Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Các huyệt mạch giúp giảm đau nhức cấp thời

Với một số hướng dẫn massage hay bấm, day huyệt này sẽ giúp các bạn giảm những cơn đau nhức ảnh hưởng tới sức khỏe cuộc sống. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp hỗ trợ để bệnh mau thuyên giảm, lấy lại cân bằng cuộc sống. Còn bệnh thì vẫn phải ... uống thuốc nhé các bạn! 
 
 






Chúc các bạn luôn vui khỏe!

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Khoai tây đút lò

Ngoài trời đang mưa rả rích, thấy món này mình cảm thấy "bồi hồi". Mời các bạn cùng xem có cảm xúc giống mình không nha!



Nguyên liệu

4 củ khoai tây loại lớn
1 miếng lườn gà
2M ớt chuông đỏ xắt hột lựu nhỏ
3M hành tây xắt hột lựu vừa
1m tỏi băm nhuyễn 
1m ngò (tây) băm
1/2 m bột nhục đấu khấu hay cà ri tùy ý (không có cũng không sao)
dầu ăn, tiêu , muối, hành lá, rau xà lách, củ cải đỏ.

Cách làm

Khoai tây rửa sạch, không lột vỏ. Dùng nỉa xăm nhẹ bên ngoài. Cho lên vỉ nướng có rười chút dầu olive. Nướng ở 230'C trong 40 phút.


Vỏ se vàng là khoai đã chín. Lấy ra xe làm 2 theo chiều dọc. Múc bớt ruột khoai ra.

Xào thơm hành tây + tỏi, cho gà vào xào cho se mặt, cho ớt đỏ vào đảo đều cho đến khi chín, nước cạn, mọi nguyên liệu se lại. 

  Phần ruột khoai lấy ra, tán nhuyễn, trộn chung với thịt gà.

Nêm chút muối + tiêu vừa ăn. Cho ruột khoai vào. Thêm bột nhục đậu khấu và ngò vào trộn đều.

Múc hỗn hợp này vào phần vỏ khoai còn lại. rắc phô mai bào lên rồi đem nướng ở 250'c trong 10-15 phút cho vàng đều là được.


Rắc lên trên một ít hành lá nữa là xong. Dọn ăn cùng với rau xà lách và củ cải đỏ.


Bichnga soạn theo Home Cooking Adventure




Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Kim chi cà pháo

Cà pháo Việt kết hợp với kim chi Hàn quốc tạo nên một món ăn vừa lạ vừa quen. Mời các bạn chiêm nghiệm món Kim chi Cà pháo nhé! 


Nguyên liệu

500 cà pháo (Cái sắn)
100g gừng băm nhỏ
100g củ năng xắt hạt lựu nhỏ
100g củ cải trắng xắt hạt lựu nhỏ, xóc với ít muối, vắt ráo.

50g đường (4-5M)
50ml nước mắm
1/2 m muối
50g ớt bột VN
50g ớt bột Hàn quốc
2m ớt tươi băm

Cách làm

Trộn tất cả các loại gia vị trong một cái thố.
Rửa sạch cà, để ráo, cắt bỏ núm, chẻ 2,4,6 tùy quả cà to hay nhỏ.
Xếp cà vào thố, cho hỗn hợp gia vị vào trộn đều, đậy nắp để 2 ngày là ăn được.

Nếu muốn ngon hơn đem phơi nắng 4 ngày các bạn sẽ có một món cà pháo thật là "thấm", vị sẽ đậm đà hơn!
 Mời các bạn xem thêm video do cô Cẩm Vân hướng dẫn - Chương trình Diệu Pháp Âm phát hành


Chúc các bạn ngon miệng! 

Bichnga biên soạn

10 lợi ích của trà lá sa kê

Trà lá sa kê có thể là thức uống không quen thuộc với nhiều người, nhưng thật ra nó có nhiều công dụng cho sức khỏe. Sau đây là một số lợi ích của trà lá sa kê, theo trang tin Dr.Health.


1. Việc uống trà lá sa kê có thể giúp tối ưu hóa hoạt động của thận, giống như thuốc lợi tiểu. Người bị suy thận có thể uống trà lá sa kê trong nhiều tháng trước khi chức năng thận trở lại bình thường.
2. Tích tụ quá nhiều cholesterol trong máu có thể gây ra các bệnh tim mạch. Trà lá sa kê có thể giúp hạ thấp mức cholesterol bằng cách lấy cholesterol ra khỏi máu, loại bỏ nó qua đường tiểu và đại tiện.
3. Hãy chọn trà lá sa kê để ngăn ngừa và giảm rủi ro bệnh tim. Các hợp chất trong lá sa kê làm cho huyết áp trở nên bình thường và thúc đẩy sự lưu thông máu.
4. Lá sa kê chứa hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, có thể đối phó ung thư. Để giảm rủi ro ung thư cũng như điều trị căn bệnh đáng sợ này, chúng ta có thể uống trà lá sa kê.
5. Việc có quá nhiều a xít uric có thể làm cho cơ thể bạn trở nên yếu đi, trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây bệnh gout. Uống trà lá sa kê có tác dụng làm giảm dần hàm lượng a xít uric. Lá sa kê cũng có những đặc tính kháng viêm, đắc dụng trong việc làm giảm chứng viêm ở các khớp xương.
6. Trà lá sa kê còn có thể được dùng khắc phục tình trạng viêm gan hoặc gan phình trướng. Hãy đảm bảo tránh hút thuốc và uống rượu trong lúc áp dụng liệu pháp này.
7. Một lợi ích khác của trà lá sa kê là chữa trị dị ứng. Hãy uống 1 tách trà lá sa kê mỗi ngày để giảm nguy cơ khởi phát và các phản ứng của dị ứng.
8. Nhờ có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, trà lá sa kê có thể thực hiện chức năng khử độc và thải chất độc ra khỏi cơ thể, làm nhẹ bớt gánh nặng cho lá lách. Uống 1 tách trà lá sa kê mỗi ngày để tận hưởng công dụng này.
9. Trà lá sa kê có thể được sử dụng như một loại nước súc miệng để chữa đau răng. Loại thức uống này có các đặc tính diệt khuẩn, trừ khử vi khuẩn gây sâu răng, cùng với các đặc tính kháng viêm giúp làm giảm nhẹ tình trạng sưng và đau răng.
10. Uống 1 tách trà lá sa kê mỗi ngày có thể làm thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, nhiễm trùng da hay phát ban ở da.
The TNO

