Mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm Đêm Thu (1940), một trong ba nhạc phẩm để đời của người nhạc sĩ tài hoa mà bạc mệnh Đặng Thế Phong.
Mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm Đêm Thu (1940), một trong ba nhạc phẩm để đời của người nhạc sĩ tài hoa mà bạc mệnh Đặng Thế Phong.
Cam mùa này đang rẻ, làm rau câu tráng miệng hay ăn chơi vừa bổ lại thêm tiết kiệm. Mời các bạn xem!
Nguyên liệu
3-4 trái cam sành lớn
25g rau câu dòn
200g sữa đặc
muối, đường, nước
Cách làm
Vắt cam lấy 250ml. Ngâm 10g rau câu + 250ml nước + 60g đường + chút muối trong 15 phút.
Cho lên bếp nấu lửa nhỏ, và khuấy đều cho đường và bột rau câu nở trong trong 5 phút.
Cho tiếp nước cam vào nấu chung, vẫn để lửa nhỏ. Khi thấy đã tan đều và hỗn hợp trong là được. Tắt bếp cho ra khay, để nguội. Cắt hột lựu hay dùng bào lấy sợi cũng được.
Lấy khuôn tròn hay chữ nhật tùy thích, múc 1 lớp mỏng rau câu sữa xuống dưới đáy, rồi rắc 1 lớp rau câu cam lên, cứ thế cho đến hết rồi để vào ngăn mát cho mau cứng.
Khi ăn cắt miếng tùy ý.
Theo Món Ngon TN
Một nhà nghiên cứu đã chỉ ra 4 bí quyết sống thọ của các cụ trên 110 tuổi tại Nhật Bản, trong đó có một thói quen ít người nghĩ tới: ngồi thẳng lưng.
Theo báo SCMP, giám đốc nghiên cứu của tổ chức dữ liệu người cao tuổi Nhật Bản LongeviQuest, Yumi Yamamoto, cho biết họ đã ghi nhận thêm 4 người sống thọ trên 110 tuổi, hay còn gọi là những người “siêu” thọ bách niên (tiếng Anh là supercentenarian) ở quốc gia này vào năm 2023.
Trong số đó có bà Fusa Tatsumi - người phụ nữ lớn tuổi nhất Nhật Bản, vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 116 vào mùa xuân. Bà cũng là chắt gái của cụ Shigeyo Nakachi, người lớn tuổi thứ 2 tại Nhật Bản đã mất vào năm 2021.
LongeviQuest đã xác minh 269 trường hợp siêu thọ tại Nhật Bản, trong đó có tỉnh Okinawa - một trong các Vùng Xanh của thế giới. Khu vực này có số người siêu thọ cao hơn hẳn những nơi khác.
Sau khi nghiên cứu thói quen của nhóm người siêu thọ này, bà Yamamoto cho biết người siêu thọ tại Nhật Bản vẫn có xu hướng không ăn nhiều thịt và dành nhiều thời gian cho gia đình giống như những Vùng Xanh khác. Tuy nhiên, họ có 4 thói quen đặc biệt.
Bà Yamamoto nói rằng người Nhật Bản thường sử dụng cụm từ “Hara hachi bu” để chỉ việc ngừng ăn khi đã no 80%. Quan niệm này giúp người Nhật ăn trong chánh niệm (thuật ngữ chỉ việc ăn có chủ đích trong sự lưu tâm) và hạn chế lượng calo dư thừa giúp làm giảm các chứng viêm nhiễm.
Theo khảo sát, lượng calo trung bình hằng ngày của một người đến từ Vùng Xanh Okinawa chỉ khoảng 1.900, thấp hơn mức 2.000 calo mà Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị.
Bà Yamamoto chia sẻ bài học lớn nhất bà nhận ra khi trò chuyện với những người siêu thọ chính là “đừng làm mọi việc quá mức, hãy làm mọi việc có chừng mực”.
Bà Kane Tanaka (119 tuổi), người già nhất Nhật Bản và là người già thứ 2 được ghi nhận trong lịch sử nhân loại, rất thích Coca-Cola. Tuy nhiên bà chỉ uống 1 chai mỗi ngày.
Người Nhật không chỉ giữ chừng mực trong ăn uống mà còn trong nhiều việc khác, chẳng hạn như thức khuya, bà Yamamoto nói.
