục vào trong bình, lắc mạnh rồi súc bình cho sạch.

3. Giặt quần áo:
Tẩy vết rượu vang trên khăn bàn bằng bông hay vải sợi: Lấy khăn hay giấy thấm rượu lau càng nhiều càng tốt, rồi rắc ngay muối lên chỗ rượu vang đổ. Muối sẽ giúp hút hết rượu ra khỏi các sợi vải của khăn bàn. Sau bữa ăn, ngâm khăn bàn vào nước lạnh trong 30 phút trước khi đem giặt (cách này cũng hiệu nghiệm cho quần áo).
Phơi quần áo vào mùa đông: Trong lần giặt sau chót, thêm một chút muối để khi phơi trên dây ngoài trời, quần áo không bị đóng giá.
Giặt màn cửa in màu hay thảm: Dùng nước muối để giặt thì màu sắc sẽ tươi sáng hơn. Muốn cho các thảm bạc màu trông như mới, bạn hãy chà mạnh với một miếng vải nhúng trong nước muối thật mặn và đã vắt ráo.
Gột vết dơ của mồ hôi trên quần áo: Pha bốn muỗng ăn muối vào trong 750ml nuớc nóng, rồi nhúng miếng bọt biển vào trong dung dịch, chà lên vết dơ trên quần áo
Gột vết máu trên quần áo: Nhúng quần áo dính máu vào nước muối lạnh, sau đó giặt với nước xà-bông ấm rồi bỏ vào nước đem đun sôi.
Làm sạch mặt bàn ủi: Rắc một chút muối lên một miếng giấy rồi là bàn ủi nóng lên.

4. Chăm sóc sức khỏe
Bảo trì bàn chải đánh răng: Nhúng bàn chải đánh răng vào nước muối trước khi dùng lần đâu tiên thì bàn chải sẽ bền lâu hơn.
Đánh răng: Trộn một phần muối với hai phần baking soda. Dùng bàn chải đáng răng chà hỗn hợp lên răng giống như thường lệ. Bạn cũng có thể súc miệng bằng dung dịch nước muối hoặc dùng nước muối để làm sạch răng giả.
Súc miệng: Pha môt phần muối và một phần baking soda vào trong nước sẽ giúp làm mất mùi hôi miệng.
Trị các bệnh về miệng: Nếu miệng bị loét, hãy súc miệng với nước muối ấm nhiều lần trong ngày.
Trị vết ong chích: Tẩm nước vào vùng da bị ong đốt rồi áp lên trên một lớp muối để giảm sưng tấy.


Trị vết muỗi cắn: Vã nước muối lên chỗ muỗi đốt cho đỡ ngứa. Có thể dùng cao dán gồm muối trộn với dầu ô liu cũng hiệu nghiệm.
Xoa bóp sau khi tắm: Sau khi tắm, da hãy còn ướt bạn hãy chà thân thể với muối khô. Da sẽ dịu mát và máu sẽ lưu thông tốt hơn
Trị viêm họng: Thường xuyên súc miệng với nước pha muối.

5. Chăm sóc bếp núc:
Thử xem trứng có mới hay không: Bỏ hai muỗng nhỏ muối ăn vào nước rổi thả quả trứng vào: trứng mới sẽ chìm, trứng cũ sẽ nổi.
Luộc trứng lòng đỏ còn sống: Bạn hãy luộc trứng trong nước muối vì muối làm tăng nhiệt độ sôi của nước, vì vậy lòng trắng trứng chóng chín hơn.
Giữ cho trái cây không bị thâm: Bỏ trái cây vào nước có pha chút muối.
Lột vỏ trái hổ đào: Ngâm trái hổ đào vào nước muối trong nhiều giờ sẽ làm cho vỏ dễ lột hơn.
Khử mùi hành tỏi trên bàn tay: Rửa với xà bông và nước rồi chà bàn tay lên bất cứ vật gì làm bằng thép không gỉ. Bạn cũng có thể chà hỗn hợp giấm và muối lên các ngón tay
Đánh lòng trắng trứng hay kem: Bạn hãy cho thêm chút muối, lòng trắng trứng hay kem sẽ chóng nổi
Giữ pho-mát được lâu hơn: Muốn cho pho-m át không bị mốc, bạn hãy bọc pho-mát trong miếng vải có tẩm nước muối trước khi cho vào tủ lạnh.
Bảo vệ mặt đáy của lò nướng: Nếu thức ăn trào xuống mặt đáy của lò nướng thì bạn hãy rắc một nhúm muối lên chỗ dơ. Chỗ dơ này sẽ không cháy khét và được nướng thành một lớp vỏ cứng dễ cậy ra khi lò để nguội.