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Nước cốt chanh,

Nước Mỹ coi loại quả này như “thần dược”: Bếp nhà nào cũng có, người Việt đang bỏ phí!
Thư viện Y học Quốc gia Mỹ vừa công bố hàng loạt nghiên cứu về nước cốt chanh, có thể cứu hàng trăm ngàn người mỗi năm.
Trước đây, chanh thường được sử dụng như một loại trái cây dùng để pha nước để giải nhiệt cơ thể hoặc gia vị chế biến món ăn. Ngày nay, chanh nổi tiếng với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời như giải độc cơ thể bằng cách kích thích chức năng gan thận hoạt động, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm tác động của các gốc tự do.
Trong chanh có chứa đến 22 chất chống ung thư bao gồm limonene, citrus pectin, glycosides flavonnol, vitamin C… Tuy nhiên, các nhà khoa học đặc biệt nhấn mạnh tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư của vỏ chanh – nơi chứa hợp chất limonoids có đặc tính chống ung thư.
Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (CSIRO) cho rằng, 1 quả chanh cũng có tác dụng phòng chống đến 50% các bệnh ung thư và khuyên mỗi người nên tiêu thụ ít nhất 150 g vỏ cam hoặc chanh đông lạnh mỗi tuần Nhưng mới đây, Thư viện Y học Quốc gia Mỹ công bố hàng loạt nghiên cứu về nước cốt chanh , từ đó khẳng định thêm về “thần dược” chanh.
Trong khi hàng tỷ USD được đổ vào cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển các loại thuốc chữa bệnh thì các nhà khoa học đã chứng minh nước cốt chanh lại có thể làm giảm nhẹ và thậm chí chữa được nhiều bệnh. Đáng chú ý trong đó có những căn bệnh đang “hành hạ” hàng triệu người và khiến hàng trăm ngàn người tử vong mỗi năm trên toàn Thế giới.
Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của nước cốt chanh, khiến loại nước này được cho là có thể cứu được hàng trăm ngàn mạng sống mỗi năm trên toàn thế giới.
1. Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm (SCA)
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC), bệnh SCA tấn công khoảng 95.000 người Mỹ và cứ 500.000 người Mỹ gốc Phi thì có 1 người mắc bệnh này. Đây là căn bệnh rối loạn máu bẩm sinh, nguyên nhân là do sự bất thường về lượng hemoglobin mang oxy trong các tế bào hồng cầu. Một thử nghiệm lâm sàng với các bệnh nhân nhi mắc bệnh SCA cho thấy nước cốt chanh có thể giảm triệu chứng đau đớn (50% khi sử dụng nước cốt chanh, so với 92,7% khi không dùng). Không những thế, loại nước này còn giảm tình trạng ốm sốt (46,6% khi sử dụng nước cốt chanh, so với 87,3% khi không dùng) và tỷ lệ phải nhập viện (3,4% khi sử dụng nước cốt chanh, so với 34.5% khi không dùng).
2. Sốt rét
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 219 triệu người mắc căn bệnh do muỗi gay ra này, trong đó có đến 660.000 ca tử vong mỗi năm. Bệnh nhân thường được kê đơn thuốc có dược tính và cả độc tính khá cao để điều trị bệnh. Nhưng một nghiên cứu mới đây phát hiện nước cốt chanh có thể làm tăng đáng kể khả năng chữa bệnh khi kết hợp với thuốc điều trị thông thường, không chỉ thế còn không cho thấy tác dụng phụ.
3. Tránh ngộ độc thực phẩm
Một nghiên cứu gần đây cho thấy trong các thành phần gây ngộ độc thực phẩm trong món gỏi hải sản, món ăn phổ biến ở các vùng ven biển nước Mỹ thường được chế biến từ cá (tôm) sống được loại bỏ hoàn toàn nhờ nước cốt chanh. Đó là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và Salmonella enterica, hai nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm.
4. Khử trùng nước
Các nhà khoa học đã phát hiện nước cốt chanh có thể dùng để khử trùng nước bằng cách diệt norovirus – nhóm virus gây bệnh tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng – cũng như Escherichia coli. Nước cốt chanh cũng có thể diệt mầm bệnh tả – căn bệnh được cho rằng ảnh hưởng đến 3-5 triệu người và năm 2010 đã có 100.000-130.000 người tử vong.
5. Ung thư tụy
Đây là một căn bệnh ung thư “nổi tiếng” khó chữa trị, nhưng nước cốt chanh được nghiên cứu có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển ung thư, khiến các tế bào ung thư tụy tự chết.
6. Cai thuốc lá
Không phải nói thì ai cũng biết tác hại khôn lường của hút thuốc lá. Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người trên thế giới. Ở Việt Nam, mỗi ngày có khoảng hơn 100 người chết vì thuốc lá. Một thử nghiệm lâm sàng so sánh giữa kẹo cao su chứa nicotine và chiết xuất từ nước chanh cho thấy “loại nước này có thể sử dụng hiệu quả trong hỗ trợ cai thuốc lá”.
* Theo The Epoch Times

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Cách đo tay để mua nhẫn

Nhiều lúc chị em phát sinh muốn mua nhẫn bất ngờ. Khi mua cứ phải thử ra thử vào mất thời gian, đôi khi còn bị "kẹt", phải chịu đau để tháo nhẫn ra rất khổ sở.