Nhiều nghiên cứu khẳng định việc thực hiện các hoạt động thể chất cường độ cao trong thời gian ngắn có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, từ đó cải thiện tuổi thọ.
Bà Yamamoto cho biết người dân Nhật Bản duy trì thói quen tập thể dục Rajio Taisou (tiếng Anh là Radio Taiso) đã gần 95 năm, bắt đầu từ năm 1928. Đây là chương trình thể dục được phát qua radio hướng dẫn người nghe thực hiện động tác tăng cường sức khỏe 5 phút mỗi ngày.
Hầu hết những người đến từ Vùng Xanh được khảo sát cho biết họ thường xuyên kết hợp các động tác nói trên vào cuộc sống thường nhật - kể cả lúc đi bộ, di chuyển lên cầu thang và thậm chí là trong lúc chơi các môn thể thao khác.
Bà Yamamoto nhớ lại: “Một điều tôi nhận thấy ở những người thọ và siêu thọ ở Nhật Bản là họ rất kỷ luật và nghiêm khắc với bản thân về tư thế ngồi thẳng”.
“Con người có xu hướng khom lưng về trước một chút khi về già, nhưng những người già tại Nhật Bản, thậm chí là rất già, vẫn giữ được dáng lưng thẳng”, bà nhận xét.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tư thế lưng tốt có thể giảm thiểu căng thẳng, ngăn ngừa đau đớn và giúp cơ thể hoạt động trơn tru.
Theo TT online
Những củ Su Hào ngọt mát đang vào mùa. Nhanh tay với món Dưa Góp Su Hào để được thưởng thức Món ngon quê nhà nha các bạn. Món dưa góp này rất thích hợp đi kèm với những món thịt ram, thịt nướn, thịt đông khi tiết trời se lạnh. Nhớ thử ngay nhé các bạn!
Nguyên liệu
500g su hào
200g cà rốt
3 củ hành tím
3 tép tỏi
1 trái ớt sừng không cay
1-2 trái ớt cay (tùy ý)
3 -5 M nước cốt chanh hoặc giấm
Muối, đường
Cách làm
Gọt vỏ su hào, cà rốt, tỉa hoa, bào mỏng.
Ngâm su hào + cà rốt với 2M đường + M muối khoảng 25 phút, rồi vắt ráo nước.
Băm hành + tỏi + ớt sừng cho nhuyễn. Trộn vào su hào cho đều.
Hòa nước cốt chanh với 1/3m muối + 1M đường cho tan.
Rưới nước chanh đường vào su hào, xóc lên vài lần cho su hào thấm đều.
Để ít phút nêm lại cho vừa khẩu vị gia đình.
Chúc các bạn có thêm một món dưa góp vừa ý.
Theo Pinterest
8 cách chăm sóc thận đơn giản bất kỳ ai cũng nên làm
Chỉ cần bạn biết bí quyết này và kiên trì thực hành đều đặn.
Đông y có câu nói nổi tiếng, thận khí đủ thì bách bệnh trừ. Ý chỉ rằng nếu thận khỏe thì người sẽ khỏe, mọi bệnh tật sẽ tự tiêu tan.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều người không biết cách dưỡng thận, không chăm sóc thận đúng mực dẫn đến nhiều bệnh phát sinh như sỏi thận, suy thận, thậm chí phải chạy thận, thay ghép thận mới, rất tổn hại đến sức khỏe, tài chính và tuổi thọ.
Một cặp thận đại diện cho âm và dương, thận phải tính âm, thận trái tính dương, có chức năng kiểm soát lục phủ, ngũ tạng. Do sự đặc biệt đó, các chuyên gia Đông y khuyên bạn cách dưỡng thận đơn giản nhưng rất hữu hiệu như sau.
Cách thực hiện xoa bóp đơn giản, 2 tay cầm nhẹ vào vành tai, chà xát đến khi tai nóng lên và tỏa nhiệt. Sau đó nắm chặt vành tai và thả lỏng. Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Cũng có thể làm ít hơn, tùy thời gian của bạn. Mục đích là tai phải nóng lên.
Liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và kiện toàn chức năng thận.