Theo XL

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Ăn dưa, cà muối bị ung thư?

Dưa cà muối là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt Nam . Nếu biết cách sử dụng món ăn này đúng lúc, đúng thời điểm, nó sẽ giúp ích cho cơ thể còn không sẽ là ngược lại.

An dua ca muoi bi ung thu
Ngon nhất dưa cà muối vừa độ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dưa, cà muối có tác dụng kích thích tiêu hoá và bổ sung các vi sinh vật (VSV) có lợi cho hệ thống tiêu hoá của con người như lactobacilli, acidophilus và plantarum.
Các vi sinh này sẽ tạo ra các enzym chuyển hoá đường và tinh bột trong rau dưa thành axít lactic tạo vị chua cũng như tạo các enzym phân huỷ một phần các protein trong thực phẩm, giúp cho cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn. Chính vì vậy khi ăn thực phẩm đặc biệt là các sản phẩm giàu đạm thì ngoài việc tạo cảm giác ngon miệng, dưa muối còn có tác dụng kích thích tiêu hóa.
Đường ruột có hàng triệu VSV bao gồm cả VSV có hại và có lợi cùng tồn tại cân bằng. Các VSV có lợi sẽ hoạt động và tạo ra các chất kháng thể giúp cơ thể thiết lập hệ thống miễn dịch đối với các VSV gây bệnh. Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy các VSV có lợi còn sản xuất ra một số vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, các VSV có lợi trong đường ruột có thể bị tiêu diệt do uống quá nhiều rượu bia hay có các thói quen xấu trong ăn uống khác. Vì vậy khi ăn dưa, cà muối, cơ thể sẽ được bổ sung thêm các VSV có lợi và hệ thống miễn dịch của cơ thể được tăng cường.
Ngoài ra, dưa, cà muối được làm từ nguyên liệu tươi, không qua nhiệt, giữ được nhiều các vitamin trong rau quả, giúp cơ thể hấp thụ được vitamin từ loại thực phẩm này. Bên cạnh đó, dưa cà muối còn cung cấp một lượng xơ lớn cho cơ thể, giúp cơ thể tiêu hoá tốt và hạn chế một số bệnh do thiếu xơ gây ra (trong thói quen ăn uống thời hiện đại, khẩu phần ăn nhiều khi không cung cấp đủ lượng xơ cần thiết cho cơ thể, do vậy dẫn đến một số bệnh như trĩ, táo bón….thậm chí là ung thư ruột kết).


Coi chừng dưa cà, muối xổi
Bên cạnh những lợi ích mà dưa, cà muối mang lại cho cơ thể con người thì nó cũng có những hạn chế ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người.
Theo kết quả nghiên cứu, trong rau nguyên liệu, hàm lượng nitrit rất nhỏ, nhưng khi rau được muối chua thì hàm lượng nitrit sẽ tăng cao trong một vài ngày đầu do VSV chuyển hoá nitrat trong rau thành nitrit. Khi đưa sản phẩm dưa, cà muối vào cơ thể, axít trong dạ dầy sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động với các amin từ các thực phẩm khác như cá, thịt…để tạo thành hợp chất Nitrosamine. Hợp chất này có khả năng gây ung thư trên động vật thí nghiệm. Tuy nhiên, hàm lượng nitrit sẽ giảm dần và mất hẳn khi dưa đã được muối chua vàng và tăng cao trở lại khi dưa bị khú.
Như vậy, những người thích ăn dưa, cà muối xổi (chưa hoàn toàn chua vàng) đã vô tình đẩy mình đến khả năng mắc bệnh ung thư.
Để hạn chế quá trình hình thành Nitrosamine trong cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, chuyên gia sức khỏe nên tránh ăn dưa, cà muối khi còn cay hay ăn dưa đã bị khú.
Nhiều tài liệu khoa học cũng chứng minh: dưa, cà muối cũng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng nếu nguyên liệu chế biến có chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu, nitrate hay các kim loại nặng; hoặc nguyên liệu không được chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nguồn nước dùng để muối không sạch hay sử dụng hoá chất để bảo quản sản phẩm được muối rồi nhiều lần. Do vậy, để hạn chế nhược điểm này, chúng ta nên tự làm dưa cho gia đình của mình với nguồn nguyên liệu sạch để đảm bảo VSATTP.
Các bà nội trợ cũng cần lưu ý, nếu mua dưa,cà muối bán sẵn cũng cần chọn mua cửa hàng đảm bảo VSATTP và dựa vào ngoại hình của sản phẩm. Dưa ngon thường có màu vàng, chua, giòn và có mùi thơm của dưa. Tránh mua dưa có màu xỉn hay dưa có mùi lạ.
ST

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Chữa rắn cắn bằng đu đủ xanh

Không phải ai cũng "dễ " bị rắn cắn, nhưng khi bị rắn cắn thì cũng rất hoảng bởi đó là vấn đề sinh tử của mình. Nếu biết được bài thuốc bài thuốc sơ cứu này để cứu chính mình hay làm phước cũng thật là đáng quý . Chúng ta cùng học nhé các bạn!