Vừa rồi báo đăng một bà ở TQ vì muốn thử chiếc vòng ưng ý, nhưng lúc tháo bị rít, liền mạnh tay làm chiếc vòng văng ra, rớt xuống đất. Kết quả nhân viên cửa hàng phải kêu cấp cứu vì bà đã ngất đi khi chiếc vòng chiếc vòng trị giá hàng tỷ VNĐ bị vỡ.

Khi thấy bảng đo tay này tự nhiên mình nghĩ đến chuyện đó. Và mang bảng này về đây. Dù có gầy đi một chút hay mập lên một tí thì số đo "cơ bản" này cũng giúp chị em rút ngắn lại thời gian và tìm được cho mình chiếc nhẫn vừa ý nhất.


Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Bấm 4 huyệt này giúp bạn những gì?

Vì nhiều lý do như công việc, mất ngủ ...  làm bạn căng thẳng, đau đầu, mệt mỏi ... Bạn chỉ cần bấm day vào 4 huyệt này sẽ giúp bạn tình táo, sảng khoái tinh thần. Xem nhé! 






Chúc các có một tinh thần sảng khoái yêu đời


ST


Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Gỏi bưởi

Mình cũng đã từng hướng dẫn các bạn món gỏi bưởi cách đây vài năm. Bữa nay thấy cách làm thêm chút mực khô và dừa nạo cũng hay hay, mang về đây chia sẻ cùng các bạn.




Nguyên liệu 
Cách làm

Tôm bỏ đầu luộc với 3 lát gừng + vài cọng hành lá. Tôm chín (cong lại hình chữ O) vớt ra tô nước lạnh, để 5-7 phút, vớt lên để ráo), lột vỏ để lại đuôi cho đẹp.
Luộc thịt heo với chút hành lá cho thơm, thịt chín vớt ra tô nước đá để 10-12 phút, để ráo, xắt lát mỏng.  
Bưởi lột vỏ lấy từng nhúm tép bên trong, không tách tép ra vì nhỏ quá khó gắp và nhìn không đẹp mắt.
Xếp xả, gừng, hành của vào 1 nồi đất, cho rượu đế hay cồn vào nướng mực cho thơm vàng. Dùng tay vò cho rớt phần cháy ra, xé nhỏ.

Cà rốt + dưa leo tỉa hoa + ớt sứng xắt sợi ngâm nước đá cho giòn.



Nấu 1 mắm + 2 đường cho sôi để nguội, pha thêm tương ớt + nước tắc + nước chanh + tỏi ớt băm.
Rau thơm cắt nhỏ.
Đậu phộng đập dập.
Chiên bánh phồng tôm
Cho các nguyên liệu vào thố, rưới nước mắm trộn đều. cùng 1/2 đậu phộng + rau thơm và dừa nạo.

Cho ra dĩa rắc thêm rau thơm và đậu phộng lên trên.
Và cuối cùng là ...  thưởng thức. 
Chúc các bạn ngon miệng!

Theo Hướng nghiệp Á-Âu

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

10 thực phẩm thông thường thành vị thuốc quý- P2

6. Ăn cà tím sống có thể làm giảm lượng mỡ trong máu
Trước đây, người dân thường có thói quen ăn cà sống. Quả cà hái từ vườn vào, rửa sạch, ngâm chút nước muối rồi ăn. Cách ăn đó thực sự rất tốt cho việc giảm mỡ máu. Nhưng ngày nay, chúng ta ăn cà thường nấu với rất nhiều dầu mỡ, do cà tím có thể "hút" dầu, nên càng cho dầu, cà càng hút hết.
Khảo sát cho thấy, chúng ta đang ăn một món cà có lượng dầu mỡ cao gấp đôi so với các món ăn thông thường. Điều này vô tình làm cho chức năng làm giảm mỡ máu của cà bị triệt tiêu.
Vì vậy, cách tốt nhất, bạn nên ăn cà sống hoặc hấp, luộc, trộn dấm tỏi. Sau khi ăn vào, cà sẽ hấp thụ các chất béo trong cơ thể từ đó mang lại tác dụng hạ thấp lipid, giảm cholesterol.
7. Người cao tuổi ăn hạt dẻ để ngăn ngừa đau lưng
Hạt dẻ có tác dụng điều trị rất tốt chứng đau sau lưng của người cao tuổi. Người bị bệnh về thận, suy thận, đau vùng thắt lưng và suy nhược tứ chi, đi tiểu nhiều hơn bình thường thì nên tăng cường ăn hạt dẻ.
Vào các buổi sáng và tối hoặc khi rảnh rỗi, nên chuẩn bị một vài nắm hạt dẻ đã làm chín, ngồi nhai nhỏ thành bột rồi nuốt, rất có lợi cho thận và khung xương khớp.
Giáo sư dinh dưỡng chia sẻ cách biến 10 thực phẩm thông thường thành vị thuốc quý - Ảnh 5.
8. Khi chán ăn, khẩu vị không tốt thì ăn một chút lạc ngâm dấm
Lạc là thực phẩm được người dân Trung Quốc gọi là "thực phẩm trường thọ". Nếu khi bạn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, thì nên ăn thêm ít lạc.
Lạc giàu axit béo chưa no, axit béo chưa no trong dầu lạc chiếm khoảng 80% tổng lượng axit béo. Ăn lạc có thể mang lại tác dụng phân hủy cholesterol trong gan, tăn cường bài tiết acid mật, do đó làm giảm cholesterol, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành.
9. Người cao tuổi ăn rau chân vịt để phòng trị táo bón
Bây giờ người cao tuổi bị táo bón nhiều hơn do nhịp sinh hoạt thay đổi. Nếu muốn phòng bệnh, hãy ăn thêm rau cải chân vịt (bó xôi) để nhuận tràng nhanh chóng.
Đông y đánh giá cao tác dụng của rau cải chân vịt trong việc điều hòa thức ăn trong dạ dày, làm ẩm phân và thúc đẩy nhanh quá trình đại tiện, loại bỏ chứng táo bón có thể dẫn đến bệnh trĩ.
Giáo sư dinh dưỡng chia sẻ cách biến 10 thực phẩm thông thường thành vị thuốc quý - Ảnh 6.
10. Thai phụ nên ăn thêm dầu táo (gai) ngay từ đầu thai kỳ
Dầu táo gai (hay còn gọi là quả sơn trà) có tác dụng giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và điều hòa ổn định các chức năng trong cơ thể. Thậm chí, loại dầu này còn được người dân Đài Loan gọi là "dầu bà đẻ" hay là "bảo bối tháng ở cữ".
Đông y cũng coi loại dầu này là dầu bổ sữa hoặc dầu trường thọ. Hiện nay, có tới hơn 80% sản phụ tại Trung Quốc rơi vào chứng tăng cân nhiều sau khi sinh, trong đó có tới 20% phụ nữ bị "phát tướng vĩnh viễn", tức là không thể quay lại ở mức cân nặng trung bình. Nếu muốn tránh tình trạng thừa cân, ngay từ khi bắt đầu mang bầu, nên ăn thêm loại dầu táo gai này.