Mỗi đêm dùng nước nóng ngâm chân, sau đó xoa xát nhiều lần huyệt Dũng tuyền trong lòng bàn chân. Hoặc có thể vỗ huyệt Thận du, các ngón tay chụm lại, lòng bàn tay khum thành nơi chứa khí, vỗ lên huyệt Thận Du phát ra tiếng kêu như tiếng vỗ tay, thì hiệu quả càng tốt.
Huyệt Thận du: Lấy đối xứng từ rốn ra sau lưng một vị trí, trên cột sống đó là huyệt Mệnh môn, sau đó kéo ra hai bên mỗi bên khoảng 1,5 thốn là gặp huyệt Thận du.
Ngỏn tay là điểm xuất phát của các kinh mạch, cửa ngõ của nội tạng. Đầu ngón út có nhiều dây thần kinh, đồng thời có liên kết với lục phủ ngũ tạng. Đầu ngón út tay phải có sự liên kết với thận. Đầu ngón út tay trái có liên thông với bàng quang.
Thường xuyên luyện đầu ngón út có thể cường thận. Phương pháp luyện tập phổ biến là hằng ngày dùng ngón út nâng ấm nước hoặc cốc nước 99 lần, trong sinh hoạt hàng ngày có thể ưu tiên dùng ngón út để lật sách, mở cửa hoặc làm thêm các việc khác trong khả năng thay vì 'ngồi chơi'.
Mỗi đêm trước khi ngủ lấy hai mu bàn tay tựa lên vùng thắt lưng, ở tư thế nằm ngửa trên giường. 5-10 phút sau, nhiệt sẽ từ từ lan khắp toàn thân. Lúc đầu hai tay bị thắt lưng đè lên sẽ bị tê, 3-5 ngày sau khi đã quen thì không tê nữa, hai chân sẽ cảm thấy nhẹ nhàng linh hoạt.
Dù buổi tối hay ban ngày, chỉ cần là đang nằm, hãy kiên trì dùng 2 mu bàn tay ép lên 2 thắt lưng nửa giờ, sẽ thấy được hiệu quả kì diệu.
Phương pháp này có thể dùng cho hầu hết các các trường hợp mắc bệnh thận, đặc biệt là đối với người có bệnh thận mãn tính, có biểu hiện phù. Đồng thời cũng giúp loại bỏ quầng thâm mắt, làm trắng da, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng nghe nhìn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Dùng ngón tay cái của tay phải ấn nhẹ vào huyệt Thái khê chân trái và ngược lại, dùng lực sao cho cảm thấy có cảm giác là vừa. Tùy thời gian của bạn, có thể ấn từ 3-5 phút hoặc hơn.
Thường xuyên dùng ngón tay ấn, xoa bóp huyệt này sẽ có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng của các tạng phủ, tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng chống tăng huyết áp, mỡ máu, táo bón, tiêu chảy, liệt dương, đái dầm, choáng đầu, mất ngủ, đau bụng kinh.
Lý luận về cơ thể người trong khí công gắn liền với học thuyết Âm – Dương và ngũ hành của Đạo gia, coi thân thể người là một hệ thống được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là khí thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Khí chạy trong các kênh phải đạt được cân bằng âm dương, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng.
Nếu dòng năng lượng trong kinh lạc không được thông suốt, sẽ khiến cơ thể bị bệnh. Bộ phận nào tắc nghẽn, bộ phận đó có thể sinh viêm, đau, suy giảm chức năng, kết sỏi (sỏi thận, gan, mật…).
Các bài tập khí công có tác dụng đánh thông các dòng năng lượng để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng trong cơ thể. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương và ngũ hành. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa thì người ta sẽ đảo ngược được các vấn đề bệnh tật, bao gồm cả bệnh thận.
Ngoài ra, để giữ gìn sức khỏe cho thận, bạn cũng nên lưu ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như, không nhịn tiểu, uống đủ nước, không nên ăn quá mặn, hạn chế rượu bia, thịt đỏ, đồng thời kết hợp ngủ sớm dậy sớm. Như vậy không chỉ cường thận mà thực ra là tốt cho toàn thân.
Khi tiết trời bắt đầu se se lạnh, thì những bắp cải thảo cũng tới mùa thu hoạch, và những món cải thảo cũng được các "nghệ nhân" tha hồ sáng tạo.