Bài thuốc:

Bước 1: dùng dây cột phía trên vết thương hướng về tim khoảng 20cm. Cột vừa đủ chặt và dễ tháo. Cứ 20 phút lại dời chỗ cột xa hơn chỗ trước 15 -20cm.

Bước 2: nặn máu chỗ bị rắn cắn.

Bước 3: dùng oxy già hay nước muối loãng rửa vết thương cho sạch.

Bước 4:  khứa trái đu đủ xanh cho ra mủ. Dùng bông gòn thấm thật nhiều mủ rồi rịn miếng bông gòn đó vào vết thương, lấy băng cố định miếng bông gòn lại.

Bước 5: Thái nhỏ trái đu đủ, giã nát trái đu đủ xanh cả vỏ lẫn hạt. Dùng nước sạch lọc lấy nước đu đủ cho bệnh nhân uống. Uống 4 lần, cứ 15 phút uống 1 lần, uống mỗi lần 1 ly (khoảng 250ml). 

Sau đó bệnh nhân đi tiêu tiểu được là rất tốt vì đã xuất được nọc ra ngoài.

Nếu trường hợp không có đu đủ, rịn vết thương bằng lá trà, lá ổi có chất chất kết tủa nọc độc cũng rất tốt.


Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Mirin - Rượu mùi - Rượu gạo

Rượu mùi được pha chế từ một thức uống có cồn mà được chưng cất, được bỏ thêm với những vị từ trái cây, kem, dược thảo, gia vị, bông hoa hay các loại hạch, có thêm đường hoặc các chất tạo ra vị ngọt. Bởi vậy nên rượu mùi thường là rất ngọt; thường không để được lâu.


Ở Mỹ va Canada rượu mạnh thường được gọi là "liquor", cho nên thường hay có sự lầm lẫn giữa liqueurs (rượu mùi) và liquors (rượu mạnh). Điều dễ phân biệt là rượu mùi thường hay rất ngọt và đặt như là Syrup. Đa số các rượu mùi có lượng rượu thấp (15–30% ABV) hơn là rượu mạnh, nhưng cũng có loại có lượng rượu tới 55% ABV.




 Rượu mùi ban đầu thường là rượu thuốc; đã được pha chế bên Ý từ thế kỷ thứ 13 bởi các thầy tu. Ngày nay rượu mùi được sản xuất khắp mọi nơi trên thế giới, và được dùng bằng nhiều cách: uống không, rót trên nước đá, uống với cà phê, pha với kem, hay các thứ nước khác để tạo nên cocktails,.... Chúng thường được dùng chung với món ăn trán miệng hay sau khi đó. Rượu mùi cũng được pha trộn vào các món ăn.

 Mirin (みりん):Là một loại gia vị nêm có vị ngọt, màu vàng nhạt, dạng chất lỏng hơi đặc hơn nước một tí. Thành phần khoảng 40%~50% chất đường và 14% rượu.
Được tạo ra do quá trình chuyển hoá tinh bột thành đường lên men từ mạch nha lúa gạo và nếp trộn với rượu.
Mirin dùng để nêm các món kho, món nướng nhằm làm cho món ăn khi nấu xong có độ bóng. Vì trong thành phần của mirin có chất rượu nên có thể làm khử mùi tanh của cá, và có tác dụng như là chất dẫn giúp cho gia vị nhanh thấm vào thức ăn, mà không làm cho nguyên liệu nấu món ăn bị vỡ bễ. Ngoài ra, mirin làm tăng độ ngọt tự nhiên cho đồ ăn. Món kho, nướng có nêm mirin sẽ ngọt, thơm và có màu sắc đẹp hơn.