Theo soha

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

10 thực phẩm thông thường thành vị thuốc quý

Theo giáo sư Triệu Lâm, ăn uống đúng cách còn tốt hơn trăm vạn lần uống thuốc. Vì vậy, hiểu được những giá trị của thực phẩm, bạn sẽ ăn uống đúng cách, đẩy lùi bệnh tật hiệu quả.

Theo Giáo sư Triệu Lâm, Bệnh viện Tổng giải phóng quân Trung Quốc, thành viên tổ Y tế dự phòng, Uỷ ban Y tế Trung ương Trung Quốc, câu nói "dân dĩ thực vi thiên" là một khái niệm vô cùng ý nghĩa mà khi hiểu được, chúng ta sẽ làm chủ được sức khỏe của mình.
Điều này có nghĩa rằng, chúng ta phải coi việc ăn uống là quan trọng số một trong cuộc sống. Ăn không chỉ để no bụng, mà còn có thể phòng bệnh, dưỡng bệnh, lấy thức ăn làm "thuốc".
Nếu ngày thường chúng ta chú ý đến ăn uống, coi thực phẩm là thuốc, thì sức khỏe sẽ được chăm sóc kỹ càng như có bác sĩ bên cạnh. Ăn uống đúng cách sẽ tốt hơn uống thuốc trăm vạn lần, bạn hãy tham khảo phân tích của chuyên gia Triệu Lâm.
1. Người Sơn Đông ăn tỏi để phòng tránh nhiễm khuẩn, các bệnh do virus
Trong vụ dịch SARS bùng phát năm 2003, khi GS Lâm tham gia một chương trình trên truyền hình, ông đã hỏi MC rằng tỷ lệ mắc bệnh "SARS" ở tỉnh Sơn Đông như thế nào. MC trả lời rằng chỉ có 1 người mắc, người đó lại từ nơi khác đến.
Đây là lý do tại sao, mặc dù tỏi không thể điều trị SARS, nhưng chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao SARS hoành hành ở Quảng Đông, trong khi lại không hề xuất hiện ở Sơn Đông?
Trước hết, người dân ở đây thích ăn hành tỏi. Hai loại gia vị này còn được gọi là thuốc Penicillin trong lòng đất mọc lên, ý nói là loại thuốc kháng khuẩn tự nhiên mạnh mẽ.
Ngoài ra, người dân ở đây còn có thói quen ăn nhiều các thực vật có tính kháng khuẩn rất cao như bồ công anh, rau diếp cá, rau diếp và các loại rau thảo dược khác. Đây có lẽ là lý do giải thích tại sao, dịch SARS khủng khiếp như vậy cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người Sơn Đông.
Giáo sư dinh dưỡng chia sẻ cách biến 10 thực phẩm thông thường thành vị thuốc quý - Ảnh 2.
2. Súp lơ là "vị cứu tinh" của bệnh nhân ung thư
Nghiên cứu cho thấy, người bị ung thư dạ dày, nồng độ selenium huyết thanh giảm, nồng độ vitamin C trong dạ dày cũng thấp hơn bình thường. Súp lơ không chỉ bổ sung selen và vitamin C, mà còn cung cấp một lượng lớn chất carotene, ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư, đồng thời có thể kiềm chế sự phát triển của ung thư, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ung thư dạ dày, ung thư vú hiệu quả.
Bệnh nhân ung thư vú, hoặc người bình thường muốn ngăn ngừa ung thư vú, nên ăn súp lơ. Bệnh ung thư vú có liên quan tới nồng độ estrogen trong cơ thể, trong khi súp lơ chứa một hợp chất chứa nitơ indole làm giảm mức estrogen trong cơ thể. Từ đó có thể ngăn chặn hoạt động estrogen kích thích các tế bào vú, chúng đóng một vai trò quan trọng trong chống ung thư.
Giáo sư dinh dưỡng chia sẻ cách biến 10 thực phẩm thông thường thành vị thuốc quý - Ảnh 3.
3. Mỗi ngày ăn hai miếng khoai lang để phòng bệnh do Cholesterol cao
Hiện nay có rất nhiều người mắc bệnh cholesterol cao, nếu hỏi GS Lâm nên ăn gì để khỏi bệnh, ông sẽ trả lời rằng nên ăn khoai lang.
Khoai lang chứa khoảng 8% chất xơ tốt, chủ yếu là chất xơ hòa tan, có tác dụng tăng cường chức năng đường ruột rất mạnh, nhuận tràng. Danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân đã từng nói, "Ăn khoai lang không chỉ giảm nhẹ bệnh tật mà còn có thể sống trường thọ.
Khoai lang có tác dụng bổ trung ích khí, làm ấm dạ dày, tốt cho ngũ tạng, là thực phẩm có tác dụng kéo dài tuổi thọ hàng đầu. 