Một trong những món được nhiều người ưa chuộng là món Cải Thảo Trộn gia vị dùng để ăn chay - Hay mặn cũng rất ngon. Mời các bạn trải nghiệm nhé!
800g cải thảo
15g boa rô băm
3M nước tương
3M dầu hào chay
3M đường
1M bột nêm chay
2M tương ớt
3M nước lạnh
Muối, ớt , ngò rí , dầu ăn
Cách Làm
Cắt khúc cải thảo vừa ăn, ngâm nước muối 15 phút. Xả lại 2-3 lần nước lạnh, rồi vớt để ráo nước..
Nấu nước sôi, cho cải vô trụng sơ qua. Vớt ra, vắt nhẹ cho ra bớt nước.
Pha tất cả các loại gia vị + nước cho đều.
Phi boa rô cho thơm, cho gia vị vào nấu lửa riu riu cho tan và hòa quyện vào nhau. Khi hỗn hợp sôi lên, tắt bếp để nguội.
Rót từ từ gia vị vào rau, trộn đều lên cho tất cả rau được áo đều. Để khoảng 15 phút sau là ta có được món Cải Thảo trộn gia vị thơm ngon. Trang trí chút ớt, ngò rí vừa thơm vừa đẹp.
Các bạn có thể thêm bớt hay thay thế cho phù hợp với khẩu vị và mục đích - chay/mặn - của mình.
Theo Huỳnh Phương
Cá là thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ưu tiên trong chế độ ăn.
Cá cung cấp ít calo và cholesterol còn giúp cơ thể đào thải lượng cholesterol xấu hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng loại cá mình ăn có thể là cá nuôi nhân tạo, nguồn thức ăn có thể không được kiểm soát tốt, hoặc có nguy cơ tồn dư hóa chất. Theo các chuyên gia và những người có thâm niên bán cá nhiều năm, nếu gặp những loại cá sau bạn nên mua ngay lập tức bởi đó là cá tự nhiên, ngon và độ an toàn cao.
1.Cá cơm là loài cá nhỏ, thân mảnh, sống ở các vùng nước mặn. Cá cơm có chứa hàm lượng axit béo omega-3, vitamin và khoáng chất phong phú. Chúng cũng là nguồn cung cấp nhiều chất béo và cholesterol có lợi cho tim mạch.
Một điểm nổi bật khác là cá cơm có vòng đời ngắn nên được coi là "cá sạch". Khả năng tích tụ các chất có hại trong cá là rất thấp so với các loại cá khác. Đây là loại cá tự nhiên ở chợ mà bạn nên mua ngay khi gặp.
Xin giới thiệu với các bạn một kiểu bánh Khoai Lang nữa. Bánh này làm nhanh gọn lẹ và ... rất ngon! Nhớ thử khi nhà có khoai lang nhé các bạn!
Nguyên Liệu
1cup khoai lang luộc chín, tán nhuyễn
1/4 cup bột cacao
1/2 cup bơ đậu phộng
1/4 cup siro maple hay mạch nha, mật ong
Cách làm
Trộn tất cả các thứ lại cho thật hòa quyện.
Rồi cho vào khuôn chữ nhật nhỏ 15cm
Nướng trong 350'F, từ 12-15 phút ( nhớ làm nóng lò trước 10 phút).
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Bichnga biên soạn theo Pinterest
Rau xanh không chỉ được biết đến là nguồn nguyên liệu dinh dưỡng quan trọng mà còn đem lại một sự phong phú về màu sắc và hương vị trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Ăn rau xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, và chất chống ô nhiễm cực kỳ quan trọng. Chế độ ăn uống đa dạng với rau xanh giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý.
4 ưu điểm của rau lá xanh đối với sức khỏe
Nguồn canxi dồi dào:
Các loại rau lá xanh như rau muống, bắp cải, cải xoăn, hạt cải dầu, nấm, rau dền, lá khoai lang chứa lượng canxi cao, vượt trội so với sữa. Mặc dù có loại rau chứa axit oxalic ảnh hưởng đến hấp thụ canxi, nhưng việc loại bỏ nó bằng cách chần qua nước sôi trước khi chế biến là khả thi.Kiểm soát lượng đường trong máu:
Nghiên cứu chỉ ra rằng rau lá xanh giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Mỗi 0,2 khẩu phần mỗi ngày tăng lượng rau xanh đã giảm 13% nguy cơ này.