 Rượu nấu ăn(料理酒): Được làm từ gạo, chỉ dùng để nấu ăn, thường được ghi "không được uống" trên nhãn chai. Thành phần rượu gạo nấu ăn thông thường gồm 82% nước, 15% rượu, amino acid 3%.
Rượu nấu ăn có tác dụng khử mùi tanh của thịt cá, làm cho thức ăn mềm và tăng hương vị cho đồ ăn.
Tuy nhiên, nếu dùng loại rượu gạo nguyên chất, ngon, uống được, độ cồn cao là tốt nhất vì sẽ làm cho món ăn ngon hơn.
Cách chọn rượu nấu ăn ngon: tốt nhất là loại có độ cồn trên 16 độ, rượu tinh chất được làm từ gạo, có thành phần amino acid cao, rượu uống được.


Theo nồi niêu và wikipedia

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Cách làm mứt dâu đơn giản

Mứt dâu là một trong những mứt trái cây mình thích nhất. Mỗi khi dâu đại hạ giá là mình mua về mần để dành ăn bánh mì, nước đá hay ... ăn không cho đỡ buồn miệng. Các bạn xem cách này có đơn giản thật không nhá!


Nguyên liệu

500g dâu chín đỏ
100g đường cát trắng

Cách làm

Rửa dâu sạch để ráo 15 phút, cắt bỏ cuống, cho vào soong cùng với đường, đậy nắp, cho lên bếp nấu lửa trung bình 12-15 phút.
Mở nắp, dùng dụng cụ nghiền nát dâu. Đậy nắp lại nấu lửa nhỏ khoảng 25-30 phút cho cạn bớt nước và mứt dâu keo lại.
Tắt bếp, bắc soong ra, để nguội, cho vào lọ xài dần.

Bichnga soạn theo Maangchi





Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Bánh bột lọc

Mỗi vùng miền lại có một kiểu bánh bột lọc riêng nào Huế, nào Quảng Bình , Quảng Trị, Phan Thiết ... Tuy nhiên nguyên liệu chính vẫn là bột năng và tép . Chỉ nhiêu đó chúng ta cũng có được một kiều Bánh Bột lọc của riêng mình rồi. Phải không các bạn?

Bánh bột lọc của mình đây

Nguyên liệu

Nhân
150g tép nhỏ
1m hành tím băm nhỏ
1m đường
2m dầu ăn (hay dầu điều)
1/4m muối
1/4 tiêu 

Tép nhỏ vỏ mềm ăn luôn cả vỏ
Vỏ bánh
200g bột năng
1m bột nêm
2m dầu ăn
1/4 m muối
160ml nước

Mỡ hành :

3 M hành lá 
2M dầu ăn

Nước mắm:

Mắm chua ngọt:
4 phần nước + 2 phần đường + 1 phần nước mắm + ớt băm + nước cốt chanh

Mắm keo
1 phần mắm + 2 phần đường + ớt băm

Cách làm

Cắt bỏ đầu tôm, rửa sạch qua với muối, để ráo. Ướp tôm với hành băm + dầu ăn + tiêu + muối chừng 15 phút. Nếu muốn cho tôm có màu đẹp thì dùng dầu điều.

Hành lá xắt nhỏ bỏ vào chén. Nấu dầu cho nóng già rồi đổ vào chén hành cho chín.

Pha 160ml + muối + bột nêm + dầu ăn cho đều. Đổ từ từ hỗn hợp này vào tô bột năng. Khuấy từ từ cho đến khi bột tan đều. Để bột nghỉ 15 phút.

Dùng chảo không dính để khuấy bột. Trước khi đổ bột vào chảo nhớ khuấy lại cho đều. Để lửa riu riu rồi đặt chảo bột lên khuấy liên tục cho đến khi bột nặng tay, cuộn thành một khối, tiếp tục khuấy thêm chừng 1 phút là nhắc xuống. Đừng để bột trong lại.


Ngắt một miếng bột  nhỏ, cỡ đốt ngón tay cái, dùng bàn hai tay (có xoa bột khô) vo viên như viên bi. Sau đó ấn dẹt ngay giữa, rồi dùng ngón cái và 2 ngón kế tiếp vừa ấn vừa xoay cho miệng bột dẹt tròn và mỏng ra phía ngoài. Bỏ một con tôm vào 1 bên, gấp lại làm 2 thành hình bán nguyệt, ghép mí bánh lại. Mình làm được 46 cái bánh cỡ này.

Nấu nước thật sôi, cho 1m dầu ăn vào nồi nước, bỏ bánh vào luộc. Khi bánh trong, nổi lên, vớt ra tô nước nguội cho bánh săn lại. Khi bánh đã nguội vớt lên để ráo. Trét mỡ hành lên, chan nước mắm tùy thích.