4. Khi có bệnh tim, nên bổ sung khoai tây vào thực đơn
Khoai tây chứa nhiều vitamin C và natri, kali, sắt, đặc biệt là hàm lượng kali rất dồi dào. Mỗi 100 gram khoai tây có tới 502 mg kali, là loại rau củ chứa nhiều kali trong vườn nhà bạn.
Người mắc bệnh tim, đặc biệt là bệnh nhân suy tim với mức độ khác nhau như phù, sưng thường dùng thuốc lợi tiểu nên rất dễ dẫn đến sự thất thoát kali trong cơ thể, dẫn đến khuynh hướng bị kali thấp. Vì vậy, ăn khoai tây có thể thêm kali, đồng thời có thể bổ sung thêm carbohydrate, protein và khoáng chất, vitamin. 

5. Khi có bệnh tiểu đường thì nên uống trà
Trong một lần GS Lâm vào một quán trà ở Bắc Kinh, ông nhận thấy có rất nhiều người cao tuổi mua cùng một loại trà. Đây là một loại trà gọi là Lục Châu, một dạng trà làm thô từ những lá trà già, giá rẻ hơn. Thông thường, người ta sẽ phân chất lượng trà ra thành 6 loại, từ cao cấp hảo hạng nhất cho đến loại bình dân nhất, thì đây là loại trà giá rẻ nhất.
Khi GS Lâm hỏi các cụ già mua trà đó làm gì, họ trả lời rằng mua về để uống phòng chữa tiểu đường. Sau đó GS Lâm đem chuyện này đi hỏi các chuyên gia Đông y, ông nhận được câu trả lời rằng uống trà có thể giúp chữa các bệnh liên quan đến tiểu đường. Điều này trong các sách Đông y cổ cũng đều có ghi chép.
Bên cạnh đó, Nhật Bản hiện đang sử dụng phương pháp này, họ dùng lá chè già, nấu thành trà cho người bị tiểu đường uống. Nghiên cứu cho thấy, lá chè già có chứa polysaccharide gấp đôi lá chè non. Chất này được cho là không chỉ có tác dụng hạ đường huyết tốt, mà còn có tác dụng hạ mỡ máu.
 
 
Còn tiếp

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

10 lợi ích tuyệt vời của mật ong

Mật ong được biết đến là một trong những chất làm ngọt lâu đời nhất trên trái đất. Đã đến lúc chúng ta nên tận dụng hết các đặc tính dinh dưỡng và thuốc của mật ong, vì nó có công dụng chữa nhiều bệnh.
Người ta đã sử dụng mật ong vì tính kháng khuẩn và chống nấm của nó. Một thìa mật ong chứa khoảng 64 calo và không có chất béo hoặc cholesterol. Nó chứa đầy đủ vitamin, các enzyme, axit amin và các khoáng chất như canxi, sắt, natri clorua, magiê, phosphate và kali. Hơn nữa, nó giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và các tính chất chống ô xy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do.
 
 
 Giảm cân quá mức
Đường có trong mật ong có thành phần khác với chất đường có trong các chất làm ngọt khác. Mật ong giúp tăng cường quá trình trao đổi chất giúp giảm cân. Đây là một trong những lợi ích sức khỏe tốt nhất của mật ong tươi.
Giảm nồng độ cholesterol
Mật ong không chứa cholesterol. Nó chứa các vitamin góp phần làm giảm mức cholesterol. Dùng mật ong hằng ngày có tác dụng chống ô xy hóa trong cơ thể.
Tim khỏe mạnh hơn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chống ô xy hóa có trong mật ong có thể ngăn ngừa các động mạch thu hẹp vốn có thể dẫn đến suy tim, suy giảm trí nhớ hoặc nhức đầu. Uống một ly nước với một thìa mật ong sẽ giúp ngăn ngừa việc này.
Trí nhớ tốt hơn
Nghiên cứu cho thấy mật ong có khả năng chống lại stress, hồi phục hệ thống chống ô xy hóa tế bào và kết quả là cải thiện trí nhớ.
 Tốt cho giấc ngủ
Đường chứa trong mật ong làm tăng lượng insulin trong máu làm giảm mức serotonin. Serotonin được chuyển hóa thành melatonin, loại hoóc môn thúc đẩy giấc ngủ ngon. Đây là một trong những lợi ích hàng đầu của việc ăn mật ong mỗi ngày.
Dạ dày khỏe mạnh hơn
Mật ong là một chất khử trùng mạnh và được khuyến khích ăn một thìa mỗi ngày khi bụng đói. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh khác nhau liên quan đến đường tiêu hóa.
Giảm căng thẳng thần kinh
Mật ong giúp làm dịu các dây thần kinh và làm giảm sự mệt mỏi. Glucose chứa trong mật ong giúp các dây thần kinh hoạt động tốt.
Da sáng hơn
Mật ong là một chất chống ô xy hóa tuyệt vời và tiêu thụ thường xuyên nó sẽ làm sạch cơ thể khỏi các chất độc khác nhau. Tính chất kháng khuẩn của nó sẽ giúp cải thiện tình trạng của da.
Ngăn ngừa ung thư
Mật ong chứa flavonoid, chất chống ô xy hóa giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và bệnh tim, do đó nó được coi là rất có lợi khi được dùng mỗi ngày.
Giảm loét
Nghiên cứu cho thấy mật ong giúp điều trị các rối loạn như loét và viêm dạ dày ruột do vi khuẩn. Vì vậy, bạn có thể dùng một thìa mật ong mỗi ngày để giảm nguy cơ loét.
 