Giảm nguy cơ ung thư phổi:
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn nhiều rau lá xanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Nghiên cứu trên 60,000 nam giới ở Thượng Hải cho thấy việc tăng lượng rau xanh đã giảm 28% nguy cơ này.Tăng cường hoạt động não:
Một khẩu phần rau lá xanh mỗi ngày có thể trì hoãn sự suy giảm nhận thức do tuổi tác. Ăn nhiều rau lá xanh có thể giúp trì hoãn sự giảm chất lượng hoạt động của não khi lão hóa. Những lợi ích này làm cho việc thêm nhiều rau lá xanh vào chế độ ăn không chỉ là một thói quen dinh dưỡng mà còn là một quyết định có lợi cho sức khỏe tổng thể.
Trong quá trình tiêu hóa, sự kết hợp giữa axit oxalic và canxi có thể tạo ra canxi oxalat không hòa tan, gây giảm khả năng hấp thụ canxi. Hơn nữa, việc hấp thụ lượng lớn axit oxalic vào máu có thể tăng hàm lượng axit oxalic trong nước tiểu và khuyến khích sự hình thành sỏi canxi oxalate.
Để tối ưu hóa việc hấp thụ canxi từ các loại rau lá xanh, việc loại bỏ axit oxalic là quan trọng. Axit oxalic trong rau chia thành hai loại: không hòa tan và hòa tan. Axit oxalic không hòa tan khó loại bỏ bằng cách nấu, trong khi axit oxalic hòa tan có thể được loại bỏ hiệu quả thông qua quá trình đun nóng.
Quá trình đun nóng không chỉ có thể phá hủy cấu trúc tế bào của rau mà còn hỗ trợ quá trình hòa tan axit oxalic. Vì vậy, việc chần qua nước sôi là bước quan trọng trước khi chế biến rau chứa nhiều axit oxalic.
Các loại rau lá xanh có hàm lượng axit oxalic cao, như rau muống, rau cải bó xôi, cải bẹ, cải ngọt, rau dền, đều thuộc danh sách có hàm lượng axit oxalic cao, vượt quá 200 mg/100g.
Trời se se lạnh, món cơm gà sốt xì dầu thật thích hợp, mà cách làm cũng rất đơn giản. Mời các bạn cùng xem!
Nguyên liệu
2 góc tư gà lấy phần đùi
1M dầu ăn, 2M xì dầu, 1M đường nâu, 1M rượu gạo, 1M gừng băm, 1M tỏi băm, vài miếng vỏ quýt
1/2m ngũ vị hương, 1M hắc xì dầu, 1cup nước lạnh.
Cách làm
Gà rửa sạch, lóc xương, để lại phần cù lẳng cho đẹp. Chiên vàng 2 mặt.
Dùng chảo chiên gà cho tất cả các loại gia vị vào nấu sôi cho tan đều.
Cho gà vào, trở đều hai mặt, rồi hạ lửa riu riu cho thấm. Thỉnh thoảng trở gà và rưới nước sốt lên gà cho áo đều. Nấu 20 phút.
Khi nước cạn lấy gà ra. Cho thêm 2 - 3 M nước nấu lại cho sôi, tắt bếp dùng làm nước sốt.
Chặt gà ra, rưới nước sốt này lên.
Món gà này ăn cơm trắng hay ăn với xôi, bánh mì đều ngon.
Nhớ làm thử món này nhé các bạn ! Chúc các bạn thành công!
Bichnga soạn theo McLam
Một số sản phẩm được quảng cáo trên mạng về khả năng thải độc, làm sạch ruột nhưng dẫn tới tiền mất, tật mang. Theo bác sĩ Trần Đức Cảnh (Bệnh viện K), bạn có thể chọn cách làm sạch hệ tiêu hóa an toàn hơn.
Tôi làm công việc văn phòng nên ngồi nhiều, ít vận động, tích tụ mỡ bụng. Tôi còn bị táo bón thường xuyên. Gần đây, tôi nghe quảng cáo về trà thải độc, trị táo bón, giảm béo bụng, một năm, chỉ cần uống 1 hộp là vòng eo giảm 4-5cm, không lo mắc bệnh tiêu hóa. Xin bác sĩ tư vấn việc làm sạch ruột như vậy có hiệu quả hay không? (Lê Việt Hằng - 28 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Đức Cảnh - Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội) trả lời:
Có nhiều quảng cáo trên mạng về súc rửa, làm sạch ruột để ruột hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, chống táo bón, giảm cân, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa trong đó có ung thư.
