Đây là bài tập số Một trong chuỗi nhiều bài tập Yoga cơ bản đến chuyên sâu. Với mình, chỉ cần làm quen với bài đầu tiên này chúng ta đã có thể chạm đến từ hơi thở đến các khớp xương, các bắp thịt trong cơ thể, giúp cơ thể trở lại sự vận hành tự nhiên cần thiết trong cuộc sống.
Hãy trải nghiệm ngay với bài tập đầu tiên này nhé!
Những người trên 50 tuổi khi xương cốt đã cứng, huyết áp cao với bài 1 này là vừa đủ.
Trong một lần đi huấn luyện quân sự tại Hạ - Uy - Duy (Hawaii), tác giả Nguyễn Văn Đông đã "say nắng" một cô nàng nơi mệnh danh là "Thiên đường Nhiệt đới" này.
Sau thời gian huấn luyện, tác giả đã quay về quê hương làm nhiệm vụ của một quân nhân thời chiến. Mối tình tuy ngắn ngủi nhưng cũng đã đủ làm vương vấn chàng khi mỗi độ xuân về. Tâm tư ấy được thể hiện qua ca khúc : Nhớ Một Chiều Xuân.
Chè
(trà) xanh là loại nước uống phổ biến, được hàng triệu gia đình Việt
yêu thích, đặc biệt vào dịp Tết. Tuy nhiên, dùng thức uống này không
đúng cách, đúng người có thể gây hại.
Thạc sĩ Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết
học - Truyền máu Trung ương, cho biết trà có nhiều lợi ích sức khỏe
vượt trội đã được khoa học chứng minh. Trong thành phần của trà xanh chứa nhiều chất tốt cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, axit amin.
Các hợp chất sinh học phong phú trong trà xanh như polyphenol,
alkaloid, amino axit, vitamin, flavonoid, flour, tanin, saponin có tác
dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh như Alzheimer, viêm khớp, bệnh
tim, ung thư và giảm cholesterol, giảm cân…
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh
viện Nhi đồng 2 TP HCM, cho biết trà xanh có tác dụng chống oxy hóa cao
nhất so với một số loại trà khác (như trà đen, trà ô long). Một số chất
khoáng, vitamin có trong trà xanh làm tăng khả năng chống oxy hóa.
Vitamin C, vitamin B2, mangan có trong trà xanh hỗ trợ ngăn ngừa ung
thư, ngăn chặn quá trình lão hóa, điều hòa hệ miễn dịch, làm tăng sức đề
kháng. Theanine trong trà xanh có tác dụng kích thích thư giãn, tăng
khả năng tập trung và sáng tạo.
Caffeine trong trà hay cà phê là một chất kích thích thần kinh trung
ương, làm tăng tổng hợp và giải phóng các chất trung gian dẫn truyền
thần kinh do đó làm tăng nhanh nhạy, tăng khả năng tập trung, giảm mệt
mỏi.
Trà chứa rất nhiều caffeine. 100g lá trà chứa 4g caffeine, trong khi 100g hạt cà phê Arabica chỉ có 1,4g caffeine. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu tiêu thụ trà quá
nhiều hoặc không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Trong đó,
những người nhạy cảm hoặc dùng liều cao caffeine có thể bị run cơ, run
tay, khó ngủ, nhức đầu, lo lắng, bứt rứt. Caffeine tác động rõ rệt lên
tim mạch, hô hấp hay tiêu hóa.
Lưu ý gì khi uống trà xanh?
Theo Thạc sĩ Dung, trà chứa nhiều catechin và flavonoid, phenol, là
những dạng tanin và axit. Nếu uống trà trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn
thì những hợp chất này (nhất là nhóm polyphenol) có thể tạo phức hợp
với protein gây kết tủa, giảm giá trị dinh dưỡng, ngăn cản sự hấp thụ
protein, gây ức chế một số men tiêu hóa, làm ăn uống khó tiêu.
Tính axit trong trà ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Nếu uống trà
ngay sau bữa ăn cũng làm giảm khí và đầy hơi trong dạ dày. Hàm lượng
caffeine có trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong
hệ thống tiêu hóa.