Theo TNO

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Tin vui cho những người thích sô cô la

Hương vị của sô cô la không chỉ ngon miệng mà còn có thể thúc đẩy vi khuẩn thân thiện và giảm viêm trong ruột, theo Medical News Today.


Nên chọn sô cô la đen hoặc ca cao nguyên chất để tốt cho sức khỏe /// Shutterstock
Để tìm hiểu lý do tại sao sô cô la tốt cho ruột, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về hệ vi sinh đường ruột.
Có hàng tỉ tỉ vi khuẩn sống trong ruột của chúng ta. Chúng góp phần vào hệ miễn dịch, quá trình trao đổi chất và nhiều quá trình khác cần thiết cho sức khoẻ con người. Khi cân bằng của vi khuẩn trong ruột bị xáo trộn có thể gây những hậu quả nghiêm trọng. Hội chứng ruột kích thích, hội chứng mệt mỏi mạn tính, chứng rối loạn tự kỷ, dị ứng, hen suyễn và ung thư đều liên quan đến các vi khuẩn ruột bất thường. Chế độ ăn uống lành mạnh hỗ trợ sự đa dạng và sức khỏe của vi khuẩn.
Ca cao là thành phần không béo được lấy từ hạt ca cao và cung cấp cho sô cô la hương vị đặc trưng. Nhiều lợi ích sức khỏe đã được chứng minh khi nói đến ca cao và các chức năng chống oxy hóa mạnh của nó. Chúng bao gồm giảm cholesterol, làm giảm sự suy giảm nhận thức và giữ cho trái tim khỏe mạnh.
Quá trình trao đổi chất ca cao phụ thuộc một phần vào các vi khuẩn sống trong ruột của chúng ta. Cơ thể chúng ta chỉ có thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng trong sô cô la. Như vậy, chúng ta cần vi khuẩn nhỏ bé phá vỡ các phân tử phức tạp thành các thành phần nhỏ hơn. Nhờ vậy, chúng ta có thể tận dụng đầy đủ các phân tử thúc đẩy sức khỏe có trong ca cao.
Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ ca cao làm tăng nồng độ vi khuẩn thân thiện trong ruột. Các nhà nghiên cứu từ Khoa Thực phẩm và Khoa học Dinh dưỡng thuộc Đại học Reading (Anh) đã đo được mức lactobacillus và bifidobacterium cao hơn trong ruột của những người uống sữa sô cô la trong 4 tuần.
Trong khi, nhóm nghiên cứu khác thấy rằng các thành phần trong ca cao có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn clostridium histolyticum có trong ruột của các cá nhân bị bệnh viêm ruột. Ở heo, mức độ cao hơn của lactobacillus và các loài bifidobacterium cũng được tìm thấy trong đại tràng khi đáp ứng với chế độ ăn nhiều ca cao. Thật thú vị, biểu hiện của các dấu hiệu viêm ruột giảm đi khi lợn được ăn ca cao.
Các vi khuẩn thân thiện bao gồm lactobacillus và bifidobacterium, trên thực tế, liên quan đến việc tích cực thúc đẩy các quá trình chống viêm trong ruột của chúng ta, giữ cho ruột của chúng ta khỏe mạnh.
Chọn sô cô la tốt cho đường ruột
Mặc dù các nghiên cứu khoa học trên ủng hộ tuyên bố rằng ca cao có thể có lợi cho vi khuẩn ruột nhưng ca cao không có nghĩa là sô cô la.
Chất chiết xuất ca cao được sử dụng trong nghiên cứu không chứa hàm lượng đường và chất béo cao trong các thanh sô cô la hằng ngày của chúng ta.
Do vậy, dùng sô cô la trong kiểm soát có thể thúc đẩy vi khuẩn thân thiện và giúp ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa viêm. Khi chọn sô cô la, hãy chọn sô cô la đen hoặc ca cao nguyên chất là tốt nhất.
Theo TNO

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Ăn gì để phổi khỏe?

Bổ sung các loại thực phẩm hữu ích cho phổi để ngăn chặn những căn bệnh liên quan tới phổi là điều cần thiết, bởi nó lấy oxy cung cấp cho toàn bộ các hoạt động của cơ thể và đào thải carbon dioxide, theo Bodyandsoul.

Thực phẩm giàu folate
Folate khi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi trong thành axit folic. Các loại thực phẩm giàu folate gồm: bông cải xanh, rau bina, măng tây, các loại trái cây họ cam quýt, bưởi và đậu lăng. Một số nghiên cứu cho thấy folate có tác dụng loại bỏ các chất có khả năng gây ung thư, vì thế có thể giúp tránh nguy cơ bệnh ung thư phổi rất hiệu quả.

Cá hồi
Axit béo omega 3 đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh khó thở, thở khò khè, và cá hồi là nguồn dồi dào chất này. Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu axit béo omega 3 sẽ giúp cải thiện bệnh hen suyễn.
Thực phẩm giàu magiê
Magie là một hợp chất rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là với những người đang mắc phải các bệnh lý về phổi. Khi vào cơ thể, magiê sẽ làm tăng dung tích phổi để lấy oxy dễ dàng hơn, đồng thời làm tăng hiệu quả trong quá trình phòng chống bệnh ung thư phổi. Bơ, chuối, cá cùng một số loại trái cây khô là những thực phẩm giàu magiê.
Quả mâm xôi
Trong quả mâm xôi có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa rất cao như: lutein, zeaxathin, flavonoid và carotenoid. Những chất này sẽ tiêu diệt các gốc tự do và giúp loại bỏ nguy cơ bị ung thư phổi đồng thời ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng phổi do sự tấn công của các loại vi rút, vi khuẩn.