Nấu mắm keo:  nấu nước mắm + đườnng trên lửa riu riu cho đến khi tan hết đường. Để nguội, cho ớt hiểm cắt nhỏ vào. Ăn mắm keo kiểu Phan Thiết thì chan mắm vừa phải ăn cũng rất đậm đà. Còn ăn mắm chua ngọt thì pha loãng và chan ngập bánh.

Bichnga
 
+ Tô bánh trên mình không bỏ hành vì phải mang đi đông đá, gửi qua Singapor cho con trai.
+ Vỏ bánh cho bột nêm vào bánh sẽ mềm hơn. Còn chỉ nêm muối thì vỏ bánh giai hơn. Tùy các bạn lựa chọn.


Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Vấn tóc nhanh và gọn sành điệu

Cách này làm được 2 kiểu tóc. Một là tóc đuôi gà, hai là kiểu vấn cao thật sang trọng đấy các bạn! Mời các bạn cùng xem!



Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Cây say

Mình bắt đầu nếm trái say hay còn gọi là trái nhung từ mấy chục năm về trước dưới hai dạng trái tươi và loại đã chế biến. Trái tươi có lớp vỏ đen mịn như tấm vải nhung đen nên được gọi như thế. Còn nhung - say - chế biến thời điểm đó chỉ có một món là ngào đường. Say - nhung chỉ là một món quà vặt của chị em và của lũ học sinh. Hôm nay mình mới thật sự đi tìm xem trái say nhung này như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo. 

Cây say

Velvet-tamarind (English)
Mak kham phep
Dalium cochinchinense Pierre
Caeasalpiniaceae - Fabaceae
 
Đại cương :
Cây Velvet tamarind là một loài thực vật nhiệt đới có nguồn gốc từ miền nam Thái Lan và Malaysia. Thuộc họ Fabaceae, có trái nhỏ giống như trái nho về kích thước, trái có nạc ăn được. Cây say cho gổ cứng, có vân đẹp, Cây say là một giống thực vật bị đe dọa bởi môi trường bị xâm chiếm do sự khai thác gỗ và nhu cầu giải quyết của con người. Người ta không có một con số cụ thể của sự tái sinh, nuôi trồng và những thông tin còn hạn chế nhiều.
Hương vị của say có vị tương tự như me, như tên gọi Velvet tamarind để chỉ cây say. Ở Thái Lan gọi “ Luk Yee ” hay “ Yee ” và ở Mả Lai tên gọi là “ Keranji ”. Tại Thái Lan thường sử dụng làm một thức ăn như kẹo bonbons, thường người ta sấy khô và áo đường với ớt..
Trái say, có một vỏ cứng bên ngoài phẳng, màu nâu mịn như nhung, bên trong chứa 1 đôi khi 2 hạt, hạt được bao bên ngoài một lớp nạc chua ngọt. 
Thực vật và môi trường
Nguồn gốc : Thái Lan và Malaysia
Mô tả thực vật :
Cây say là một loài thực vật bán thay lá, cao 30 – 35 m với thân cây có gổ cứng và có giá trị cao. Có thể tăng trưởng cao khoảng 40 m với đường kính khoảng 50 đến 100 cm, .
Vỏ màu trắng xám, phần trong vỏ có vân tím mịn chứa nhiều mủ đỏ.
Cành non mảnh, có 4 cạnh, hơi có rảnh, có lông.
, lá kép lẻ một lần, mọc cách theo vòng xoắn, lá phụ mọc cách gồm 4 – 7 lá chét hình xoan, kích thước 1,5 – 4,5 cm, hình bầu dục đến hình xoan, đỉnh hơi nhọn, phần dưới tròn hơi ngiêng không đối xứng, bìa lá nguyên, có lông mịn ở 2 mặt.
Gân lá phẳng ở bên trên, một gân chánh, gân thứ cấp xiêng so với gân giữa, rộng và song song, các gân phụ kết thành mạng lưới. Gân giữa dài 10 cm. Lá bẹ nhỏ, rụng sớm.
Phát hoa, hay hoa : hoa trắng nhỏ 6 mm dài, hợp thành nhóm, gié dài khoảng 10 cm, ở đầu hay ở nách lá, hoa lưỡng phái, cuống nhỏ ngắn 5 mm, có lông mịn.
Trái, có vỏ bọc ngoài mỏng giòn, hình trứng, kích thước 20 mm đến 30 mm x 15 mm đến 20 mm x 8 mm, mỏng, có lông mịn như nhung, khi còn non màu xanh lá cây sáng, trở thành đen khi chín, bên trong chứa 1 hoặc 2 hạt.
Hạt : có từ 1 đến 2 hạt mỗi trái, mở theo chiều dọc, bên trong bao bởi một lớp cơm nạc màu nâu, có vị chua khi chín, màu trắng khi còn non, trở nên nâu đỏ khi trưởng thành.
 Mùa hoa tháng 6.
 Mùa quả tháng 9 - 10.
Phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, gặp từ Nghệ An trở vào đến các tỉnh đồng bằng Miền Nam, trong các rừng ẩm có độ cao dưới 1.000 m so với mặt nước biển, trên nhiều loại đất khác nhau. Khả năng tái sinh mạnh dưới tán rừng.
Quả được sóc, khỉ, chim phát tán rộng rãi. Gỗ có xớ mịn, thẳng, cứng, màu trắng có các vân vàng hay nâu đỏ, chịu ẩm và mối mọt, thuộc loại gỗ quý, dùng trong xây dựng.
Quả ăn được, có vị chua.
Bộ phận sử dụng :
Trái dùng trong thực phẩm, gổ dùng trong xây dựng.
Thành phận hóa học và dược chất :
Những acide hiện diện trong trái là:
- tartrique,
- citrique,
- ascorbique
- và acides malique.
● acide tartrique gia tăng đến mức tối đa là 2,75% trong 11e tuần lể  
● và sau đó giảm đến 1,67% trên trái cây trưởng thành chín.
● hàm lượng acide citrique luôn vẫn còn  là 0,67%  và 0,77% hầu hết mọi khi.
● acide malique chỉ phát hiện ở tuần lể thứ 7e và 9e .
Trong khi :
- acide ascorbique chỉ hiện diện trong trái cây chín trưởng thành (145mg/100g).
● Thành phần nguyên tố khoáng trong trái cung cấp lượng lớn :
- muối sodium Na,
- magnésium Mg,
- potassium P
- lượng ít sắt Fe,
- và kẽm Zn, 
● Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, Trái Say là nguồn thực phẩm tốt cho chất dinh dưởng vi lượng như :
- calcium,
- fer,
- acide ascorbique,
- phosphore
- và B-carotène.
● Vỏ say giàu chất :
- tanin.
Đặc tính trị liệu :
● Trái cây say là một trái sống trong thiên nhiên, hoang dại, không lấy làm ngạc nhiên lắm :
- chứa lượng chất đạm protéine thấp,
- chất xơ dạng thô cao vừa phải.
Nên chúng có thể giúp đở giảm nồng độ cholestérol trong máu.