Đặc biệt trong trà còn có chứa một sắc tố gọi là epigallocatechin
gallate (EGCG), liên kết tạo phức hợp với sắt trong máu, làm giảm hàm
lượng sắt. Có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt vô cơ, dẫn đến thiếu sắt và
giảm số lượng huyết sắc tố. Thiếu sắt có thể gây nguy cơ mắc bệnh thiếu
máu, khi nồng độ huyết sắc tố thấp làm khó thở, mệt mỏi và suy nhược cơ
thể.
Trong nước trà đặc, hàm lượng caffeine khá cao, khi uống vào gây kích
thích thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt, uống trà trước khi đi
ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ. Vì thế, không nên uống trà đặc cũng như không nên uống trà lúc đói vì sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm loét dạ dày.
Vitamin K trong trà cản trở tác dụng của Warfarin, thuốc chống đông
máu. Do vậy, những bệnh nhân bị rối loạn chảy máu nên hạn chế uống trà.
Ngoài ra, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà.
Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu do thiếu sắt, gầy yếu, bệnh về tuyến giáp, gan không nên uống trà.
Chất
caffeine trong trà xanh có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị
các bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, chống loạn thần như Clozapine,
Metazolam… làm giảm tác dụng, gây tác dụng phụ hoặc biến chứng.
Đã có nhiều cách làm món Gà & Nước Mắm, nhưng nay mình mới " lượm" về một cách hay hay. Cùng nhau chiêm nhiệm nhé các bạn!
Nguyên liệu
10 cái đùi gà
1M gừng xắt lát, 1/2M gừng xắt sợi
1M nước tương
1M hành tím băm
1/2M tỏi băm
4M đường + 4M nước mắm + 2M tương ớt
1/2m cà ri + 1/2m màu điều
1/2m tiêu
1vá nước
2 trái chanh lớn
Cách làm
Đùi gà rửa sạch, để ráo, khứa 2 khứa để đùi gà mau chín
Nấu một nồi nước vừa đủ ngập gà, thêm vào gừng lát và nước tương, cho đùi gà vào luộc trên lửa vừa. Khi đùi gà không còn ra nước hồng là được. Vớt ra để ráo.
Vắt nước cốt chanh lên đùi gà rồi xóc cho áo đều. Để 30 phút cho se lại rồi chiên trên lửa nhỏ. Khi gà vàng đều là được.
Phi thơm hành tỏi và gừng sợi.
Cho tương ớt + đường + nước mắm vào đảo đều.
Cho tiếp màu điều + cà ri đảo tiếp. Cho 1 vá nước vào đun lửa vừa cho đến khi nước sánh lại chừng 1 chén thì tắt bếp. rắc tiêu vào nữa là xong.
Khi nào ăn sẽ nhúng hay rưới nước sốt lên, thì gà mới dòn lâu và nhìn đẹp mắt hơn.
Các chuyên gia cho rằng đây là những việc làm giúp mỗi người có sức khỏe dồi dào, khỏe mạnh, sống lâu.
Tình trạng uể oải là điều mà nhiều người phải đối mặt mỗi buổi sáng
khi thức dậy. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này và cảm thấy thiếu
sức sống dù đã có đủ giấc ngủ, có một số biện pháp bạn có thể thực hiện
để cải thiện tình trạng này và tăng cường năng lượng cho ngày mới. Dưới
đây là 6 việc bạn có thể thử nghiệm:
Kích thích cơ bằng cách kéo dãn sau khi thức dậy
Sau
giấc ngủ, cơ bắt đầu trong tình trạng cứng và sự tuần hoàn máu chậm.
Nếu chúng ta bắt đầu vận động ngay mà không cho cơ thể thích nghi, máu
có thể lưu thông chậm, dẫn đến hiện tượng chóng mặt. Điều này đặc biệt
nguy hiểm đối với những người cao tuổi, có thể gây ra tai biến tim mạch
và mạch máu não.