Thực phẩm giàu vitamin C
Muốn lá phổi khỏe mạnh và đào thải hết độc tố, hãy bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, bởi những thực phẩm này có khả năng chống oxy hóa cực mạnh, từ đó giúp cho phổi cung cấp oxy đến khắp nơi trong cơ thể. 
Lựu
Trong quả lựu có chứa các chất chống oxy hóa, từ đó ngăn chặn sự hình thành và phát triển các tế bào gây ung thư phổi.

Tỏi
Trong tỏi có chứa hợp chất mang tên khoa học là allicin. Hợp chất này có khả năng chống lại nguy cơ bị nhiễm trùng phổi. Bên cạnh đó, tỏi còn có khả năng chống oxy hóa cực tốt nên giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh ung thư phổi.
Nghệ
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy chất curcumin trong nghệ có tác dụng giúp ngăn chặn nguy cơ bị bệnh ung thư phổi. Ngoài ra, nghệ còn có công dụng chống viêm, làm giảm các tổn thương ở bề mặt da và khả năng chống oxy hóa cực tốt.
Gừng
Gừng là gia vị rất dễ kết hợp trong các món ăn hằng ngày. Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra, các hoạt chất trong gừng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn nên giúp ngăn chặn tình trạng bị viêm phổi, từ đó giúp bảo vệ phổi một cách tốt nhất.
Các loại rau họ cải
Các loại rau họ cải như bông cải xanh, su hào, bắp cải… có hàm lượng các chất chống oxy hóa cao, giúp loại bỏ độc tố ở phổi, từ đó ngăn chặn nguy cơ bị bệnh ung thư hay viêm nhiễm. 

Cà rốt
Trong củ cà rốt có chứa rất nhiều vitamin A - hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa nên có khả năng bảo vệ phổi khỏi các gốc tự do, từ đó tránh được nguy cơ bị ung thư hay nhiễm trùng.
Hành
Các chuyên gia y tế khuyến cáo những ai có thói quen hút thuốc lá nên thường xuyên ăn hành, bởi hành có thể khử các độc tố do khói thuốc lá tạo ra trong phổi.
Theo TNO

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

2 mẹo cực hay, quần áo sạch và thơm tho hơn rất nhiều

Mẹo rất đơn giản nhưng giúp ích khá nhiều cho việc giặt giũ mỗi ngày bạn nhé.

Giặt quần áo bằng máy giặt tuy tiện lợi và khỏe khoắn hơn giặt tay rất nhiều nhưng đôi khi bạn vẫn gặp vài vấn đề rắc rối. Ví dụ như có khi quần áo giặt không sạch như ý, hoặc máy giặt dùng lâu sẽ bị bám bẩn và có mùi hôi. Lúc này, bạn có thể áp dụng ngay hai mẹo cực nhỏ sau sẽ vô cùng hữu dụng nhé.

Cách giặt quần áo sạch bằng máy giặt:

Sử dụng máy giặt phải biết 2 mẹo cực hay này, quần áo sạch và thơm tho hơn rất nhiều - Ảnh 1.

Bước 1:
- Đầu tiên, bạn lấy ra vài mảnh giấy bạc rồi vo một mảnh lại cho thật tròn.
Sử dụng máy giặt phải biết 2 mẹo cực hay này, quần áo sạch và thơm tho hơn rất nhiều - Ảnh 2.

Bước 2:
- Tiếp tục, bạn dùng mảnh giấy bạc khác bọc bên ngoài viên giấy bạc.
- Sau đó, cũng vo lại cho thật tròn.
*Lưu ý: Vo cho đến khi viên giấy bạc có thể nắm vừa đủ trong lòng bàn tay là được.
Sử dụng máy giặt phải biết 2 mẹo cực hay này, quần áo sạch và thơm tho hơn rất nhiều - Ảnh 3.

Bước 3:
- Mỗi khi giặt quần áo thì bạn cứ cho viên giấy bạc vào chung với quần áo.
- Viên giấy bạc có tác dụng làm sạch vết bẩn bám trên quần áo hiệu quả hơn. Mỗi viên giấy bạc như vậy có thể dùng trong 6 tháng nhé.

Vệ sinh máy giặt:

- Lâu lâu sau một thời gian sử dụng máy giặt thì bạn nên vệ sinh máy một lần. Cách vệ sinh cũng vô cùng dễ dàng, bạn chỉ việc cho 3 thìa baking soda vào ngăn chứa bột giặt.
- Sau đó, bạn khởi động máy giặt nóng ở 60 độ. Tuy nhiên, chỉ để máy chạy không chứ không cho quần áo vào. Một lúc sau thì lồng giặt sẽ sạch bong và thơm tho ngay.
Hy vọng với 2 mẹo sử dụng máy giặt cực kỳ đơn giản này sẽ giúp bạn giặt giũ dễ dàng và như ý hơn bạn nhé.

Theo Tri Thức Trẻafts

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Cách làm món viên gừng đông đá

Cách làm món viên gừng đông đá của Tiến sĩ Nina

Nếu như chế biến gừng hấp thành gừng đông đá thì hiệu quả hấp thụ vào cơ thể còn tốt hơn nữa. Bởi vì gừng đông đá có thể giúp cơ thể hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng. 

Cách làm viên gừng đông đá
Dùng khoảng 200g gừng đã hấp chín theo hướng dẫn trên, thêm 100ml nước, cho vào máy xay sinh tố hoặc cối giã cho nhuyễn thành hỗn hợp nhuyễn.
Rót hỗn hợp gừng đã xay vào khay làm đá để vào ngăn đá cho đông lại thành từng viên gừng như những viên đá nhỏ. Gỡ ra cho vào hộp bảo quản.
Mỗi lần chế biến món gừng này, bảo quản trong ngăn đá và sử dụng trong vòng 1 tháng.

