Thứ Ba, 15 tháng 4, 2025

Lời cảnh báo cho những người thích uống nhiều cà phê

 

Tác dụng của cà phê với mỗi người tùy thuộc vào gene và tình trạng sức khỏe tổng thế, uống nhiều có thể ảnh hưởng tới não, răng, tóc, nội tạng.

Theo thống kê, trà và cà phê là 2 thức uống được yêu thích nhất trên thế giới. Tại Anh, 63% số người trưởng thành thường xuyên uống cà phê so với 59% chọn trà.


Chuyên gia dinh dưỡng kiêm dược sĩ người Anh Deborah Grayson cho biết: “Có rất nhiều tranh luận về mức tiêu thụ cà phê hợp lý nhưng điều này phụ thuộc phần lớn vào khả năng chuyển hóa caffeine của mỗi người liên quan tới gene và tình trạng sức khỏe tổng thể. Ví dụ, một số người mắc bệnh tim có thể trở nặng khi tiêu thụ caffeine. Nhìn chung, 400mg caffeine mỗi ngày được coi là an toàn. Do một cốc cà phê chứa từ 70 đến 150mg caffeine, tùy loại và độ đậm đặc, nên hầu hết mọi người có thể uống từ 2-4 cốc mỗi ngày”.

Dưới đây là tác dụng của cà phê lên cơ thể:

Não bộ

Theo Mirror, một trong những lý do chính khiến chúng ta uống cà phê là khả năng giúp tỉnh táo. Caffeine có trong cà phê kích thích các chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác dễ chịu như dopamine, hỗ trợ mạng lưới thần kinh hoạt động nhanh hơn.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Neuroscience cho thấy những người uống 200mg caffeine - tương đương 2 cốc cà phê - sau khi học hình ảnh thì ghi nhớ tốt hơn vào ngày hôm sau so với nhóm dùng giả dược.

Caffeine chặn các thụ thể adenosine, chất giúp chúng ta cảm thấy buồn ngủ và thư giãn. Caffeine có thời gian bán hủy khoảng 5-6 tiếng. Điều đó nghĩa là một nửa lượng caffeine vẫn còn trong cơ thể sau thời gian này. Việc cơ thể phân giải caffeine nhanh hay chậm phụ thuộc vào enzym gan và tốc độ trao đổi chất của mỗi người. Do đó, caffeine ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.

Răng miệng

Dù có vị ngon, cà phê không tốt cho răng hoặc hơi thở. Uống nhiều có thể khiến răng xỉn màu và gây hôi miệng. Bác sĩ Nyree Whitley cho hay: “Cà phê có tính axit cao, có thể bào mòn men răng và tăng mảng bám, khiến răng dễ bị sâu hơn, đặc biệt nếu bạn cho đường hoặc siro".

Làn da

“Cà phê là nghịch lý với làn da - vừa bảo vệ vừa hủy hoại sự trẻ trung”, bác sĩ da liễu Laura Geige chia sẻ. Caffeine là chất chống oxy hóa mạnh, góp phần vô hiệu hóa các gốc tự do - nguyên nhân gây lão hóa. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, cà phê làm cortisol tăng cao, dẫn đến hao hụt collagen, suy yếu hàng rào da, tạo nếp nhăn và mất độ đàn hồi nhanh hơn lão hóa tự nhiên.

Xương

Uống quá nhiều cà phê cản trở hấp thụ canxi, cần thiết để xương chắc khỏe. Một nghiên cứu tại Na Uy cho thấy uống 9 cốc cà phê/ngày tăng nguy cơ gãy xương. Deborah Grayson nói: “Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể giảm mật độ xương, nhất là nếu chế độ ăn thiếu canxi". 

Buồng trứng

Nếu bạn đang cố thụ thai, hãy hạn chế caffeine. Một nghiên cứu cho thấy caffeine ảnh hưởng đến sự co thắt trong ống dẫn trứng - cần thiết để di chuyển trứng từ buồng trứng tới tử cung. Phụ nữ uống hơn 300mg caffeine mỗi ngày (khoảng 3 cốc) giảm 27% khả năng mang thai.

Bàng quang

Caffeine khiến cơ thể tạo nước tiểu nhanh hơn, dễ gây mất nước và tiểu tiện nhiều hơn. Chất này cũng kích thích cơ bàng quang, khiến bạn cảm thấy buồn tiểu. Một nghiên cứu từ Đại học Alabama (Mỹ) phát hiện người uống hơn 3 cốc/ngày có khả năng bị vấn đề bàng quang cao hơn 70%.

Tim mạch

Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc rối loạn nhịp tim, hãy hạn chế cà phê. Chuyên gia dinh dưỡng Rohini Bajekal thông tin: “Caffeine có thể tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời. Nam giới có bệnh tim nên giảm lượng tiêu thụ hoặc chọn cà phê không caffeine". 

Tuy nhiên, với người khỏe mạnh, uống lượng cà phê vừa phải có thể tốt cho tim. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Tim mạch Phòng ngừa châu Âu cho thấy uống 2–3 cốc mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bệnh tim và tử vong sớm.

 

Theo VNNet

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2025

Loại "sữa" làm sạch cơ thể

 Một số loại thức uống làm từ rau, củ, quả hay các loại hạt trái cây giúp chúng ta loại bỏ những "tạp chất" như loại thức uống sau đây, rất dễ làm và cũng dễ uống. 

Mời các bạn xem! 

Nguyên liệu

7 gam mộc nhĩ 

3 quả táo đỏ bỏ hạt 

1/4 một quả táo tươi 

1M kỷ tử đỏ đầy

500ml nước

Cách làm

Rửa sơ tấ cả, để ráo.

Cho vào máy, xay ở chế độ sữa đậu nành và ... thưởng thức thôi!


Bichnga biên soạn theo Pinterest

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2025

Thực phẩm tự nhiên nào giàu chất xơ không phải là rau củ

 

Ngoài rau củ, các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng có lượng chất xơ dồi dào, tốt cho sức khỏe của bạn.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga (Bộ Quốc phòng, Hà Nội), chất xơ được ví như "cây chổi quét chất bẩn", đẩy chất thải cặn bã ra khỏi cơ thể và giữ lại dinh dưỡng cần thiết. 


Thức ăn có nhiều chất xơ giúp bạn chóng no, giảm sự thèm ăn các món khác. Chất xơ trong thực phẩm thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tống chất thải ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn, giảm sự tồn tại của các chất độc. Thực phẩm giàu chất xơ còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C. 

Với thực trạng lối sống ít vận động, bệnh không lây nhiễm gia tăng như hiện nay, vai trò của chất xơ càng lớn như làm chậm hấp thu tinh bột, không làm tăng đường huyết nhanh, phòng bệnh tiểu đường và ngăn tình trạng kháng insulin. 

Chất xơ có hai loại bao gồm chất xơ hòa tan là pectin, inulin, beta-glucan, fructooligosaccharide... và loại không hòa tan như lignin, cellulose, hemicellulose.

Chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm LDL - cholesterol xấu, từ đó giảm xơ vữa mạch máu, phòng tránh các bệnh tim mạch, đột quỵ... Đây còn là thức ăn cho hệ vi khuẩn đường ruột tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng, kích thích nhu động hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và hội chứng ruột kích thích, ung thư đường ruột.

chat xơ 1234.png

Để bổ sung chất xơ, bác sĩ Hoàng nhấn mạnh người dân không cần mua kẹo rau củ hay các thực phẩm quảng cáo chứa chất xơ, có thể tự ăn thực phẩm rau củ quả hằng ngày. 