Tuy nhiên, nếu không có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua các sản phẩm quảng cáo về tháo thụt, làm sạch ruột. Không chỉ có nguy cơ tai biến, súc rửa hệ tiêu hóa còn phá vỡ hệ vi khuẩn đường ruột. Vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn có hại hoặc mầm bệnh sinh sôi với số lượng lớn dẫn đến các bệnh đường ruột.
Thay vào đó, bạn có thể thực hiện 6 cách làm sạch hệ tiêu hóa đơn giản, chuẩn y khoa ngay tại nhà như sau:
Thứ nhất, uống đủ nước và ăn nhiều hoa quả như dưa hấu, cà chua, rau diếp. Trung bình mỗi ngày, bạn cần uống 2,5 lít nước, chia làm nhiều lần trong ngày, không đợi khát mới uống.
Thứ hai, làm sạch ruột với muối. Bạn pha loãng hai thìa cà phê muối biển hoặc muối hồng Hymalaya vào 1 lít nước ấm. Bạn uống khi bụng đang đói. Chú ý, biện pháp này không dùng cho bệnh nhân cao huyết áp.
Thứ ba, áp dụng chế độ ăn nhiều chất xơ và các loại rau quả, ngũ cốc. Rau xanh, trái cây được xem là bài thuốc quý giúp con người sống khỏe hơn, không chỉ cung cấp chất xơ mà còn bổ sung nhiều vitamin.
Thứ tư, uống nước ép rau quả và sinh tố. Trong nước ép, sinh tố có nhiều chất giúp làm sạch đại tràng. Ngoài ra, loại nước này còn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch đường ruột.
Thứ năm, bổ sung probiotics trực tiếp hoặc gián tiếp qua các loại sữa chua.
Thứ sáu, sử dụng các loại trà thảo mộc giúp điều trị táo bón và làm sạch hệ tiêu hóa rất tốt. Bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng trà thảo dược và chỉ uống ở một mức độ vừa phải để không gây tác dụng phụ.
Theo VNnet
Mùa dưa cải đã về, món Lòng heo xào cải chua là món nhậu dân dã được nhiều người ưa chuộng , mà ăn với cơm trắng cũng rất ngon. Mời các bạn làm thử nhé!
Nguyên liệu
300g ruột non
200g dưa cải
200g thơm chín
Hành lá, cần tàu
1M hành tỏi băm
Dầu ăn, bột nêm, đường nước mắm bột ngọt, tiêu, chanh, ớt
Cách làm
Để làm ruột non mau sạch, rạch thẳng một đường dài cho phía trong lòng mở ra.
Rắc bột vào phía trong lòng, chà nhẹ, cho bột vón hết chất nhờn.
Vắt chanh + muối chà lại toàn bộ phần ruột cho hết mùi hôi và sạch sẽ.
Bắc bếp nấu nước sôi, cho chút muối vào. Khi nước sôi, nhúng ruột vào trụng cho săn lại, cho ra thố nước lạnh cho nguội, vớt lên để ráo, cắt miếng vừa ăn.
Thơm xắt miếng vừa ăn.
Cải rửa sạch, vắt ráo, xắt miếng dày chừng 2cm.
Hành cần cắt khúc 4cm. Ớt xắt lát xéo cho đẹp.
Phi hành tỏi cho thơm xào trước, rồi cho lòng vào xào sau.
Cho 1/2m bột ngọt + 1m bột nêm + 1/2M nước mắm + 1/2m đường đảo đều cho thấm.
Cho cải vào trộn đều.
Cho hành cần, ớt vào đảo lên là được.
Vậy là có món lòng heo xào cải rồi đó. Chúc các bạn ngon miệng!
Bíchnga
Rau lang có nhiều tác dụng cho sức khỏe như phòng bệnh tim mạch, ung thư. Loại rau này không tốn công chăm sóc, phát triển nhanh.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Văn Giang (Hưng Yên), rau lang có tính bình, vị ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều lần củ khoai, vitamin C cao gấp 5 lần, vitamin B6 gấp 3 lần, riboflavin gấp 10 lần.