Gừng đã tốt, nhưng nếu chế biến theo hướng dẫn của tiến sĩ Nhật càng hiệu quả gấp bội - Ảnh 3.
Viên gừng đông đá này có thể sử dụng nhiều cách, tốt nhất là cho vào nước chanh để uống, thêm đường và mật ong pha thành một cốc nước để chăm sóc sức khỏe hàng ngày.
Ngoài ra có thể pha vào trà để huống, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, loại bỏ độc tố, các chất cặn bã trong cơ thể. Người bị nặng khí thì nên uống nước này để cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thư giãn hơn.
Bên cạnh đó, khi nấu ăn các món thông thường, nếu cần dùng đến gừng thì cũng có thể thả viên gừng đông đá này vào nồi canh hoặc các món xào. Tác dụng rất tốt.



Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Gừng đã tốt, nhưng nếu chế biến theo hướng dẫn của tiến sĩ Nhật hiệu quả gấp bội

Gừng đã tốt, nhưng nếu chế biến theo hướng dẫn của tiến sĩ Nhật càng hiệu quả gấp bội


Gừng đã tốt, nhưng nếu chế biến theo hướng dẫn của tiến sĩ Nhật càng hiệu quả gấp bội

Cách chế biến gừng của Tiến sĩ Nina sau khi xuất bản đã trở thành cuốn sách bán chạy ở Nhật nhờ cách chế biến giúp gừng phát huy tác dụng lên tới 20 lần so với nấu thông thường.
Chúng ta đều biết gừng là một trong những loại gia vị tốt nhất trong căn bếp của mỗi gia đình đối với sức khỏe, nhưng cách chế biến gừng thế nào để nhận được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Đa số chúng ta sử dụng gừng tươi chế biến trực tiếp vào các món ăn, hoặc sẽ phơi khô nghiền thành bột để pha chế hay làm thuốc. Trong bài viết này, Tiến sĩ Nina Ishihara sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến gừng đơn giản nhưng hiệu quả tăng gấp 20 lần.

Cuốn sách về cách chế biến gừng trở thành sách bán chạy
Theo giới thiệu của tiến sĩ y khoa Nhật Bản, giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Bình Liễu Yếu (Hirayanagi), gừng có thể cải thiện tình trạng bệnh bàn tay chân lạnh, tăng cường khả năng miễn dịch, giải độc, chống dị ứng và giảm cân.
Một cuốn sách vừa mới xuất bản nửa năm đã bán được tới 80.000 bản có tên là "Cách hấp gừng tươi tốt cho sức khỏe" của tác giả Nina Ishihara đang rất nổi tiếng tại Nhật Bản.
Gừng chứa rất nhiều chất Plantigenic quý giá, trong đó có chất Gingerol có tác dụng làm ấm tứ chi, nâng cao khả năng trao đổi chất, đồng thời chất Shogaol có thể làm ấm toàn bộ cơ thể, một trong những yếu tố nguồn gốc của việc duy trì trạng thái sức khỏe tốt.
Tiến sĩ Nina Ishihara cho rằng, nếu hấp gừng, chất Gingerol có trong gừng sẽ chuyển hóa thành chất Shogaol, từ đó sẽ làm tăng hiệu quả lên tới 20 lần, làm cho cơ thể có thể hấp thu một cách tốt nhất, đây chính là yếu tố giúp giảm cân hiệu quả và phòng cách bệnh liên quan.
Những nghiên cứu gần đây phát hiện, gừng còn có thể chống axit hóa, ngăn ngừa chứng viêm não mãn tính, từ đó giúp con người cải thiện việc phòng tránh lão hóa não sa sút trí tuệ hay giảm trí nhớ.
Tiến sĩ Nina cho biết thêm, chất Gingerol có trong gừng chuyển hóa thành chất Shogaol ở môi trường nhiệt độ tốt nhất là từ 80 ~ 100 ℃, vì vậy, nếu trực tiếp cho gừng vào nồi nước đang sôi để nấu thì nhiệt độ có thể dễ dàng vượt quá 100 ℃, dẫn đến mất mát chất phenol. Chính vì lý do này mà TS Nina khuyên rằng cách ăn gừng tốt nhất chính là hấp.
Gừng đã tốt, nhưng nếu chế biến theo hướng dẫn của tiến sĩ Nhật càng hiệu quả gấp bội - Ảnh 1.

Cách làm món gừng hấp của Tiến sĩ Nina

Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi khoảng 100g.
Cách làm:
Do vỏ gừng chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng khác nhau nên bạn không nên gọt bỏ vỏ.
Rửa sạch gừng, thái thành từng lát mỏng khoảng 1-2mm.
Đổ vào nồi một lượng nước khoảng 3cm tính từ đáy nồi, cho đĩa hấp vào, để gừng lên và đậy khăn vải làm bếp che phủ lên phần gừng. Không để các lát gừng dính đè lên nhau.
Đậy vung nồi, nấu lửa vừa, hấp khoảng 30 phút cho đến khi thấy hơi gừng nóng bốc lên là được.
Trong quá trình hấp nếu nước bị cạn thì có thể rót thêm nước vào để không làm cháy nồi.
Sau khi hấp xong, phơi gừng dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2-3 ngày để gừng hoàn toàn khô ráo.
Nếu trực tiếp dùng từng miếng gừng khô này sẽ khá cay, nên tốt nhất bạn nên nghiền gừng thành bột, dùng để pha trà hoặc dùng làm nguyên liệu gia vị chế biến các món ăn theo nhu cầu.
Kiến nghị mỗi ngày sử dụng khoảng 1 thìa (2g).
Gừng đã tốt, nhưng nếu chế biến theo hướng dẫn của tiến sĩ Nhật càng hiệu quả gấp bội - Ảnh 2. 
Theo Trí Thức Trẻ