"Thực phẩm giàu chất xơ nhất là các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám, sau đó đến các loại đậu, rồi mới tới rau củ quả", vị bác sĩ này nói. 

Bột mì nguyên cám nhiều chất xơ nhất (40g/100g) rồi đến hạt chia 35g/100r, hạt lanh 27gr/100g, các loại đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng, đậu gà... 10-15g/100g

Trong 100g hạnh nhân, hạt dẻ, hướng dương, hạt óc chó, quả bơ, quả mâm xôi, nấm hương cũng chứa từ 5-10g chất xơ.

Trong khi đó, 100g rau muống luộc có 3g chất xơ, rau lang luộc có 2g, chuối xanh có 3g, các loại lá rau thơm như húng bạc hà, lá mơ, lá kinh giới chứa 1,5g chất xơ. Tuy nhiên, ăn 300g rau giúp bạn nhanh no hơn và được khuyến cáo ăn đủ từ 400-450g/ngày/người.

Trung bình, người từ 12 tuổi cần khoảng 20-40g chất xơ, nam cần nhiều hơn nữ, người lớn cần nhiều hơn trẻ em. Bạn dựa theo thành phần chất xơ trong các thức ăn để tự bổ sung và đa dạng thực phẩm khác nhau.

Ngoài việc bổ sung chất xơ, bác sĩ Hoàng cho biết thêm hằng ngày, mọi người nên lưu ý tới các thực phẩm giàu omega-3, hỗ trợ gan, tốt cho trí não, giúp cơ thể thải độc.

Các thực phẩm nhiều omega-3 và chất xơ:


- Hạt lanh, hạt chia nhiều chất xơ, omega-3, giúp gan thải độc. 

- Hạt hạnh nhân, quả óc chó, yến mạch, lúa mạch nguyên cám, gạo lứt, hạt diêm mạch... cung cấp nhiều omega-3 và có hàm lượng chất xơ cao.

- Các loại rau củ quả, đặc biệt rau màu xanh đậm, rau cải, quả bơ, hoa atiso; quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất..

 

Theo VNNet

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2025

Trà Sữa Thanh Long

 Một món giải khát dễ làm cho mùa hè nữa nè các bạn.


 Nguyên liệu

1/2 trái thanh long ruột đỏ (cho đẹp )

50ml sữa tươi

30g đường 

15g rau câu dẻo

500ml

 Cách làm

Dằm nát thanh long. 

Nấu nước + 15g bột rau câu + đường cho tan. Tắt bếp cho thanh long vào, khuấy đều, để nguội. 

Khi dùng, cho rau câu vào ly, khuấy lên cho nát. Thêm sữa tươi, cho ít thanh long lên mặt, rưới chút nước trà cho có mùi trà (nếu thích), rồi thưởng thức thôi.

 

 Bichnga biên soạn theo Pinterest

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2025

Một số loại rau cần chần qua nước sôi để bảo vệ sức khỏe

 Nhiều loại rau khi chần qua nước sôi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm tăng thêm hương vị cho món ăn.

Một số loại rau nếu không chần qua nước sôi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Dưới đây là một số loại rau được các chuyên gia sức khuyên nên chần qua nước sôi, đã được tờ Sohu tổng hợp lại: 


Tại sao chần nước lại quan trọng?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ, chần nước không chỉ giúp loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu trên bề mặt rau, mà còn rửa trôi những chất có hại cho sức khỏe.

Theo các nghiên cứu về an toàn thực phẩm, nhiệt độ cao trong thời gian ngắn có thể tiêu diệt một số vi sinh vật gây hại như E. coli hoặc Salmonella, đặc biệt hữu ích khi rau được dùng trong các món salad hoặc bảo quản đông lạnh.

Chan rau
Việc chần rau qua nước sôi đóng vai trò rất quan trọng. Ảnh minh họa.

Khi chuẩn bị rau để đông lạnh, chần là bước quan trọng để ngăn chặn quá trình phân hủy. Nhiệt độ cao làm bất hoạt các enzyme gây thối rữa và oxy hóa, giúp rau giữ được chất lượng trong thời gian dài. Theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), rau sau khi chần và làm nguội nhanh bằng nước đá có thể bảo quản đông lạnh từ 6 tháng đến 1 năm mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và độ tươi.

Những loại rau nào cần chần qua nước sôi?

1. Cà rốt

Cà rốt được mệnh danh là “người bảo vệ đôi mắt” nhờ giàu caroten và vitamin A. Nhưng ít ai biết rằng, nếu không chần qua nước sôi, cà rốt chứa một lượng nitrit nhất định. Chất này nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ gây ra những tác động xấu. Chần nước giúp giảm đáng kể lượng nitrit, để bạn yên tâm thưởng thức mà không lo lắng.

2. Rau bina (rau chân vịt)

Rau bina là loại rau lá xanh bổ dưỡng nhưng lại chứa rất nhiều axit oxalic. Chất này không chỉ cản trở cơ thể hấp thụ canxi mà còn có thể dẫn đến sỏi thận. Chỉ cần chần qua nước sôi, hàm lượng axit oxalic trong rau bina sẽ giảm đáng kể, bảo vệ thận của bạn tốt hơn.Chan rau

3. Giá đỗ

Giá đỗ là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng, giá đỗ dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu. Nếu không chần nước, những chất độc hại còn sót lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Chưa kể, chần nước còn làm giá đỗ giòn hơn, ngon hơn nữa.

4. Rau xanh nói chung

Bất kỳ loại rau xanh nào đều có nguy cơ chứa vi khuẩn hoặc trứng ký sinh trùng. Đặc biệt nếu ăn sống, nguy cơ càng cao. Chần nước giúp tiêu diệt vi khuẩn và trứng ký sinh trùng, bảo vệ sức khỏe của bạn. Ngoài ra, rau sau khi chần còn dễ thấm gia vị hơn, mang lại hương vị thơm ngon khó cưỡng.

5. Bông cải xanh (súp lơ xanh)

Bông cải xanh được xem là “vua của các thực phẩm chống ung thư”. Nhưng trong quá trình phát triển, loại rau này có thể hấp thụ kim loại nặng và các chất độc từ đất. Chần nước sẽ giảm thiểu những chất này, để bạn vừa được ăn ngon vừa giữ gìn sức khỏe.

6. Cà tím

Cà tím là một loại rau cực kỳ hấp dẫn, nhưng bề mặt của nó đôi khi có lớp sáp khó tiêu hóa. Chần nước không chỉ giúp loại bỏ lớp sáp này, mà còn giảm vị đắng, làm món ăn trở nên ngon miệng hơn rất nhiều.

Trong cuộc sống bận rộn, đôi khi chúng ta bỏ qua những thói quen ăn uống cơ bản như chần rau vì nghĩ rằng mất thời gian nhưng đó là “lá chắn” bảo vệ an toàn thực phẩm, không thể xem nhẹ. 

Hãy dành chút tâm huyết cho sức khỏe của mình từ những điều nhỏ nhất, bắt đầu từ mỗi món ăn. Chỉ cần chú ý những chi tiết nhỏ này, bạn sẽ ăn uống yên tâm hơn và sống vui khỏe hơn. 

Theo VNnet

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2025

Rau Trộn

 Trời nắng nóng, một dĩa rau trộn đơn giản cũng làm chúng ta ngon miệng hơn!