Do đó, khi thức
dậy, nên thực hiện các động tác kéo dãn một cách chậm rãi, có thể sử
dụng tay để xoa mặt, sau đó xoa bóp thái dương, đầu và cổ. Bạn cũng có
thể thực hiện một số bài tập kéo căng cơ để cải thiện sự linh hoạt cơ
thể và thúc đẩy lưu thông máu.
Bổ sung nước ấm vào buổi sáng
Khi
thức dậy vào buổi sáng, dạ dày trống rỗng và việc uống nước ấm giúp
điều hòa chức năng vận chuyển của đường ruột. Lưu ý tránh uống đồ uống
giàu đường và hạn chế nước đá hoặc trà đặc, vì chúng có thể kích thích
đường ruột một cách quá mạnh.
Vui Xuân nhưng không quên ngày chay hoặc đã chán những bữa cơm đầy ắp thịt thà, xin mời các bạn hãy đến với món Bún Riêu Chay này nhé!
Nguyên liệu
1 củ cải trắng, 1 trái su su, 1 củ sắn hay mướp …
1.5 lít sữa đậu nành không đường
200g đậu hũ bi chiên
200gr nấm rơm
1M bột nêm, 1M đường phèn, muối
4 viên chao, 1 vắt me (lọc lấy nước)
6 trái cà chua cắt múi cau
1kg bún
Rau sống, chanh, ớt
Cách làm
Nấu 2 lít nước tất các loại rau củ trong 30 phút lấy
nước ngọt. Vớt hết rau củ ra cho muối + đường phèn + bột nêm nêm cho vừa ăn. Phi thơm boa- rô vào, cho 1/2 cà chua vào xào với chút muối cho nhuyễn + dầu màu điều cho vào nồi nước
dùng.
Tán me + chao với ít nước đậu đang nấu cho nhuyễn.
Nấu sữa đậu nành cho sôi, cho hỗn hợp nước me vào quậy đều, để lửa nhỏ. Khi
đậu nành bắt đầu kết tủa, dùng vá quậy nhẹ dưới
phần đáy nồi cho khỏi dính. Cứ nấu như thế cho đến khi váng đậu nổi
hoàn toàn lên mặt, tắt bếp.
Vớt váng đậu ra 1 cái rây cho riêu đậu đông lại .
Nấm xào chín, nêm ít hạt nêm cho thấm. Cho nấm, đậu chiên, phần cà còn lại và riêu vào nồi nước dùng. Xếp bún ra tô múc nước dùng cùng riêu đậu, cà chua, nấm, đậu chiên, rồi chan nước dùng lên. Cùng thưởng thức món chay ngon với phần riêu đậu béo và ngọt thanh từ rau củ.
Theo Tập Ăn Chay
Thứ Tư, 7 tháng 2, 2024
Tết đến, món dưa giá cũng không thiếu trong mấy bữa cơm vì đã có nồi thịt kho nước dừa bên cạnh phải không các bạn?
Nguyên liệu
1kg giá
200ml giấm gạo hay 250ml giấm nuôi
250g đường
15g muối hay 1,5M muối
100g cà rốt xắt sợi
5-7 lát gừng mỏng
5-7 cây hẹ cắt 5-6cm
Vài trái ớt cắt khúc
Cách làm
Rửa sạch giá để ráo.
Nấu 2,5 lít nước + đường + muối + giấm đến khi nóng già là được. Để nguội.
Trộn các loại rau lại với nhau, rồi cho vào keo.
Nước giấm đường nguội thì rót vào. Không cần ngập nước vì lát nữa sẽ ra nước.
Để 6-8 tiếng thì vớt ra, cho vào hộp ăn dần. Không nên để dưa trong nước giấm lâu, giá sẽ mềm và chua mất ngon.
Uống cà phê đúng vào "khung giờ vàng" cơ thể sẽ nhận vô vàn lợi ích quý giá.
Thời điểm nên uống tách cà phê đầu tiên trong ngày
Các
chuyên gia gợi ý mọi người nên uống tách cà phê đầu tiên trong ngày
trong khoảng thời gian từ 9 rưỡi đến 11 giờ sáng để có lợi ích tốt nhất
trong việc cung cấp năng lượng, sự tỉnh táo, đồng thời tránh được cảm
giác bồn chồn.