Cây say được sử dụng trong y học để chữa trị :
- chống tiêu chảy,
- và những bệnh vể siêu vi khuẩn virales.
Vỏ cây say và lá có những đặc tính y học và được dùng để chống nhiều bệnh.
Ở những trẻ em miền nam phía đông Nigeria, ăn những lá non cây say như légume hoang.
Ứng dụng :
Trái say, là một trái ăn được, có một hương vị tương tự như me.
Thường được sử dụng để chế biến thành những món ăn hoặc trong nghệ thuật nấu ăn để có một vị chua ngọt.
Vỏ cây chứa nhiều chất tanin nên được dùng để thay trầu cau.
Ở một số vùng thuộc Cao Nguyên Việt Nam, các cụ cao tuổi thường ngâm quả say chín đã bóc vỏ, lấy cơm để ngâm với rượu 25-300. Để càng lâu càng tốt.
Ngày uống 2 lần. mỗi lần một chung nhỏ trước bữa ăn để :
- làm thuốc bổ,
- kích thích tiêu hoá
- và làm ngon miệng.
Cơm quả say chế biến thành cao có tác dụng nhuận tràng.
Cách chế biến như sau : Lấy 100 g cơm quả say, nghiền nát với nước. Lọc, lấy nước, rồi dùng dung dịch lọc nấu cô động lại với lửa nhỏ đến khi thành cao mềm.
Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 4-8 g. 
Thực phẩm và biến chế :
 Cơm nạt trái say, có hương vị chua ngọt, nên người ta bóc vỏ ăn sống, nhưng có thể gây ra ít nhiều táo bón ở những vùng Tây Ninh Việt Nam và nhiều vùng ở Thái Lan.
Có thể ngâm trong nước, biến chế thành nước giải khát.
Lá say đắng, có thể được sử dụng để nấu những món ăn “ domoda ”, một món ăn của người Ghana, có vị ngọt và đắng.
Theo Vườn Thảo dược

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Chơi Hè 2014

Được cùng nhau đi dã ngoại sau những ngày mệt nhoài vì làm lụng và học tập là mơ ước của nhiều người. Hè năm nay gia đình Mỹ Dung đi cắm trại ở Hồ Cachuma, hạt Santa Babara.  
Cùng theo chân gia đình Mỹ Dung nhé các bạn!