Nguyên liệu

200g rau bó xôi

200g nấm kim châm

200g cà rốt xắt sợi

Nước tương, giấm đen, bột nêm, mè rang, tương ớt, dầu ăn, đường

Cách làm 

Rau bó sôi cắt khúc, rửa sạch, để ráo.

Cắt chân nấm, rồi cắt đôi, tách rời ra, rửa sạch, để ráo.

Nấu nước sôi, cho chút muối, thêm ít dầu ăn rồi cho rau bó xôi trụng 1 phút, rồi vớt ra cho vào thau nước đá rồi để ráo. Trụng tiếp nấm, rồi cà rốt. Trộn đều các lọai rau lại với nhau.

Pha 1M nước tương + 1m bột nêm + 1M giấm + 1M tương ớt khuấy cho tan, rưới  nước sốt lên rau, trộn đều. Gia giảm gia vị cho vừa miệng.

Cho ra dĩa, rắc mè lên. Khi ăn trộn đều.

Chúc các bạn ngon miệng!

 

Bichnga biên soạn theo Pinterest

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2025

Tác dụng tuyệt vời của đậu đỏ theo y học Xưa & Nay


Đậu đỏ là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Với một sự kết hợp độc đáo của protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất, đậu đỏ đã trở thành một thực phẩm quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh trên khắp thế giới. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu hàm lượng dinh dưỡng và những lợi ích khác trong bài viết dưới đây.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong đậu đỏ 

Hàm lượng dinh dưỡng có trong đậu đỏ là điều rất được người dùng quan tâm. Đối với một chén khoảng 200g, sau khi được nấu chín sẽ gồm các dưỡng chất như:

  • Carbohydrate: 57g
  • Calo: 294
  • Chất béo: 0,2g
  • Protein: 17,3g
  • Chất xơ: 16,8g
  • Photpho: 0,386g (chiếm 39% DV)
  • Mangan: 0.0013g (chiếm 66% DV)
  • Kali: 0.001224g (chiếm 35% DV)
  • Kẽm: 0.0041g (chiếm 27% DV)
  • Đồng: 0.0002g (chiếm 34% DV)
  • Sắt: 0.0046g (chiếm 26% DV)
  • Magie: 0.12g (chiếm 30% DV)
  • Vitamin B6: 0.0002g (chiếm 11% DV)
  • Canxi: 0.0644g (chiếm 6% DV)
  • Thiamin: 0.003g (chiếm 18% DV)
  • Niacin: 0.0016g (chiếm 8% DV).

Trong đó, DV là mức độ của hàm lượng dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến nghị mà cơ thể bạn cần được nạp vào hằng ngày.

Với những chất bổ nêu trên, loại đậu này nổi tiếng là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Điều này đều đã được nền y học hiện đại và cả Đông Y công nhận. Hơn nữa, các thành phần của đậu đỏ đều lành tính, rất phù hợp khi sử dụng trong bữa ăn hằng ngày và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Công dụng của đậu đỏ theo y học cổ truyền 

  • Dựa theo kiến thức y học đã có từ thời xưa trong nền y học cổ truyền, loại đậu này có vị chua, ngọt, lành tính và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu trường và hai kinh tâm. Trong y học cổ truyền, đây là bài thuốc phổ biến chuyên dùng để điều trị u nhọt, vết thương sưng tấy. Mặt khác, theo thuật ngữ trong nền y học thời xưa, đậu đỏ có công dụng hành huyết, tiêu thũng, lợi thủy và bài nũng. 

Tác dụng tuyệt vời của đậu đỏ theo y học hiện đại 

Hiện nay đậu đỏ được sử dụng rất nhiều trong nền y học hiện đại vì những lợi ích tuyệt vời sau:

Điều hòa và thanh lọc cơ thể

Trong thành phần của loại đậu này chứa khoảng 17,3g protein và 16,8g chất xơ. Đây là hai dưỡng chất có chỉ số khá cao trong tổng hàm lượng dưỡng chất có trong chúng, đạt hiệu quả tốt cho trong việc điều hòa và thanh lọc cơ thể. Hơn nữa, chúng còn giúp kiểm soát đường huyết, đảm bảo mức độ ổn định cho cơ thể. 

Hỗ trợ giảm cân

Dựa trên thông tin từ tạp chí “International Journal of Obesity” đã được xuất bản vào năm 2013, hàm lượng chất xơ có trong đậu đỏ sẽ làm cho cơ thể có cảm giác no, giúp bạn kiểm soát tốt những cơn đói hoặc thèm ăn ngẫu hứng. Ngoài ra, chúng còn có công dụng duy trì mức đường huyết của cơ thể ở trạng thái ổn định, làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, nhờ đó giúp quá trình giảm cân thêm hiệu quả.  

Cải thiện sức khỏe thận

Một trong những công dụng của loại đậu này chính là giúp cải thiện sức khỏe thận, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, chính bởi hàm lượng dưỡng chất protein và chất xơ có trong thành phần của loại thực phẩm này mà cơ thể bạn sẽ kiểm soát tốt lượng đường huyết, từ đó nâng cao sức khỏe.

Giảm căng thẳng

Không chỉ là bài thuốc hữu hiệu trong việc điều hòa và thanh lọc cơ thể, hỗ trợ giảm cân mà chúng còn giúp bạn giảm bớt đi căng thẳng, giải tỏa sự mệt mỏi sau cả ngày dài làm việc. Chẳng những vậy, đậu đỏ thường được dùng để nấu chè, sẽ rất tuyệt vời nếu bạn tự thưởng cho mình một chén chè ngon sau khi tan ca để cảm nhận sự thanh mát, xua tan đi những căng thẳng trong công việc.

Tốt cho chức năng gan

Khi cơ thể bạn tiếp nhận quá nhiều thức ăn nóng ảnh hưởng đến chức năng của gan, từ đó gây ra những bệnh lý như: nổi mụn, khó đi tiểu, nhiệt miệng… thì đậu đỏ là thực phẩm hữu hiệu giúp làm mát gan, hỗ trợ cải thiện chức năng của gan nhanh chóng, giúp sức khỏe trở nên ổn định và tốt hơn.

Phòng bệnh về tim mạch

Đây được xem là một trong những loại thực phẩm giúp phòng bệnh tim mạch hiệu quả bởi hàm lượng chất xơ, vitamin B, Kali và Maggie cao. Do đó, bạn nên thêm đậu đỏ vào chế độ ăn cá nhân. Sử dụng hằng ngày sẽ giúp cơ thể tiếp nhận nhiều dưỡng chất Kali, giúp mạch máu thêm giãn nở hơn và tăng cường lưu thông. Từ đó, những bệnh lý liên quan đến tim mạch như hở/hẹp động mạch vành sẽ được giảm nguy cơ mắc phải đáng kể. 

Dưỡng chất của đậu đỏ giúp phòng ngừa tim mạch (Nguồn: Internet)

Tốt cho hệ tiêu hóa

Lượng chất xơ có trong loại đậu này mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá. Cụ thể hơn là công dụng giúp làm giảm sự kích ứng xuất hiện ở ruột, từ đó bảo vệ hệ thống ruột, giúp cho quá trình hấp thu dưỡng chất diễn ra thuận lợi, kích thích hệ tiêu hoá giúp tiêu thụ thức ăn tốt hơn. 

Lợi sữa cho phụ nữ mang thai

Đây còn là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai. Với hàm lượng các chất bổ ích có trong loại đậu này, sữa mẹ sẽ đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế tình trạng tắc sữa ở người mẹ. 