Nhiều
nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nồng độ cortisol - hormone gây căng
thẳng - cao nhất khi chúng ta thức dậy. Chính vì thế, uống cà phê quá
sớm vào buổi sáng sẽ càng làm tăng nồng độ hormone này trong cơ thể và
có thể khiến chúng ta cảm thấy bồn chồn, căng thẳng.
Bên
cạnh việc uống cà phê quá sớm, uống cà phê quá muộn cũng sẽ gây hại cho
cơ thể. Uống cà phê quá muộn có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ
cũng như gây ra nhiều phản ứng phụ không đáng có. Việc ngủ không đủ giấc
có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim, bệnh thận,
huyết áp cao, tiểu đường và béo phì.
Mỗi
người có mức nhạy cảm khác nhau với caffeine và những người thường
xuyên tiêu thụ đồ uống có caffeine cũng sẽ có mức phản ứng khác với
những người không thường xuyên uống. Do đó, tốt hơn hết mọi người nên
uống tách cà phê cuối cùng trong ngày vào khoảng 8 tiếng trước khi đi
ngủ. Những người có thói quen đi ngủ lúc 10 giờ tối thì nên uống tách cà
phê cuối cùng trong ngày vào lúc 2 giờ chiều.
Để tối ưu hóa tác dụng có lợi của cà phê đối với hiệu suất tập thể dục, tốt nhất nên uống cà phê từ 30–60 phút trước
khi tập luyện. Đây là thời gian lượng caffeine đạt đến đỉnh điểm trong
cơ thể chúng ta. Vì thế, việc tập luyện, hoạt động thể dục thể thao
trong khoảng thời gian này là tốt nhất cho cơ thể chúng ta.
Bạn nên uống bao nhiêu cà phê mỗi ngày
Với
tất cả thông tin có sẵn về cà phê và tác động của nó đối với sức khỏe
của bạn, bạn có thể khó tìm ra lượng cà phê bạn nên uống mỗi ngày.
Nếu
bạn là người khỏe mạnh bình thường, bạn có thể uống hàng ngày, 1-2 cốc/
ngày. Không nên uống quá nhiều cà phê trong ngày. Nếu bạn bắt gặp các
triệu chứng “say” cà phê, hãy giảm lượng cà phê của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ bệnh lý nào, hãy trao đổi với bác sỹ khi quyết định uống cà phê hàng ngày.
Món Xôi Mặn làm nhanh này rất hích hợp với những gia đình thích được gần gũi, sum vầy. Món này dễ ăn mà cũng rất đầy đủ các chất dinh dưỡng. Mời các bạn cùng tham gia!
Nguyên liệu
500g gạo nếp
100g tôm khô nhỏ
100g lạp xưởng
100g nấm hương khô / tươi
1m hành tím băm
1/2M hành lá xắt nhỏ
1/4m muối
1m đường
1M xì dầu
Cách làm
Ngậm nếp 4 tiếng, sau khi đã vo sạch. Sau 4 tiếng mang ra xả lại nước cho sạch, để ráo.
Phi hành thơm với 2M dầu, cho lạp xưởng vào đảo nhẹ, cho tôm khô, đảo lên, cho nấm vào trộn đều. Cho 1/2m đường + 1/4m muối vào trộn cho thấm đều là được.
Trộn nếp và nhân cho đều, cho ra xửng. Dùng đũa tạo lỗ hở cho hơi nước bốc lên đều, hấp khoảng 50 phút.
Mở nắp nghiêng qua một bên, để hơi nước không rơi xuống xôi, hoặc có lót sẵn miếng vải thấm hơi dưới nắp. Rưới 1/2 m đường + xì dầu vào trộn đều, đậy nắp hấp thêm 10 phút nữa là được.
Thích có điểm chút màu xanh cho đẹp mắt thì rắc thêm chút hành lá.
Chúc các bạn có một bữa điểm tâm vui vẻ bên gia đình.