Y học cổ truyền cho rằng, rau lang không độc, thích hợp cho mọi đối tượng. Các tác dụng bao gồm nhuận tràng, chống táo bón, thanh nhiệt, phòng chống béo phì, tăng cường thị lực, bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh vàng da, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ và di tinh ở nam giới... Đây được xem là loại rau phòng chống các bệnh viêm đường tiêu hóa, thậm chí ung thư.
Theo các bác sĩ tại Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K (Hà Nội), rau lang chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, β-caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phốt pho, canxi, natri, kali, mangan, kẽm, đồng, sắt. Gần đây, các hợp chất có hoạt tính sinh học trong rau lang rất được quan tâm nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, điều hòa đường huyết và lipid máu.
Rau lang có đặc tính chống oxy hóa nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin…. Nghiên cứu ghi nhận, vận động viên dùng 200g rau lang mỗi ngày trong 1-2 tuần giảm quá trình oxy hóa lipid, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống oxy hóa trong huyết tương.
Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ rau lang có tác dụng chống ung thư mạnh với các loại tế bào ung thư ruột kết, vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng và phổi. Các polyphenol và anthocyanin điều chỉnh chu kỳ tế bào, cảm ứng gây chết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch. IbACP tách chiết từ rau lang có khả năng ức chế dòng ung thư tuyến tụy.
Tại châu Phi và Indonesia, rau lang còn được sử dụng làm bài thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Một số nghiên cứu mô hình trên chuột đã ghi nhận tác dụng làm giảm lipid máu và chống xơ vữa mạch máu của rau lang. Các chất xơ không hòa tan trong rau lang cản trở sự hấp thu lipid ở ruột non.
Các hợp chất flavonoid và quercetin trong rau lang làm giảm sự hấp thu axit béo trong ruột thông qua điều chỉnh các enzym khác nhau liên quan đến chuyển hóa lipid và biểu hiện của các yếu tố phiên mã liên quan đến tổng hợp chất béo trung tính và cholesterol. Quercetin còn giảm hoạt động của lipase tuyến tụy, ức chế sự hấp thu cholesterol và triglycerid thông qua chất vận chuyển cholesterol và axit béo ở biểu mô.
Đối với tình trạng đường huyết cao, các flavonoid trong rau lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giảm tình trạng tự hủy của tế bào β tuyến tụy. Ngoài ra, quercetin kích hoạt tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, gây tăng tiết insulin. Kết quả là làm giảm khả năng kháng insulin, chống lại bệnh tiểu đường. Tác dụng này đã được chứng minh trong nhiều thí nghiệm trên động vật.
Mặc dù các nghiên cứu trên người khẳng định tác dụng của rau lang chưa nhiều để đưa ra khuyến cáo và liều lượng sử dụng an toàn, việc dùng rau lang vẫn được khuyến khích. Trong đó, hấp là phương pháp nấu hiệu quả nhất để duy trì mức polyphenol và hoạt động chống oxy hóa của loại rau này.
Theo VN net
Để thay đổi khẩu vị cho gia đình, mời các bạn làm thử món bánh mì bí đỏ vừa đẹp, ngon, lại nhiều chất bổ dưỡng.
Nguyên liệu
4,5 - 5,5 cup bột mì đa dụng
4,5m bột nở chậm hay men bánh mì
1/3 cup đường nàu
1m muối
1 cup sữa ấm khoảng 50'c
1 cup bí đỏ tán nhuyễn
1m hương bí đỏ
5M bơ mềm
1 trái trứng để bên ngoài
2M bơ tan chảy để phết lên mặt bánh
Cách làm
Món ăn phổ biến với người Việt giúp giảm 30% nguy cơ bệnh gây đột quỵ
Nhóm nghiên cứu quốc tế đầu đầu bởi TS Cristian Ricci từ Đại học North-West (Nam Phi) khẳng định chỉ cần ăn cá - đặc biệt là cá dầu - vài lần mỗi tần, bạn đã có thể đẩy lùi nguy cơ mắc các biến cố tim mạch gây chết người hàng đầu như đột quỵ, đau tim.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, các tác giả đã tổng hợp dữ liệu của hơn 36.000 người đến từ Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Ý, Tây Ban Nha, Đức Úc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Chỉ cần ăn cá thường xuyên hơn, bạn đã đẩy lùi nguy cơ bệnh tim mạch cùng một loạt biến cố chết người đi kèm nó như đột quỵ, đau tim - Ảnh minh họa từ Internet
Họ được thu thập chi tiết về chế độ ăn, tình trạng bệnh tim mạch, các tai biến liên quan bao gồm các trường hợp tử vong và không tử vong. Các biến cố tim mạch gây tử vong hàng đầu bao gồm đột quỵ và đau tim.