Giúp đẹp da

Khi bạn sử dụng để tạo thành bột và kết hợp sử dụng cùng với sữa chua, mật ong, dầu dừa hoặc sữa tươi để đắp mặt sẽ giúp làn da của nàng trở nên sáng, mịn hơn. Để quá trình dưỡng da thêm hiệu quả, bạn nên giữ cho làn da thật sạch trước khi tiến hành đắp bột đậu đỏ cùng với các thành phần tự nhiên nêu trên.

Những ai không nên ăn đậu đỏ

Với những công dụng phía trên, chắc hẳn ai cũng muốn dùng loại thực phẩm này để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, một số người sau đây không nên ăn loại đậu này vì sẽ rất có hại, gồm:

  • Người hay bị tê bì tay chân.
  • Người thường xuyên bị lạnh tay, chân.
  • Người đang bị tiêu chảy.
  • Người thường gặp tình trạng ho khi trời lạnh.
  • Người đang bị rối loạn tiêu hóa và đầy hơi.

Câu hỏi thường gặp

Đậu đỏ hạt to hay hạt nhỏ tốt hơn?

Thông thường thì hạt nhỏ thường tốt hơn vì chúng chứa nhiều chất xơ và protein. Tuy nhiên, dù là hạt to hay nhỏ thì chúng vẫn đều cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Uống nước đậu đỏ rang hàng ngày có tốt không?

Uống nước đậu đỏ rang mỗi ngày vẫn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tần suất lý tưởng nhất chỉ nên từ 2 đến 3 ngày trong tuần, bạn cần tránh việc lạm dụng loại thức uống này quá mức, càng không nên sử dụng để thay cho nước lọc. 

Tóm lại, đậu đỏ là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể con người. Không những vậy, chúng còn là bài thuốc hữu hiệu cho cả Đông Y và y học hiện đại. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về công dụng và cách dùng loại đậu này sao cho hiệu quả nhất.


Theo Hoàn Mỹ

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2025

Trà sữa Mattcha Latte

 Vào Hạ, một ly trà xanh sữa đầy dinh dưỡng rất là thích hợp.


 Nguyên liệu

 30ml - 40ml sữa đặc 

 100ml sữa tươi

 3g - 5g bột trà xanh

 Nước sôi, máy tạo bột, đá viên

 Cách làm

Cho sữa tươi vào ly sữa đặc, dùng máy đánh bông.

Một ly khác cho 30ml nước sôi vào trà xanh, đánh bông.

Cho đá vào2/3 ly sữa, rồi rót trà xanh vào ly sữa.

Giờ thì chỉ còn thưởng thức thôi!

 Chúc các bạn ngon miệng!

 

Theo Pinterest

 

 

 

 

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2025

5 siêu thực phẩm màu vàng hàng đầu vô cùng tốt cho tim mạch

Dưới đây là 5 siêu thực phẩm màu vàng hàng đầu có thể giúp loại bỏ mảng bám tích tụ trong động mạch và hạ cholesterol vô cùng tốt cho tim mạch.

1. Dứa, thơ

Dứa không chỉ là một món ăn ngon; nó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Dứa chứa bromelain, một loại enzyme liên quan đến việc phân hủy cholesterol và giảm viêm. Thêm vào đó, hàm lượng vitamin C cao của nó thúc đẩy sức khỏe tim mạch nói chung.

Thưởng thức dứa như một món ăn nhẹ hoặc xay nhuyễn thành sinh tố để có hương vị nhiệt đới giúp giảm cholesterol.

Empty

2. Ngô

Ngô là một siêu thực phẩm màu vàng khác có thể giúp giảm mức cholesterol. Ngô giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, giúp hạn chế sự hấp thụ cholesterol vào máu.

Loại ngũ cốc này không chỉ mang lại hương vị mà còn thúc đẩy sức khỏe tim mạch.

3. Nghệ

NghệNghệ được ca ngợi vì đặc tính chống viêm, chủ yếu là nhờ curcumin, thành phần hoạt tính của nó.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nghệ có thể làm giảm hiệu quả mức cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch nói chung.

Loại gia vị màu vàng rực rỡ này không chỉ làm đẹp cho đĩa thức ăn của bạn mà còn báo hiệu nhiều lợi ích sức khỏe của nó.

4. Chanh

Chanh chứa đầy vitamin C và chất chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc hạ thấp mức cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Axit citric trong chanh giúp phá vỡ các chất lắng đọng cholesterol đồng thời hỗ trợ chức năng gan, đóng vai trò trung tâm trong việc điều hòa cholesterol. 

5. Ớt chuông

Ớt chuông vàng nổi tiếng với hàm lượng vitamin A và C dồi dào, cùng với chất chống oxy hóa có thể giúp giảm mức cholesterol.

Chất xơ dồi dào của chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm cholesterol xấu (LDL).

Bạn có thể dễ dàng thêm ớt chuông vào bữa ăn của mình, dù là xào, trộn salad hay chỉ đơn giản là thưởng thức chúng sống như một món ăn nhẹ ngon miệng.

Lưu ý: 

Tất cả các siêu thực phẩm được đề cập ở trên đều lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khi tiêu thụ.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu loại nào tốt cho cơ thể bạn và loại thực phẩm nào bạn phải tránh để bảo vệ sức khỏe.

Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để biết lượng phù hợp của các siêu thực phẩm này, an toàn khi tiêu thụ.

 

Theo Phunu today

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2025

Cà Tím Chiên giòn nước tương

 Một món ăn chơi, dễ làm, rẻ tiền nhưng ngon miệng : Cà Tím Chiên giòn Nước Tương. Mời các bạn cùng tham gia nhé!


 Nguyên liệu

4 trái cà tím

Bột năng, nước tương lạt, giấm trắng, đường, mè rang, dầu ăn.

Cách làm

Gọt vỏ cà tím, cắt miếng dày 0,8 cm, ngâm nước + giấm vừa đủ, trong 5 phút cho khỏi thâm. Vớt lên để rao.

Pha 3 nước tương + 1 đường + 1/2 giấm cho tan (tùy theo khầu vị)

Cho bột vào cà vửa đủ bám, rồi chiên rám, vớt lên để ráo dầu.


 Nấu chút dầu, cho chén nước tương vào nấu khi nước tương chuyển màu, cho cà vào xóc cho nước tương bám đều. 

Tắt bếp, rắc mè lên là xong. 

Chúc các bạn có thêm món ăn vặt vừa miệng!

 

Bích Nga soạn theo Pinterest

 

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2025

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở bò hằng ngày?

 

Phở bò cung cấp nhiều nhóm chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng bạn không nên ăn quá thường xuyên.

Phở là món ăn quen thuộc của Việt Nam có nước dùng đậm đà, thịt mềm, ăn kèm quẩy, rau thơm tươi ngon. Thỉnh thoảng thưởng thức phở có thể là một phần của chế độ ăn cân bằng nhưng nếu ăn mỗi ngày, bạn sẽ nhận được cả lợi ích lẫn rủi ro cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của phở

Một tô phở bò điển hình bao gồm bánh phở, thịt bò thái lát và nước dùng đậm vị, thường được ăn kèm với rau thơm. 

Theo Healthiline, phở bò đảm bảo sự cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng. Một tô phở điển hình gồm bánh phở (carbohydrate), thịt bò (protein và chất béo), nước dùng hầm xương chứa collagen, khoáng chất và axit amin. Rau thơm bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa. Sự kết hợp này cung cấp một lượng protein đáng kể, giúp sửa chữa và duy trì các chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, phở cũng chứa hàm lượng natri cao do gia vị, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu tiêu thụ quá mức.