 Nàng vẫn trẻ trung, khỏe mạnh, 

và năng động ở lứa tuổi U60 phải không các bạn?

Cùng các con

Và bên ... chàng hạnh phúc đến ... ngỗng cũng phải ganh tỵ! lol

Việc sum họp đầy đủ các thành viên trong một gia đình ngày càng khó khăn khi con cái ngày càng trưởng thành do đi học hay đi làm xa. Thêm vào đó, những hạn chế khác như sức khỏe, tài chánh, thời gian của mỗi thành viên trong gia đình cũng tạo nên sự khó khăn này. Vì vậy, với mình đây thật sự là một "Túp lều lý tưởng"! 

Cha con "dễ thương" ghê ha!  
 

Một vài cảnh đẹp bên hồ
Một nhóm "cư dân" hồ Cachuma

Một góc hồ

Chiều tàn bên hồ Cachuma

Thật thanh bình

Mỹ Dung tâm sự : "Tuần vừa rồi tụi này đi cắm trại Lake Cachuma. Minh di Thu 7/26/14 dến 7/28 về, ngủ ở lều , trải air bed nằm. Ăn babeque gà, sườn bò, mì gói, bánh mì, trứng... cái gì pack dê thì ăn . mình gửi thêm hình hồ . Cachuma Lake,  Santa Babara County, lai xe 3 tiếng.  Tụi mình đi bộ quanh hồ 20 miles , về thì chơi thuyền , khong có hinh choi kayak  vi 4 nguoi choi." 

Chỉ chừng ấy thôi cũng đã là mơ ước của nhiều gia đình phải không các bạn? Chúc Mỹ Dung và gia đình luôn mạnh khỏe, đầm ấm bên nhau. Chúc hai cháu học hành tấn tới và thành đạt trong bước đường sắp tới. 

Bichnga 10/0814

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Bánh đúc lá dứa

Bữa này ra chợ thấy bán Bánh đúc lá dứa mình lại về nhà mày mò món Bánh đúc này. Mặc dù mình không hảo món này lắm, nhưng những vân xanh ngọc nổi vần xen kẽ màu trắng nhìn như những miếng đá cẩm thạch mới thật sự hấp dẫn mình. Mời các bạn làm thử!



Nguyên liệu
200 bột gạo
200 bột năng
12 - 15  lá dứa
2 m dầu ăn
250g đường vàng
2 m bột năng
1 bát nước lạnh.
1/2chén nước cốt dừa.
1/6 m muối.
50g vừng trắng rang vàng

Cách làm

Bột xanh: Lá dứa xay nhuyễn cùng với 500ml nước, lọc lấy nước. 
Pha 100g bột năng, 100g bột gạo, nước lá dứa, và 1m dầu ăn khấy đều.
Nhắc soong bột lên bếp lửa vừa, dùng đũa cả khuấy đều tay cho đến khi bột nặng tay và màu đục thì nhắc xuống.
Bột trắng: Pha 500ml nước + 100g bột năng + 100g bột gạo + 1m dầu ăn khuấy đều.
Khuấy bột trắng tương tự như bột xanh.
Khi bột trắng nặng tay và đục, nhắc xuống trộn hai loại bột xanh + trắng lại với nhau để tạo vân cho đẹp
Thoa chút dầu ăn chung quanh thành khuôn, rồi cho bột vào hấp lại cho chín ( nếu có 2 người khuấy bột cùng lúc 2 soong bột thì khi trộn bột tạo vân rất tốt).
Thắng nước đường: hòa tan đường, nước, bột măng, nấu sôi cho hơi sệt là được.
Nấu nước cốt dừa: hòa nước cốt dừa + chút muối + bột năng.
Bánh để nguội, xắt miếng vừa ăn.
Khi ăn chan nước đường,  nước cốt dừa, rắc vừng rang vàng lên trên. 
Những miếng bánh "cẩm thạch" này sẽ khiến các bạn vừa ngon miệng vừa mát lòng nhá!

Bichnga 


Nếu muốn ăn giòn hơn các bạn có thể cho thêm 1m nước tro tàu vào mỗi loại bột.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Cách cắt một trái dưa hấu nhanh nhất

Nếu cần phải cắt cả trái dưa hấu mang đi chơi xa, hay để trong tủ lạnh ăn dần, các bạn hãy chọn cách cắt nhanh nhất này nhé! Xem nè!


Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Cách muối Măng chua

Mùa măng đã rộ rồi. Rất rẻ phải không các bạn? Măng tre mạnh tông có 10/k. Hãy mua về muối chua để dành nấu canh cá hường hay cá hú, cá bông lau nha các bạn! Măng nhà muối không sợ "thuốc thang " gì cả. Cứ thẳng tay mà măm thôi.



Nguyên liệu

1kg măng mạnh tông đã bào
3M muối
1M đường

Cách làm

Pha 1lít nước  + 3M + 1 đường cho tan. (1kg măng cần 1,5 lít nước muối.).
Rửa sạch măng, để ráo. Cho măng vào keo đổ nước muối đường vào. Dùng vật nặng đè cho măng ở dưới mặt nước, hay dùng bao nylon cho nước vào, cột lại, để phía trên sẽ măng đè xuống. Đậy nắp cho kín.

Mình dùng bao nylon chứa nước

Để 3 ngày là măng chua. Dùng nấu canh chua cá biển hay cá sông rất ngon.

Nếu xài không hết, mang ra xả nước cho bớt chua. Pha 1 lít + 1M muối rồi ngâm măng trở lại. Bỏ vào tủ lạnh ăn từ từ.

Bichnga

* Dùng măng mạnh tông sẽ trắng, giòn, và ít đắng hơn măng tre tàu.
* Có bạn hỏi mình về cách muối bằng nước vo gạo, cũng giống như muối bằng nước muối. Tuy nhiên bớt 1 chén nước thay bằng nước vo gạo mà thôi. Với cách muối này măng mau chua, nhưng phải đảm bảo là "gạo sạch" và khi măng chua rồi thì ăn luôn, không để được lâu như dùng muối. Với kiểu dùng muối mình có thể để trong tủ lạnh hơn 3 tháng, măng vẫn thơm ngon khi nấu cá.


Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Tàu hũ cuốn lá lốt

Vào tháng Chay mình đi sưu tầm món chay mới. Thật ra mới đối với mình thôi, chứ với nhiều bạn thì quá quen rồi phải không nào. Nhưng cũng xin các bạn cùng xem lại coi có khác gì với cách làm của các bạn không nhá!


Nguyên liệu

2 miếng tàu hũ trắng
10 lá lốt non
30 lá lốt bánh tẻ
50g đậu phộng rang giã dập
1/2 M xả bằm
1M lá boa rô xắt nhỏ
1M thân boa rô băm nhỏ
1m đường
1m dầu hào chay
1m bột nêm nấm
1/4 m muối
dầu ăn
Rau sống các loại giống như ăn bò cuốn lá lốt
Mắm chay, đồ chua, ớt băm

Cách làm

Trụng qua tàu hũ cho khỏi chua. Cuốn trong giấy cho ráo. lạng miếng tàu hũ ra làm 2 cho mỏng, rồi cắt thành từng khúc nhỏ cỡ ngón tay

Lá lốt non xắt nhỏ trộn chung với tàu hũ cùng các  loại gia vị : xả băm, boa rô băm, đường, dầu hào, bột nêm và muối. Để 30 phút cho tàu hũ thấm gia vị.

Đun 1M dầu cho sôi đổ vào chén là boa rô xắt nhỏ làm mỡ hành phết lên bánh hỏi và cuốn tàu hũ.

Nấu mắm chay : 1 chén nước dừa tươi nấu cho rút còn 2/3 chén rồi cho 1M đường cát vàng +1/4 m muối. Nêm lại cho vừa miệng. ( Nhớ lấy nước dừa cơm dầy để nước dừa ngọt và thơm, còn cơm dừa sên chút đường làm mứt nhâm nhi nhé các bạn!) Để nguội cho đồ chua + ớt băm vào là xong.

Đặt úp lá lốt mặt sóng lá lên trên, cuống lá ra ngoài. Đặt một miếng tàu hũ cùng với những gia vị vào lá lốt, cuốn lại vừa tay. Phần cuống lá ghim vào trong cuốn cho khỏi tuột ra.

Cho một ít dầu vào chảo vừa đủ tráng mặt, chiên món này không tốn nhiều dầu đâu các bạn. Bỏ cuốn tàu hũ vào chiên phần cuống lá chiên trước để cố định chỗ ghim khỏi bung ra.

Chiên vàng cả bốn mặt lấy ra, phết chút "mỡ hành " và rắc đậu phộng lên cho thơm và hấp dẫn.

Mời các bạn cùng thưởng thức món Chay mới này.

Bichnga