Phân tích cho thấy chỉ cần ăn 2-3 phần cá, mỗi phần 150 g mỗi tuần, bạn sẽ giảm được 8% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chết người.
Mức giảm là tương tự ở người ăn 50 g cá mỗi lần nhưng ăn hàng ngày.
Nguy cơ sẽ giảm tới 30% nếu bạn là người rất thích ăn cá và tiêu thụ 150 g hàng ngày.
Theo Báo NLĐ
Với bệnh nhân tiểu đường, việc tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết. Một thực đơn cân bằng có thể giúp họ kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe khác liên quan đến bệnh tiểu đường như bệnh tim và huyết áp cao.
Trái cây tươi có thể là một phần của bữa ăn bổ dưỡng, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, có một số quả đặc biệt tốt cho người bệnh:
Quả bơ
Đây là một loại trái cây độc đáo vì chứa ít carb và nhiều chất béo. Một nửa quả bơ chỉ chứa 8,5g carb nhưng có gần 30g chất béo lành mạnh. Bơ đặc biệt chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Đánh giá dựa trên 24 nghiên cứu chứng minh rằng chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đơn có liên quan đến kiểm soát đường huyết tốt hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với chế độ ăn nhiều carb hoặc chất béo không bão hòa đa.
Bơ cũng rất giàu chất xơ. Chế độ ăn nhiều chất xơ có liên quan đến cải thiện kiểm soát đường huyết, trọng lượng cơ thể, nồng độ lipid trong máu và các dấu hiệu viêm ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Quả có múi
Cam, quýt, bưởi là lựa chọn tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Có chỉ số đường huyết (GI) thấp, các loại quả này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ giảm viêm và kiểm soát đường huyết.
Cam có chỉ số GI là 43, được coi thấp. Điều này đồng nghĩa cam sẽ ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn hơn so với các loại trái cây có GI cao như dưa hấu.
Thường xuyên tiêu thụ trái cây có chỉ số GI thấp có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường giảm HbA1c (chỉ số đánh giá tình trạng bệnh), huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim.
Trái cây họ cam quýt cũng chứa nhiều hợp chất thực vật chống oxy hóa, bao gồm naringenin có đặc tính chống tiểu đường mạnh mẽ.
Táo
Táo cũng là một loại trái cây có GI thấp và rất giàu chất dinh dưỡng quan trọng. Một quả táo cỡ trung bình cung cấp khoảng 5g chất xơ, có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu.
Theo Health, các nghiên cứu chứng minh ăn táo có thể có lợi cho những người bị suy giảm khả năng kiểm soát lượng đường huyết. Ăn một quả táo trước bữa ăn làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở nhóm người trên. Giới chuyên môn cho rằng chất xơ cũng như các hợp chất chống tiểu đường khác có trong táo mang lại lợi ích cho những người có lượng đường huyết cao.
Lựu
Ăn lựu có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm huyết áp, lượng đường trong máu, mức cholesterol và cải thiện tình trạng kháng insulin. Hạt lựu và nước ép lựu là nguồn cung cấp các hợp chất hoạt tính sinh học tốt như ellagitannin, anthocyanin và axit hữu cơ, có thể giảm viêm và chống lại tổn thương tế bào.
Nghiên cứu năm 2019 cho thấy uống 200ml nước ép lựu mỗi ngày trong 6 tuần giúp giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và tâm trương ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với nhóm đối chứng.
Bệnh nhân tiểu đường loại 2 có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Do đó, duy trì mức huyết áp khỏe mạnh bằng cách tiêu thụ thực phẩm có đặc tính hạ huyết áp là cách dễ dàng và hiệu quả để chăm sóc sức khỏe.
Theo VNnet