Một bát phở 500g cung cấp khoảng 350-450 calo, 30-40g carbohydrate, 20-30g protein, 10-15g chất béo. 

pho bo.jpg

Phở bò cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa: Ban Mai

Lợi ích khi ăn phở hằng ngày

1. Cung cấp protein: Phở là nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp xây dựng và tái tạo mô cơ. Một khẩu phần tiêu chuẩn có thể đáp ứng đáng kể nhu cầu protein hằng ngày.

2. Giàu dinh dưỡng: Theo Real Simple, các loại rau thơm và gia vị trong phở chứa chất chống oxy hóa và hợp chất chống viêm, góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.

3. Bổ sung nước và tạo cảm giác no: Nước dùng trong phở giúp bổ sung nước cho cơ thể và tạo cảm giác no, có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng của bạn. 

Hạn chế 

1. Hàm lượng natri cao: Việc tiêu thụ phở thường xuyên có thể dẫn đến hấp thụ quá nhiều muối, làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, cần theo dõi lượng muối tiêu thụ, đặc biệt với những người có bệnh lý nền.

2. Hàm lượng calo tương đối cao: Tùy vào khẩu phần và nguyên liệu, phở có thể chứa nhiều calo. Nếu ăn với lượng lớn mà không vận động, có thể dẫn đến tăng cân.

3. Ít chất xơ: Công thức truyền thống của phở thường không có nhiều chất xơ, trong khi chất xơ rất quan trọng cho hệ tiêu hóa. Bổ sung thêm rau xanh có thể giúp khắc phục vấn đề này.

Cách ăn phở lành mạnh hơn

- Chọn thịt nạc: Ưu tiên phần thịt nạc để giảm lượng chất béo bão hòa.

- Giảm lượng natri: Sử dụng nước dùng ít muối và hạn chế các loại gia vị mặn. Nếu tự nấu phở tại nhà, bạn có thể kiểm soát tốt hơn thành phần dinh dưỡng.

- Bổ sung rau củ: Thêm các loại rau giàu chất xơ để tăng giá trị dinh dưỡng.

- Kiểm soát khẩu phần: Điều chỉnh lượng ăn để tránh tiêu thụ quá nhiều calo.

Phở là món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn, nhưng nếu ăn mỗi ngày, cần chú ý đến thành phần dinh dưỡng để tránh những tác động tiêu cực. Kết hợp phở với các thực phẩm đa dạng khác, kiểm soát khẩu phần và lựa chọn nguyên liệu hợp lý sẽ giúp bạn tận hưởng món ăn này một cách lành mạnh.

Theo VNnet

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2025

Cá ba sa kho nước dừa tươi

 Một món cá kho nữa rất hấp hẫn cùng với cơm nóng nè các bạn!


Nguyên liêu

4 khứa cá ba sa

500ml nước dừa tươi

Bột nêm, nước mắm, đường, tương ớt, nước mầu.

Dầu ăn, tiêu, hành lá, hành tím, tỏi, chanh, muối, vài trái ớt hiềm.

Cách làm 

Chà rửa cá bằng muối + nước cốt chanh cho hết mùi tanh, để ráo.

Ướp cá với 1M bột nêm + 1M đường + 1M nước mắm + 2M nước màu +1/2m tiêu, 15 phút. Sau đó chiên rám vàng 2 mặt cá.

Phi thơm 1M hành tỏi ớt xay + 2M tương ớt + 2M nước mắm + 1M đường + 1/ 2M bột nêm khuấy đều.

Cho tiếp nước dừa tươi, ớt tươi vào nấu sôi. Xếp cá vào soong, chờ sôi lại, hạ lửa riu riu cho đến khi nước còn 1/2 tắt bếp. Rắc thêm 1/2m tiêu , hành lá cho thơm là hoàn tất.  

Chúc các bạn có thêm 1 món ăn vừa miệng.

Bích Nga soạn theo Phụ Nữ Việt Nam

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2025

Vua sống thọ nhất Trung Hoa thường xuyên chăm sóc 1 bộ phận: Đơn giản ai cũng làm được

 

Hoàng đế Càn Long, sinh năm 1711, là vị vua sống thọ nhất trong lịch sử Trung Quốc, ông sống thọ tới 89 tuổi.

Nhiều nhà nghiên cứu phát hiện ra một trong những bí quyết giúp vua Càn Long giữ gìn sức khỏe, trường thọ là nhờ những thói quen chăm sóc bàn chân trước khi ngủ. Cụ thể là vua Càn Long thường ngâm chân trước khi đi ngủ.

Vậy, việc chăm sóc bàn chân có vai trò quan trọng như thế nào với sức khoẻ?

BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3) cho hay, việc chăm sóc và giữ ấm đôi chân sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Do đôi bàn chân có hàng trăm huyệt vị, trong đó có một số huyệt quan trọng bao gồm: huyệt Dũng Tuyền, Thái Khê, Túc Tam Lý, Hành Gian, Thái Xung.

Chân là cơ quan xa tim nhất nên dễ bị lạnh do máu lưu thông chậm hơn. Đây cũng là bộ phận tiếp xúc với bề mặt đất và dễ bị ảnh hưởng bởi khí lạnh và tà khí (theo y học cổ truyền).

Theo bác sĩ Vũ, đôi bàn chân của chúng ta được xem là “cửa ngõ” quan trọng để điều hòa khí huyết và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Cũng chính vì lẽ đó, khi chân bị lạnh, khí huyết bị ứ trệ, sức đề kháng của cơ thể cũng sẽ bị suy giảm. Chân bị hàn khí xâm nhập sẽ gây ra các bệnh lý như: đau lưng, cảm lạnh, đau bụng, viêm khớp.

 - Ảnh 1.

Ngâm chân là cách chăm sóc sức khỏe đơn giản. (Ảnh minh hoạ)

Cách chăm sóc chân giúp cơ thể khoẻ mạnh

Bác sĩ Vũ cho biết lạnh chân có thể là dấu hiệu dương khí hư suy (thiếu năng lượng ấm từ Thận), khiến cơ thể không đủ sức "làm ấm" chân, dù mọi người đã mặc ấm. Khi gặp tình trạng lạnh chân, mọi người có thể ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ, xoa bóp chân và bấm huyệt. Đây là cách chăm sóc bàn chân đơn giản, ai cũng làm được để ôn ấm cho bàn chân.

Khi ngâm chân, mọi người nên sử dụng nước ấm khoảng 37-40°C; thời gian ngâm chân từ 15-20 phút. Mọi người cũng có thể cân nhắc ngâm chân với nước muối.

Nếu muốn ngủ ngon, tăng cường tuần hoàn máu mọi người có thể dùng bài thuốc sau: Muối hột 6g; đại hồi 7g; quế chi 7g; thiên niên kiện 10g; ngải cứu 15g; trinh nữ 15g; lá vông 15g. Nấu thêm với nước rồi để nguội bớt, ngâm chân vào nước thuốc ấm để giúp giấc ngủ sâu và ngon.

Trường hợp chân lạnh kèm đau nhức khớp có thể dùng bài thuốc: Muối hột 5g; cốt toái bổ 7g; dây đau xương 7g; lá lốt 15g; đại hồi 5g; quế chi 7g; thiên niên kiện 7g; phụ tử 2g; ngải cứu 10g. Nấu nước để nước ấm ngâm chân giúp giảm đau khớp, ngủ ngon.

Bác sĩ Vũ lưu ý ngâm chân rất tốt cho sức khoẻ nhưng chống chỉ định với các trường hợp mắc các bệnh lý sau:

- Bệnh đái tháo đường;

- Suy tĩnh mạch mạn tính hoặc giãn tĩnh mạch;

- Người bị viêm nhiễm;

- Chấn thương ở chân;

- Người có huyết áp thấp hoặc thường xuyên chóng mặt;

- Phụ nữ mang thai trong các giai đoạn đặc biệt: Đặc biệt là trong 3 tháng đầu;

- Người đang sốt cao hoặc nhiễm trùng toàn thân.

Trong trường hợp không ngâm chân, mọi người có thể xoa lòng bàn chân để giữ ấm, giúp chăm sóc đôi bàn chân. Dưới đây, bác sĩ Vũ chia sẻ cách xoa bàn chân để giữ ấm:

- Xoa lòng bàn chân: Xoa mạnh, chà sát hai lòng bàn chân với nhau 10-20 lần, thở tự nhiên;

- Xoa lòng bàn chân với mu bàn chân: xoa lòng bàn chân lên mu bàn chân còn lại, chà sát từ trên xuống dưới và từ sau ra trước, xoa 10-20 lần, đổi chân, thở tự nhiên;

- Xoa mu bàn chân: đặt mu bàn chân trái lên mu bàn chân phải, chà sát 2 mu bàn chân với nhau 10-20 lần, đổi chân, thở tự nhiên.

Mỗi ngày mọi người nên thực hiện xoa bàn chân 2 lần, mỗi lần xoa 50-60 lượt. Mọi người nên xoa chân đều đặn hàng ngày để giữ cho bàn chân ấm, giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Theo Soha

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2025

Phi lê cá chẽm kho bia

 Món cá kho cơm nóng thật ngon miệng kèm một số loại dưa muối như dưa giá, dưa cải sậy thật tuyệt vời.


 Nguyên liệu

350g phi lê cá chẽm

1 lon bia 

1M tỏi băm

1M nước màu

1M nước tương

1/2M bột nêm

1m đường

1M tương ớt 

Hành lá cắt khúc, 3 trái ớt khô.

dầu ăn, tiêu,

Cách làm

Cá chẽm cắt miếng khoảng 3 ngón tay, khứa nhẹ, chiên vàng, để ráo.

Phi tỏi thơm, cho cá vào xóc đều. Cho gia vị vào đảo nhẹ.

Rưới lon bia vào, chờ sôi, hớt bọt. 

Khi nào nước còn sền sệt, tắt bếp. Cho ra dĩa, rắc tiêu, hành  lá lên rồi thưởng thức.

Bichnga biên soạn theo Pinterest

 

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2025

Hành tây tím ngâm rượu vang đỏ

 Hành tây ngâm rượu vang đỏ

  Ngâm theo tỷ lệ: 3 củ hành tây + 750 ml rượu vang đỏ. - Cách chế biến: Rửa sạch hành tây, bóc lớp vỏ khô, cắt dọc thành 8 phần, cho vào bình thủy tinh, rồi đổ rượu vào; cho cả lớp vỏ vàng của hành vào càng tốt. Đóng kín nắp bình rượu, để chỗ mát khoảng một tuần. Sau đó lấy hành tây ra, chắt rượu vào chai, cất vào tủ lạnh. 


- Cách dùng: Mỗi lần uống chừng 50 ml, người cao tuổi nên dùng khoảng 20 ml; mỗi ngày uống 1-2 lần. Ăn cả lát hành đã ngâm càng tốt. Người thích ngọt có thể pha thêm vào rượu chút mật ong.

- Công dụng: Theo tài liệu tham khảo, rượu vang đỏ ngâm hành tây có thể trị bệnh đau nhức đầu gối, giảm trí nhớ ở người già... Ở Nhật Bản, người ta dùng loại rượu ngâm này chữa bệnh cao huyết áp (huyết áp giảm sau đó ổn định), giảm lượng đường trong máu, cải thiện tật viễn thị ở người cao tuổi, chữa chứng tiểu đêm, khó ngủ, mắt mờ và mệt mỏi, chữa bệnh nước tiểu đục, trướng bụng do bí đại tiện... 

Nhiều người dùng loại rượu trên cho biết sau 3-5 ngày thấy kết quả ngay: da căng hồng, ngủ ngon, chân tay linh hoạt hơn...

 

Theo Báo Thanh Niên

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2025

Cách làm Kim Chi VN

 Kim chi ăn được cả năm, nên việc làm kim chi cũng ... cả năm. Do đó khi nào có cách làm mới mình lại mang về thử làm, thử ăn. Các bạn cùng thử nhé! 

Nhất là sau Tết, vẫn còn bán kiệu tươi, rất thuận lợi cho chúng ta thử đó các bạn! 

Nguyên liệu

Khoảng 3kg rau củ gồm: củ sen, cà rốt, cải sậy (cải muối chua), kiệu, đu đủ, ngó sen. 

2 lít giấm gạo

1,6 kg đường

120ml nước mắm

 1m muối

100g ớt sừng không cay và ớt hiểm (tùy ý)

40g tỏi 

100g gừng xắt sợi

1 thau nước đá lạnh.

Cách làm

 Tất cả, gọt vỏ, cắt khúc, bào mỏng tùy loại, rửa sạch, để ráo nước.

Nấu 2 lít nước sôi, cho chút muối vào, lần lượt trụng sơ qua củ sen, cải sậy, kiệu,... rồi cho qua thau nước đá lạnh. Vớt lên để ráo, hong cho ráo nước.


 Nấu giấm + đường sôi lên, cho muối, nước mắm, khuấy cho tan hết đường, hớt bọt, tắt bếp để nguội.

Xay tỏi + ớt cho nhuyễn, cho vào nồi giấm.

Trộn các loại rau củ lại với nhau. Cho rau củ vào hộp hay keo, rồi rót nước mắm giấm vào cho ngập qua rau củ. 

Để bên ngoài 2 ngày rồi hãy cho vào ngăn mát ăn dần.

Món này ăn với những loại thịt kho, ram hay đồ nguội thì không còn gì để nói nữa heng các bạn.

 

Bichnga soạn theo Sức khỏe Tâm Sinh

* Các bạn có thể thay bằng các loại rau củ mình thích như : cải thảo, su hào, bông cải ...


Thứ Ba, 18 tháng 2, 2025

Loại rau bổ hơn thịt, tốt hơn thuốc, cắm vào đất là mọc thành bụi, đừng vội nhổ bỏ

 Loại rau bổ hơn thịt, tốt hơn thuốc, cắm vào đất là mọc thành bụi, đừng vội nhổ bỏ

Không những là nguyên liệu dễ ăn, thơm ngon mà loại rau này còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Trông giống cây hành nhưng rau hẹ lại có mùi thơm nổi bật. Đây là cây gia vị dùng để nấu canh, xào thịt, đặc biệt hay xuất hiện trong món mì hoành thánh. Tuy nhiên, có nhiều người không thích mùi và vị của rau hẹ.

Đây là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh. Bạn có thể xin một vài cây rau hẹ từ nhà hàng xóm sau đó nhân giống trong chậu khác. Loài cây này phát triển rất nhanh.

Theo đông ý, rau hẹ có tên như khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái. Cây có tên khoa học là Allium ramosum L. thuộc họ hành. Hẹ được cho là có khả năng điều trị đau nhức lưng, cảm mạo, táo bón, nhiễm trùng ngoài da, nhiễm giun.

Bộ phận dùng lá lá hẹ, hạt hẹ, rễ hẹ. Dùng trong ẩm thực thì lá hẹ và đọt hoa hẹ cực ngon. Lá hẹ chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, giúp cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc.

Các công dụng nổi bật của cây hẹ

Chống vi trùng đường ruột: Không chỉ là rau gia vị, hẹ còn giúp chữa ho, viêm họng. Bạn có thể giã lá hẹ sau đó dùng nước súc họng, hoặc hấp hẹ cùng mật ong. Hẹ có nhiều hợp chất quý như sunfua, saponin và chất đắng... Đặc biệt, chất odorin trong cây hẹ được xem như một kháng sinh đặc trị các loại vi trùng staphyllococcus aureus và Bacillus coli. Bạn có thể dùng nước lá hẹ tươi để kháng khuẩn đường ruột, viêm họng, trị mụn nhọt ngoài da.

Giảm huyết áp và cholesterol: Giống như tỏi, hẹ chứa nhiều kháng sinh tự nhiên allicin, có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol (mỡ xấu) trong cơ thể. Nó cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, loại bỏ vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.

Kích thích tiêu hóa: Hẹ dùng trong Đông y giúp kích thích tiêu hóa, trị táo bón tiêu chảy giúp thông tiện. Hẹ có lợi cho hệ tiêu hóa, tốt cho gan và dạ dày giúp bạn chống táo bón, đau dạ dày. Những thành phần như protein, chất béo, canxi, sắt, carotene, vitamin C cùng chất xơ trong lá hẹ có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng nhu động ruột; từ đó tạo cảm giác ngon miệng, kích thích thèm ăn, rất thích hợp cho người bệnh táo bón.

Hỗ trợ phòng chống ung thư: Hẹ có chứa lưu huỳnh, carotene, vitamin A đây là những thành phần dinh dưỡng có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và hạn chế sự lây lan của các tế bào này khắp cơ thể. Vì vậy, bổ sung các món ăn chế biến từ lá hẹ là một việc rất nên làm.

Hẹ tăng cường sức khỏe sinh lý: Loài cây này sẽ giúp cho nam giới bổ thận tráng dương. Chính vì vậy, hạt hẹ thường ngâm rượu cùn ba kích, hồng sâm, lộc nhung. Ngoài ra, canh lá hẹ, nước lá hẹ tươi cũng giúp ddwox điều trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Bên cạnh đó, phụ nữ ăn hẹ nhiều cũng giúp giảm đau lưng, trị tiểu tiện nhiều, khí hư, lãnh cảm.

Ăn hẹ sao cho công hiệu?

Cây hẹ là loại rau bổ hơn thịt, tốt hơn thuốc, cắm vào đất là mọc thành bụi, đừng vội nhổ bỏ  Lá hẹ có vị cay tính ấm nên mỗi lần ăn bạn nên ăn một lượng vừa phải không nên ăn quá nhiều. Hẹ được dùng nên làm gia vị tương tự hành tỏi hoặc dùng để xào, nấu canh. Hẹ nhiều chất xơ thô, không dễ tiêu hóa và hấp thu, ăn quá nhiều một lúc sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, tốt nhất chỉ nên dùng 100-200 gram mỗi bữa. Người bị bệnh tiêu hóa không nên ăn lá hẹ. Tránh ăn hẹ và uống sữa cùng lúc. Canh lá hẹ không nên để qua đêm và dùng lại.Khi chế biến lá hẹ, cần lưu ý cắt nhỏ và xào lửa to, thao tác thật nhanh. Xào quá lâu sẽ khiến hẹ bị nát, không ngon, đồng thời khiến sulfide trong hẹ bị biến chất.Ngoài ra, những người đang mắc bệnh liên quan tới mắt, nóng trong, dạ dày yếu, bị mụn nhọt không nên ăn lá hẹ.
Theo Phunutoday
 

 
 

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2025

Cách nấu xôi gà chuẩn vị Hà Nội

 Cách nấu xôi gà chuẩn vị Hà Nội

Xôi gà là món ăn yêu thích của nhiều người. Tùy từng vùng, miền mà món ăn này có những hương vị khác nhau. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách nấu xôi gà chuẩn vị Hà Nội.

Nguyên liệu để nấu xôi gà

1/2 con gà ta 
500g gạo nếp 
3M nước cốt dừa
2 nhánh
hành lá

2 củ hành tím
Mỡ gà hoặc dầu ăn
2M giấm
Muối, bột nêm 

Một ít đồ chua 

Cách làm

Gạo nếp đem ngâm từ 5 - 7 tiếng để khi hấp xôi được mềm, dẻo hơn. Sau đó, vo sạch gạo và để ráo nước. Nếu không có thời gian ngâm, thì nấu nước nóng ngâm gạo 30 phút.

Thịt gà mang rửa qua, dùng giấm và chút muối xát lên để khử mùi hôi rồi rửa sạch, để ráo nước. Ứớp gà 1m hạt nêm để 5-10 phút cho thịt được đậm vị hơn.

Hành khô bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Hành lá rửa sạch và thái nhỏ.

Xóc nếp với một chút muối và một ít nước cốt dừa. Cho gạo vào nồi hấp, tạo vài lỗ trống cho hơi nước bốc lên đều, rồi xếp gà lên trên, hấp trong khoảng 45 phút, gà chín thì lấy thì lấy gà ra. 

Sau đó rưới thêm nước cốt dừa vào và đảo đều. Hấp xôi thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.

Bắc chảo lên bếp, dùng mỡ gà hoặc dầu ăn để phi thơm hành khô. Phi đến khi hành vàng nhạt thì cho ra đĩa có lót giấy thấm dầu, để một lát hành sẽ có màu sậm hơn vừa đẹp..

Đổ ít dầu đang nóng vào chén hành lá cho màu xanh của hành vẫn còn.

Xới tơi nồi xôi, chặt thịt gà thành từng miếng vừa ăn, xếp lên trên dĩa xôi.

Rưới nước mỡ hành lên trên là bạn đã có món xôi gà chặt ngon tuyệt.

Xôi gà là món ăn rất ngon và chứa nhiều dinh dưỡng được nhiều người yêu thích.

Như vậy, chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể tạo nên một món xôi gà dẻo, mềm ngon, đậm đà, chiêu đãi cả gia đình.

Theo VNnet

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2025

Loại rau mọc hoang tốt cho tim mạch, ngừa ung thư

 Tầm bóp là một loại rau mọc dại, dễ trồng, có thể trở thành món ăn ngon và dự phòng nhiều bệnh tật trong đó có ung thư, tim mạch, đái tháo đường.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tầm bóp là cây rau dại ở nước ta, hay mọc ở các mảnh đất hoang. Một vài địa phương gọi tầm bóp là cây lu lu cái, lồng đèn, thù lù cạnh, bôm bốp. Đây là loài thực vật có hoa thuộc họ cà, được nhà sinh vật học Carl Linnaeus miêu tả đầu tiên vào năm 1753. 

Cây tầm bóp thân thảo mọc hoang quanh năm, cao 50-90cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục. Toàn cây có thể dùng làm thuốc, tên dược là Herba physalis Angulatae.

Tầm bóp có nhiều dược tính nhưng ít được dùng ở nước ta trong các bài thuốc. Ngày trước, loài cây này được xem là rau dại cứu đói, người dân nhặt về ăn. Vài năm trở lại đây, tầm bóp trở thành đặc sản được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Người ta dùng cây tươi hay phơi khô dùng dần làm dược liệu.


 

Theo y học hiện đại, trong 100g rau tầm bóp có 49kcal; protein 1,5g; carbohydrate11g; đường 3,9g, chất béo 0,5g; chất xơ 0,5g; nước 81%. Loại rau này còn chứa vitamin C 28 mg; lưu huỳnh 6mg; kẽm 0,1mg; sắt 1,3mg; natri 0,0005g; magiê 12mg; canxi 12 mg; phốt pho 39mg; clo 2mg. 

Theo quan niệm của Đông y, toàn cây có vị đắng, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm. Thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc. 

Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thủng và đắp ngoài chữa đinh sang. Rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa chữa được chứng đái tháo đường. Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu. Lá rau được dùng trị các rối loạn của dạ dày.

Quả tầm bóp còn phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu như viêm thận, sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gout. Quả để khô có thể làm mứt. Ở châu Phi, người dân ăn lá cây đã được nấu chín hoặc dùng băng bó các vết thương bị nhiễm trùng. Chúng ta có thể dùng bộ phận lá cây để ăn lẩu, nấu canh ngao, cua, tôm hoặc luộc xào.

Lương y Sáng cho biết thường xuyên ăn rau này có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch do cây tầm bóp cung cấp một lượng lớn vitamin C giúp hạn chế các gốc tự do gây hại các mạch máu. Lượng vitamin C và vitamin A còn mang lại khả năng kiểm soát cholesterol máu, tránh được các bệnh lý do tăng cholesterol máu như bệnh đột quỵ não.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao nên loại rau này còn hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, tốt cho người bệnh đang trong quá trình điều trị ung thư phổi, dạ dày, gan, đại tràng, vòm hầu họng…

Người bệnh đái tháo đường ăn rau tầm bóp thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, thành phần vitamin trong rau tăng tác dụng hormone insulin trong máu.

Lưu ý, lương y Sáng khuyến cáo thêm loại cây này lành tính nhưng bạn không nên ăn quá nhiều, không tự ý kết hợp với các thảo dược khác. Người từng dị ứng với rau tầm bóp không nên ăn.

 

Theo VNnet

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2025

Nước sâm cho ngày nóng sắp tới

 Qua những buổi tiệc tùng ngày Tết, ly nước sâm mát vừa giải nhiệt cơ thể vừa giúp cơ thể bắt đầu "hòa" với cái nắng nóng "vào hạ" sắp đến dễ chịu.

Nguyên liệu

1kg bí xanh, trái càng già càng tốt.

50g táo đỏ

2 cây lá dứa

3 trái la hán quả hay 70g đường phèn

Cách làm

Bí chẻ 4, bỏ ruột, không bỏ vỏ cắt khúc 4cm

Táo đỏ rửa sạch để ráo.

Là dứa cột lại .

Bóp vỡ vỏ la hán quả. Nếu không thích thì cho đường phèn, sau khi vớt bã ra.


 

Cho tất cả vào một cái soong, thêm 4 lít nước nấu sôi. Khi nước sôi, bớt lửa nầu riu riu 30 phút cho ra chất ngọt.

Để nguội, cho vào chai để ngăn mát uống dần. Có thêm thêm vài viên đá để tăng độ mát nếu cần.

 

Thế là các bạn đã có một thức uống bổ dượng, mát lạnh rồi nhé!

 

Bichnga biên soạn theo Pinterest


 

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2025

Mừng nắng Xuân Về

 Mùa đông qua, Xuân lại đến, xin chúc các Bạn và Gia Quyến một năm An Khang và Thịnh Vượng.

Mời các bạn cùng "Mừng nắng Xuân về" nhé!



Thứ Ba, 4 tháng 2, 2025

3 loại rau tốt cho tim mạch, 'quét' mỡ

Rau bổ sung chất xơ và nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào tốt cho mạch máu, bảo vệ hệ tim mạch của bạn.

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay nhưng hoàn toàn có thể dự phòng. Bệnh này liên quan mật thiết với chế độ ăn uống hằng ngày. Nếu bạn có chế độ ăn khoa học sẽ giảm nguy cơ từ rất sớm. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc bổ sung thêm trái cây, rau xanh cũng là “chìa khóa” chăm sóc tim mạch của mình.

Lương y Đỗ Minh Tuấn - Hội Đông Y Hà Nội chia sẻ về những loại rau củ quả được chứng minh tốt cho tim mạch:


Thứ nhất: Hành tây

Loại thực phẩm trên không chỉ chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất khác mà còn giàu axit amin. Thành phần này có thể tăng cường hoạt động tiêu sợi huyết trong cơ thể con người và có tác dụng làm tan cục máu đông, hạ lipid máu, làm sạch mạch máu. 

Ngoài ra, prostaglandin A có trong hành tây có thể làm giãn mạch máu. Từ đó, món ăn này hỗ trợ hạ huyết áp, nhanh chóng bài tiết một số chất thải trong mạch máu. Vì vậy, hành tây được ví như “vua dọn rác” trong lòng mạch.

Hành tây còn chứa chất chống oxy hóa, các hợp chất chống viêm, giảm mỡ máu, chống lại virus gây bệnh.

Thứ hai: Măng tây

Măng tây chứa nhiều loại vitamin khác nhau có thể tăng cường tính đàn hồi của mạch máu và chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit folic, selen, có tác dụng duy trì nhất định đối với sức khỏe mạch máu. Hơn nữa, măng tây là loại thực phẩm giàu chất xơ, sẽ bài tiết một số chất thải trong ruột, đẩy các mảng cholesterol trong máu.

Ăn măng tây cũng thúc đẩy việc thải chất béo trung tính nhanh chóng và một số chất chuyển hóa trong mạch máu, nhờ đó tăng lưu thông máu trong cơ thể.

Măng tây chứa nhiều kali giúp điều hòa huyết áp, thành phần folate trong loại thực phẩm này giúp tim khỏe mạnh.

Thứ ba: Rau diếp cá

Đây là loại rau gia vị rất tốt cho sức khỏe. Rau diếp cá được coi là thực phẩm “quét” cục máu đông tốt. Những người có cục máu đông hoặc lipid máu cao nên ăn nhiều hơn.

Thành phần của rau diếp cá giàu vitamin, chất xơ, nhiều khoáng chất như canxi, phốt pho và magie. Không chỉ thúc đẩy quá trình chuyển hóa các thành phần lipid trong cơ thể, ăn rau diếp cá còn ngăn ngừa sự tích tụ quá mức của một số cholesterol trong mạch máu. Ngoài ra, mannitol trong rau diếp cá có tác dụng lợi tiểu và lưu thông máu, và đóng một vai trò trong việc loại bỏ cục máu đông cũng như hạ lipid máu.

Ngoài ưu tiên các thực phẩm trên, bạn nên xây dựng lối sống ăn uống khoa học như bổ sung nhiều rau, hạn chế thực phẩm chiên rán, lên men, đồ uống có cồn, không hút thuốc lá. Ngoài ra, hằng ngày mỗi người nên vận động ít nhất 30 phút để đảm bảo trái tim hoạt động tốt, lưu thông khí huyết. Bạn nên khám sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện sớm các nguy cơ bệnh tim mạch.